Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nâng công suất nhà máy nước

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án nâng công suất nhà máy nước lên 40.000m3/ngày.đêm. Nâng cao hiệu quả xử lý của nhà máy cũng như dự phòng cho các trường hợp sự cố hoặc bảo dưỡng định kỳ của nhà máy.

Ngày đăng: 01-10-2024

111 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG........................................................................4

DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................6

MỞ ĐẦU.................................................................8

CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN...............................................27

 1.1. Thông tin vềdựán..................................................................27

1.1.1. Tên dự án.........................................................................27

1.1.2. Chủ dự án........................................27

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án...................................................27

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án .........................................29

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường............................................................................................30

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.....30

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dựán............................................31

1.2.1. Các hạng mục công trình của Nhà máy hiện tại..............................................31

1.2.2. Các hạng mục công trình của Nhà máy giai đoạn nâng công suất.................37

1.2.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự

án có khả năng tác động xấu đến môi trường ........................................37

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dựán; nguồn cung cấp điện,

nước và các sản phẩm của dự án..............................38

1.3.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất................................38

1.3.2. Nhu cầu sử dụng điện............................................................................44

1.3.3. Nhu cầu sử dụng nước..........................................................................46

1.3.4. Các sản phẩm của dự án.......................................................................49

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành....................................................................49

1.4.1. Công nghệ sản xuất, vận hành...........................................................49

1.4.2. Danh mục máy móc thiết bị ...............................................................54

1.5. Biện pháp tổ chức thi công ..................................................................60

1.5.1. Tổ chức thi công.................................................................................60

1.5.2. Biện pháp thi công.............................................................................60

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án .......................63

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án.....................................................................................63

1.6.2. Tổng mức đầu tư ................................................................................................63

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................................................................63

CHƯƠNG II.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................................65

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.....................................................................65

2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................65

2.1.2. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án....................................................76

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................76

2.1.4. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, các yếu tố nhạy cảm về môi trường khu

vực thực hiện dự án...............................................................................80

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án.......80

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường..............80

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học .............................................................................90

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực

thực hiện dự án.......................................................................91

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dựán...........................91

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...................................................93

3.1.Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị..............................93

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động ........................................93

3.1.3. Các công trình, biên pháp BVMT đề xuất thực hiện trong giai đoạn lắp đặt

máy móc thiết bị........................................................107

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào hoạt động.........................................113

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động ............................113

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...................127

3.3. Tổchức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệmôi trường......................142

3.3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...............................142

3.3.2. Tổ chức, bộ máy quản , vận hành các công trình BVMT...........................143

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết,độ tin cậy của các kết quả đánh giá,dự báo:.......143

3.4.1. Mức độ chi tiết của các đánh giá.....................................................................143

3.4.2. Độ tin cậy của các đánh giá.............................................................................143

CHƯƠNG IV. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.........147

4.1. Chương trình quản lý môi trường của Dự án .................................................147

4.1.1. Mục tiêu của chương trình quản môi trường.............................................147

4.1.2. Chương trình quản môi trường...................................................................147

4.2. Chương trình giám sát môi trường của dự án...................................155

4.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường.....................................155

4.2.2. Chương trình giám sát môi trường............................................................155

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..........................................................158

1. Kết luận .............................................................................................158

2. Kiến nghị..................................................................................................159

3. Cam kết..............................................................................................159

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.................................................161

PHỤ LỤC.......................................................................162

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của Dựán

1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Dự án đầu tư

Công ty Cổ phần Cấp nước .. được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số .... đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 01 năm 2007; đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 03 tháng 07 năm 2018. Nhà máy nước  thuộc Chi nhánh Cấp nước ... là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước ... theo Quyết định số 655/QĐ-CNHP ngày 12/9/2013 của Công ty TNHH MTV Cấp nước ....và Quyết định số 03/QĐHĐQT ngày 22/04/2015 của Công ty Cổ phần Cấp nước .... với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh nước sạch phục vụ các nhu cầu sử dụng.

Nhà máy nước với công suất 20.000m3/ngày.đêm được đưa vào vận hành từ đầu năm 2015, thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Công ty Cổ phần Cấp nước đã lập hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho “Nhà máy nước  – Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 3 tại thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng” và đã được UBND huyện An Dương chấp thuận Đề án bảo vệ môi trường đơn giản tại Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi

trường đơn giản số 795/GXN-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 với quy mô công suất 20.000m3/ngày.đêm. Hiện nay, công suất vận hành của nhà máy khoảng 13.000-14.000m3/ngày.đêm và cấp nước cho khu vực phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, xã An Đồng, huyện An Dương và một số nhà máy trong KCN Tràng Duệ. Từ khi đi vào hoạt động đến nay nhà máy chưa có xảy ra sự cố môi trường và chưa bị các cơ quan chức năng xử phạt.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nước sạch sinh hoạt đủ tiêu chuẩn cho nhân dân và nhu cầu nước sản xuất cho phát triển công nghiệp, thu hút các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp phía Tây Bắc thành phố Hải Phòng và bổ sung cho nhà máy nước  của Công ty CP (công suất 20.000m3/ngày) trong trường hợp có sự cố hoặc không đủ công suất cấp nước; lưu lượng bổ sung cao điểm lên tới khoảng 20.000-25.000m3/ngày. Hiện nay, khu vực bể phản ứng và bể lắng của nhà máy đang vận hành ngăn số 1 và ngăn số 3. Trong quá trình vận hành sản xuất nhà máy, nhiều thời điểm cần dừng hoạt động các ngăn luân phiên để thực hiện công việc bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí định kỳ hoặc sửa chữa khi có sự cố, khi đó nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo công suất sản xuất và lưu lượng cung cấp ra ngoài mạng lưới. Do đó, Công ty Cổ phần Cấp nước.... quyết định cải tạo ngăn số 2 bể phản ứng và bể lắng để đưa vào vận hành, nâng cao hiệu quả xử lý của nhà máy cũng như dự phòng cho các trường hợp sự cố hoặc bảo dưỡng định kỳ 2 ngăn còn lại. Vì vậy, công suất Nhà máy nước - Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 3 sẽ tăng từ 20.000m3/ngày.đêm lên 40.000m3/ngày.đêm.

Đây là Dự án nâng công suất. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và căn cứ theo quy định tại mục số 9, phụ lục IV của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, Công ty Cổ phần Cấp nước..... tiến hành lập Báo các đánh giá tác động môi trường cho dự án Nâng công suất nhà máy nước - Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 3 tại thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng với sự tư vấn của Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Hoa Phượng. Từ đó, đánh giá và dự báo được những tác động và sự cố môi trường có thể xảy ra, đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Báo cáo ĐTM sẽ là tài liệu để Công ty nhận thức được các vấn đề về môi trường liên quan đến dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình. Báo cáo cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

Phạm vi báo cáo:

- Cải tạo ngăn số 2 của bể phản ứng và bể lắng.

- Lắp đặt thiết bị tại ngăn số 2 của bể phản ứng và bể lắng.

- Kết nối đường ống với nhà máy nước của Công ty CP....... trong trường hợp có sự cố, cung cấp nước cho khu vực phía Tây của thành phố quy hoạch năm 2025.

- Đánh giá tác động tổng hợp và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động chung cho toàn bộ Nhà máy sau khi nâng công suất.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng.

CHƯƠNG I.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án

“Nâng công suất nhà máy nước lên 42.000m3/ngày.đêm”

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty Công ty Cổ phần Cấp nước..........

- Địa chỉ văn phòng: ............., đường Đinh Tiên Hoàng, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

- Địa chỉ triển khai dự án: ............, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

- Điện thoại: ............Fax:.........

- Đại diện theo pháp luật của Công ty: ............. Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị.

- Tiến độ thực hiện dự án giai đoạn nâng công suất: Từ 7/2023 đến 8/2023.

1.1.3. Vị trí địa của dự án

- Hiện tại, tổng diện tích Nhà máy là 25.147m2 tại.........., huyện An Dương, thành phố Hải Phòng với các hướng tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây Bắc: tiếp giáp đất trống khu tái định cư xã Tân Tiến

+ Phía Đông Bắc: tiếp giáp đường liên thôn Do Nha và đất canh tác.

+ Phía Đông Nam sạch số 2 Hải Phòng: tiếp giáp đất canh tác, Công ty Cổ phần kinh doanh nước

+ Phía Tây Nam: tiếp giáp đường liên xã Tân Tiến

- Khoảng cách nhà máy nước – Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 3 đến các đối tượng xung quanh như sau:

+ Các đối tượng tự nhiên: Nhà máy nước cách kênh Tân Hưng Hồng 5m; cách sông Rế khoảng 2km; giáp với đường liên xã Tân Tiến; cách đường quốc lộ 5 khoảng 1km và cách đường quốc lộ 10 khoảng 2km.

+ Các đối tượng kinh tế - xã hội: Nhà máy cách trường THCS và Tiểu học Tân Tiến khoảng 1,5km; cách UBND xã Tân Tiến khoảng 1,5km, cách chùa làng khoarg 1,4km. Xung quanh khu vực thực hiện Dự án không có các đối tượng nhạy cảm và các công trình văn hóa, tôn giáo cần được bảo vệ.

- Dự án được triển khai bên trong khuôn viên hiện có của nhà máy nước – Chi nhánh Cấp nước Hải Phòng 3. Tọa độ khu đất thực hiện Dự án như sau:

- Sơ đồ tọa độ mốc giới khu đất nhà máy nước – Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 3 được thể hiện trên hình sau:

Vị trí dự án

1.1.4. Hiện trạng quản , sử dụng đất của dự án

Địa điểm nhà máy tại...... huyện An Dương, thành phố Hải Phòng do Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng làm chủ đầu tư.

Bảng 1. 2. Cơ cấu sử dụng đất của nhà máy

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Nằm xung quanh dự án là khu dân cư hiện trạng – khu dân cư thuộc thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu của dự án

- Nâng cao hiệu quả xử lý của nhà máy cũng như dự phòng cho các trường hợp sự cố hoặc bảo dưỡng định kỳ của nhà máy.

- Cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng và xã An Đồng, huyện An Dương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Kết nối với nhà máy nước - Công ty ..... trong trường hợp có sự cố, cung cấp nước cho khu vực phía Tây của thành phố quy hoạch năm 2025.

1.1.6.2. Loại hình, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất

- Loại hình của Dự án: Dự án thuộc loại hình nâng công suất

- Quy mô diện tích của dự án:

Dự án nâng công suất không thay đổi về quy mô xây dựng, diện tích, hạng mục xây dựng so với Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được xác nhận. Quy mô diện tích của Dự án là 25.147 m2.

Các hạng mục công trình đã được xây dựng và đi vào vận hành ổn định theo Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được xác nhận tại tại Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trương đơn giản số 795/GXN-UBND ngày 31/12/2015.

Việc tăng công suất sản xuất của dự án được thực hiện bằng việc lắp đặt bổ sung máy khuấy ngăn bể phản ứng số 2; tấm lamen, hệ thống thu nước, cào cặn, xả cặn bể lắng số 2 hiện có (ngăn bể quy hoạch từ trước để nâng công suất nhà máy), lắp đặt bổ sung cùng hệ thống đường ống công nghệ, đường ống kết nối với các công trình hiện có và không diễn ra hoạt động xây dựng.

- Công suất khai thác lớn nhất của Nhà máy nước là 40.000 m3/ngày.đêm. Chế độ khai thác, sử dụng nước: 24 giờ/ngày đêm. Chế độ khai thác tối đa trong tháng: 31 ngày/tháng. Chế độ khai thác trong năm: 365 ngày/năm.

- Công nghệ sản xuất: Việc lựa chọn công nghệ sản xuất dựa trên các tiêu chí như: công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất. Quy trình công nghệ không thay đổi so với Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trương đơn giản số 795/GXN-UBND ngày 31/12/2015 của UBND huyện An Dương cấp.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình của Nhà máy hiện tại

Hạng mục nâng công suất nhà máy nước được triển khai trên phần diện tích có sẵn của nhà máy nước – Chi nhánh Cấp nước Hải Phòng 3. Hiện tại nhà máy vẫn đang hoạt động bình thường. Nhà máy nước nằm tại thôn Do Nha, xã Tân Tiến xung quanh nhà máy là đất canh tác và Công ty Cổ phần kinh doanh nước số 2.

1.2.1.1. Các hạng mục công trình của nhà máy

- Các hạng mục công trình chính hiện có của nhà máy nước – Chi nhánh Cấp nước Hải Phòng 3 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 3. Các hạng mục công trình chính của Nhà máy

- Các hạng mục công trình phụ trợ hiện có của nhà máy nước – Chi nhánh Cấp nước Hải Phòng 3 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 4. Các công trình phụ trợ của Nhà máy

- Nguồn cung cấp: Nhà máy nước

- Nguồn cung cấp: Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng - Điện lực An Dương

- Sử dụng trạm biến áp với tổng công suất là 9.500 KVA (bao gồm 03 máy 2.500KVA và 01 máy 2.000KVA)

- Hệ thống chống sét đánh thẳng

- Hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường hiện có của nhà máy nước – Chi nhánh Cấp nước Hải Phòng 3 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 5. Danh mục các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của Nhà máy

1.2.1.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

a. Hệ thống điện

- Nguồn cấp điện: Nhà máy xử lý nước sẽ được cấp nguồn trung thế từ đường dây 22kV do Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng - Điện lực An Dương quản lý. Điểm đấu cấp nguồn 22kV cho trạm xử lý nước sạch sẽ được cấp tại điểm đấu nối trung thế cấp cho trạm biến áp T2 1000kVA-22/0.4kV có sẵn của nhà máy nước  – Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 3.

- Công suất trạm biến áp: 2.064,2 kW.

- Hiện nhà máy có 3 máy biến áp 1000kVA đang hoạt động bình thường. Nhà máy sẽ đầu tư thêm 1 trạm biến áp với công suất máy biến áp là 2000kVA (22/0.4kV) đảm bảo đủ theo nhu cầu cấp điện của các phụ tải trong các hạng mục của nhà máy nước.

b. Hệ thống điều khiển, giám sát vận hành

Nhà máy lắp đặt hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập số liệu (SCADA) và phòng điều khiển điện. Hệ thống SCADA bao gồm máy vi tính, bộ điều khiển logic có khả năng lập trình (PLC) đặt tại trạm điều hành tại nhà máy để điều khiển tự động việc đóng mở các van điện, điều khiển hoạt động của tổ bơm gió, thu thập các thông số chủ yếu, trực tuyến về lưu lượng nước, lưu lượng gió, mức nước bể qua tín hiệu truyền về từ các sensor và đồng hồ đo. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhân viên vận hành theo dõi các trị số máy móc, các tín hiệu vận hành của thiết bị tải, các tín hiệu dò tìm hỏng hóc và thay đổi cài đặt công tác vệ sinh bằng máy vi tính.

c. Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống điện chiếu sáng gồm: chiếu sáng trong nhà và chiếu sáng ngoài nhà.

- Chiếu sáng trong nhà: Độ rọi yêu cầu đối với hệ thống chiếu sáng trong nhà như sau:

- Chiếu sáng ngoài nhà: Độ rọi yêu cầu đối với hệ thống chiếu sáng ngoài nhà như sau:

d. Hệ thống chống sét, tiếp địa

- Theo phương thức bảo vệ toàn bộ. Hệ thống chống sét được lắp đặt bảo vệ riêng từng hạng mục công trình trên mái đặt các kim thu sét ɸ16-1=1m đặt tại các điểm cao nhất của công trình như đỉnh nóc mái. Dây thu sét ɸ10 hàn nối với các kim thu sét. Dây dẫn sét từ bộ phận thu sét xuống bộ phận nối đất được bố trí ngắn nhất có tiết diện ɸ10. Dây được cố định vào tường bằng các chân bật ɸ10, khoảng cách giữa các chân bật ≤1m.

- Hệ thống tiếp địa: cọc tiếp địa dùng bằng cọc thép bọc đồng liên kết với nhau bằng dây đồng trần tiết diện 50mm2, điện trở tiếp địa phải đảm bảo <10 Ω.

- Dây dẫn sét: hai dây dẫn sét cho mỗi kim thu sét từ hộp kiểm tra xuống hệ thống cọc tiếp địa để đảm bảo độ tin cậy và thuận tiện cho kiểm tra, bảo trì hệ thống, dây được làm bằng dây đồng 50mm2.

1.2.1.4. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Hiện tại các công trình bảo vệ môi trường đã được xây dựng và đi vào vận hành ổn định theo Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trương đơn giản số 795/GXN-UBND ngày 31/12/2015 của UBND huyện An Dương cấp. Cụ thể như sau:

* Hệ thống thoát nước

- Thoát nước mưa:

Sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước mưa tại Công ty như sau:

Hình 1. 3. Sơ đồ thu gom,xử lý nước mưa hiện tại tại nhà máy

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom, thoát nước thải. Mặt đường nội bộ của cơ sở được rải bê tông nhựa có độ dốc thích hợp để nước mưa tràn mặt tự chảy thoát vào cống thoát nước mưa.

Toàn bộ nước mưa trên mái được thu bằng hệ thống PVC D60, i = 1%, sau đó vào hệ thống ống PVC D60, i = 0,2% chôn ngầm dưới đất, sau đó chảy vào hệ thống cống BTCT D400, i = 0,2% thoát nước mưa. Nước mưa chảy từ hệ thống cống thoát nước mưa sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung khu vực.

- Thoát nước thải sinh hoạt

Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải:

Hình 1. 4. Sơ đồ thu gom,xử lý nước thải hiện tại tại nhà máy

- Nước thải bồn cầu đã xử lý sơ bộ qua bể tự hoại thoát theo đường ống PVC D110; độ dốc i = 0.5%

- Nước thoát sàn, lavabo thoát theo đường ống PVC D75, độ dốc i = 1.0%

Hệ thống thu gom nước thải chung của nhà máy bao gồm: Đường ống HDPE D200 có độ dốc từ 0,3% đến 0,5%.

Toàn bộ nước thải phát sinh sau khi xử lý sơ bộ như trên được dẫn về hệ thống cống ngầm và hố ga thoát nước thải của nhà máy thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực bằng đường ống PVC D110.

- Thoát nước thải sản xuất: Nước xả cặn bể lắng, rửa bể lọc được thu hồi về 02 ngăn chứa của trạm bơm thu hồi nước rửa lọc. Tại đây nước thải sẽ được bơm lên sân phơi bùn và được lắng cặn làm trong bằng phương pháp trọng lực. Nước lắng trên bề mặt sân phơi bùn được thu hồi về hồ sơ lắng 5.000m3 và xử lý lại. Lượng bùn lỏng được làm khô để san lấp mặt bằng hoặc chuyển đi nơi khác.

* Công trình xử lý nước

- Bể tự hoại 3 ngăn: 02 bể tự hoại ba ngăn. Tổng thể tích: 10m3

+ Là công trình ngầm được bố trí 02 bể thể tích 5m3/bể để xử lý sơ bộ nước thải.

+ Bể được xây bằng gạch, tường 220, trát vữa xi măng, chống thấm trong và ngoài bể, có nắp đậy bằng BTCT phía trên.

* Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Công ty sẽ được phân loại ngay tại nguồn:

+ Rác thải từ khu vực văn phòng, rác từ hoạt động vệ sinh cá nhân của lao động trong nhà máy được thu gom bằng hệ thống các thùng chứa rác chuyên dụng tại mỗi khu vực phát sinh: khu văn phòng, khu vệ sinh, hành lang,....

+ Công ty sẽ bố trí 01 thùng rác 240 lít có nắp đậy làm nơi tập trung rác thải sinh hoạt. Trước giờ thu gom 30 phút, Công ty sẽ bố trí công nhân vận chuyển rác sinh hoạt từ các khu vực phát sinh về nơi tập trung để đảm bảo tính mỹ quan.

Rác thải sinh hoạt của Công ty được thu gom vận chuyển hàng ngày bởi.......

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của Công ty sẽ được công nhân tập kết về khu lưu giữ chất thải và được phân ra làm các loại:

+ Loại có khả năng tái sử dụng: nhựa, giấy, bìa carton, nilon, phế liệu phế phẩm các loại,… được sẽ được thu gom và chứa vào thùng chứa có dung tích phù hợp, sau đó tập kết về khu lưu giữ chất thải.

+ Loại không có khả năng tái sử dụng: sẽ được thu gom và chứa vào thùng chứa có dung tích phù hợp, sau đó tập kết về khu lưu giữ chất thải.

+ Khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường: Công ty xây dựng 01 khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích ... m2.

- Chất thải nguy hại

+ Chất thải nguy hại của nhà máy nước  – Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 3 chủ yếu là Bóng đèn huỳnh quang thải; Mực in thải; Hộp mực in; Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; Bao bì cứng thải bằng nhựa; Bao bì cứng thải bằng kim loại; giẻ lau chứa thành phần nguy hại.

+ Các loại chất thải nguy hại sẽ được thu gom vào các thùng chứa riêng biệt, tuyệt đối tránh để lẫn các chất thải nguy hại với nhau, có biển hiệu cảnh báo nguy hiểm tại các thùng chứa và khu lưu giữ chứa CTNH.

+ Khu lưu giữ CTNH: Công ty đã xây dựng 01 khu lưu giữ chất thải nguy hại có diện tích 5m2.

Kết cấu kho: Móng cọc bê tông dự ứng lực D400mm, chiều dài 36m, sức chịu tải 100 tấn/cọc. Đài móng bê tông mác 450. Nền bê tông cốt thép dày 100 mm mác 450, đánh bóng bề mặt. Cột bê tông cốt thép mác 450. Tường bao che gạch xây dày 220mm. Mái lợp tôn dốc 1/15, xà gồ C15x15x0,2.

Chất thải nguy hại được Công ty ký hợp đồng kinh tế số 303/2022/HĐXLCT ngày 20/7/2022 với Công ty TNHH TM DV Toàn Thắng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

* Kho hóa chất:

Công ty có 01 kho chứa hóa chất với diện tích 234,09 m2 được bố trí tại khu vực Khu vực này được thiết kế theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com