Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ than bùn công suất 50.000 tấn/năm than bùn khô cho nhà máy sản xuất phân bón vi sinh.
Ngày đăng: 02-10-2024
105 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................iv
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................v
DANH MỤC HÌNH.......................................................................... vii
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............23
1.1. Thông tin về dự án................................................................23
1.1.4.Hiện trạng quản lý,sử dụng đất của dự án...........................................28
1.1.5.Mục tiêu,loại hình,quy mô,công suất và công nghệ của dự án.............................28
1.2. Các hạng mục công trình của dự án.........................................29
1.2.1.Hạng mục công trình chính.............................................................29
1.2.2.Các hạng mục công trình phụ trợ.......................................................29
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,
nước và các sản phẩm của dự án.................................................31
1.3.1.Nhu cầu nguyên nhiên liệu...................................................................31
1.3.4.Các máy móc, thiết bị của dự án...........................................................31
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành.....................................................32
1.5. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án ............35
1.5.3.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án......................................................36
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN........................38
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..........................................38
2.1.1.Điều kiện tự nhiên..................................................................38
2.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội..............................................44
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu
tác động do dự án............................................................................47
2.2.1.Hiện trạng các thành phần môi trường đất,nước,không khí..............47
2.2.2.Hiện trạng tài nguyên sinh vật.............................................50
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .....51
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn chuẩn bị của dự án .....................................................51
3.1.1.Đánh giá,dự báo các tác động...........................................................51
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom,lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu
tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án..................................................58
3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn khai thác......................................60
3.2.1.Đánh giá,dự báo các tác động...............................................................60
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom,lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu
tác động trong giai đoạn khai thác.........................................................70
3.2.3.Đánh giá tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ.....................................71
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ..............71
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá .........................72
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG.................74
4.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản...74
4.1.1.Lựa chọn phương án cải tạo,phục hồi môi trường...............................74
4.1.2. Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải
tạo, phục hồi môi trường của phương án...................................75
4.1.3.Tính chỉ số phục hồi đất.............................................................76
4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường:...............................................76
4.2.3.Các công tác cải tạo phục hồi khác........................................................78
4.2.4.Tổng hợp các công tác cải tạo,phục hồi môi trường..............................78
4.2.5.Các giải pháp để giảm thiểu tác động xấu,phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
trong quá trình cải tạo,phục hồi môi trường....................................................79
4.3. Kế hoạch thực hiện........................................................................79
4.3.1.Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo,phục hồi môi trường.....................79
4.3.2.Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát môi trường 80
4.3.3.Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường..........81
4.3.4.Giải pháp quản lý,bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường............81
4.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường ..............................81
4.5. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ ..........................84
4.5.1.Phươngthứckýquỹ...........................................................................84
4.5.2.Khoảntiềnvàthờiđiểmkýquỹ..........................................................84
4.5.3.Đơnvịnhậnkýquỹ..........................................................................85
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG....86
5.1. Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án..........................86
5.2. Chương trình giám sát môi trường dự án giai đoạn khai thác..............92
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN .......................................93
6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng......................93
6.1.1.Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến...........................................93
6.1.2.Tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án....................93
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng.........................................................94
6.2.1.Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án.94
6.2.2.Ý kiến được chủ dự án tiếp thu,giải trình rõ các ý kiến,kiến nghị...............94
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...................95
7.1. Kết luận ..................................................................................95
7.2. Kiến nghị .................................................................................95
7.3. Cam kết......................................................................................95
PHỤ LỤC BÁO CÁO.......................................................................97
MỞ ĐẦU
1. Xuất sứ của dự án
1.1. Thông tin chung về dự án
Kiên Giang là một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn. Trong đó, than bùn là nguồn nhiên liệu tự nhiên được khai khác nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao làm thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp tăng theo. Một biện pháp hàng đầu để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là sử dụng phân bón. Tuy nhiên, sử dụng phân bón hóa học quá mức và không hợp lý sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất, phẩm chất nông nghiệp cũng như gây tác động đến môi trường. Vì vậy, việc sản xuất phân vi sinh từ than bùn đã phần nào giải quyết được những vấn đề trên do đó nhu cầu sử dụng phân vi sinh tăng dẫn đến nhu cầu nguyên liệu đầu vào than bùn cũng tăng theo. Để hoạt động khai thác than bùn được diễn ra ổn định lâu dài, UBND tỉnh Kiên Giang đã đồng ý chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần ....... thăm dò, khai thác than bùn tại ......., xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang thông qua thông báo số 268/TB-VP.
Công ty Cổ phần ........ đã được UBND tỉnh Kiên Giang cấp Giấy phép thăm dò số 2502/GP-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2013. Ngoài ra, Công ty đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt trữ lượng khoáng sản than bùn ngày 10 tháng 04 năm 2014 theo Quyết định số 807/QĐ-UBND phê duyệt với trữ lượng cấp 121 là 623.565 tấn; trữ lượng cấp 222 là 146.791 tấn trên diện tích 47,14ha.
Trên cơ sở trữ lượng được phê duyệt, Công ty Cổ phần ........ đã tiến hành các bước tiếp theo là lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án khai thác mỏ than bùn Hòa Điền tại lung Hòa Điền, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, công suất 50.000 tấn/năm than bùn khô để xin cấp phép khai thác.
Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án khai thác mỏ than bùn Hòa Điền tại......., xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, công suất 50.000 tấn/năm than bùn khô do Chủ đầu tư phê duyệt.
Đến năm 2015, dự án tiếp tục được Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Khai thác mỏ than bùn ......, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, công suất 50.000 tấn/năm than bùn khô” do UBND tỉnh Kiên Giang thông qua Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2015. Tuy nhiên, từ khi lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường vào năm 2015 đến nay, công ty gặp một số khó khăn khách quan cũng như chủ quan nên dự án chưa được triển khai đúng tiến độ, đến nay đã hơn 24 tháng.
Do đó, Công ty Cổ phần ........ đã phối hợp với đơn vị tư vấn để tiến hành lập lại báo cáo ĐTM cho dự án “Khai thác mỏ than bùn........., xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt để dự án sớm đi vào hoạt động và là cơ sở để Công ty Cổ phần ......... thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Thông tin về dự án
1.1.1. Tên dự án
“KHAI THÁC MỎ THAN BÙN TỈNH KIÊN GIANG”
(sau đây gọi tắt là dự án).
1.1.2. Chủ dự án
+ Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần ......
+ Địa chỉ: ............, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
+ Người đại diện:............. Chức vụ: Giám đốc
+ Tiến độ thực hiện dự án:
Theo Quyết định về phê duyệt chủ trương đầu tư số ........... ngày 15 tháng 10 năm 2015 thì tiến độ thực hiện dự án chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 07/2013 – 12/2015: Thời gian chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng bằng (từ thời gian được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đến thời điểm chuẩn bị xây dựng).
- Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2016 – 03/2016: Tiến độ xây dựng cơ bản mỏ
- Giai đoạn 3: Thời gian khai thác: Từ tháng 4/2016: Thời gian khai thác
1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
1.1.3.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Dự án được thực hiện tại mỏ than bùn.........., xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích 47,14 ha. Vị trí dự án cách thị trấn Kiên Lương 8km về hướng Tây Bắc, cách UBND xã Hòa Điền về phía Bắc khoảng 2,5 km. Vị trí thực hiện dự án như sau:
Hình 1. Vị trí dự án trong khu vực
Các điểm mốc giới hạn khu đất (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104030’, múi chiếu 30) như sau:
Hình 2. Hình dạng khu đất của dự án trên Google Earth
1.1.3.2. Các đối tượng tự nhiên
+ Diện tích đất khu vực thực hiện dự án thực tế đang bị bỏ hoang, hoàn toàn không có dân cư sinh sống.
+ Khu vực dân cư sống tập trung gần nhất là kênh Rạch Giá – Hà Tiên cách dự án khoảng 3,3 km theo kênh 6, dọc theo các trục đường cấp phối ven kênh đào lớn chạy cặp theo UBND xã Hòa Điền. Tại đây đã có trường học, trạm xá, chợ, có lưới điện quốc gia phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Khu vực xung quanh dự án là đất bỏ hoang thảm thực vật kém phát triển, chủ yếu là tràm, cây năng, các loại cỏ tạp và cỏ dại mọc.
+ Xung quanh dự án có nhiều kênh rạch nhỏ, riêng trong khu vực dự án có các hệ thống kênh như kênh 4, kênh 5, kênh 6, kênh 8.
+ Trong bán kính 2 km xung quanh dự án không có các đối tượng như danh lam, thắng cảnh, đền miếu, chùa chiền.
Hình 3. Một số hình ảnh tại dự án
1.1.3.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội
+ Dân cư chủ yếu là người Kinh, Hoa, một ít dân tộc Khơ me. Dân cư nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng rau màu, lúa nước, nung vôi, nuôi trồng thủy sản và cũng có một số hộ dân sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Ngoài ra, trong dự án có vài khu vực người dân đào ao nuôi tôm với diện tích nhỏ và năng suất không cao. Tuy nhiên, đời sống kinh tế dân cư trong vùng còn nghèo nàn, kém phát triển.
+ Các cơ sở cơ khí, trạm xăng dầu tập trung ở thị trấn Kiên Lương, cách khu vực dự án khoảng 6 km về phía Nam. Vì vậy, có thể cung cấp vật tư thiết bị sửa chữa cho dự án dễ dàng.
Nhìn chung, các điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn của dự án khá thuận lợi cho công tác khai thác, vận chuyển nguyên liệu khoáng sản sau này.
1.1.3.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a. Địa hình
Khu vực phân bố than bùn thuộc vùng trũng lung Hòa Điền, có dạng địa hình là một đầm lầy trũng, bề mặt tương đối bằng phẳng với độ cao tuyệt đối thay đổi từ 0,4 đến 1,0 m trung bình 0,6 m. Vào mùa khô diện tích này có nơi bị khô cạn, đi lại dễ dàng. Vào mùa mưa lũ vùng này bị ngập nước với độ sâu có nơi lên đến 0,5 ÷1 m.
b. Giao thông
+ Đường bộ: Trong huyện có Quốc lộ 80 nối liền từ Rạch Giá đến Hà Tiên, là cong đường huyết mạch trong khu vực. Ngoài ra, còn có các con đường nhỏ rải đá nối liền các xã trong huyện. Tuy nhiên, tuyến đường bộ vào dự án đến nay vẫn chưa có.
+ Đường thủy: Khu vực có hệ thống kênh rạch chằng chịt và thường chảy về hướng Năm ra biển Tây Nam (vịnh Thái Lan). Các hệ thống kênh đào có độ sâu từ 3÷5m, rộng 7-12m. Riêng trong khu vực mỏ có các hệ thống kênh rạch sau:
- Kênh 5 dài 9 km chạy từ Đông sang Tây cắt qua dự án, lòng kênh rộng 10 m, sâu 4-5 m.
- Kênh 6 dài 7 km chảy từu Bắc xuống Nam, nằm phía Đông dự án. Lòng kênh rộng 10-12 m, sâu 4-5 m.
- Rìa phía Tây có kênh 8 nối với kênh 5 đi về phía Bắc và kênh 4 nối với kênh 5 chảy về phía Nam. Các kênh này rộng 7-8 m, sâu 3-4 m.
Hệ thống kênh rạch trong khu vực có chiều rộng từ 7-12 m và chiều sâu 3-5 m. Với độ sâu của kênh trong khu vực có thể dùng cho các sà lan có trọng tải <50 tấn đi lại dễ dàng. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác, vận chuyển than bùn. Ngoài ra, đường thủy là con đường chính vào dự án.
c. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực tương đối phát triển. Thư tín được chuyển phát nhanh theo đường bưu điện hàng ngày. Các mạng lưới điện thoại di động cũng phát triển đều phủ sóng rộng, ổn định. Do đó, khi dự án triển khai chủ dự án sẽ trang bị tại văn phòng và trên công trường khai thác than bùn điện thoại để bàn phục vụ liên lạc và công nhân cũng sẽ trang bị điện thoại di động cá nhân có nối mạng thông tin quốc gia, đủ đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của mỏ.
d. Hệ thống cấp nước
Do loại hình của dự án là khai thác than bùn nên không sử dụng nước cho sản xuất mà chỉ sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân tại công trường. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của công nhân chủ đầu tư dự kiến sẽ lấy nước từ nhà máy chế biến chở tới mỏ, chứa trong thùng phi và sẽ được bổ sung khi hết. Ngoài ra, sẽ tận dụng nguồn nước mưa hứng được tại công trường để sử dụng.
e. Hệ thống cấp điện
+ Khu vực dự án không có hộ tiêu thụ điện công nghiệp, chủ yếu là điện sinh hoạt lấy từ máy phát điện công suất 5KW và bình ắc quy phục vụ hoạt động tại khu vực nhà tạm công trường.
+ Dự án hoạt động 1 ca/ngày, thời gian hoạt động từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong điều kiện ánh sáng mặt trời bình thường nên không cần phải xây dựng hệ thống chiếu cho thiết bị và công nhân khai thác. Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt đơn giản cho khu văn phòng mỏ bằng các bóng đèn huỳnh quang và sợi đốt thông thường.
f. Thoát nước mưa
Hiện tại, khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa được thoát tự nhiên theo độ dốc địa hình chảy về các kênh xung quanh dự án, một phần còn lại tự thấm chảy tràn xuống các khu vực trũng rồi chảy xuống kênh.
g. Thoát nước thải
Khu vực dự án là đất hoang không có dân cư sinh sống nên chưa có hệ thống thoát nước thải chung, chỉ có nước mưa một phần tự thấm xuống nền tự nhiên, phần còn lại chảy tràn xuống khu vực trũng lân cận và chảy xuống kênh.
h. Thu gom rác
Tất cả các loại rác phát sinh từ các phương tiện thi công và các tạp chất, xác bã thực vật lẫn trong các tầng trầm tích đang thi công sẽ được thu gom và tập trung vào giỏ rác đã trang bị trên mỗi phương tiện. Loại giỏ cần xế hoặc giỏ đan bằng tre. Giỏ rác được buộc chặt trên thuyền, có thể dùng xô nhựa hoặc dụng cụ khác để tự chuyển lên bờ. Rác thu gom hàng ngày vào cuối buổi chiều. Giỏ rác được chuyển lên bờ và đổ vào nơi quy định hoặc đem đốt, chôn lấp.
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án
Dự án có tổng diện tích khai trường mỏ là 47,14 ha bao gồm đất hoang và một số đất nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Tuy nhiên, theo Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp ngày 19 tháng 8 năm 2016 thì nơi đây được xem là mỏ khai thác than bùn.
1.1.5. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án
1.1.5.1. Mục tiêu của dự án
+ Khai thác than bùn cung cấp cho nhà máy sản xuất phân bón vi sinh. Nhà máy sản xuất cũng do Công ty Cổ phần ......... làm chủ đầu tư. Dự kiến, vị trí nhà máy cách khu vực khai thác khoảng 3 km về phía Nam.
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động và lợi nhuận cho Công ty. Góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội huyện Kiên Lương nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
1.1.5.2. Quy mô/công suất của dự án
Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1877/GP-UBND ngày 19 tháng 08 năm 2016 của UBND tỉnh Kiên Giang cấp cho Công ty Cổ phần Kiên Giang C P Đ T được phép khai thác trên phần diện tích 47,14 ha, có tổng trữ lượng địa chất được ước tính khoảng 623.565 tấn. Thời gian khai thác là 11,55 năm. Dự án khai thác than bùn với công suất khai thác nguyên khai là 50.000 tấn/năm.
1.1.5.3. Công nghệ và loại hình dự án
Công nghệ khai thác than bùn của dự án bao gồm các công đoạn sau: Xáng cạp → Bãi phơi than bùn → Xúc lên ghe vận chuyển → Bãi chứ tại nhà máy.
Quá trình khai thác chủ yếu là sử dụng thiết bị cơ giới đơn giản, không đòi hỏi nhiều các thiết bị có kỹ thuật cao. Quy trình khai thác cuốn chiếu khai thác đến đâu hết đến đó. Thứ tự tại một khu vực khai thác là từ trên xuống dưới: bóc lớp phủ trên mặt sau đó khai thác hết lớp than bùn bên dưới.
Loại hình của dự án là khai thác than bùn dùng làm phân bón.
1.2. Các hạng mục công trình của dự án
1.2.1. Hạng mục công trình chính
Khai trường mỏ là hạng mục công trình chính của dự án với diện tích 47,14 ha. Khu vực văn phòng của mỏ sử dụng chung với văn phòng nhà máy phân bón (nhà máy sản xuất phân bón thuộc dự án riêng, độc lập với dự án khai thác mỏ than bùn).
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ
1.2.2.1. Giao thông vận tải
Sử dụng ghe tải trọng 50 tấn để vận chuyển than đã phơi khô (đã đạt đến độ ẩm 35-40%) từ bãi phơi lên ghe vận chuyển về nhà máy bằng tuyến kênh 6.
Khoảng cách vận chuyển như sau:
+ Từ ngã ba kênh Hà Tiên - Kiên Lương theo kênh 6 đến khi gặp kênh 5 dài 4,76km.
+ Đoạn kênh 5 từ điểm gặp kênh 6 vào đến khu mỏ dài 1km.
+ Khoảng cách vận chuyển trung bình từ kênh 5 về 2 phía của mỏ 1,4km. + Khoảng cách vận chuyển trung bình toàn mỏ: 7,16km.
Như vậy, tuyến kênh 6 là tuyến đường vận chuyển chính từ mỏ về nhà máy chế biến, do đó có thể bị ảnh hưởng do hoạt động của dự án nhiều nhất. Ngoài ra tuyến kênh 5 cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động này.
1.2.2.2. Hệ thống cấp điện và chiếu sáng:
+ Nguồn cấp điện: Mỏ không có hộ tiêu thụ điện công nghiệp. Điện sinh hoạt chủ yếu lấy từ máy phát điện công suất 5KW và bình ắc quy phục vụ hoạt động tại khu vực nhà tạm công trường.
+ Chiếu sáng: Mỏ hoạt động 1 ca/ngày, thời gian hoạt động từ 7 giờ sáng đến 5 giờ trong điều kiện ánh sáng mặt trời bình thường nên không cần phải xây dựng hệ thống chiếu sáng cho thiết bị và công nhân khai thác. Hệ thống chiếu sáng được lắp đơn giản cho khu văn phòng mỏ bằng các bóng đèn huỳnh quang và sợi đốt thông thường.
1.2.2.3. Hệ thống cấp nước
Do dự án hoạt động trong lĩnh vực khai thác than bùn, nên nhu cầu sử dụng nước chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Sau giờ làm việc, công nhân sẽ di chuyển về khu vực văn phòng để sinh hoạt (ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo,...) do đó nhu cầu sử dụng nước trong quá trình làm việc tại mỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu uống, vệ sinh tay chân,.... Chủ đầu tư dự kiến sẽ bố trí thùng chứa để tận dụng nguồn nước mưa phục vụ cho sinh hoạt và các bình chứa lấy từ nhà máy chế biến chở tới mỏ phục vụ nhu cầu ăn uống của công nhân.
1.2.2.4. Nhà vệ sinh
Bệ xí di động bằng nhựa composite có hầm chứa khoảng 200 lít, định kì sẽ vận chuyển vào bờ và thuê Công ty dịch vụ công ích địa phương hút và vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Số lượng bể xí trang bị là 2 bệ (trên xáng cạp và nhà công trình tạm).
1.2.2.5. Sửa chữa cơ điện
Thiết bị mỏ chỉ có 1 xáng cạp và máy xúc thủy lực gầu ngược nên không đầu tư xưởng sửa chữa. Việc sửa chữa thiết bị sẽ được tiến hành ở các cơ sở sửa chữa trong khu vực. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng sửa chữa với các đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp.
Tại mỏ chỉ chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên như: Thay thế dầu mỡ động cơ diezel, thay mỡ các may ơ, vệ sinh các bộ lọc dẫn, lọc gió, kiểm tra ốc vít, ... của các thiết bị hoạt động. Các ghe vận chuyển định kỳ được đưa đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở trong vùng.
Sửa chữa nhỏ sẽ được thực hiện tại xưởng sửa chữa của nhà máy sản xuất than bùn.
1.2.2.6. Nhà công trường tạm
Nhà công trường tạm có diện tích 100 m2, được xây dựng trên mặt bằng đất gần kênh 5 để bảo vệ mỏ và cung cấp nhiên liệu cho thiết bị hoạt động. Nhà tạm có kết cấu xây dựng: mái và tường bằng tole, nền đất đầm nén.
1.2.2.7. Kho tạm
Kho nguyên vật liệu được sử dụng chung với kho của nhà máy sản xuất than bùn. Vận chuyển tới khai trường bằng ghe vận chuyển.
Ngoài mỏ có kho tạm trong mặt bằng nhà tạm công trường để tiện cung cấp nhiên liệu cho thiết bị hoạt động, sử dụng các thùng phuy 200 lít chứa dầu phục vụ sản xuất, được đặt ở khu vực riêng, có các trang thiết bị cứu hỏa. Kho có dung tích chứa 3.000 lít.
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
1.3.1. Nhu cầu nguyên nhiên liệu
Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho hoạt động của dự án chủ yếu là dầu cho các phương tiện thi công, loại dầu sử dụng chủ yếu là dầu DO. Nhu cầu nhiên liệu cho dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4. Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu tại dự án
1.3.2. Nhu cầu sử dụng điện
Dự án sử dụng điện chủ yếu cho hoạt động chiếu sáng khu vực nhà tạm công trường. Nguồn cung cấp điện được lấy từ máy phát điện công suất 5kW và bình ắc quy. Tuy nhiên, không phục vụ chiếu sáng cho khu văn phòng mỏ (văn phòng mỏ sử dụng chung với nhà máy).
1.3.3. Nhu cầu sử dụng nước
+ Dự án không sử dụng nước cho mục đích sản xuất. Nước được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt của công nhân. Nguồn nước sử dụng được chở về từ nhà máy chế biến và tận dụng lại nước mưa hứng được tại công trường.
+ Nhu cầu dùng nước sinh hoạt tại dự án: Theo QCVN 01:2021/BXD, định mức dùng nước sinh hoạt là 80 lít/người/ngày. Công trường làm việc có 50 công nhân vậy tổng nhu cầu dùng nước cho dự án là 4 m3/ngày (80 lít/người/ngày x 50 công nhân = 4 m3/ngày).
1.3.4. Các máy móc, thiết bị của dự án
Khi dự án đi vào hoạt động, Chủ dự án sẽ trang bị các máy móc, thiết bị nhằm để phục vụ cho hoạt động khai thác. Các loại máy móc, thiết bị chính phục vụ cho khai thác được trình bày như sau:
Bảng 5. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ khai thác tại dự án
1.3.5. Các sản phẩm của dự án
Dự án có tổng trữ lượng than bùn là 623.565 tấn, tuy nhiên trữ lượng có thể khai thác được 565.54 tấn. Với công suất thiết kế của mỏ là 50.000 tấn sản phẩm/năm.
Cơ cấu sản phẩm bao gồm:
+ Lớp 1: Sét bột lẫn tàn tích thực vật và rễ cây.
Lớp này phân bố trên bề mặt than bùn, chiều dày 0,2 đến 0,3m. Thành phần chủ yếu sét bột màu đen, nâu đen lẫn tàn tích thực vật và rễ cây. Đây là lớp có điều kiện địa chất công trình kém ổn định nhưng không ảnh hưởng đến quá trình khai thác vì bề dày mỏng và chúng được bốc xúc trước khi khai thác than bùn.
+ Lớp 2: Lớp than bùn.
Lớp này chính là thân khoáng than bùn, đối tượng khai thác sau này. Bề dày 0,5-6,7m. Thành phần chủ yếu là than bùn màu đen, nâu đen phân hủy trung bình, lẫn ít rễ cây và tàn tích thực vật. Đây là lớp có trạng thái mềm bở, có điều kiện địa chất công trình kém ổn định. Lớp than bùn có bề dày tương đối ổn định, chiều dày lớn nhất đạt 6,7m. Với đặc điểm bề dày như vậy, khi khai thác hết thân khoáng thì bề mặt đáy moong sẽ rất thoải (độ dốc lớn nhất chỉ 2-3%) nên không cần thiết phải tính toán góc dốc bờ moong.
+ Lớp 3: Lớp sét bột lẫn vật chất than.
Đây là lớp lót đáy của than bùn. Thành phần chủ yếu là cát bột sét, đôi khi lẫn ít tàn tích thực vật, tương đối mịn dẻo. Với các chỉ tiêu cơ lý trên, đây là một lớp có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định, mặt khác do là lớp nằm dưới than bùn nên không khai thác đến.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư, phát triển trường cao đẳng
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn