Tham vấn ĐTM dự án xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị)

Tham vấn tác động môi trường (ĐTM) dự án xây dựng công viên cây xanh cấp đô thị nhằm kết nối đồng bộ và hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong khu nhằm cải thiện thực trạng các khu vực đất trống, đất sử dụng không hiệu quả, đất không đảm bảo cảnh môi trường

Ngày đăng: 30-09-2024

84 lượt xem

MỤC LỤC..................................................................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG..................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH.................................................................................... viii

MỞ ÐẦU....................................................................................................... 9

1.  Xuất xứ của dự án....................................................................................... 9

1.1.  Thông tin chung về dự án......................................................................... 9

1.2.  Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.................. 10

1.3.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật          10

2.   Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ÐTM)......................................................................................................... 11

2.1.   Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ÐTM................................ 11

2.2.   Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.................................................................................... 15

2.3.  Các tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường................................................................ 16

3.  Tổ chức thực hiện lập ÐTM...................................................................... 16

3.1.  Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường..................................... 16

3.2.  Danh sách những người trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường . 17

4.   Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.......................................................................................................... 19

4.1.  Phương pháp ÐTM................................................................................ 19

4.2.  Các phương pháp khác........................................................................... 23

5.  Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ÐTM................................................. 24

5.1.  Thông tin về dự án................................................................................. 24

5.2.   Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường................................................................................................... 25

5.3.  Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án..................................................................................................... 26

5.4.  Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án........................ 29

5.5.  Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ đầu tư: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án............. 33

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN............................................................. 35

1.1.  Thông tin về dự án................................................................................. 35

1.1.1.  Tên dự án........................................................................................... 35

1.1.2.  Tên Chủ đầu tư................................................................................... 35

1.1.3.  Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án............................................. 35

1.1.4.   Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án............................ 36

1.1.5.   Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.......................................................................................................... 37

1.1.6.   Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 38

1.2.   Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.................................... 39

1.2.1.   Các hạng mục công trình chính............................................................ 40

1.2.2.   Các hạng mục công trình phụ trợ......................................................... 46

1.2.3.   Các hoạt động của dự án...................................................................... 50

1.2.4.   Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường............................. 51

1.2.5.   Ðánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường....................................... 57

1.3.   Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.................................................................... 57

1.3.1.   Trong giai đoạn xây dựng.................................................................... 57

1.3.2.   Giai đoạn vận hành............................................................................. 66

1.3.3.   Các sản phẩm của dự án đầu tư............................................................ 66

1.4.   Công nghệ sản xuất, vận hành................................................................ 67

1.5.   Biện pháp tổ chức thi công..................................................................... 67

1.5.1.   Biện pháp tổ chức thi công chung........................................................ 67

1.5.2.   Biện pháp tổ chức thi công hạng mục công trình.................................. 68

1.6.   Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.................. 69

1.6.1.   Tiến độ thực hiện dự án....................................................................... 69

1.6.2.   Tổng mức đầu tư................................................................................. 69

1.6.3.   Tổ chức quản lý và thực hiện dự án...................................................... 69

Chương 2 ÐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ H®I VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.................... 70

2.1.   Ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................................... 70

2.1.1.   Ðiều kiện tự nhiên............................................................................... 70

2.1.2.   Ðiều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 72

2.1.3.   Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này.76

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án.................................................................. 77

2.2.1.   Ðánh giá hiện trạng các thành phần môi trường.................................... 77

2.3.   Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án................................................................ 83

2.4.   Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.................................. 84

Chương 3............................................................................................. 85

ÐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ÐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ÐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG........... 85

3.1.   Ðánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng......................................................................... 85

3.1.1.   Ðánh giá, dự báo các tác động............................................................. 85

3.1.2.   Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường................................................................... 108

3.2.   Ðánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành............................................................................. 118

3.2.1.  Ðánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải......................... 118

3.2.2.  Ðánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải.............. 120

3.2.3.   Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.. 121

3.3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............. 126

3.3.1.  Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án............. 126

3.3.3.   Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường của dự án    ........... 128

3.4.   Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo... 129

Chương 4................................................................................. 132

PHƯONG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯONG ÁN BỒI HOÀN ÐA DẠNG SINH HỌC.... 132

Chương 5 CHƯONG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 133

5.1.  Chương trình quản lý môi trường của chủ đầu tư................................... 133

5.2.  Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ đầu tư.................. 136

5.2.1.  Trong giai đoạn thi công dự án........................................................... 136

5.2.2.  Trong giai đoạn vận hành chính thức của dự án.................................. 137

5.2.3.  Kinh phí cho công tác quan trắc, giám sát môi trường......................... 137

Chương 6                                                                                                   KẾT

QUẢ THAM VẤN..................................................................................... 138

6.1.  Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng................................... 138

6.1.1.  Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.................... 138

6.1.2.   Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến............................................... 138

6.1.3.  Tham vấn bằng văn bản theo quy định............................................... 139

6.2.  Kết quả tham vấn cộng đồng................................................................ 139

6.3.  Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn............... 142

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT................................................... 143

1.   Kết luận................................................................................................. 143

2.   Kiến nghị............................................................................................... 143

3.   Cam kết................................................................................................. 144

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO................................................. 147

MỞ ĐẦU

1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

QÐ-TTg phê duyệt Ðiều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 20/3/2023, huyện An Dương được xác định là Khu D: Khu vực đô thị mở rộng phía Tây của khu vực đô thị trung tâm. Tính chất là trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistic, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ; từng bước xây dựng huyện An Dương cơ bản đạt các tiêu chí thành lập quận vào năm 2025.Huyện An Dương là cửa ngõ phía Tây của TP. Hải Phòng, có vị trí quan trọng, chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng và miền Bắc, đồng thời là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh. Trên địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của thành phố thu hút nhiều dự án đầu tư lớn của các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài.

Ðể đảm bảo tiến độ đưa An Dương là đơn vị hành chính cấp quận vào năm 2025 thì việc hoàn thiện các tiêu chí đô thị là hết sức cần thiết và cấp bách. Tại kỳ họp 17, HÐND huyện An Dương thông qua chủ trương đầu tư 33 dự án mới. Ðây là cơ sở để huyện hoàn thiện các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập phường, thành lập quận tại huyện. Căn cứ các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp, huyện An Dương sẽ đầu tư 17 dự án xây dựng các công trình để hoàn thiện tiêu chuẩn thành lập phường, quận khi thực hiện đề án thành lập đơn vị hành chính quận tại huyện. Các dự án này tập trung xây dựng công viên cây xanh tại 11 xã và sân thể thao tại 3 xã. Trong đó, có dự án xây dựng công viên cây xanh quy mô cấp đô thị rộng 22ha tại xã An Ðồng; còn lại là đầu tư xây dựng vườn hoa cây xanh tại các xã Ðồng Thái, An Hòa, Ðặng Cương, Hồng Phong, Hồng Thái, An Hồng, An Ðồng (2 dự án tại thôn Cái Tắt và thôn Trang Quan), Tân Tiến, Bắc Sơn, Nam Sơn.

Do đó, để kịp thời nâng cấp cơ sở hạ tầng huyện An Dương phục vụ chủ trương thành lập quận trong năm 2025, việc xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị), xã An Ðồng, huyện An Dương là hết sức cần thiết. Dự án thuộc loại đầu tư mới, thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân huyện An Dương (Nghị quyết số 59/NQ-HÐND ngày 14/11/2023 của Hội đồng nhân dân huyện An Dương về chủ trương đầu tư Dự án:

Xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị), xã An Ðồng, huyện An Dương, Nghị quyết số 35/NQ-HÐND ngày 13/6/2024 của Hội đồng nhân dân huyện An Dương về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị), xã An Ðồng, huyện An Dương ) thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí của pháp luật về đầu tư công, phạm vi thực hiện thuộc xã An Ðồng, huyện An Dương giai đoạn 1 có diện tích là 16,5 ha (trong đó có diện tích đất lúa 2 vụ khoảng 14,94 ha/22ha diện tích đất được thu hồi).

Dự án thuộc loại hình dự án quy định tại Mục II số thứ tự 6 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NÐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ theo quy định của pháp luật về đất đai).

Căn cứ điểm b khoản 1 Ðiều 30 và khoản 3 Ðiều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; điểm đ khoản 4 Ðiều 25 Nghị định số 08/2022/NÐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: dự án thuộc đối tượng phải thực hiện ÐTM, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Dự án “Xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị) xã An Ðồng, huyện An Dương giai đoạn 1” theo Nghị quyết số 59/NQ-HÐND ngày 14/11/2023 của Hội đồng nhân dân huyện An Dương về chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị), xã An Ðồng, huyện An Dương, Nghị quyết số 35/NQ-HÐND ngày 13/6/2024 của Hội đồng nhân dân huyện An Dương về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng công viên cây xanh  (cấp đô thị), xã An Ðồng, huyện An Dương ).

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Dương là cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hiện là Chủ đầu tư (Theo Quyết định 2959/QÐ-UBND ngày 14/11/2023 của UBND huyện An Dương về việc giao nhiệm vụ Chủ đầu tư và cho phép chuẩn bị đầu tư các dự án.

CHƯƠNG 1

1.1.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1.Tên dự án

Dự án Xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị) giai đoạn 1.

1.1.2.Tên Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện....

+ Ðại diện: .....  Chức vụ: Giám đốc

+ Ðịa chỉ: thị trấn An Dương, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.

Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2023-2026

1.1.3.Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Khu vực nghiên cứu dự án lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã An Ðồng – Huyện An Dương - thành phố Hải Phòng theo Quyết định số 515/QÐ- UBND ngày 23/02/2024 của UBND thành phố về việc phê duyệt Ðồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực đô thị An Dương, thành phố Hải Phòng

Vị trí của dự án được thể hiện ở hình 1.1 và hình 1.2.

Hình 1.1: Vị trí của Dự án và diện tích đất thu hồi trên địa bàn xã

Hình 1.2: Vị trí và diện tích đất xây dựng giai đoạn 1 của Dự án

Vị trí tiếp giáp của dự án:

+ Phía Tây Bắc giáp đất nông nghiệp.

+ Phía Nam và Tây Nam giáp tuyến đường quốc lộ 17B.

+ Phía Ðông và Ðông Bắc tiếp giáp sông Rế.

1.1.4.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Tổng diện tích 22ha, trong giai đoạn 1 của dự án thực hiện thu hồi 22ha và xây dựng công trình trên diện tích đất khoảng 16,5ha. Cụ thể:

Bảng 1.1: Tổn​g hợp hiện trạng sử dụng đất

 

STT

 

Chức năng sử dụng đất

Diện tích đất thu hồi (m2)

Diện tích đất thu hồi và xây dựng

(m2)

Tổng

(m2)

 

1

Ðất nông nghiệp (vườn ruộng)

43.797

122.035

165.832

 

2

Ðất mặt nước (Ao, rãnh, mương,…)

10.204

35.960

46.164

 

3

Ðất công trình tạm (sân, lán tôn, tường gạch,..)

999

7.005

8.004

 

Tổng

55.000

165.000

220.000

Trên diện tích đất 16,5 ha có hiện trạng như sau:

Toàn bộ khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là đất nông nghiệp, mương, ao thuỷ lợi, bờ đất. Ðịa hình trũng thấp.

Trong phạm vi ranh giới khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có công trình tạm trên đất nông nghiệp. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa và trồng hoa màu, .

+ Giao thông: Hệ thống đường giao thông hiện trạng chủ yếu là đường dân sinh, các tuyến đường bê tông và bờ đất. Tuyến tiếp giáp hướng Nam và Tây Nam là tuyến đường Quốc lộ 17B.

+ Nền hiện trạng: Cao độ nền trung bình của khu vực bãi lau sậy là +0.51m; cos đáy ao trung bình là -1,18; khu vực dân cư là 2.31m.

+ Cấp nước: Ðã có đường ống cấp nước sạch cho các hộ dân trên tuyến đường Quốc lộ 17B.

+ Thoát nước mưa: Hiện tại trong ranh giới dự án chưa có hệ thống thoát nước riêng, nước mưa chủ yếu tự thấm và chảy ra kênh hiện trạng một phần thoát vào hệ thống rãnh thu nước dọc bên Quốc lộ 17B.

+ Cấp điện và chiếu sáng: Ðường dây cấp điện cho khu vực dân cư hiện hữu nằm trên Quốc lộ 17B.

+ Hệ thống thông tin liên lạc: Khu vực hiện là vùng sản xuất nông nghiệp, không có công trình thông tin liên lạc trong ranh giới dự án. Tuy nhiên khu vực dự án đã được phủ sóng viễn thông không dây được cấp từ mạng thông tin di động của các nhà mạng VNPT, Mobifone, Viettel và các nhà mạng khác. Ngoài ra trên đường Quốc lộ 17B đã có đường dây thông tin hiện hữu.

1.1.5.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

*) Khoảng cách tới khu dân cư:

Dự án có giáp danh với khu dân cư hiện trạng trên đường Quốc lộ 17B. Dự án nằm phía sau nhà của các hộ dân đó (khoảng 20 hộ) về phía Nam và Tây Nam của dự án.

*) Khoảng cách tới các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Bảng 1.2: Khoảng cách tới các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án

STT

Yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khoảng cách (m)

Ghi chú

1

Khu dân cư

100

 

2

UBND xã An Ðồng

2.000

 

3

Trạm Y Tế xã An Ðồng

1.300

 

4

Trường tiểu học An Ðồng

1.000

 

5

Ðình Vân Tra

1.400

 

6

Chùa Vân Tra

800

 

7

Sông Rế

500

 

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1.Mục tiêu của dự án

Dự án: Xây dựng công viên cây xanh (cấp đô thị) nhằm kết nối đồng bộ và hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong khu nhằm cải thiện thực trạng các khu vực đất trống, đất sử dụng không hiệu quả, đất không đảm bảo cảnh môi trường; góp phần nâng cấp chỉ tiêu cây xanh theo quy định, tạo điểm nhấn cho cảnh quan kiến trúc khu vực; tạo khu vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí, môi trường sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp; góp phần cải thiện chất lượng đời sống tinh thần, đáp ứng lòng mong mỏi, nguyện vọng của cử tri và nhân dân xã; hoàn thiện các tiêu chí thành lập phường, xây dựng huyện An Dương thành đơn vị hành chính quận trước năm 2025.

Dự án sau khi hoàn thiện, cải thiện cảnh quan khu vực, vệ sinh môi trường tốt, cải thiện đời sống sinh hoạt của nhân dân đặc biệt là vấn đề cảnh quan và môi trường đô thị.

Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và quy hoạch được duyệt, đảm bảo khớp nối đồng bộ giữa khu vực xây dựng mới và khu vực cải tạo, khớp nối với các dự án đó và đang triển khai trong khu vực.

1.1.6.2.Loại hình, quy mô, công suất của dự án

Loại hình của dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật.

Quy mô, công suất của dự án: Diện tích xây dựng khoảng 16,5 ha

Dư án được xây dựng bao gồm các hạng mục sau :

  • Hạng mục : San lấp mặt bằng
  • Hạng mục: Xây dựng quảng trường
  • Hạng mục: Xây dựng hồ điều hoà
  • Hạng mục: Giao thông (đường nội bộ, đường dạo)
  • Hạng mục: Trồng cây xanh
  • Hạng mục : Xây dựng hệ thống thoát nước mưa
  • Hạng mục : Xây dựng hệ thống thoát nước thải
  • Hạng mục : Xây dựng hệ thống cấp nước
  • Hạng mục : Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng

1.1.6.3.Công ngh͏ thi công của dự án

Quy trình triển khai dự án được thực hiện như sau:

Hình 1.3: Quy trình triển khai dự án

Dự án không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.

1.2.CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

​Các hạng mục công trình trong dự án là các hạng mục đầu tư xây dựng của dự án bao gồm:

  • Các hạng mục công trình chính: hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án: San nền, tổ chức giao thông, hồ cảnh quan, cây xanh, quảng trường
  • Các công trình phụ trợ: Thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước, cấp điện, công trình phụ trợ thiết yếu khác (nhà vệ sinh).

Bảng 1.3: Các hạng mục công trình chính của dự án

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Khối lượng

Ghi chú

1

Quảng trường sản đón tiếp

m2

2.785

 

2

Quảng trường sản tổ chức sự kiện

m2

7.845

 

3

Hồ trung tâm

m2

41.525

 

4

Sân tập thể dục

m2

2.558

 

5

Sân chơi trẻ em

m2

1.210

 

6

Ðường dạo công viên

m2

19.786

 

7

Ðường giao thông

m2

12.966

 

8

Khu vệ sinh công cộng

m2

80

 

9

Vườn hoa cây xanh, thảm thực vật

m2

76.172

 

10

Chòi nghỉ

m2

73

 

11

Trạm biến áp

m2

 

 

 

Tổng

 

165.000

 

Hình 1.4: Tổng mặt bằng của Khu vực dự án

1.2.1.Các hạng mục công trình chính

1.2.1.1.San nền

- Căn cứ vào đường hiện trạng và Quyết định 510/QÐ-UBND ngày 08/3/2018 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt Thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; để thiết kế đảm bảo các yếu tố sau:

+ Ðảm bảo sự tiêu thoát nước tự chảy, không ngập lụt trong quá trình sử dụng.

+ Ðảm bảo sự thống nhất của hệ thống thoát nước mưa trong khu vực xây dựng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu, thoát nước hiện có của khu vực lân cận.

+ Hướng thoát nước về phía hệ thống thoát nước nằm trên các trục đường giao thông tiếp giáp và thoát về phía ruộng.

+ Dự kiến cốt nền xây dựng hoàn thiện từ +2.46 đến +2.6m (Hệ cao độ lục địa) để đảm bảo kết nối với đường hiện trạng.

Vật liệu san nền: tận dụng khối lượng đất đào hồ; nếu thiếu sẽ sử dụng cát đen (cát san nền), riêng các ô cây xanh tận dụng đất đào từ lớp bề mặt hữu cơ.

Yêu cầu về kỹ thuật đắp nền: Ðắp cát thành từng lớp dày 20-30cm, tưới nước, lu lèn đạt K90 ở từng lớp rồi mới đắp tiếp các lớp sau cho đến khi đạt cao độ thiết kế.

Trước khi san lấp hút bỏ lớp bùn ao trung bình 50cm, bóc lớp hữu cơ bãi lau sậy trung bình 40cm và bóc hữu cơ đất vườn trung bình 20cm.

San lấp bằng cát đen. Cao độ san lấp đất xây dựng công viên là +2.17m; phần hồ điều hoà đào bùn hữu cơ tạo hồ cos cao độ trung bình từ +0.00 đến 0.50m.

Diện tích đào là 96485,85m2, khối lượng đào là 36266,97m3. Khối lượng san lấp cát đen là 197555,82m3.

1.2.1.2.Thiết kế hồ cảnh quan, khu cây xanh

+ Ðiểm nhấn trong công viên đô thị là khu vực hồ trung tâm

+ Phương án quy hoạch được tổ chức theo các khu vực chính: hồ điều hoà; khu quảng trường, khu vui chơi, cây xanh, các công trình phụ trợ và đất giao thông.

+ Kết nối không gian cảnh quan khu vực lập quy hoạch với các khu vực lân cận bằng nhiều lối tiếp cận: 02 quảng trường

+ Khoảng lùi xây dựng các tuyến đường tổ chức không gian mở, mảng xanh, bố trí cây xanh, … tạo không gian mở cho người đi bộ.

+ Tại khu vực đường giao thông kết nối phía ngoài quảng trường bố trí các khu chức năng khác nhau như: Khu tập thể dục, khu vui chơi trẻ em, khu vui chơi thanh thiếu niên, khu chòi nghỉ, đảm bảo các khu chức năng được kết nối chặt chẽ và mạch lạc thuận tiện cho việc đi lại tiếp cận của người dân.

+ Các khu công viên cây xanh được bố trí đan xen giữ các khu chức năng và quảng trường tạo nên nhưng mảng đặc rỗng hợp lý và hài hòa.

+ Hồ điều hoà bố trí khu vực hài hoà cảnh quang chung tạo không gian thoáng mát, thư giãn, phục vụ tiêu thoát nước khu vực.

+ Quy hoạch sử dụng đất khu công viên cây xanh đảm bảo mật độ xây dựng gộp tối đa không quá 5% theo quy chuẩn quy hoạch.

*Kè loại 1 (L=780m)

- Kết cấu gồm sườn đứng kè, giằng đỉnh kè, giằng giữa kè giằng chân kè và mặt kè. Ðộ dốc mặt kè từ cos +0.500 đến +2.800. Bê tông giằng, sườn kè dùng bê tông M250(B20) đá 1x2. Mặt kè bằng gạch Taluy 500x500x50mm. Giằng chân kè BTCT đỡ bằng chân khay đá hộc VXM M100, đá dăm lót móng dày 10cm, cát đen và gia cố cọc tre 2,7m, 25 cọc.

*Kè loại 2 (L=80m)

Kết cấu gồm dầm bờ kè, đá hộc, giằng, cổ cột và móng kè. Kè sâu 2,8m sao với cos đường thiết kế. Dầm, giằng, cổ cột và bê tông đáy móng bằng BTCT, bê tông M250(B20) đá 1x2. Dưới móng có gia cố cọc tre d60-d80 dài 2,7m, mật độ 25 cọc/m2.

Lắp dựng lan can kè hồ tổng chiều dài 100m. Lan can cao 1.1m, bằng inox hộp 50x50x2(mm) a100, trụ lan can inox hộp 100x100x3mm

*) Cống hộp

Cống hộp tổng chiều dài 160m. Ðắp đê quai xanh ngăn nước thi công loại 1 dài 60m, loại 2 dài 100m bằng đất tận dụng và cọc tre phên nứa, gia cố cọc tre d60-d80 dài 2,7m mật độ 25 cọc/m2.

Thân cống đôi BTCT M300 đá 1x2 kích thước 1000x1500mm, dưới đổ bê tông lót M150 đá 4x6 dày 30cm, gia cố cọc tre d60-d80 dài 2,7m mật độ 25 cọc/m2.

Giàn van cao 4,8m; trên lắp dựng lan can bằng thép ống.

*) Cây xa​nh:

Ðổ đất màu trồng cây diện tích khoảng 57.200m2; đất màu dày trung bình 20cm, trồng cỏ gá gừng.

Cây bóng mát cảnh quan: Các loại cây xanh bóng mát cảnh quan được trồng các loại cây theo Quyết định 2464/2015/QÐ-UBND của UBND TP Hải Phòng Ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Trồng cây xanh gồm:

+ Cây bóng mát cảnh quan (loại 1): cây long lão, cây phượng, cây xà cừ, kích thước hố trồng 800x800x700mm.

+ Cây bóng mát cảnh quan (loại 2): Cây ban, cây chuông vàng, cây muồng hoàng yến, kich thước hố trồng 500x500x500mm.

- Ðào hố trồng cây xanh cây loại 1 và 3 chiều sâu 0,7m; kích thước đáy hố 0,6x0,6m. Trồng cây loại 2 sâu 0,5m; kích thước đáy hố 0,5x0,5m.

Trồng cây xanh gồm:

 

STT

 

Chủng loại

Tên cây

Tông số

 

Số lượng

Đường kính gốc

(mm)

Chiều cao

(m)

 

1

Cây bóng mát

cảnh quan tầm

cao

Cây Long Não

Cây xà cừ

Cây phượng

 

D200

 

3,5-4m

27 cây

27 cây

27 cây

 

2

Cây bóng mát cảnh quan tầm thấp

Cây hoa ban + bằng lăng tim

Cây chuông vàng

Cây muồng Hoàng Yến

 

D1500- 200

 

2-3m

107 cây

107 cây

107 cây

 

3

Cây bóng mát

cảnh quan tầm

cao

Cây xà cừ

Cây phượng

 

D200

 

3,5-4m

33 cây

33 cây

4

Thảm cỏ

Cỏ lá gừng

 

 

4500m2

5

Hàng rào cây

(rộng 0.5m)

Cây dâm bụt

 

 

 

1.2.1.3.Thiết kế đường giao thông

- Giao thông đối nội:

+ Quy hoạch giao thông gồm hệ thống quảng trường kết hợp cùng các tuyến đường dạo nội bộ, kết cấu dự kiến lát gạch.

STT

Mặt cắt

Lộ giới (m)

Mặt đường (m)

Vỉa hè (m)

1

MC4-4

9

9

0

2

MC5-5

7

7

0

3

MC6-6

5

5

0

+ Bó vỉa bồn cây dự kiến dùng viên đá tự nhiên

- Giao thông đối ngoại: Các tuyến đường giao thông tiếp giáp ranh giới công viên theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực đô thị An Dương, thành phố Hải Phòng được quy định tại Quyết định số 515/QÐ-UBND ngày 23/ 02/2024 của UBND thành phố gồm:

STT

Mặt cắt

Lộ giới (m)

Mặt đường

(m)

Dải phân

cách (m)

Vỉa hè (m)

1

MC1-1

28

8+8

2

5+5

2

MC2-2

30

7,5+7,5

5

5+5

3

MC3-3

16

8

0

4+4

Tuyến đường giao thông đối ngoại tổng chiều dài khoảng 802,78m

Ðường giao thông B mặt = 8m, độ dốc mặt đường 2%.

Vỉa hè hai bên rộng mỗi bên trung bình 4m, độ dốc hè 4% và 1.5%.

* Kết ​cấu mặt đường làm mới + mở rộng nút giao thông:

+ Bê tông nhựa chặt loại BTNC 12,5 dày 7cm.

+ Lớp nhựa thấm bám, tiêu chuẩn nhựa 1,0kg/m2

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm.

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 25cm.

+ Cấp phối đất núi k=0.98 dày 30cm.

+ Ðắp cát hạt mịn k=0.98 dày 30cm.

+ Ðắp cát hạt mịn k=0.95 dày 30cm.

+ Ðắp cát hạt mịn tôn nền k=0.90

+ Vải địa kỹ thuật ASTMD >= 12kn/m

* Kết cấu mặt đườn​g làm mới qua ruộng trũng:

+ Bê tông nhựa chặt loại BTNC 12,5 dày 7cm.

+ Lớp nhựa thấm bám, tiêu chuẩn nhựa 1,0kg/m2

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 25cm

+ Cấp phối đất núi k=0.98 dày 30cm

+ Ðắp cát hạt mịn k=0.98 dày 30cm

+ Ðắp cát hạt mịn k=0.95 dày 30cm

+ Ðắp cát hạt mịn tôn nền k=0.90

+ Vải địa kỹ thuật ASTMD >= 12kn/m

+ Gia cố cọc tre, l=4m, mật độ 20 cọc/m2.

* Kết cấu hè​ đường:

+ Lát gạch bê tông giả đá 300x600.

+ Lớp vữa lót VXM M75.

+ Lớp bê tông đá 1x2, M200.

+ Lớp nilong chống mất nước bê tông.

+ Ðắp đất độ chặt k=0.95

+ Bó vỉa bằng bê tông đúc sắn giả đá.

* Thiết kế hệ thống biển báo an toàn giao thông

+ Trên tuyến bố trí các biển báo an toàn giao thông và cọc tiêu chỉ dẫn theo Quy chuẩn 41/2019-BGTVT về báo hiệu đương bộ.

+ Tất cả các loại sơn điều là sơn dẻo nhiệt, phản quang đảm bảo để người lái xe có thể nhận biết được cả vào ban ngày lẫn ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 7887:2008 về màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ.

* Trồng cây xanh hai bên đường

+ Cây xanh trông trên hè đảm bảo chủng loại, khoảng cách theo quy chuẩn tại quyết định số 264/2015/QÐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố. Khoảng cách trồng giữa các cây từ 8-10m/cây. Bố trí hài hòa, không xung đột với hố ga và các công trình hạ tầng hiện có.

+ Ô trồng cây kích thước 1,2x1,2m xây gạch không nung, độ sâu hố 1,7m.

+ Nắp composite bảo vệ gốc cây.

Hình 1.5: Mặt cắt điển hình đường giao thông

1.2.1.4.Thiết kế sân đường dạo, quảng trường

Sân S1 (S=10.500 m2) gồm các lớp kết cấu: lớp cát đen san lấp, lớp đất núi san gạt đầm chặt K95 dày trung bình 30cm, lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày trung bình 15cm, lớp nilong chống mất nước, lớp bê tông đá 1x2 mác 200(B15) đá 1x2 đánh mặt dày 18cm, cắt khe co giãn sân, đánh mặt nền sân bê tông.

Sân S2, sân đường dạo (S=22.800 m2); gồm các lớp kết cấu: lớp cát đen san lấp, lớp đất núi san gạt đầm chặt K95 dày trung bình 30cm, lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày trung bình 15cm, lớp nilong chống mất nước, lớp bê tông đá 1x2 mác 200(B15) đá 1x2 RN=85kg/cm2 dày 18cm, cắt khe co giãn sân, đánh mặt nền sân bê tông.

Cắt khe co giãn nền bê tông.

Tam cấp: Tam cấp dài 160m gồm 3 bậc, xây gạch không nung VXM M75, mặt bậc rộng 25cm, cổ bậc cao 15cm.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com