Báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì

Báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì công suất 100 tấn sản phẩm/ngày tương tương 33.000 tấn sản phẩm/năm. Phụ phẩm bã mì: 120 tấn/ngày.

Ngày đăng: 05-10-2024

59 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. i

DANH MỤC VIẾT TẮT.. iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.. iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.. v

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 6

1.1. Tên chủ cơ sở. 6

1.2. Tên cơ sở. 6

1.2.1. Địa điểm thực hiện cơ sở. 6

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở. 8

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở. 8

1.3.2. Các hạng mục công trình của Cơ sở. 9

1.3.3. Công nghệ sản xuất của cơ sở. 11

1.3.4. Danh sách máy móc, thiết bị sản xuất 14

1.3.5. Sản phẩm của cơ sở. 17

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở. 17

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở. 22

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,  KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 27

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 27

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 27

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 33

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 33

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 33

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 34

1.3. Xử lý nước thải 36

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 51

2.1. Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển. 51

2.2. Giảm thiểu bụi xung quanh nhà máy và từ kho tập kết nguyên liệu. 51

2.3. Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ công đoạn đóng bao thành phẩm.. 52

2.4. Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ hệ thống sấy tinh bột khoai mì 54

2.5. Giảm thiểu tác động do khí thải phát sinh từ khu vực chứa bã mì, hồ xử lý nước thải yếm khí phát sinh khí H2S, NH3, CH4. 54

2.6. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 54

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 54

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 57

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 60

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 62

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. 72

8. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp. 73

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học. 73

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 74

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 74

2. Nội dung đê nghị cấp phép đối với khí thải 79

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 81

4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại 83

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 86

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải. 86

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải. 87

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 90

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 90

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật. 90

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 90

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 91

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở. 91

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm. 91

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 92

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 98

MỞ ĐẦU

A.XUẤT SỨ CỦA DỰ ÁN

Công ty TNHH .. Việt Nam (tên cũ Công ty Liên doanh .... Việt Nam) được thành lập theo Giấy phép đầu tư cấp lần đầu tiên số 183/04/QĐ-GP-TNh ngày 12/9/2000 do UBND tỉnh Tây Ninh cấp về việc thành lập Công ty Liên Doanh .... Việt Nam. Sau đó được sự đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh chứng nhận đăng ký lại từ loại hình Công ty Liên Doanh .... Việt Nam sang Công ty TNHH .... Việt Nam ngày 30/6/2008 theo Giấy chứng nhận đầu tư số ....., đến nay đã thay đổi lần 6 theo giấy phép đầu tư số ...... ngày 02/12/2013.

Năm 2000, Công ty lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì và được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 358/QĐ-BKHCNMT ngày 22/3/2001.

Năm 2003, Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì .... đi vào hoạt động sản xuất với sản phẩm là tinh bột mì, công suất 33.000 tấn tinh bột/năm.

Năm 2009, Công ty đã thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn lưu nước thải tái sử dụng nhằm hạn chế xả nước thải ra môi trường, hoạt động cho đến nay.

Năm 2015, Công ty lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì và được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 10/4/2015.

Năm 2015, Công ty được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận số 1570/GXN-STNMT ngày 20/4/2015 về việc đã thực hiện hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc Công ty TNHH .... Việt Nam.

Hiện trạng dự án: Hiện tại Công ty đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình chính, hạng mục công trình phụ trợ và hạng mục công trình bảo vệ môi trường và lắp đặt hoàn thiện máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất tinh bột khoai mì theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt tại Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 10/4/2015.

Về công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện:

Đối với nước thải: Công ty đã xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, với công suất thiết kế của hệ thống là 3.000 m3/ngày.đêm đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận số 1570/GXN-STNMT ngày 20/4/2015.

Đối với khí thải: Công ty đã lắp đặt 01 lò đốt sử dụng nhiên liệu là khí biogas thu hồi từ HTXLNT để sấy bột nên công ty không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, Khí thải được phát tán trực tiếp qua ống thải cao 20m

Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại: Công ty đã cho bố trí kho chứa bã mì, kho chứa chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định.

Căn cứ vào quy mô công suất, vốn đầu tư và các hồ sơ pháp lý đã được phê duyệt: ta xét nhóm Dự án dựa vào các văn bản pháp luật sau để thành lập Báo cáo:

Khoản 4, Điều 8 và Khoản 3, Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và Nghị định số 40/2020/NĐ – CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công: Dự án thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về Đầu tư công.

Căn cứ phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022: “Cơ sở thuộc mục số 14, cột 3 danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn”.

Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, dự án thuộc Nhóm I, mục số 3 “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 phụ lục II”.

Căn cứ Khoản 1, Điều 39 “Đối tượng phải có giấy phép môi trường” của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Trên cơ sở đó, Công ty TNHH .....Việt Nam tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, công suất 100 tấn thành phẩm/ngày” tại......, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục X “Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II” ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH .............. VIỆT NAM

- Địa chỉ văn phòng: ....., ấp Cầu, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

- Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: .....   

- Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại:......     

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:... đăng ký lần đầu ngày 12/9/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 29/5/2020 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.

1.2. Tên cơ sở

1.2.1. Địa điểm thực hiện cơ sở

“NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT KHOAI MÌ”

- Địa điểm cơ sở: ....., ấp Cầu, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

- Nhà máy được triển khai tại.....xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tổng diện tích đất của dự án là 395.981,4 m2 với các phía tiếp giáp như sau:

  • Phía Đông : giáp đất nông nghiệp.
  • Phía Tây: giáp Suối Cạn;
  • Phía Nam: giáp vùng trồng mì, mía;
  • Phía Bắc: giáp đường liên xã Tân Phong – Hòa Hiệp.

Xung quanh nhà máy không có Chùa, di tích lịch sử, nghĩa trang. Mật độ dân cư trong khu vực thưa thớt, xen kẽ là đất canh tác nông nghiệp và đất ruộng.

Với vị trí này Nhà máy có một số thuận lợi sau:

  • Xung quanh cơ sở rộng thoáng;
  • Gần vùng nguyên liệu dồi dào, chi phí vận chuyển nguyên liệu thấp;
  • Đường giao thông thuận lợi, có tuyến lưới điện quốc gia hoàn chỉnh;
  • Khu vực có trữ lượng nước mặt dồi dào và chất lượng nước khá tốt.

Bảng 1. Tọa độ móc ranh giới khu đất nhà máy

Điểm góc

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

 

Điểm góc

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

M1

1272674,51

554769,91

 

M10

1272928,86

555197,85

M2

1272752,17

555102,87

 

M11

1271921,82

555151,66

M3

1272757,42

555130,57

 

M12

1271930,50

555121,20

M4

1272780,18

555234,63

 

M13

1271967,83

555032,97

M5

1272785,37

555257,90

 

M14

1272000,05

554959,68

M6

1272461,06

555331,76

 

M15

1272184,56

554880,35

M7

1272266,34

555374,96

 

M16

1272213,07

554872,12

M8

1271963,44

555441,05

 

M17

1272346,51

554844,05

M9

1271932,74

555235,19

 

M18

1272348,70

554843,56

Vị trí nhà máy trong khu vực:

Hình 1. Hình ảnh vị trí Cơ sở trên vệ tinh

1.2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

Giấy chứng nhận đầu tư số ...... chứng nhận lần đầu ngày 12/9/2000, chứng nhận thay đổi lần thứ 11 ngày 17/7/2021.

1.2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của nhà máy chế biến tinh bột khoai mì do Công ty TNHH ... Việt Nam làm chủ dự án số 741/QĐ- UBND ngày 10/4/2015.

Giấy xác nhận số 1570/GXN-STNMT, ngày 20/4/2015 về việc đã thực hiện hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc Công ty TNHH .... Việt Nam do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số .......ngày 24/12/2021; Cơ quan cấp: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh.

Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số .....(cấp lần 3) ngày 22/9/2011; Cơ quan cấp: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh.

1.2.4. Quy mô của cơ sở:

Căn cứ: Khoản 4, Điều 8 và Khoản 3, Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ – CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công: dự án có tổng vốn đầu tư là 75.778.442.475 VNĐ (Bảy mươi lăm tỷ bảy trăm bảy mươi tám triệu bốn trăm hai mươi hai ngàn bốn trăm bảy mươi lăm đồng) thì dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Căn cứ phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, dự án thuộc mục số 14, cột 3 loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn.

Căn cứ phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, dự án thuộc Nhóm I, mục số 3 “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 phụ lục II”.

Căn cứ Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Trên cơ sở Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp Quyết định số 741/QĐ- UBND ngày 10/4/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của nhà máy chế biến tinh bột khoai mì do Công ty TNHH ..... Việt Nam làm chủ dự án, Giấy xác nhận số 1570/GXN-STNMT, ngày 20/4/2015 về việc đã thực hiện hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc Công ty TNHH ..... Việt Nam do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp. Công ty TNHH ... Việt Nam tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì” tại Số 043, ấp Cầu, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Công suất sản xuất:

  • Tinh bột mì: 100 tấn sản phẩm/ngày tương tương 33.000 tấn sản phẩm/năm.
  • Phụ phẩm bã mì: 120 tấn/ngày.

STT

Tên sản phẩm

Công suất

Đơn vị

1

Tinh bột mì khô

100

Tấn/ngày

2

Phụ phẩm bã mì

120

Tấn/ngày

1.3.2. Các hạng mục công trình của Cơ sở

Tổng diện tích đất sử dụng của Cơ sở là 395.981,4 m2 (theo bản trích đo chỉnh lý bản đồ địa chính ngày 06/7/2017 của UBND xã Tân Phong). Hiện tại, Công ty đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và công trình bảo vệ môi trường để phục vụ hoạt động sản xuất tại Cơ sở. Chi tiết khối lượng các hạng mục công trình xây dựng được trình bày tại bảng sau:

Bảng 2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của cơ sở

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỉ lệ (%)

1

Xưởng sản xuất

1.200

0,30

2

Xưởng cơ khí & kho vật tư

900

0,23

3

Kho chứa bột 1

2.400

0,61

4

Kho chứa bột 2

1.800

0,45

5

Bãi chứa củ

1.800

0,45

6

Văn phòng

362

0,09

7

Nhà bảo vệ

12

0,01

8

Nhà xe

235

0,06

9

Căn tin

228

0,06

10

Khu xử lý nước sạch

3.073

0,78

11

Khu xử lý nước thải

201.052

50,77

12

Kho chất thải rắn công nghiệp thông thường

51

0,01

13

Kho chất thải nguy hại

18

0,01

14

Bãi chứa bã mì sau khi ép

840

0,21

15

Cây xanh, đường nội bộ

182.010,4

45,96

 

Tổng cộng

395.981,4

100

 (Nguồn: Công ty TNHH .....Việt Nam, 2024)

l.Kết cấu các hạng mục

Các công trình chính

  • Nhà xưởng sản xuất, nhà kho: Có kết cấu khung BTCT, móng BTCT; nền xi măng láng phẳng; tường xây gạch và kết cấu thép, tráng vữa và sơn; thiết kế lấy sáng và thông gió tự nhiên; mái lợp tôn, mái khung vì kèo thép.
  • Bãi chứa nguyên liệu: Giải pháp kết cấu chính của kho nguyên liệu là BTCT, khung BTCT chịu lực, mái được lợp tole.
  • Nền nhà được đổ bêtông, láng phẳng thuận tiện cho việc phục vụ công nghệ sản xuất.
  • Xung quanh nhà máy, nền đất được tạo độ dốc đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa lũ.

Các công trình phụ trợ

  • Cổng tường rào: Xây gạch, quét vôi, bổ trụ (200x300), cao 2,5m.
  • Sân đường nội bộ: bê tông.
  • Hệ thống cây xanh: Các loại hoa, cây cảnh trồng xung quanh khuôn viên và tạo nhiều khóm hoa tạo cảnh quan đẹp.
  • Hệ thống cấp điện: Mạng điện cấp sử dụng phục vụ hoạt động cho toàn bộ nhân dân địa phương được cấp từ mạng lưới điện lưới quốc gia – Công ty TNHH MTV điện lực Tây Ninh.

Hệ thống thoát nước:

Hệ thống ống thoát nước mưa:

  • Hiện tại khu vực dự án chưa có mạng lưới thoát nước. Nước mưa được thu gom theo rãnh riêng. Ở đây một phần tự thấm phần còn lại thoát theo địa hình tự nhiên.
  • Hệ thống thoát nước được thiết kế bảo đảm tiêu thoát được nước trong điều kiện bất lợi nhất.

Hệ thống ống thoát nước thải:

  • Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn sau đó được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy.
  • Nước thải sản xuất thu gom và dẫn về Trạm xử lý nước thải tập trung có nhiệm vụ xử lý nước thải của nhà máy đạt quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT, Cột A.
  • Cây xanh: Cây xanh trong nhà máy, dự án được bố trí dọc hai bên đường và ở khu vực trống giữa các nhà xưởng và công trình kiến trúc nhằm giảm độ ô nhiễm, tiếng ồn, cải thiện môi trường khu vực đồng thời làm tăng thêm mỹ quan cho nhà máy. Theo thiết kế xây dựng, tổng diện tích cây xanh tại dự án đảm bảo 20% diện tích đất xây dựng đúng theo quy định.
  • Hệ thống giao thông: Đường giao thông nội bộ của Dự án được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho lưu thông.

Hệ thống chống sét:

  • Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.
  • Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10Ω và được tách riêng với hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện.
  • Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.
  • Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

Hệ thống PCCC

  • Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.
  • Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

1.3.3. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình sản xuất tinh bột mì:

Hình 2. Quy trình sản xuất của nhà máy

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Trước khi đưa khoai mì vào sản xuất, khoai mì tươi được cân và xác định hàm lượng tinh bột nhằm xác định giá cả.

Từ nguyên liệu là củ mì tươi có hàm lượng: 59 -70% nước; 0,9 – 2,3 protein thô; 0,1 – 0,7% chất béo; 20 – 40% tinh bột; 0,8 – 2% chất khoáng và khoảng 0,01% axit prussic tính theo khối lượng. Thông thường trong khoai mì có chứa 25% tinh bột.

Từ bãi tập trung nguyên liệu, khoai mì được xe xúc đưa vào các phễu nạp liệu. Dưới miệng phễu làm bằng băng tải. Qua băng tải, công nhân có thể nhặt bỏ những củ thối hay các tạp chất khác dính vào củ mì.

Tiếp theo là công đoạn rửa, rửa sạch các loại cặn bẩn bám trên bề mặt của củ mì.

Băng tải là thiết bị làm tróc vỏ, đồng thời có kết hợp rửa sơ bộ nhằm tách đất cát và vỏ ra khỏi củ.

Củ mì từ băng tải được chuyển vào máng rửa củ. Máng này được chia làm hai ngăn, một ngăn chứa nước để củ mì có thể ngâm hoàn toàn trong nước (gọi là công đoạn rửa ngâm nước) và ngăn kia có đục lỗ ở dưới đáy để thoát nước đi (công đoạn rửa khô). Dọc theo máng là một trục quay có gắn nhiều chân vịt cố định trải đều trên khắp trục. Khi trục này quay, các chân vịt sẽ vừa trộn củ vừa đẩy củ ra khỏi máng ngâm nước đến máng rửa khô và cuối cùng là đến máy băm củ.

Sau khi được băm nhỏ bằng những dao cắt đường kính 500mm, tốc độ vòng quay là 1.400 vòng/phút, khoai mì được chuyển vào máy nghiền, mài để được nghiền nát thành hỗn hợp bã lỏng và đưa vào bồn chứa và được tiếp tục bơm vào máy phân tích.

Tại máy phân tích, bột được tách ra khỏi các chất xơ, mủ, vỏ... và ở dạng nước hòa lẫn với xác củ mì. Nước bột được bơm vào ống phân phối. Ống này có 03 van để đưa bột xuống 03 máy. Mỗi máy có 01 van nước và 01 van hóa chất vào. Sau quá trình ly tâm này, sản phẩm sẽ biến thành hai dạng: dạng xác và dạng nước bột mì.

Dạng xác bột mì này được đưa vào các máy phân phối, máy ly tâm để tách tinh bột ra khỏi xác mì. Xác mì được vắt kiệt, sau đó được đưa đi nén ép nhờ băng tải và thiết lập ép để tách nước tự do, sau đó được tải ra bãi chứa.

Dạng nước bột mì tuần tự được đưa qua các công đoạn trích ly tinh, phân ly, trích ly cuối cùng là lọc ly tâm kiệt. Sản phẩm sau công đoạn này là bột ẩm với độ ẩm khoảng 32–35% và được vít tải đưa qua hệ thống sấy. Nước thải từ quá trình trích ly, chiết xuất và lọc được tuần hoàn tái sử dụng cho công đoạn rửa sơ bộ và rửa sạch củ mì.

Hệ thống sấy sẽ sấy bột bằng không khí nóng theo nguyên tắc tránh cho sản phẩm không bị hồ hóa bởi nhiệt độ quá cao. Do vậy nhiệt độ sấy phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sấy. khi nhiệt độ đã đạt mức cho phép, tinh bột được thổi vào xyclon để làm nguội. sau đó, tinh bột được chuyển qua rây để kiểm tra độ đồng nhất và độ mịn của sản phẩm và cuối cùng là cân tĩnh, đóng bao và đưa vào khu vực bảo quản.

Quy trình ép bã mì:

Hình 3. Quy trình ép bã mì

Thuyết minh quy trình:

Phụ phẩm bã mì sau khi được vắt kiệt từ công đoạn trích ly – chiết suất được đưa đi nén ép nhờ băng tải. Bã mì theo băng tải đi vào máy ép bã, tại đây máy ép đã mì nhằm tách nước ra khỏi bã mì. Bã mì sau khi sép theo băng tải ra bãi chứa bã mì và được bán cho đơn vị có nhu cầu.

Nước thải từ quá trình ép bã được thu gom và theo đường ống dẫn về hệ thống xử lý nước thải để xử lý.

1.3.4. Danh sách máy móc, thiết bị sản xuất

Bảng 3. Danh mục các máy móc thiết bị của cơ sở

Stt

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng

I

Rửa nạp liệu

 

 

 

  1.  

Phễu nạp liệu

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Băng tải cao su 1

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Lược đất

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Băng tải bẩy đá

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Bẩy đá

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Hồ rửa

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Băng tải cao su 2

Bộ

01

Hoạt động tốt

II

Nghiền củ

 

 

 

  1.  

Dao băm

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Đĩa phân phối

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Vít tải máy nghiền, van lật máy nghiền

Bộ

04

Hoạt động tốt

  1.  

Máy nghiền

Bộ

04

Hoạt động tốt

III

Trích ly bột

 

 

 

  1.  

Ly tâm cỡ lớn

Bộ

25

Hoạt động tốt

  1.  

Ly tâm ngang

Bộ

04

Hoạt động tốt

  1.  

Ly tâm ngang

Bộ

04

Hoạt động tốt

  1.  

Vít truyền tải xác

Bộ

04

Hoạt động tốt

  1.  

Cyclon tách cát cỡ lớn có giá đỡ

Bộ

02

Hoạt động tốt

  1.  

Bồn thu tinh bột

Bộ

08

Hoạt động tốt

  1.  

Bồn nước thải

Bộ

02

Hoạt động tốt

IV

Xử lý khối bột

 

 

 

  1.  

Máy ép xác

Bộ

05

Hoạt động tốt

  1.  

Băng tải xác

Bộ

04

Hoạt động tốt

V

Xử lý nước bột và tách nước

Bộ

 

 

  1.  

Bơm nước bột “Taki” 100-33 1 bộ nguyên và 1 bộ rời

Bộ

02

Hoạt động tốt

  1.  

Bơm nước bột 4 “80/33” 2 bộ nguyên và 1 bộ rời

Bộ

03

Hoạt động tốt

  1.  

Bơm nước bột 4 “80/33”

Bộ

07

Hoạt động tốt

  1.  

Máy ly tâm DH

Bộ

06

Hoạt động tốt

  1.  

Khớp ly hợp cho máy ly tâm DH

Bộ

06

Hoạt động tốt

VI

Sấy bột

 

 

 

  1.  

Máy đánh tơi

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Máy đun nóng khí

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Vít tải bột ướt

Bộ

03

Hoạt động tốt

  1.  

Đồng hồ nhiệt độ

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Lò sấy

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Bồn xông dầu

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Quạt nén

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Quạt sấy

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Quạt hút lò sấy

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Lưới quạt hút

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Quạt làm nguội

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Lọc khí nguội

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Ống dẫn khí nóng

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Ống dẫn khí nguội

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Cyclon nhỏ

Bộ

04

Hoạt động tốt

  1.  

Máy vắt

Bộ

06

Hoạt động tốt

  1.  

Vít tải bột khô

Bộ

04

Hoạt động tốt

  1.  

Cửa nổ

Bộ

02

Hoạt động tốt

  1.  

Kết cấu đỡ

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Bộ lọc dầu nhiên liệu

Bộ

01

Hoạt động tốt

VII

Sàng tinh bột và đóng gói

 

 

 

  1.  

Van tinh bột xoay 5 bộ nguyên và 1 bộ rời

Bộ

06

Hoạt động tốt

  1.  

Máy sàng tinh bột

Bộ

05

Hoạt động tốt

  1.  

Vít đóng gói

Bộ

04

Hoạt động tốt

VIII

Hệ thống lưu huỳnh

 

 

 

  1.  

Lò lưu huỳnh

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Máy thổi lưu huỳnh

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Bộ báo nhiệt độ

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Tháp lọc khí lưu huỳnh

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Máy làm nguội lưu huỳnh

Bộ

01

Hoạt động tốt

IX

Xử lý tinh bột

 

 

 

  1.  

Cyclon cát

Bộ

3

Hoạt động tốt

  1.  

Bồn đo độ

Bộ

06

Hoạt động tốt

  1.  

Máy tách

Bộ

06

Hoạt động tốt

  1.  

Lược máy tách

Bộ

06

Hoạt động tốt

X

Puli và đai bảo vệ

Bộ

01

Hoạt động tốt

XI

Thiết bị xử lý nước trước khi vào Biogas

 

 

 

  1.  

Lược rác

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Lưới

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Bồn khuấy phèn

Bộ

01

Hoạt động tốt

  1.  

Bồn khuấy vôi

Bộ

01

Hoạt động tốt

 

 (Nguồn: Công ty TNHH ..... Việt Nam, 2024)

Các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà máy không nằm trong danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.

1.3.5. Sản phẩm của cơ sở

Bảng 4. Sản phẩm và công suất của cơ sở

STT

Tên sản phẩm

Công suất

Đơn vị

1

Tinh bột mì khô

100

Tấn/ngày

2

Phụ phẩm bã mì

120

Tấn/ngày

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1. Nguyên liệu, phụ gia, nhiên liệu

Nhu cầu nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất bột mì của nhà máy là củ mì tươi được mua ở địa phương và các vùng lân cận (trung bình để sản xuất 01 tấn bột mì thành phẩm sử dụng khoảng 3,6-4,1 tấn củ mì/ tấn tinh bột tùy theo điểm nguyên liệu).

Như vậy, hoạt động của cơ sở sử dụng trung bình khoảng 410 tấn củ mì tươi/ngày tương đương khoảng 135.300 tấn/năm (01 năm làm việc khoảng 330 ngày).

>>> XEM THÊM: Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com