Báo cáo đề xuất Cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy xử lý nước sạch

Báo cáo đề xuất Cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy xử lý nước sạch công suất 120.000m3/ngđ. Cung cấp nước sạch an toàn cho khu vực thành phố, thay thế các nhà máy cũ, đã xuống cấp.

Ngày đăng: 25-09-2024

78 lượt xem

MỤC LỤC.............................................................................. i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT............... v

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................... vii

CHƯƠNG 1........................................................... 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................. 1

1.1.  TÊN CHỦ DỰ ÁN........................................................... 1

1.2.  TÊN DỰ ÁN........................................................................ 1

1.2.1.Tên Dự án............................................................................. 1

1.2.2.Địa điểm thực hiện Dự án..................................................... 1

1.2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)  2

1.2.4.Quy mô của Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)       2

1.3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................ 3

1.3.1. Quy mô Dự án......................................................................... 3

1.3.1.1.Quy mô diện tích.............................................................. 4

1.3.1.2.Quy mô đầu tư..................................................................... 4

1.3.1.3.Công suất thiết kế..................................................................... 4

1.3.1.4.Công nghệ sản xuất, vận hành................................................ 5

1.3.1.5.Hoạt động của Dự án........................................................... 9

1.4.NHIÊN LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 9

1.4.1.Hoá chất.......................................................................................... 9

1.4.2.Máy móc, thiết bị.............................................................................. 9

1.4.3.Nguồn cung cấp điện, nước....................................................................... 12

1.5.CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN..................................... 13

1.5.1.Hiện trạng các hạng mục công trình chính và phụ trợ của Dự án............. 13

1.5.2. Hiện trạng các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của Dự án      20

1.6.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................................ 21

1.7.TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN................... 21

CHƯƠNG 2................................................................................. 22

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......... 22

2.1.SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA,

QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG... 22

2.2.SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................ 22

2.2.1.Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận           23

2.2.2.Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước................ 23

2.2.3.Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh................... 23

2.2.4.Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác... 24

2.2.5.Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước....................... 24

CHƯƠNG 3...................................................................................... 28

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 28

3.1.CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI........ 28

3.1.1.Thu gom, thoát nước mưa....................................................... 28

3.1.2.Thu gom, thoát nước thải.................................................................... 28

3.1.2.1.Công trình thu gom nước thải.................................................. 28

3.1.2.2.Công trình thoát nước thải............................................. 28

3.1.3. Xử lý nước thải................................................ 28

3.2.  CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI.......................................... 36

3.2.1. Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông.......................................... 36

3.2.2. Khí thải, mùi từ HTXLNT............................................................. 36

3.2.3. Khí thải từ máy phát điện dự phòng.............................................. 36

3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG        36

3.3.1. Dự báo về khối lượng chất thải rắn thông thường trong quá trình vận hành...... 36

3.3.2. Biện pháp lưu giữ, xử lý................................................... 36

3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 37

3.4.1. Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành..... 37

3.4.2.Biện pháp lưu giữ, xử lý................................................................... 38

3.5.BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN................................................ 39

3.6.PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH

VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH.................. 39

3.6.1. Sự cố về cháy nổ................................................................................ 39

3.6.2. Sự cố về tai nạn lao động................................................................... 40

3.6.3.Sự cố về tai nạn giao thông.............................................................. 40

3.6.4. Sự cố dịch bệnh, an toàn thực phẩm............................................. 40

3.6.5.Sự cố thiên tai................................................................................... 40

3.6.6.Sự cố rò rỉ hóa chất; rò rỉ nhiên liệu, dầu mỡ từ máy móc, thiết bị........... 41

3.6.7.Sự cố hư hỏng hệ thống xử lý nước thải..................................... 41

3.7.CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ

THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.... 42

CHƯƠNG 4.................................................................... 46

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............................. 46

4.1.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI....................... 46

4.1.1.Nguồn phát sinh nước thải................................................................. 46

4.1.2.Lưu lượng xả nước thải tối đa..................................................... 46

4.1.3.Dòng nước thải.......................................................................... 46

4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 46

4.1.5. Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận nước thải..................... 47

4.2.  NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG............. 47

4.2.1. Nguồn phát sinh.................................................................................................... 47

4.2.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung............................................................. 47

CHƯƠNG 5....................................................................................... 49

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN....... 49

5.1.Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án................. 49

5.1.1.Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................... 49

5.1.2.Kế hoạch quan trắc chất thải đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải..49

5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT........... 49

5.3.KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM........... 50

CHƯƠNG 6................................................................ 51

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................... 51

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.  TÊN CHỦ DỰ ÁN

-  Tên Chủ dự án: Công ty Cổ phần Cấp nước.....

-    Địa chỉ văn phòng:.......đường Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-  Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án:

Ông:......

Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị.

- Điện thoại:.......

-   Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp Công ty cổ phần với mã số doanh nghiệp: ......, do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, đăng kí lần đầu ngày 27/12/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 05 ngày 24/12/2021.

1.2.  TÊN DỰ ÁN

1.2.1.   Tên Dự án

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC SẠCH CÔNG SUẤT 120.000M3/NGĐ

1.2.2.   Địa điểm thực hiện Dự án

Nhà máy xử lý nước sạch được thực hiện tại khu đất có diện tích khoảng 13,34233ha (133.423,3m2) thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế. Trong đó, diện tích của Nhà máy hiện hữu là 18.717,6m2, diện tích phần mở rộng là 114.705,7m2. Ranh giới khu đất được xác định như sau:

-  Phía Bắc: giáp kiệt 78 đường Huyền Trân Công Chúa và khu dân cư hiện trạng.

-  Phía Nam và Tây Nam: giáp mép bờ sông Hương.

-  Phía Đông Bắc: giáp đường Huyền Trân Công Chúa và đồi Vọng Cảnh.

-  Phía Tây: giáp khu nghĩa địa.

Hình 1.1. Vị trí Nhà máy xử lý nước sạch

- Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Quyết định số 2370/QĐ-TNMT ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý nước sạch công suất 120.000m3/ngđ”, Nhà máy xử lý nước sạch có diện tích 13,5ha (135.000m2). Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định hồ sơ thuê đất, Dự án đã trừ ra phần diện tích thuộc chỉ giới quy hoạch đường Huyền Trân Công Chúa, kiệt 78 Huyền Trân Công Chúa, miếu thờ (1.576,7m2). Do đó, Nhà máy xử lý nước sạch có diện tích điều chỉnh là 13,34233ha (133.423,3m2).

Đối với Nhà máy hiện hữu, Chủ dự án đã tiến hành thuê đất với diện tích 18.717,6m2 theo Hợp đồng số 97/HĐTĐ ngày 10/12/2019 với bên cho thuê đất là UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, bên thuê đất là Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.

Đối với Nhà máy mở rộng, Chủ dự án đã tiến hành thuê đất với diện tích 11,47057ha (114.705,7m2) theo Hợp đồng thuê đất số 05/HĐTĐ ngày 19/02/2021 với bên cho thuê đất là UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, bên thuê đất là Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.

1.1.1.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Quyết định số 2370/QĐ-TNMT ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý nước sạch công suất 120.000m3/ngđ”.

1.1.2.Quy mô của Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Tổng vốn đầu tư Dự án: 794.302.000.000 đồng (Bằng chữ: bảy trăm chín mươi bốn tỷ, ba trăm lẻ hai triệu đồng chẵn./.), cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Tổng mức đầu tư

Stt

Hạng mục

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Tổng

1

Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư

25.500.000.000

0

25.500.000.000

2

Chi phí xây dựng

334.564.000.000

184.733.000.000

519.297.000.000

3

Chi phí thiết bị

96.820.000.000

44.947.000.000

141.767.000.000

4

Chi phí QLDA

5.068.000.000

2.698.000.000

7.766.000.000

5

Chi phí tư vấn ĐTXD

19.174.000.000

1.912.000.000

21.086.000.000

6

Chi phí khác

5.189.000.000

1.514.000.000

6.703.000.000

7

Chi phí dự phòng

43.062.000.000

29.121.000.000

72.183.000.000

 

Tổng cộng

529.377.000.000

264.925.000.000

794.302.000.000

[Nguồn: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu Dự án “Nhà máy xử nước sạch”]

Dự án có tổng mức đầu tư là 794.302.000.000 đồng, thuộc tiêu chí phân loại Dự án nhóm B (từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng), thuộc lĩnh vực cấp thoát nước quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công. Dự án thuộc nhóm II theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

1.2.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.1.Quy mô Dự án

Theo Quyết định số 2370/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy xử lý nước sạch công suất 120.000m3/ngđ”, phạm vi Báo cáo thực hiện đánh giá hoạt động của Nhà máy xử lý nước sạch (phường Thuỷ Biều, thành phố Huế) và Bể chứa nước sạch Quảng Tế 3 (phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế), không đánh giá hoạt động khai thác nước.

Đến nay, các hạng mục chính tại Nhà máy xử lý nước sạch(giai đoạn 1) đã được xây dựng cơ bản hoàn thành trên 92% như là: trạm bơm nước thô...3., khối xử lý lắng lọc công suất 120.000m3/ngđ, bể chứa nước sạch 40.000m3 tại khu xử lý, nhà điều hành kết hợp trạm bơm nước sạch, nhà hóa chất, sân phơi bùn số 4, hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống điện,...

Bên cạnh đó, hạng mục công trình Bể chứa nước sạch Quảng Tế 3 và các hạng mục san nền, hàng rào, sân vườn, đường nội bộ tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế trước đây được chia thành 2 giai đoạn để thực hiện như sau:

Giai đoạn 1 (Năm 2020 – 2022): Xây dựng bể chứa nước sạch 30.000 m3 (đơn nguyên) và các hạng mục phụ trợ như: hàng rào, sân vườn, đường nội bộ sản xuất kết hợp quốc phòng tại đồi Quảng Tế.

Giai đoạn 2 (Năm 2023 – 2025): Xây dựng bể chứa nước sạch 30.000m3 (đơn nguyên 2) tại đồi Quảng Tế.

Tuy nhiên, hiện nay chưa thực hiện do vẫn chưa hoàn thành được việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Do đó, Chủ dự án đã xin chủ trương về điều chỉnh quy mô và tiến độ như sau:

Quy mô điều chỉnh: Xây dựng bể chứa nước sạch 60.000m3 (2 đơn nguyên) và các hạng mục phụ trợ như: hàng rào, sân vườn, đường nội bộ tại đồi Quảng Tế.

Tiến độ điều chỉnh: Hoàn thành và đi vào hoạt động không quá 24 tháng kể từ ngày được giao đất, cho thuê đất.

Do đó, phạm vi Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường này chỉ thực hiện đối với Nhà máy xử lý nước sạch (giai đoạn 1), không tiến hành đánh giá đối với Nhà máy xử lý nước sạch  (giai đoạn 2) và Bể chứa nước sạch Quảng Tế 3.

1.2.1.1.Quy mô diện tích

Nhà máy xử lý nước sạch: 13,34233ha (133.423,3m2).

1.2.1.2.Quy mô đầu tư

Giai đoạn 1 (Năm 2020 - 2022): Đầu tư xây dựng tất cả các hạng mục, trong đó phần xây dựng đảm bảo cho công suất vận hành 120.000 m3/ngđ, riêng phần lắp đặt máy móc thiết bị công nghệ đảm bảo công suất xử lý nước 60.000 m3/ngđ, chi tiết một số hạng mục như sau:

+ Xây dựng trạm bơm... 3 công suất 240.000 m3/ngđ, hệ thống thu nước thô, trong đó phần lắp máy là 60.000 m3/ngđ.

+ Xây dựng khối xử lý lắng lọc công suất 120.000 m3/ngđ: lắng, lọc than hoạt tính sinh học, lọc cát và bể chứa nước sạch 40.000 m3 tại khu xử lý.

+ Xây dựng nhà điều hành, nhà hóa chất, phòng thí nghiệm, phòng điều khiển SCADA, bảo tàng nước, phòng trưng bày, trạm bơm nước sạch để bơm nước từ bể chứa tại khu xử lý về bể chứa nước sạch tại đồi Quảng Tế 3.

+ Xây dựng khu xử lý bùn.

+ Xây dựng các hạng mục phụ trợ: nhà trạm biến áp, nhà máy phát điện dự phòng, mái che khu xử lý, hàng rào, sân vườn, đường nội bộ, chiếu sáng, khu trưng bày các hiện vật lịch sử trong nhà và ngoài trời, hệ thống thoát nước, hệ thống cây xanh, bãi đỗ xe,…

+ Lắp đặt đường ống công nghệ, hệ thống điện đảm bảo vận hành an toàn, đồng bộ với hệ thống hiện trạng tại .... khu vực Quảng Tế và hệ thống ống truyền tải, phân phối trên mạng lưới.

Giai đoạn 2 (Năm 2023 - 2025): Lắp đặt máy móc thiết bị công nghệ đảm bảo công suất xử lý nước 2 giai đoạn của dự án là 120.000 m3/ngđ, xây dựng bể chứa trên đồi dung tích 3.000 m3.

1.2.1.3.Công suất thiết kế

- Giai đoạn 1 (2020 - 2022): 60.000 m3/ngđ.

- Giai đoạn 2 (2023 - 2025): 60.000 m3/ngđ.

1.2.1.4.Công nghệ sản xuất, vận hành

Quy trình công nghệ sản xuất tại Dự án được trình bày tại hình sau:

Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước sạch

* Thuyết minh công nghệ

+ Thu nước mặt: Nước đi qua bể lắng cát với diện tích bề mặt lớn, dài nên giảm vận tốc dòng nước giúp tăng hiệu quả lắng cát của bể lắng cát. Nước sau khi lắng cát được dẫn qua ngăn thu nước, tại vị trí đầu ngăn thu sẽ có các ống châm hóa chất Javen tiền xử lý nguồn nước thô giúp các công đoạn xử lý sau hiệu quả hơn, chất lượng nước sau xử lý tốt hơn. Tại bể lắng cát sẽ được bố trí bơm hút cát, cửa phai và lưới chắn rác để đảm bảo an toàn cho các máy bơm và đường ống. Nước sau khi được lắng cát sẽ đi qua bể tiếp nhận và được trạm bơm cấp I đưa nước vào khu xử lý qua tuyến ống nước thô.

+ Thiết bị trộn tĩnh: Không sử dụng bể trộn, bể phản ứng có máy khuấy như công nghệ xử lý nước truyền thống, thay vào đó sẽ sử dụng thiết bị trộn tĩnh từ đó giảm khối tích xây dựng, giảm chi phí đầu tư máy khuấy trộn, hệ thống biến tần điều khiển và khả năng hòa trộn giữa hóa chất keo tụ và nước thô vẫn đảm bảo.

+ Bể lắng thảm bùn thông minh: Tải trọng lắng là 7,5m/h. Nước thô sẽ được bơm từ trạm bơm cấp 1 ... 3 vào khu xử lý bằng 02 tuyến ống nước thô DN1200 và được trộn đều với hóa chất keo tụ nhờ thiết bị trộn tĩnh qua hệ thống ống đục lỗ để phân phối vào bể lắng. Ở đây sẽ hình thành thảm bùn, quá trình phản ứng và phát triển bông cặn xảy ra trên thảm bùn này, các hạt cặn tự nhiên có trong nước sẽ va chạm và kết dính với các bông cặn lơ lửng trong thảm bùn và được giữ lại, kết quả nước được làm trong.

Thảm bùn dày đặc ở bể lắng đóng vai trò như một lớp vật liệu lọc để giữ lại tất cả các hạt huyền phù hoặc bông cặn hình thành trong quá trình xử lý nên nước sau khi qua bể lắng hầu như được loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, nên độ đục sau lắng luôn <0,5NTU. Phía trên thảm bùn có lắp đặt thêm hệ thống các tấm lamella với góc nghiêng 600, một phần các hạt cặn sẽ va đập và bám vào bề mặt các tấm lamella; nhờ góc nghiêng 60 độ mà các hạt cặn sẽ trượt dốc theo tấm lamella và lắng xuống đáy bể sau đó được xả ra ngoài nhờ hệ thống hút bùn tự động. Phần nước trong được thu ở trên mặt bởi các ống thu và dẫn sang bể lọc. Với nguyên lý hoạt động như vậy, tấm lắng lamella phát huy tác dụng nhờ vào các bề mặt tiếp xúc của ống lắng, càng tăng bề mặt tiếp xúc của ống lắng thì hiệu quả lắng càng cao, giúp tăng hiệu quả sử dụng dung tích bể và giảm được thời gian lắng. Các tấm lắng lamella được làm từ chất liệu có trọng lượng nhẹ, uPVC hoặc tôn tấm và ít bám bẩn sẽ dễ dàng trong công tác lắp đặt, vệ sinh. Các tấm này được chế tạo với nhiều module phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau.

Cơ chế thu và nén bùn từ bể lắng sang ngăn chứa bùn là hệ thống gồm những ống thu có khoan lỗ đều hai bên lắp đặt trên bề mặt của thảm bùn được gom lại thành 02 ống dẫn sang đáy của ngăn chứa bùn, ở ngăn chứa bùn có hệ thống ống thu nước trong tầng mặt để đưa sang bể lọc nhờ chênh mực nước giữa ngăn chứa bùn và bể lọc. Khi lớp nước trong tầng mặt ở ngăn chứa bùn làm mực nước tại đây hạ xuống thấp hơn mực nước bể lắng, khi đó, thành phần bùn già sẽ theo hệ thống ống thu đi qua ngăn chứa bùn bởi áp lực thủy tĩnh, quá trình này được điều khiển tự động tùy theo độ đục của nguồn nước. Bùn ở ngăn chứa sẽ được nén lại đến khi đạt nồng độ yêu cầu (2- 5%) thì được xả ra ngoài.

+ Bể lọc than hoạt tính sinh học: Nước sau lắng sẽ đi qua bể lọc với vật liệu lọc là than hoạt tính có kích thước 0,5-0,8mm, hệ số đồng nhất 1,4, trọng lượng riêng 2,0, độ dày lớp than là 2,1m và được đỡ bằng lớp sỏi đỡ dày 0,3m.

Bể hoạt động với nguyên lý lọc ngược, nước đi từ dưới lên và phân phối đầu vào khắp diện tích bể lọc nhờ vào tấm inox phân phối nước. Nước sau khi qua lớp sỏi đỡ dày 300mm sẽ tiếp xúc với lớp than hoạt tính dạng hạt, vận tốc lọc là 13,5m/h. Than hoạt tính là cấu trúc phân tử than được kết hợp qua xử lý để tạo thành những vật liệu có cấu trúc đặc biệt, giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của than với các phân tử hóa chất và hấp thụ một lượng lớn các tạp chất bẩn bên trong nguồn nước, cặn bẩn sẽ bị giữ lại, nước được làm trong sẽ được thu bằng hệ thống đan lọc rồi theo mương dẫn đi đến bể lọc cát.

Cơ chế hoạt động của lớp than hoạt tính gồm 02 cơ chế là lọc cơ học vật lý và lọc hấp phụ bề mặt hoặc trao đổi ion.

Ở giai đoạn đầu vận hành, than hoạt tính hạt nhỏ sẽ hấp thụ các chất ô nhiễm lên diện tích bề mặt lớn, sau thời gian vận hành, vi sinh vật sẽ hình thành trên bề mặt than, các vi sinh vật này tạo nên tầng lọc sinh học có khả năng khử các chất ô nhiễm thông qua cơ chế oxy hóa sinh học.

Nhờ vào khả năng hấp phụ của than hoạt tính và cơ chế oxy hóa sinh học của vi sinh vật nên khả năng hấp phụ cacbon hoạt tính lâu dài, nước được xử lý các thành phần ô nhiễm như Nitơ-amoniac, sắt và mangan hòa tan, các chất hữu cơ hòa tan, các chất gây mùi, gây màu và làm mềm nước.

Vận hành bể lọc liên tục và ổn định, bể không bị ảnh hưởng khi lượng nước xử lý dao động từ đó kiểm soát được tốc độ lọc ổn định và tiết kiệm hóa chất xử lý nước.

+ Bể lọc cát: Sau khi lọc qua bể lọc than hoạt tính nước sẽ được đưa tiếp tới bể lọc cát thạch anh.

Bể được thiết kế với vật liệu lọc là lớp than antraxit dạng hạt và lớp cát thạch anh chiều dày khoảng 0,6m, đường kính hạt từ 0,6-0,8mm, lớp dưới là lớp sỏi đỡ và cuối cùng là lớp đan lọc 2 tầng. Hệ đan lọc 2 tầng có cấu tạo phù hợp để thu nước sau lọc đồng thời phân phối gió và nước rửa lọc với hệ số đồng đều cao. Hệ đan lọc 2 tầng này thường được chế tạo bằng vật liệu HDPE hoặc inox, do đó độ bền cơ học và hóa học rất cao, tuổi thọ lâu dài.

Bể hoạt động với nguyên lý lọc xuôi, dòng nước sẽ đi từ trên xuống lên qua lớp cát lọc. Nước sau khi qua bể lọc than hoạt tính sẽ được đưa tiếp đến bể lọc cát thạch anh để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn sót lại, đảm bảo nước sau xử lý đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

Lưu lượng các bể lọc được ổn định nhờ hệ thống cảm biến đo mực nước và tự động điều chỉnh qua SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition), chất lượng nước sau lọc qua hệ thống đo liên tục được hiển thị trên màn hình SCADA. Các bể lọc này sẽ được súc rửa lọc bằng khí và nước kết hợp. Khi bể lọc bẩn, độ đục nước sau lọcvượt giới hạn cho phép hoặc tổn thất áp lực tại bể lọc cao (nước tràn) hoặc đã sử dụng quá 42 giờ thì tiến hành súc rửa lọc. Nước rửa lọc sẽ đưa vào bể thu hồi để tách cặn vàtuần hoàn đưa nước trong về trước thiết bị trộn tĩnh, phần bùn cặn sẽ được đưa về khu xử lý bùn.

Với sơ đồ công nghệ này, việc bố trí bể lọc than hoạt tính trước bể lọc cát thạch anh sẽ giúp cho lượng cặn lơ lửng ở bể lọc cát giảm đi nhiều, do đó sẽ kéo dài được chu kỳ rửa lọc, mang lại tính hiệu quả cao về quản lý, vận hành và kinh tế.

Nước sau lọc được khử trùng bằng javen sau đó đưa đến bể chứa bằng bê tông cốt thép kiên cố, bể kín, đáp ứng nhu cầu dự trữ và đảm bảo thời gian lưu tối thiểu trên 40 phút để javen tiếp xúc với nước trước lúc cung cấp ra mạng. Luôn duy trì thể tích bể tối thiểu là 50% bể.

Trước đây, phương pháp khử trùng phổ biến là sử dụng Clo lỏng, đây là chất khử trùng nước uống hiệu quả, kinh tế, có thể kiểm soát linh hoạt, loại một số mùi, hiệu quả trong việc oxy hóa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ nhưng khi xảy ra sự cố rò rỉ khí clo trong quá trình vận hành, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất cao.

Phương pháp sử dụng Javen thay thế cho Clo lỏng đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới là phương án rất hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo an toàn cho con người. Javen khử trùng nước cho Nhà máy được tạo ra từ quá trình điện phân muối. Máy điện phân sử dụng năng lượng từ các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các bể chứa giúp tiết kiệm chi phí điện năng và an toàn cho con người.

+ Khu xử lý bùn:

Cặn bể lắng --> Sân phơi bùn

Cặn bể lọc than + cát --> bể thu hồi --> sân phơi bùn.

Sau khi bùn được làm khô đạt nồng độ khoảng 25-30%, Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng để phân tích mẫu bùn trên nhằm xác định bùn thải đó có phải là CTNH hay không. Nếu bùn thải đó là CTNH thì Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định về CTNH; còn nếu bùn thải đó không phải là CTNH thì được xử lý như chất thải rắn thông thường.

1.2.1.5.Hoạt động của Dự án

Cung cấp nước sạch an toàn cho khu vực thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang và huyện Quảng Điền, thay thế các nhà máy cũ, đã xuống cấp như: Dã Viên, Quảng Tế 1, Hương Phong, Tứ Hạ,…

1.3.NHIÊN LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1.Hoá chất

Nhu cầu hóa chất sử dụng cho quá trình xử lý nước cấp được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu hóa chất sử dụng cho quá trình xử lý nước cấp khi giai đoạn 1 đi vào hoạt động

Stt

Tên hóa chất

Đơn vị

Khối lượng

1

Vôi

Kg/ngày

1.200

2

Than hoạt tính

Kg/ngày

240

3

PAC

Kg/ngày

1.440

4

Polymer

Kg/ngày

0,96

5

Javen

m3/ngày

24

6

Clo

m3/ngày

-

[Nguồn: Dự toán chi tiết Dự án “Nhà máy xử nước sạch ”]

Nhu cầu hóa chất sử dụng cho quá trình xử lý nước thải được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu hóa chất sử dụng cho quá trình xử lý nước thải khi giai đoạn 1 đi vào hoạt động

Stt

Tên hóa chất

Đơn vị

Khối lượng

1

Vi sinh

kg/lần

0,3

2

Mật rỉ

kg/lần

0,3

3

PAC

kg/lần

0,1

4

Polymer

kg/ngày

0,25

5

Chlorine dạng viên nén

kg/năm

29

[Nguồn: Dự toán chi tiết Dự án “Nhà máy xử nước sạch”]

1.3.2.Máy móc, thiết bị

Các thiết bị, máy móc được sử dụng trong giai đoạn hoạt động được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.5. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn hoạt động

Stt

Tên thiết bị, máy móc

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

1

Máy bơm nước sạch

  • Công suất: 315kW
  • Lưu lượng: 1.200m3/h

- H = 65m

Bộ

01

Đã đầu tư

2

Máy bơm nước sạch

  • Công suất: 260kW
  • Lưu lượng: 1.200m3/h

- H = 60m

Bộ

02

3

Máy bơm nước sạch

  • Công suất: 300kW
  • Lưu lượng: 1.200m3/h

- H = 50m

Bộ

04

4

Máy bơm nước sạch

  • Công suất: 315kW
  • Lưu lượng: 1.200m3/h

- H = 65m

Bộ

02

 

 

5

 

 

Máy bơm nước sạch

  • Công suất: 200kW
  • Lưu lượng: 3.000m3/h

- H = 18m

  • Số vòng quay: <900 vòng/m

Bộ

04

Đầu tư bổ sung

6

Biến tần 269kW

 

Bộ

04

7

Van điện DN800

 

Cái

04

8

Máy phát điện

- Công suất: 2.500KVA

Cái

01

9

Máy bơm tuần hoàn bùn

- Công suất: 5,5kW

Bộ

04

 

 

10

 

 

Máy bơm nước sạch

  • Công suất: 450kW
  • Lưu lượng: 2.650m3/h

- H = 50m

  • Số vòng quay: <900 vòng/m

Bộ

04

11

Máy bơm súc lọc nước, 2cửa hút

  • Công suất: 355kW
  • Lưu lượng: 5.360m3/h

- H = 19m

  • Số vòng quay: <900

Bộ

01

Stt

Tên thiết bị, máy móc

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

 

 

vòng/m

 

 

 

12

Máy bơm súc lọc khí

  • Công suất: 250kW
  • Lưu lượng: 6.200m3/h
  • H = 9m

Bộ

01

13

Biến tần 500kW

 

Bộ

04

14

Biến tần 400kW

 

Bộ

01

15

Biến tần 300kW

 

Bộ

01

16

Máy bơm rò rỉ

- Công suất: 3kW

HT

02

17

Máy điện phân javen

- Công suất: 220kg/ngày

Bộ

02

18

Máy khuấy hóa chất và cánh khuấy

 

Bộ

12

19

Máy bơm định lượng hóa chất

- Công suất: 1,2m3/h

Bộ

12

20

Máy bơm định lượng hóa chất

- Công suất: 550l/h

Bộ

2

21

Hệ thống đo chất lượng nước online

 

Bộ

01

22

Máy ép bùn

 

Bộ

01

23

Ống gang các loại

 

m

1.157

24

Ống nhựa HDPE các loại

 

m

1.950

25

Bơm nước thải chìm

- Công suất: 100w-220v

Cái

01

 

 

 

 

 

Lắp đặt cho HTXLNT

26

Phao báo mực nước

 

Cái

01

27

Máy khuấy

- Công suất: 200w-220v

Cái

01

28

Bồn chứa hóa chất

 

Cái

01

29

Bơm định lượng hóa chất

- Công suất: 0,13kW-220v

Cái

03

30

Bơm Air-lift xả bùn

 

Cái

01

31

Giá thể vi sinh dạng thiếu khí cố định

 

Cái

-

32

Hệ thống sục khí nhẹ

 

Hệ thống

01

Stt

Tên thiết bị, máy móc

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

 

dạng vi sinh thiếu khí

 

 

 

 

33

Máy thổi khí

- Công suất 186w-220v

Cái

02

34

Hệ thống sục khí mạnh dạng hiếu khí

 

Hệ thống

01

35

Bơm Air-lift tuần hoàn

- Lưu lượng: 0,42m3/h

Cái

01

36

Giá thể vi sinh hiếu khí lơ lửng MBBR

 

Cái

-

37

Bơm Air-lift tuần hoàn

- Lưu lượng: 0,21m3/h

Cái

01

38

Vật liệu lọc hạt mang và hệ thống rửa lọc

 

Hệ thống

01

39

Bộ khử trùng Chlorine dạng viên nén

 

Bộ

01

40

Lớp vật liệu lọc (cát thạch anh, sỏi thạch anh)

 

-

-

[Nguồn: Dự toán chi tiết Dự án “Nhà máy xử nước sạch”]

1.3.3.Nguồn cung cấp điện, nước

Điện:

Công ty tiến hành hợp đồng với Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế để cấp điện cho hoạt động của Dự án.

Nước:

Công ty lấy nước từ trạm bơm nước của Công ty.

Nhu cầu sử dụng nước:

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt của CBCNV tại Nhà máy hiện hữu:

Định mức cấp nước sinh hoạt theo TCXDVN 33:2006 là 150 lít/người/ngày nhưng do CBCNV chỉ hoạt động khoảng 8 tiếng/ngày nên ước tính định mức cấp nước sinh hoạt là Qsh = 50 lít/người/ngày. Lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV tại Nhà máy hiện hữu như sau: 8 người x 50 lít/người/ngày = 0,4 m3/ngày.

+ Nước sử dụng cho CBCNV khi giai đoạn 1 đi vào hoạt động:

Định mức cấp nước sinh hoạt theo TCXDVN 33:2006 là 150 lít/người/ngày nhưng do CBCNV chỉ hoạt động khoảng 8 tiếng/ngày nên ước tính định mức cấp nước sinh hoạt cho CBCNV là Qsh = 50 lít/người/ngày. Với số lượng CBCNV của Dự án là 15 người, lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân khoảng 0,75 m3/ngày.đêm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trung tâm y tế huyện

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com