Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy Điện mặt trời

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) cơ sở Nhà máy Điện mặt trời với quy mô công suất: 50MW. Công nghệ điện mặt trời pin quang điện (PV) là công nghệ sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời để tạo ra điện năng dựa trên hiệu ứng quang điện. Nhà máy điện mặt trời pin quang điện (PV) có công nghệ sử dụng đơn giản, điều kiện lắp đặt dễ dàng và phù hợp với nhiều nơi khác nhau nên được quan tâm phát triển rộng rãi.

Ngày đăng: 04-10-2024

78 lượt xem

MỤC LỤC

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ................................................ 1

1.1.  Tên chủ cơ sở.................................................................................... 1

1.2.  Tên cơ sở............................................................................................... 1

1.3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.................................................... 1

1.3.1.   Công suất hoạt động của cơ sở................................................................................ 1

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................................. 2

1.3.3.   Sản phẩm của cơ sở.................................................................................................. 3

1.4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở..... 4

1.4.1.   Nguyên nhiên vật liệu, hóa chất.............................................................................. 4

1.4.2.   Nhu cầu sử dụng điện............................................................................................... 4

1.4.3.   Nhu cầu sử dụng nước:............................................................................................ 5

1.4.4.   Nhu cầu xả thải:........................................................................................................ 5

1.5.  Các thông tin khác liên quan đến nhà máy.................................................................... 6

1.5.1.   Vị trí địa lý của nhà máy.......................................................................................... 6

1.5.2.   Các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực của nhà máy................................... 7

1.5.3.   Hiện trạng cở sở........................................................................................................ 8

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 14

2.1.  Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có): 14

2.2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)................ 14

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 15

3.1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có)............ 15

3.1.1.   Thu gom và thoát nước mưa:.................................................................................. 15

3.1.2.   Công trình thu gom, thoát nước thải..................................................................... 17

3.1.3.   Xử lý nước thải:........................................................................................................ 18

3.2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:.................................................................... 23

3.3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............................... 24

3.3.1.   Công trình, thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt.............................................. 24

3.3.2.   Công trình, thiết bị lưu giữ chất thải rắn sản xuất thông thường........................ 25

3.4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.............................................. 25

3.5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):.................................. 26

3.6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:................................................... 28

CHƯƠNG IV.......................................................................................................................... 34

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................... 34

4.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:............................................................. 34

4.1.1.   Nguồn phát sinh nước thải:.................................................................................... 34

4.1.2.   Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải:                34

4.1.3.   Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải............................. 35

4.2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:............................................................... 35

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............................. 36

5.1.    Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................................ 36

5.1.1.   Kết quả quan trắc định kỳ năm 2022................................................................... 36

5.1.2.   Kết quả quan trắc định kỳ năm 2023................................................................... 40

5.2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải........................................ 43

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............. 44

6.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................................ 44

6.1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.............................................................. 44

6.1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải................................................................................. 44

6.1.3.   Tổ chức đủ điều kiện quan trắc............................................................................. 44

6.2.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ và tự động............................................... 44

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ... 46

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................................................ 47

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1.Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH .............. Bình Định

- Địa chỉ văn phòng: ..... Đặng Văn Ngữ, Phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: + Ông:....., chức vụ: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: ......

- Công ty TNHH .... Bình Định đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số ..... cấp lần đầu ngày 30/5/2017 và thay đổi lần thứ 5 ngày 05/5/2023.

- Công ty TNHH..... Bình Định đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp mã số doanh nghiệp ..... đăng ký lần đầu 13/7/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 14/4/2023.

1.2.Tên cơ sở

​Tên cơ sở: Nhà máy Điện mặt trời

Địa điểm cơ sở: .....Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Quy mô của cơ sở đầu tư: Vốn đầu tư của Cơ sở là 1.088.600.000.000 đồng (Một nghìn không trăm tám mươi tám tỷ sáu trăm triệu, tương đương 47.330.435 USD (Bốn mươi bảy triệu, ba trăm ba mươi nghìn, bốn trăm ba mươi lăm đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái 23.000 VND/USD) theo tiêu chí phân loại của luật đầu tư công thì cơ sở thuộc Khoản 1 Điều 9, do đó cơ sở thuộc Nhóm B.

Cơ sở thuộc mục 2 của Phụ lục IV nên thuộc nhóm II theo nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và thực hiện theo Phụ lục XII theo nghị định.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1.Công suất hoạt động của cơ sở:

Xây dựng nhà máy phát điện từ năng lượng mặt trời với quy mô công suất: 50MW.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Công nghệ điện mặt trời pin quang điện (PV) là công nghệ sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời để tạo ra điện năng dựa trên hiệu ứng quang điện.

Nhà máy điện mặt trời pin quang điện (PV) có công nghệ sử dụng đơn giản, điều kiện lắp đặt dễ dàng và phù hợp với nhiều nơi khác nhau nên được quan tâm phát triển rộng rãi.

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất điện kèm dòng thải

Hình 1.2. Sơ đồ tổng quan về nhà máy điện mặt trời quang điện nối lưới

Nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ tấm pin quang điện, sử dụng inverter trung tâm để chuyển dòng điện DC thành AC, thông qua các MBA nâng áp 0,6/22kV và 22/110kV để đấu nối lên hệ thống điện.

Thuyết minh về công nghệ điện mặt trời pin quang điện (PV) nối lưới trực  tiếp: 

Nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ tấm pin quang điện để hấp thụ bức xạ mặt trời và chuyển đổi trực tiếp thành điện năng DC (dòng điện một chiều) thông qua hiệu ứng quang điện với một quy trình chuyển đổi hoàn toàn sạch. Mỗi tấm pin quang điện gồm nhiều tế bào quang điện (PV cell) kết nối với nhau, các tấm quang điện sẽ được mắc nối tiếp thành chuỗi (string) và song song thành mảng (array) để đạt được công suất điện đầu ra DC yêu cầu.

Dòng điện DC sẽ được bộ nghịch lưu (Inverter) chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều AC phù hợp (có cùng tần số với tần số lưới điện nhờ vào các bộ biến tần) để kết nối với lưới điện quốc gia 110kV.

Trước khi hòa vào trạm 110kV Nhơn Hội hiện có, điện áp đầu ra từ inverter sẽ trải qua 2 lần nâng điện áp như sau:

Máy biến áp nâng áp: nhằm mục đích nâng điện áp đầu ra từ inverter lên cấp điện áp cao hơn phù hợp để đấu nối lượng điện năng sản xuất được từ nhà máy với điện lưới trong khu vực. Tùy thuộc vào quy mô công suất, điều kiện lưới điện khu vực mà cấp điện áp có thể thay đổi phù hợp (như 22kV, 35kV, 110kV,…). Với các cấp điện áp cao thế sẽ phải cần thông qua 2 cấp máy biến áp.

+ Lần nâng áp thứ nhất: nâng điện áp từ 0,6kV lên thành 22kV bằng 07 trạm biến áp hợp bộ 0,6/22kV có tổng công suất mỗi trạm là 6 x 6,25MVA + 1 x 2,5MVA.

+ Lần nâng áp thứ hai: nâng điện áp từ 22kV lên thành 110kV. Nhà máy sử dụng 01 MBA loại 63 MVA – 22/110kV.

Điện áp sau khi nâng áp 110kV được đấu nối vào đường dây 110kV xây dựng mới với tổng chiều dài toàn tuyến 4,26km đến trạm 110kV Nhơn Hội thông qua một ngăn xuất tuyến mở rộng cũng được chủ cơ sở xây mới tại trạm 110kV Nhơn Hội.

1.3.3.Sản phẩm của cơ sở:

Bảng 1.1: Kết quả tính toán sản lượng điện năng của Nhà máy điện mặt trời 

Công suất (MWp)

Số lượng PV

Sản lượng điện hằng năm với xác suất 50%

(P50)

Hiệu suất của hệ thống

Sản lượng điện hằng năm 90% (P90)

Sản lượng điện hằng năm với xác suất

 

(Cái)

(MWh/năm)

(%)

(MWh/năm)

95% (P95)

(MWh/năm)

50

151.440

76.838

80,5

74.835

73.619

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

1.4.1.Nguyên nhiên vật liệu, hóa chất

Nhu cầu nguyên vật liệu

Quá trình vận hành của nhà máy chủ yếu là công tác bảo trì, sửa chữa định kỳ hoặc sửa chữa, thay mới khi gặp sự cố cho hệ thống đường dây và các trạm biến áp. Vật liệu chính như dây dẫn, cách điện, phụ kiện, cầu chì, dầu máy biến áp...

* Nhu cầu sử dụng dầu máy biến áp tại nhà máy:

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng dầu máy biến áp

Loại máy biến áp

Số lượng

(Cái)

Định mức

(kg/máy)

Nhu cầu (kg)

MBA  0,6/22kV  –  6,25  MVA  +

MBA 0,6/22KV – 2,5 MVA

07

3.575

25.025

MBA chính T1 22/110kV-63MVA

01

28.000

28.000

MBA tự dùng 0,4/22kV – 250 KVA

02

294

588

TỔNG

 

 

53.613

(Nguồn: Công ty TNHH....... Bình Định)

1.4.2.Nhu cầu sử dụng điện

- Tổng công suất sử dụng điện của nhà máy là 40,62kW, trong phạm vi nhà máy xây dựng 01 Trạm biến áp có công suất là 250kVA-22/0,4kV để cung cấp điện cho nhà máy.

Bảng 1.3. Công suất tính toán cho hệ thống cấp điện

 

STT

 

Tên thiết bị

Công suất (kW)

Hệ số sử dụng

(Ksd)

 

Số lượng

Hệ số đồng thời

(Kđt)

Tổng công suất đặt

(kW)

Tổng công suất sử dụng (kW)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(3x5)

(9=3x4x5x6)

1

Điện văn phòng

0,03

1

1.054

1

31,62

31,62

2

Điện chiếu sáng

0,06

1

150

1

9

9

 

Tổng cộng

 

 

 

 

40,62

40,62

(Nguồn: Công ty TNHH .............. Bình Định)

1.4.3.Nhu cầu sử dụng nước:

Nhu cầu cấp nước cho nhà máy như sau:

Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng nước tối đa trong ngày của nhà máy

TT

Công việc

Khối lượng

Định mức

Nhu cầu m3/ngày đêm

Ghi chú

I

Giai đoạn hoạt động

 

1

Nước rửa tấm pin (KT: 1mx2m) mỗi khu inverter

7.572

tấm/ngày

 

2,5lít/tấm

 

19

 

2

Nước cấp sinh hoạt cho người lao động

20 người

150 lít/người ngày

03

 

 

Tổng cộng

22

 

Toàn bộ mặt bằng lắp đặt pin được chia làm 07 khu vực (theo khu vực inverter), mỗi khu vực có khoảng 7.572 tấm pin được rửa trong 01 ngày. Như vậy sẽ cần 20 ngày để rửa tất cả toàn bộ tấm pin của nhà máy. Các tấm pin sẽ được rửa trung bình 03 tháng/ 1 lần (chỉ tính cho 09 tháng mùa khô còn mùa mưa thì không thực hiện công tác rửa tấm pin). Rửa theo hình thức xịt nước dạng phun sương trực tiếp lên bề mặt tấm pin với lượng nước trung bình 2,5 lít/tấm pin có kích thước 01x02m.

Việc tưới cây xanh: Công ty giữ lại và trồng thêm mới cây phi lao hiện có tại các vị trí quy hoạch trồng cây xanh của nhà máy. Với đặc tính chịu khô hạn tốt, không cần chăm tưới nước nên nước tưới cây xanh chỉ dùng cho một vài cây cảnh khu vực văn phòng nên lượng sử dụng không đáng kể.

Ngoài ra, nhà máy còn có nước phòng cháy chữa cháy được nối trực tiếp từ giếng khoan đến các họng cứu hỏa trong phạm vi nhà máy.

Hiện nay, lượng nước sạch phục vụ cho hoạt động của Nhà máy được lấy từ 01 giếng khoan với tổng lưu lượng khai thác 30m3/ngày đêm thuộc mặt bằng Nhà máy đã được UBND tỉnh Bình Định cấp cho Công ty khai thác, sử dụng nước dưới đất tại Giấy phép số 121/GP- UBND ngày 27/6/2023); giấy phép hết hiệu lực vào ngày 16/6/2026. Về lâu dài, khi khu vực đã có hệ thống cấp nước KKT Nhơn Hội thì công ty sẽ thực hiện việc trám lấp giếng và chuyển sang sử dụng nguồn nước cấp này.

1.4.4.Nhu cầu xả thải:

Lưu lượng xả thải của nhà máy như sau:

Bảng 1.5. Tổng hợp nhu cầu xả thải của Nhà máy

STT

Mục đích sử

Đơn vị

Định mức

Lưu lượng

Ghi chú

 

dụng

tính

 

 

 

A

CẤP NƯỚC SINH HOẠT

 

Cung    cấp    cho sinh    hoạt    của

công nhân viên (20 người)

 

m3/ngày

 

 

03m3/ngày đêm

 

 

 

Phát sinh nước thải

B

CẤP NƯỚC SẢN XUẤT

 

Nước rửa tấm pin (KT: 1mx2m) mỗi khu inverter có

 

m3/ngày

 

2,5lít/tấm

 

19 m3/ngày.đêm

Tổng

m3/ngày

-

22

 

(Nguồn: Công ty TNHH..... Bình Định)

1.5.Các thông tin khác liên quan đến nhà máy:

1.5.1.Vị trí địa lý của nhà máy:

Dự án “Nhà máy điện mặt trời” nằm trên sườn núi Phương Mai là vùng đất chủ yếu trồng cây phi lao chống cát bay, xen lẫn cây bụi gai,… thuộc xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, Khu kinh tế Nhơn Hội. Vị trí cách trung tâm thành phố Quy Nhơn về phía Tây Bắc khoảng 20km.

Các giới cận của nhà máy như sau:

  • Phía Bắc: giáp Cơ sở Học viện Golf FLC Quy Nhơn
  • Phía Nam : giáp sườn núi Phương Mai
  • Phía Đông: giáp sườn núi Phương Mai
  • Phía Tây: giáp tuyến điện 110kV và Khu công nghiệp Nhơn Hội (Khu C) Tọa độ các điểm khống chế khu vực nhà máy như sau:

Bảng 1.6. Tọa độ vị t​rí nhà máy

Điểm

Hệ tọa độ VN2000

X(m)

Y(m)

M1

1533776.837

609929. 423

M2

1533897.894

610240.944

M3

1534018.950

610552.465

M4

1533623.997

610571.310

M5

1533240.010

610591.349

M6

1532808.065

610610.241

Điểm

Hệ tọa độ VN2000

X(m)

Y(m)

M7

1532783.160

610368. 006

M8

1532764.392

610185.458

M9

1534018.950

610552.465

M10

1533109.162

610098.270

M11

1533776.837

609929.432

1.5.2.Các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực của nhà máy

Hệ thống đường giao thông:

+ Hiện trạng gần phía Tây khu vực nhà máy có tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội (Quốc lộ 19B) nối từ khu vực Cảng, qua các KCN, khu đô thị mới, khu du lịch và các khu vực khác về phía Bắc, có tổng chiều dài 16,15km. Lộ giới 80m, hiện đã thi công xây dựng giai đoạn 1 (02 làn đường), mỗi làn rộng 8,25m để phục vụ giao thông và xây dựng. Dự kiến sẽ triển khai xây dựng giai đoạn 2 theo quy hoạch khi các KCN, khu du lịch và khu đô thị trong KKT phát triển.

+ Theo quy hoạch đường vào Nhà máy có lộ giới 45m (10-25-10), nhưng hiện trạng đường này đang được thi công.

Hệ thống sông, suối, ao hồ: xung quanh khu vực nhà máy không có sông, suối chảy qua.

Hệ sinh vật: Tính đa dạng sinh học tại khu vực nhà máy không cao và không có các loài động, thực vật nằm trong danh sách quý hiếm, cần được bảo tồn. Vì vậy, hoạt động của nhà máy ít gây tác động lớn đến hệ sinh vật tại đây.

Các đối tượng xung quanh khu vực nhà máy:

+ Hiện nay, cách nhà máy khoảng 1,5km cũng về phía Tây là khu tái định cư Nhơn Hội; Phía Bắc tiếp giáp với Cơ sở Học viện Golf FLC Quy Nhơn, cách nhà máy lần lượt khoảng 1,2km là Vườn thú Safari FLC Quy Nhơn và khoảng 2km là khách sạn FLC Luxury Resort Quy Nhơn; Phía Đông Bắc cách nhà máy khoảng 1,2km là thôn Xương Lý, xã Nhơn Lý.

+ Một số công trình ở địa phương gần nhà máy chỉ có ở phía Đông Bắc thộc xã Nhơn Lý như: di tích lịch sử Lăng ông Nam Hải – Bản đầm Nhơn Lý đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 cách nhà máy khoảng gần 2km tại làng chài Lý Khánh, Lý Hòa, xã Nhơn Lý; Cách nhà máy khoảng hơn 2km là nghĩa địa thôn Lý Hòa, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn; Ngoài ra, cách nhà máy khoảng 2,5 km là tịnh xá Ngọc Hòa có tượng đôi Phật Bà Quan Âm cao khoảng 30m là một trong những tượng đôi cao nhất Việt Nam.

+ Đường dây 22kV có hướng tuyến từ đường trục KKT đi vào vị trí nhà máy cũng không cắt qua nhà hoặc công trình kiến trúc nào và không đi qua KCN Nhơn Hội (Khu C) mà giáp ranh bên ngoài của Khu C. Tuyến chỉ đi qua đồi cát trống và cây bụi. Hướng tuyến thuộc địa phận xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn.

Đối với khu vực thi công tuyến đường dây 110kV và ngăn xuất tuyến 110kV mở rộng:

+ Đường dây 110kV đấu nối từ nhà máy đến trạm biến áp 110kV Nhơn Hội, song song với tuyến 110kV hiện có, nằm ven trên sườn núi Phương Mai về phía Tây nhà máy, cách các Nhà máy hiện có trong KCN Nhơn Hội A và B khoảng 200m về phía Đông (như Nhà máy gia công chất bột biến tính sắn Minh Dương Bình Định, nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông của Công ty Hải Minh,…); Tuyến đường dây 110kV này hoàn toàn không vượt đường giao thông, không giao chéo với các đường dây điện hay thông tin, không giao chéo với khu dân cư và mương, suối, hồ,…

+ Khu vực ngăn xuất tuyến 110kV mở rộng tại trạm 110kV Nhơn Hội: Hiện trạng trạm 110kV Nhơn Hội đã được Chi nhánh Điện cao thế Bình Định thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung xây dựng hoàn hiện và đang vận hành ổn định vị trí này cách xa khu dân cư và các cơ sở xung quanh, xung quanh khu vực này chỉ có cây xanh, mật độ dày.

1.5.3.Hiện trạng cở sở

* Quy hoạch sử dụng đất

Theo Quyết định số 69/QĐ-BQL ngày 01/3/2024 Quyết định về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy điện mặt trời và điện gió. Tổng diện tích sử dụng cho nhà máy là 599.969,63 m2. Quy mô diện tích đất sử dụng cho xây dựng nhà máy cụ thể như sau:

*Khối ​lượng và quy mô các hạng mục công trình chính

a.Mặt bằng lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời

Đây là khu vực chính chiếm hầu hết diện tích đất của nhà máy với diện tích là 385.055,50m2 (chiếm 64,18%). Khu vực bao gồm các tấm pin mặt trời được đặt trên dàn khung đỡ, các trạm inverter tích hợp MBA 22kV, đường cáp 22kV để truyền tải công suất về trạm biến áp chính và các đường giao thông trong nhà máy.

Các tấm pin năng mặt trời được lắp đặt theo từng dãy theo hướng Bắc – Nam, nghiêng về phía chính Nam 100. Các tấm pin được bố trí chủ yếu theo mặt bằng địa hình đã được san nền theo thiết kế.

Toàn bộ nhà máy được bố trí thành 01 khu vực được phân cách bởi hệ thống đường giao thông nội bộ.

Theo sơ đồ đấu nối, 30 tấm pin được mắc nối tiếp thành chuỗi. Mỗi chuỗi như vậy có công suất là 9,9 kWp (mỗi tấm pin có công suất 330W).

Bố trí tổng cộng được 16 chuỗi có quy mô từ 1,7ha đến 2,2ha phù hợp với công suất mỗi trạm inverter (trạm đổi điện DC thành AC).

Mỗi tấm pin có kích thước xấp xỉ 01m x 02m. Mỗi chuỗi (30 tấm pin) được đỡ trên 1 dàn giá đỡ tấm pin với bố trí 2 hàng, mỗi hàng 15 tấm (có kích thước 4m x 15m), mỗi chuỗi cách nhau 01m..

Hình 1.2. Mặt bằng một chuỗi 30 tấm pin mắc nối tiếp

Các trạm inverter tích hợp MBA 22kV sẽ được bố trí rải rác trong khu vực nhà máy để gom công suất từ các tấm pin và chuyển về trạm biến áp chính.

b.Trạm​ biến áp 110kV

Trạm nằm trong khu đất nhà máy, cạnh khu nhà quản lý vận hành với diện tích 403,18m2. Bao gồm các hạng mục: cổng hàng rào, đường trong trạm, dàn cột cổng 110kV, móng và trụ đỡ thiết bị, mương cáp, nhà điều khiển, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, bể thu dầu, hệ thống PCCC, móng máy biến áp. Chức năng của trạm là tiếp nhận điện năng 22kV sản xuất được từ các inverter, nâng áp từ 22kV lên 110kV và truyền tải điện năng 110kV thông qua 01 MBA 110/22kV - 63MVA.

c.Đường dây 110kV

Nhà máy xây dựng đường dây 110kV mạch đơn, chiều dài 4,24km, dây ACSR/Mz 240/39, đấu nối trạm biến áp 22/110kV của nhà máy Fujiwara Bình Định về thanh cái 110kV trạm biến áp 110kV Nhơn Hội với tổng chiều dài tuyến là 4,24 km, hành lang tuyến là 15m (từ tim tuyến ra mỗi bên 7,5m), diện tích ảnh hưởng hành lang tuyến 63.600m2. Diện tích chiếm đất khoảng 2.856,72m2. Bao gồm tổng cộng 16 cột thép đỡ và néo.

d.Ngăn xuất tuyến 110kV mở rộng tại trạm 110kV Nhơn Hội

Xây dựng mới 01 ngăn xuất tuyến 110kV tại vị trí mở rộng trong phạm vi ranh giới của trạm 110kV Nhơn Hội với diện tích khoảng 604m2, nằm về phía Nam tiếp giáp với TBA 110kV Nhơn Hội hiện hữu và có thiết bị đồng bộ với hệ thống phân phối 110kV tại trạm.

Các hạng mục được xây dựng tại đây gồm: hàng rào, đường trong trạm, dàn cột cổng 110kV, móng và trụ đỡ thiết bị, mương cáp, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước.

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com