Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nhà máy chế biến hạt điều công suất 100.000 tấn nông sản/năm. Cung cấp sản phẩm chế biến sâu cho thị trường khu vực tỉnh Đắk Lắk, các khu vực lân cận và các thị trường xuất khẩu tiềm năng trên thế giới.
Ngày đăng: 26-09-2024
106 lượt xem
MỞ ĐẦU
1.1 Thông tin chung về dự án
Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk khoảng 208.000 ha với tổng sản lượng ước đạt hơn 476.000 tấn 2020 (giảm hơn 1.600 tấn so với niên vụ 2019). Cà phê xuất khẩu thô đạt 195.000 tấn, kim ngạch đạt hơn gần 291 triệu USD, chiếm 11,9 % tổng kim ngạch của cả nước. Đến nay, sản phẩm cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến 58 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó Nhật Bản tiếp tục là thị trường lớn nhất của cà phê Đắk Lắk. Ngoài ra, Tỉnh còn có diện tích cây ăn quả là 36.450 ha, rất đa dạng, trong đó tập trung một số cây ăn quả như: sầu riêng diện tích 12.224 ha, sản lượng 103.209 tấn; bơ diện tích 8.909 ha, sản lượng 82.120 tấn,… các sản phẩm nông sản của tỉnh từ trước đến nay được tiêu thụ ở hầu hết ở các tỉnh thành trong nước, tại các cửa hàng bán lẻ, chợ dân sinh, chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, xuất khẩu chủ yếu là thị trường Trung Quốc dưới dạng nguyên liệu.
Những năm gần đây Đắk Lắk đã phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nhưng đa phần sản xuất vẫn còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, chưa quan tâm nhiều đến yếu tố thị trường, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn thực phẩm nên sức cạnh tranh chưa cao, kỹ thuật áp dụng không đồng bộ dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều; chưa hình thành được những vùng sản xuất tập trung, đồng nhất về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa dẫn đến không đủ sức cạnh tranh, khó tiêu thụ. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có nhà máy có quy mô lớn chế biến các sản phẩm từ trái cây. Do vậy trái cây của tỉnh chủ yếu được phân loại, sơ chế và xuất đi tiêu thụ quả tươi giá cả bấp bênh và không ổn định, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.
Bên cạnh đó, với thói quen, tập quán canh tác của bà con nông dân chủ yếu là dùng các loại phân hoá học bón quanh gốc cây dẫn đến tình trạng lớp đất mặt ngày càng trở nên chai cứng, thoái hóa, mất đi độ tơi xốp làm cho cây trồng rất khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng, nước,… và không phát triển được. Tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng đang tập trung nhiều trại chăn nuôi heo lớn, lượng chất thải phát sinh hàng ngày cần có phương pháp xử lý có thể tận dụng tốt nguồn tài nguyên này và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Xác định được những lợi thế và tiềm năng nói trên, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản và chế biến cà phê thực hiện đầu tư dự án Nhà máy chế biến hạt điều, quy mô chế biến nông sản là 100.000 tấn nguyên liệu/năm tương đương 25.000 tấn sản phẩm/năm. Dự án được xây dựng tại thửa đất số 4132, tờ bản đồ địa chính số 16, thôn 1, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Dự án hoàn thành sẽ góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, khắc phục tình trạng nông sản đến vụ thu hoạch không có nơi tiêu thụ; nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản bằng công nghệ chế biến hiện đại, qua đó khẳng định giá trị hàng hóa nông sản Đắk Lắk. Bên cạnh đó dự án cũng sẽ nghiên cứu phát triển, tận dụng một phần nguồn phụ phẩm nông sản phát sinh từ quá trình sản xuất để tạo ra phân hữu cơ vi sinh dùng để cung cấp, hoặc trao đổi cho các vùng trồng nhằm hoàn thiện chu trình sản xuất hữu cơ khép kín. Việc này sẽ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sử dụng sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến bằng công nghệ cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; cũng như giúp giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động; đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách địa phương thông qua việc nộp các khoản thuế, phí theo quy định của Nhà nước và mang lại lợi nhuận cho Chủ đầu tư, giải quyết vấn để môi trường, góp phần hình thành nền kinh tế tuần hoàn theo chủ trương của Chính Phủ.
Dự án Nhà máy chế biến hạt điều là dự án đầu tư mở rộng nhà máy chế biến cà phê .... với tổng kinh phí thực hiện là 200 tỷ đồng trên diện tích đất sử dụng hiện hữu của nhà máy cũ là 37.348,8m2. Khi đi vào hoạt động dự án khai thác nước ngầm để phục vụ sản xuất thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước của UBND tỉnh Đắk Lắk. Căn cứ mục số 9, Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm d và điểm e khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản và chế biến cà phê .... tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhằm dự báo những tác động bất lợi đến môi trường và đưa ra các biện pháp giảm thiểu trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 29/07/2005 của UBND tỉnh về việc cho Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ ..... thuê 37.348,8 m2 đất để xây dựng nhà máy chế biến hạt điều, kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC46544.
Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 11/10/2011 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh tên tổ chức sử dụng đất quy định tại Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 29/07/2005 của UBND tỉnh.
Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 14/09/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Dự án: Nhà máy chế biến hạt điều.
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
(Công suất 100.000 tấn nông sản/năm)
Địa điểm thực hiện: .......xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản và chế biến cà phê ....
Địa chỉ trụ sở: ......., xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
Đại diện: .....
- Chức danh: Giám đốc
- Điện thoại: ......
Tiến độ thực hiện dự án: từ tháng 7 năm 2023.
Vị trí địa lý của địa đểm thực hiện dự án
Vị trí thực hiện dự án tại thửa đất ..........., xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk với tổng diện tích 37.348,8m2.
Ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Đông Bắc: giáp khu dân cư và đường liên đội;
+ Phía Tây Bắc: giáp hồ chế biến và đường liên đội;
+ Phía Tây Nam: giáp đất nông nghiệp;
+ Phía Đông Nam: giáp đất nông nghiệp.
Tọa độ ranh giới dự án được xác định từ mốc M1 đến mốc M6 theo hệ tọa độ VN-2000 tại bảng 1.1.
Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án
Hình 1.2 Hiện trạng sử dụng đất khu vực nhà máy.
a.Mục tiêu chung
b.Mục tiêu cụ thể
Phát triển mô hình công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp như trái cây, củ quả gia vị... xuất khẩu chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.
Hình thành khu công nghiệp chế biến chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất khép kín hạn chế phát thải.
Cung cấp sản phẩm chế biến sâu cho thị trường khu vực tỉnh Đắk Lắk, các khu vực lân cận và các thị trường xuất khẩu tiềm năng trên thế giới.
Các sản phẩm của dự án này đáp ứng được tiểu chuẩn sản phẩm của khách hàng trên thế giới như: ISO 2200- 2018, FSSC 2200, BRC (version-8), HACCP, GMP, HALAL.
Liên kết triển khai vùng nguyên liệu nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, liên kết chuỗi và hình thành những hợp tác xã trong khâu liên kết và mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào từng loại cây trồng.
Sự hình thành của vùng nguyên liệu liên kết chuỗi trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp chế biến sâu, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiêu chuẩn VIETGAP, GLOBALGAP.
Chế biến nông sản công nghệ cao;
Toàn bộ quy trình sản xuất và tiêu chuẩn đầu ra của sản phẩm luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, ISO 9001, OHSAS 18001, FDA (tiêu chuẩn để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ) đạt theo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, ISO 14001, Phòng chống cháy nổ, Trách nhiệm xã hội (BSCI).
Bảng 1.2 Cơ cấu sử dụng đất của dự án
STT |
Nội dung |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Đất xây dựng công trình |
12.626,71 |
33,81 |
2 |
Đất cây xanh |
8.703,46 |
23,30 |
3 |
Đất giao thông nội bộ |
16.018,63 |
42,89 |
Tổng cộng |
37.348,80 |
100,00 |
Nguồn: Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến hạt điều.
Các hạng mục công trình của dự án
Bảng 1.3 Các hạng mục xây dựng của dự án
STT |
Tên công trình |
ĐVT |
Diện tích |
I |
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH |
|
11019.4 |
1.1 |
Nhà chứa nguyên liệu (nâng cấp nhà xưởng hiện hữu) |
m2 |
903 |
1.2 |
Nhà xưởng sản xuất và trữ lạnh 1 (xây dựng mới) |
m2 |
1935 |
1.3 |
Nhà xưởng sản xuất và trữ lạnh 2 |
m2 |
1800 |
1.4 |
Nhà xưởng sản xuất và trữ lạnh 3 |
m2 |
1800 |
1.5 |
Nhà xưởng sản xuất và trữ lạnh 4 |
m2 |
1800 |
1.6 |
Kho nhập và xuất hàng (nâng cấp nhà xưởng hiện hữu) |
m2 |
900 |
1.7 |
Trạm lạnh |
m2 |
150 |
1.8 |
Tháp sấy nông sản |
m2 |
900 |
1.9 |
Nhà lò hơi (nâng cấp nhà xưởng hiện hữu) + hệ thống xử lý khí thải |
m2 |
831.4 |
II |
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ |
|
|
2.1 |
Văn phòng (2 tầng) (nâng cấp nhà văn phòng hiện hữu) |
m2 |
150 |
2.2 |
Nhà để xe máy và ô tô |
m2 |
125 |
2.3 |
Nhà bảo vệ |
m2 |
15 |
2.4 |
Giếng khoan, trạm bơm |
m2 |
228 |
2.5 |
Trạm biến áp |
m2 |
100 |
III |
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BVMT |
|
|
3.1 |
Hệ thống thu gom thoát nước mưa |
Hệ thống |
1 |
3.2 |
Hệ thống thu gom và khu xử lý nước thải |
m2 |
350 |
3.3 |
Hồ điều hòa (5.512,5m3) |
m2 |
1225 |
3.4 |
Khu vực nghiền vỏ, nông sản thải loại |
m2 |
607.31 |
3.5 |
Khu vực chứa rác thải sinh hoạt |
m2 |
20 |
3.6 |
Khu vực chứa chất thải nguy hại |
m2 |
12 |
IV |
KHU VỰC CÂY XANH, ĐƯỜNG NỘI BỘ |
|
|
4.1 |
Cây xanh +vườn thực nghiệm (2.232 m2) |
m2 |
8703.46 |
4.2 |
Cổng, tường rào |
m dài |
|
4.3 |
Sân bãi, đường nội bộ |
m2 |
16018.63 |
Mặt bằng tổng thể các hạng mục công trình tại bản vẽ số PL2.1 đính kèm tại Phụ lục 2. Phối cảnh hiện hữu của nhà máy như sau:
Chú thích:
a. Nhà chứa nguyên liệu
Nhà xưởng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, nhà chính xây cấp III, 2 tầng tổng chiều cao 13,1m, diện tích xây dựng 903m2 (DxR= 42x21.5m).
Nhà hình chữ nhật, mái lợp tôn mạ màu sóng vuông dày 5zem; xà gồ thép C200x125x20x2, vì kèo, cột thép hình; móng, đà giằng BTCT đá 1x2 mác 250; nền bê tông đá 1x2 mác 250, lót bê tông đá 4x6, dày 100 mác 50; tường bao che bằng gạch ống vữa cement m.75 và vách tôn tráng kẽm dày 4mm; sàn thép lắp ghép; cầu thang sắt; cửa đi, cửa sổ sắt panô tôn có song sắt bảo vệ, chiếu sáng và thông gió tự nhiên theo TCVN 29-1991.
Nhà sản xuất ủ phân hay nuôi trùn quế có các dây chuyền nuôi: 18 x 1,5 x 0,8 m (24 ô).
b.Nhà xưởng sản xuất và trữ lạnh số 1
Nhà xưởng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, nhà chính xây cấp III, 2 tầng tổng chiều cao 13,1m, diện tích xây dựng 1.935m2 (DxR= 90x21.5m).
Nhà hình chữ nhật, mái lợp tôn mạ màu sóng vuông dày 5zem; xà gồ thép C200x125x20x2, vì kèo, cột thép hình; móng, đà giằng BTCT đá 1x2 mác 250; nền bê tông đá 1x2 mác 250, lót bê tông đá 4x6, dày 100 mác 50; tường bao che bằng gạch ống vữa cement m.75 và vách tôn tráng kẽm dày 4mm; sàn thép lắp ghép; cầu thang sắt; cửa đi, cửa sổ sắt panô tôn có song sắt bảo vệ, chiếu sáng và thông gió tự nhiên theo TCVN 29-1991. Nhà xưởng này được cải tạo nâng cấp từ nhà xưởng hiện hữu.
Nhà sản xuất phân có bố trí các ngăn ủ phân kích cở: 18 x 2,25 x 1 m. (32 ô)
c.Nhà xưởng chế biến nông sản 2, 3, 4
Nhà xưởng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, nhà chính xây cấp III, 2 tầng tổng chiều cao 13,1m, diện tích xây dựng 1.800m2 (DxR= 60x30m).
Nhà hình chữ nhật, mái lợp tôn mạ màu sóng vuông dày 5zem; xà gồ thép C200x125x20x2, vì kèo, cột thép hình; móng, đà giằng BTCT đá 1x2 mác 250; nền bê tông đá 1x2 mác 250, lót bê tông đá 4x6, dày 100 mác 50; tường bao che bằng gạch ống vữa cement m.75 và vách tôn tráng kẽm dày 4mm; sàn thép lắp ghép; cầu thang sắt; cửa đi, cửa sổ sắt panô tôn có song sắt bảo vệ, chiếu sáng và thông gió tự nhiên theo TCVN 29-1991.
d.Kho nhập, xuất hàng
Nhà xưởng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, nhà chính xây cấp III, 2 tầng tổng chiều cao 13,1m, diện tích xây dựng 900m2 (DxR= 30x30m).
Nhà hình chữ nhật, mái lợp tôn mạ màu sóng vuông dày 5zem; xà gồ thép C200x125x20x2, vì kèo, cột thép hình; móng, đà giằng BTCT đá 1x2 mác 250; nền bê tông đá 1x2 mác 250, lót bê tông đá 4x6, dày 100 mác 50; tường bao che bằng gạch ống vữa cement m.75 và vách tôn tráng kẽm dày 4mm; sàn thép lắp ghép; cầu thang sắt; cửa đi, cửa sổ sắt panô tôn có song sắt bảo vệ, chiếu sáng và thông gió tự nhiên theo TCVN 29-1991.
e.Trạm lạnh
Bao gồm 10 container 40ft có tổng diện tích 297.5 m2 (DxR= 12.19x2.44m/container).
Khu vực trạm lạnh hình chữ nhật, mái lợp tôn mạ màu sóng vuông dày 5zem; xà gồ thép C200x125x20x2, vì kèo, cột thép hình; nền bê tông đá 1x2 mác 250, lót bê tông đá 4x6, dày 100 mác 50; tường bao che bằng gạch ống vữa cement m.75 và vách tôn tráng kẽm dày 4mm
f.Tháp sấy
Tháp sấy được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, nhà chính xây cấp III, 7 tầng tổng chiều cao phần nhà xưởng là 29,95m, tổng chiều cao phần thiết bị là 39,02m, diện tích xây dựng 521m2 (DxR= 37.5x20.8m).
Nhà hình chữ nhật, vì kèo, cột, sàn là thép hình tổ hợp; móng, đà giằng BTCT đá 1x2 mác 250; nền bê tông đá 1x2 mác 250, lót bê tông đá 4x6, dày 100 mác 50; tường bao che bằng tấm vật liệu nhẹ EPS cách nhiệt, chống cháy; sàn thép lắp ghép; cầu thang sắt; cửa đi, cửa sổ sắt panô tôn có song sắt bảo vệ, chiếu sáng và thông gió tự nhiên theo TCVN 29-1991.
Tháp sấy công nghệ được chế tạo bằng thép không gỉ, xung quanh có các kết cấu thép chống đỡ liên kết với sàn, cột của nhà xưởng đảm bảo tính vững chắc của công trình.
a. Nhà văn phòng
Công trình xây dựng cấp III (2 tầng), diện tích 150 m2, chiều cao cốt nền 0,3 m, cao độ đỉnh mái là 7 m. Móng bê tông cốt thép, móng bao quanh nhà xây đá hộc, cột dầm bê tông cột thép. Tường xây gạch rỗng vựa xi măng mác 75, trát vựa xi măng mác 75. Nền nhà lát gạch Ceramic kích thước 400m x 400m.
b.Nhà để xe
Tổng diện tích 125m2 (bao bồm nhà để xe máy và nhà xe ô tô) nền bê tông, cốt thép, vì kèo thép. Mái lợp tole mạ màu dày 4.5 zem.
c.Nhà bảo vệ
Công trình xây dựng cấp IV, tổng diện tích 15 m2 nền bê tông, cốt thép, mái bê tông.
c.Giếng khoan, trạm bơm
Tổng diện tích 228m2 nền bê tông, cốt thép, vì kèo thép. Mái lợp tole mạ màu dày 4.5 zem.
d.Nhà lò hơi
Nhà xưởng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, nhà chính xây cấp III, 2 tầng tổng chiều cao 13,1m, diện tích xây dựng 831m2 (DxR= 30x27.7m).
Nhà hình chữ nhật, mái lợp tôn mạ màu sóng vuông dày 5zem; xà gồ thép C200x125x20x2, vì kèo, cột thép hình; móng, đà giằng BTCT đá 1x2 mác 250; nền bê tông đá 1x2 mác 250, lót bê tông đá 4x6, dày 100 mác 50; tường bao che bằng gạch ống vữa cement m.75 và vách tôn tráng kẽm dày 4mm; sàn thép lắp ghép; cầu thang sắt; cửa đi, cửa sổ sắt panô tôn có song sắt bảo vệ, chiếu sáng và thông gió tự nhiên theo TCVN 29-1991.
e.Trạm biến áp
Tổng diện tích 100 m2 nền bê tông, cốt thép, xung quanh là hàng rào lưới mã kẽm.
f.Vườn thực nghiệm
Tổng diện tích 2232 m2, móng trụ BTCT đá 1x2 mác 250, khung ống phi 42 mạ kẽm, xung quanh phủ màng nilon.
Công trình thu gom và thoát nước mưa
Thu gom nước mưa:
Hệ thống thu gom nước được thiết kế hoàn chỉnh với chế độ tự chảy và thoát nước riêng với nước thải.
Nước mưa thu gom trên mái tập trung về các sênô hai bên mái, từ các ống đứng PVC D90 dẫn nước xuống mặt đất.
Nước mưa chảy tràn được thu gom theo độ dốc địa hình về hệ thống thoát nước mưa nội bộ.
- Thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa bằng cống tròn bê tông cốt thép có đường kính trong D400 và hố gas để lắng cặn, sau đó theo cống tròn bê tông cốt thép D800 thoát ra khu vực phía Tây Bắc và Đông Nam dự án.
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải từ bồn vệ sinh được thu gom bằng đường ống PVC D114 đặt ngầm dưới đất nhà vệ sinh về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sơ bộ. Sau đó, toàn bộ nước thải sinh hoạt được dẫn về hệ thống XLNT tập trung của dự án để xử lý.
Nước thải vệ sinh nhà xưởng:
Nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc nhà xưởng được thu gom bằng rãnh 20x20cm xung quanh nhà xưởng, sau đó nước thải theo rãnh thoát nước dẫn về hệ thống XLNT tập trung để xử lý.
Nước thải sản xuất:
+ Thu gom:
Hệ thống thu gom, thoát nước thải được thiết kế tách biệt riêng đường ống thoát nước mưa.
Xử lý nước thải: xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 170m3/ngày đêm, để xử lý toàn bộ nước thải trong quá trình sản xuất.
Thiết kế chi tiết từng hạng mục công trình hệ thống XLNT: Diện tích xây dựng 350m2. Kết cấu: Bê tông lót, đáy bể, thành bể, sàn thao tác bê tông mac từ 100-250, lót chống thấm. Chi tiết tại bảng bảng 1.4. kết cấu, dung tích các bể xử lý của hệ thống xử lý nước thải.
Hồ sự cố: Nhà máy sẽ tận dụng hồ điều hòa làm hồ sự cố, trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng hồ sự cố bên cạnh có diện tích đến 6 ha.
+ Thoát nước thải:
Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) lưu chứa trong hồ điều hòa tái sử dụng cho tưới cây nông nghiệp trong vườn ươm, mùa mưa nếu lưu lượng vượt khả năng chứa thì xả trực tiếp ra suối phía Tây dự án.
Hồ điều hòa: diện tích 1.225m2, dung tích 5.512,5m3 (dài 35m x rộng 35m x cao 4,5m) để tưới cây và PCCC, không xả thải ra môi trường. Kết cấu hồ đất, lót bạt chống thấm HDPE, chiều cao an toàn 0,5m.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy mía đường
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn