Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản: 120.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 27-05-2024

155 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 2

1. Tên chủ cơ sở: 2

2. Chủ của cơ sở: 2

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 4

3.1. Công suất hoạt động của dự án: 4

3.2. Quy trình sản xuất của dự án. 4

3.3. Sản phẩm của cơ sở: 7

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở. 8

4.2. Điện năng, nguồn cung cấp điện năng của cơ sở. 9

4.3. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước của cơ sở. 10

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở. 10

5.1. Quy mô, hạng mục công trình của cơ sở. 10

5.2. Danh mục máy móc thiết bị 12

5.3. Tổng vốn đầu tư của cơ sở. 12

5.4. Tổ chức quản lý của Công ty. 13

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 14

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 14

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 14

Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 16

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 16

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 16

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 17

1.3. Xử lý nước thải: 19

1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải: 19

1.3.2. Quy trình công nghệ xử lý: 20

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 24

2.1. Nguồn phát sinh. 24

2.2. Công nghệ xử lý khí thải lò hơi 24

2.3. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 28

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 33

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 33

3.2 Chất thải công nghiệp thông thường. 34

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 35

4.1. Nguồn phát sinh CTNH.. 35

4.2. Biện pháp lưu giữ, xử lý CTNH.. 36

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 37

5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung. 37

5.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 38

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 39

6.1. Hệ thống xử lý nước thải: 39

6.2. Hệ thống xử lý khí thải: 39

6.3. Khu lưu giữ chất thải: 40

6.4. Phòng chống sự cố cháy, nổ: 40

6.5. Biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động: 41

6.6. Sự cố ngộ độc, sự cố bệnh dịch. 42

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. 42

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 44

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 44

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 45

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 45

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 46

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 46

6.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải 46

6.1. Đối với chất thải sinh hoạt 46

6.2  Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường. 47

6.3  Đối với chất thải nguy hại 47

7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường: 48

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 49

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 49

2.    Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải. 49

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 51

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 51

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 51

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 51

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 52

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 52

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 52

2.3.  Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án. 52

2.4  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.. 52

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 54

1.  Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường. 54

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan. 54

2.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng. 54

2.2. Các cam kết khác. 54

giấy phép môi trường dự án, giấy phép môi trường nhà máy, giấy phép môi trường cơ sở, giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH ...........

- Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Người đại diện: Ông ......     Chức vụ:  Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ........ do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp, đăng ký lần đầu ngày 10/3/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 30/09/2022.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ........ do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 14/12/2011, cấp chứng nhận thay đổi lần 3 cho Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc”.

2. Chủ của cơ sở: “Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc

- Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích 32.345m2 nằm trên địa bàn Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

*) Vị trí giáp ranh của cơ sở :

- Phía Bắc     : Giáp Công ty Cổ phần Huyndai Aluminum Vina

- Phía Nam    : Giáp đường D1

- Phía Đông   : Giáp Công ty TNHH MTV  nhựa Bình Minh Miền Bắc

- Phía Tây   : Giáp mương nước và đường 206;

Khu đất có vị trí thuận lợi, một phía tiếp giáp với đường giao thông nội bộ của KCN, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá

*) Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Quyết định số 148/QĐ – BQL ngày 01/4/2015 của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc – giai đoạn II.

*) Quy mô của dự án đầu tư:

- Loại hình dự án:

+  Dự án có tổng vốn đầu tư 250.000.000.000 VNĐ (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án đầu tư nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng).

Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 8215416684 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 14/12/2011, cấp chứng nhận thay đổi lần 3 cho Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn  gia súc” thì cơ sở thực hiện mục tiêu sản suất và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; cho thuê nhà xưởng, nhà kho.

Như vậy, cơ sở thuộc danh mục dự án đầu tư ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường tại mục 2 phụ lục V, nghị định 08/2022/NĐ-CP do đó cơ sở có tiêu chí môi trường thuộc dự án nhóm II.

Dự án đã có quyết định phê duyệt số: 33/QĐ – TNMT ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Thái Dương”quyết định số 148/QĐ – BQL ngày 01/4/2015 của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc – giai đoạn II. Do đó Cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

Hình 1.2. Sơ đồ quy tình sản xuất và chế biến thức ăn gia súc

Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu đầu vào được nhập vào  nhà máy và bảo quản trong kho chứa nguyên liệu sau đó được hệ thống gầu tải chuyển nguyên liệu lên các Silo và kho xá. Tại các Silo và kho xá  này có bộ phận kiểm tra được vi tính hóa các tính chất lý hóa của nguyên liệu như độ ẩm, khối lượng… giấy phép môi trường dự án, giấy phép môi trường nhà máy, giấy phép môi trường cơ sở, giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

Hệ thống nghiền: Nguyên liệu từ các Silo và kho xá được chuyển sang máy nghiền nguyên liệu. Tại đây nguyên liệu có kích thước và khối lượng lớn được máy nghiền nghiền ra thành dạng bột để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.

Hệ thống phối trộn và kiểm soát thành phần sản phẩm: Sau khi nguyên liệu được nghiền nhỏ xong được chuyển sang bộ phận phối trộn (bộ phận phối trộn được kiểm soát chặt chẽ và được vi tính hóa hoàn toàn). Tại bộ phận phối trộn các nguyên liệu được phối trộn với nhau theo công thức nhất định (được lập trình sẵn trong máy vi tính) để tạo ra các loại sản phẩm khác nhau (cám bột thành phẩm).

  • Sản xuất thức ăn dạng viên: Sau khi phối trộn xong, cám thành phẩm được chuyển sang bộ phận trộn ẩm.

Tại bộ phận ép trộn ẩm: Cám thành phẩm sẽ được hơi nước nóng (hơi nước nóng được cấp nhờ hệ thống lò hơi) làm chín, tiệt trùng và tăng độ kết dính cho nguyên liệu. Sau khi qua bộ phận trộn ẩm, cám được chuyển tiếp sang bộ phận ép viên.

Tại bộ phận ép viên:  Cám sau khi đẩy xuống máy ép viên sẽ được chuyển vào các khuôn sản phẩm và được ép chặt lại để tạo ra các viên cám theo đúng kích thước thành phẩm. Sau khi ép viên xong, các viên cám được đưa xuống hệ thống làm nguội và cám sẽ được làm nguội trong các buồng làm nguội theo tiêu chuẩn.

Cám thành phẩm dạng viên sau khi tạo thành và được làm ngội  được chuyển tiếp  sang công đoạn kiểm tra và đóng gói bao bì.

  • Sản xuất thức ăn dạng mảnh: Cám thành phẩm sau khi được ép viên xong qua buồng làm nguội và  được chuyển sang công đoạn đập mảnh, tại công đoạn này cám viên được đập mảnh theo kích cỡ sản phẩm để tạo thành cám thành phẩm dạng mảnh. Cám thành phẩm dạng mảnh sau khi tạo thành được chuyển sang công đoạn kiểm tra thành phẩm trước khi chuyển sang công đoạn đóng gói bao bì.
  • Sản xuất thức ăn cám  dạng  bột: Cám thành phẩm sau khi được phối trộn xong được chuyển sang công đoạn kiểm tra và đóng gói bao bì.

        Kiểm tra: Tại công đoạn này, cám thành phẩm được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng trước khi đem đi đóng gói. Những sản phẩm không đạt chất lượng được tái sử dụng (chuyển trở lại hệ thống Silo nạp nguyên liệu), còn những sản phẩm đạt chất lượng được đóng gói vào bao bì theo mẫu mã sản phẩm rồi được vận chuyển về kho bảo quản chờ ngày xuất hàng.

3.2.2 Sản xuất và chế biến thức ăn thủy sản

3.1. Công suất hoạt động của dự án:

Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc của Công ty TNHH Thái Dương hoạt động với mục tiêu và quy mô cụ thể như sau:

- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản: 120.000 tấn sản phẩm/năm.

- Cho thuê nhà xưởng, nhà kho: 10.000 m2

3.2. Quy trình sản xuất của dự án

3.2.1 Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm

Quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm của nhà máy được thể hiện dưới sơ đồ sau :

Hình 1.5. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cho thủy sản của nhà máy

Thuyết minh quy trình

- Nguyên liệu sản xuất: (Bột đậu nành, bột mì, cám gạo, chất hấp dẫn, dầu cá, vitamin, khoáng chất) sau khi được thu mua từ các vùng trong địa phương và được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ được sàng để loại bỏ các tạp chất, các chất không cần thiết, các dị vật lẫn trong nguyên liệu. Sau khi loại bỏ các tạp chất, nguyên liệu được trữ trong các silo chứa để chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo.

- Nghiền: Nguyên liệu được đưa vào máy nghiền, nghiền nhỏ theo yêu cầu cỡ hạt để tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau trong quá trình trộn, ép viên và tăng khả năng tiêu hóa. Sử dụng sàng nghiền 2,0mm.

- Sàng mịn: Sản phẩm sau khi nghiền sẽ được đem đi sàng mịn để phân loại, những nguyên liệu nào không đạt yêu cầu thì sẽ đem đi nghiền lại.

- Trộn (khô/ướt): Công đoạn này sẽ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức theo một tỷ lệ thích hợp tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Phối trộn các thành phần nguyên liệu khô trước sau đó mới tiếp tục trộn đến các nguyên liệu dạng ướt. Thức ăn hỗn hợp được trộn đều giúp bổ sung dưỡng chất, mùi vị cho nhau giữa các thành phần nguyên liệu. Đồng thời, trộn thức ăn còn làm tăng cường phản ứng hóa học hay sinh học khi chế biến thức ăn.

- Ép viên: Là hình thức nén các thành phần hay hỗn hợp nguyên liệu đã trộn để tạo ra hình dạng viên thức ăn bền vững đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản. Việc nén ép các nguyên liệu làm cho thức ăn đạt chất lượng tốt nhất. Các vật liệu sau khi trộn được đưa qua bàn ép có chứa các lỗ và bị trục cán ép thành viên. Sử dụng hơi nước, nhiệt và áp lực để tạo lực kết dính các nguyên liệu nhằm sản xuất các viên đồng đều kích thước. Trong nuôi trồng thủy sản, tùy theo tập tính dinh dưỡng của vật nuôi mà có 2 dạng là dạng viên chìm cho tôm, động vật ăn đáy (công nghệ ép viên nén) và dạng viên nổi cho thức ăn cá (công nghệ ép đùn).

+ Ép viên nén: Trong ép viên nén hỗn hợp trộn được làm nóng đến nhiệt độ khoảng 85oC, độ ẩm 16% trong thời gian 5 - 20 giây, sau đó hỗn hợp được nén qua bàn lỗ bằng kim loại. Nhiệt độ và thời gian của từng công đoạn thay đổi tùy theo thiết bị và thành phần nguyên liệu. Thiết bị ép này thường được sử dụng để ép viên thức ăn dạng chìm cho tôm. Các yếu tố ảnh hưởng đến viên ép nén là công thức thức ăn; thành phần muối khoáng; độ mịn của hạt nguyên liệu; độ hồ hóa nguyên liệu trước khi ép viên; khuôn ép; tốc độ quay của rotor; tốc độ thức ăn đi qua máy; áp lực của không khí. Chất lượng của viên thức ăn ép nén lệ thuộc vào 40% công thức thức ăn (nhất là hàm lượng chất béo); 20% độ mịn của nguyên liệu; 20% hồ hóa nguyên liệu; 15% khuôn ép và 5% làm nguội và sấy khô (độ ẩm cao làm viên thức ăn bị mềm, độ ẩm không thích hợp làm viên thức ăn dễ bị vụn).

+ Ép đùn: Là công nghệ ép viên ở áp lực và nhiệt độ cao để tạo viên. Áp lực nén cao tạo ra áp lực lớn trên viên thức ăn và khi ra khuốn ép, viên thức ăn sẽ nở. Nhiệt độ cao 120 - 125oC giúp hồ hóa hoàn toàn tinh bột. Khi làm nguội chúng chỉ chiếm trọng lượng khoảng 0,25 - 0,3 g/cm3 vì thế viên thức ăn có thể nổi được. Quá trình ép viên sẽ làm giảm 50% lượng nước trong nguyên liệu; giúp nấu chín thức ăn làm tăng độ tiêu hóa protein và năng lượng.

- Sấy khô: Sau công đoạn ép, do độ ẩm của thành phần khá cao nên được sấy khô để giảm độ ẩm. Sản phẩm sau khi sấy sẽ đạt độ ẩm nhất định (5 – 7%).

- Làm nguội: Sau công đoạn sấy, thức ăn được chuyển qua công đoạn làm nguội để thuận tiện cho công đoạn tiếp theo. Công đoạn này sẽ kết hợp với sàng phân loại, những bán thành phẩm không đạt kích thước yêu cầu sẽ quay lại công đoạn nghiền.

- Phân loại: Sau công đoạn làm nguội, thức ăn sẽ được mang đi phân loại để phù hợp cho từng đối tượng.

- Đóng gói: sau khi phân loại để phù hợp với yêu cầu của sản phẩm đầu ra, thức ăn sẽ được đóng gói, in bao bì để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.

- Bảo quản/ phân phối: Thức ăn sau khi sản xuất được bảo quản tại kho chứa thành phẩm của cơ sở sản xuất và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định để đảm bảo chất lượng thức ăn sau đó, tiến hành phân phối thức ăn đến các cơ sở nuôi… giấy phép môi trường dự án, giấy phép môi trường nhà máy, giấy phép môi trường cơ sở, giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

3.2.3 Với mục tiêu cho thuê nhà xưởng

Đối với mục tiêu cho thuê xưởng, Công ty chỉ tiến hành cho thuê nhà xưởng đối với các loại hình sản xuất tương tự dự án và làm kho lưu giữ hàng hóa. Cam kết không lưu giữ hóa chất, hàng hóa có nguy cơ cháy nổ cao, ô nhiễm, độc hại. Công ty ưu tiên cho thuê để làm kho lưu giữ các loại hàng hóa như: Nước đóng chai, bao bì nilon,.... Do đó nhu cầu công nhân đối với các loại hình này là không lớn.

Dự án sử dụng 10.000 m2 nhà xưởng cho các đơn vị có nhu cầu thuê. Hiện tại, Công ty đang tiến hành cho thuê 2.184 m2 nhà xưởng . Đơn vị thuê nhà xưởng là Công ty TNHH Biocoin và Công ty TNHH  thương mại và đầu tư Vĩnh An với mục tiêu làm kho để máy móc, thiết bị, hàng nguyên vật liệu.

Trách nhiệm của Chủ dự án: thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình hoạt động của các đơn vị thuê nhà xưởng theo đúng quy định của pháp luật, và xử lý đạt quy chuẩn trước khi đấu nới vào hệ thống thu gom và thoát nước thải của KCN Phố Nối A.

Trách nhiệm của đơn vị thuê nhà xưởng: trả phí thu gom, đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải của Dự án. Thực hiện các thủ tục hành chính về giấy phép môi trường theo quy định.

Ngoài ra, các đơn vị thuê nhà xưởng sẽ có trách nhiệm tự thu gom và xử lý toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất của mình và thuê đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Dự án sản xuất thức ăn chăn cho gia súc, gia cầm gồm 3 dạng:

4. Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở

Ngoài các loại nguyên liệu chính nêu trên thì dự án còn sử dụng nhiên liệu là củi để cấp nhiệt cho quá trình hoạt động của lò hơi với lượng sử dụng vào khoảng 100 tấn/tháng.

4.2. Điện năng, nguồn cung cấp điện năng của cơ sở

Mục đích sử dụng điện: Điện được sử dụng cho tất cả các hoạt động của dự án: hoạt động của máy móc, thắp sáng, các thiết bị văn phòng,… Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của dự án, công ty sẽ làm hợp đồng trực tiếp với điện lực huyện Văn Lâm và cung cấp điện cho dự án qua hệ thống điện lưới quốc gia.

Nhu cầu sử dụng điện: khoảng 2.500.000 KWh/tháng.

Đảm bảo nguồn điện ổn định, nhà máy lắp đặt 01 trạm biến áp 400KVA và 01 trạm biến áp 1600 KVA.

Đảm bảo trong sản xuất, nhà máy lắp đặt 1 máy phát điện dự phòng có công suất 100KVA để phòng trường hợp mất điện lưới.

>>> XEM THÊM: Thủ tục xin giấy phép môi trường làm trang trại heo công nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com