Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nuôi trồng thủy sản

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm của dự án là cá tra thương phẩm. Quy trình nuôi cá tra của dự án tuân thủ quy chuẩn QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Cơ sở nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao – Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm và theo tiêu chuẩn VietGAP

Ngày đăng: 07-10-2024

127 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................. iv

DANH SÁCH BẢNG.................................................................................... iv

DANH SÁCH HÌNH...................................................................................... v

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................... 1

1.   Tên chủ dự án đầu tư:................................................................................. 1

1.1 Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Thủy sản... 1

2.   Tên dự án đầu tư......................................................................................... 1

2.2 Tên dự án đầu tư: Nuôi trồng thủy sản ................................. 1

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư........................... 2

3.1.   Công suất của dự án đầu tư....................................................................... 2

3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:....................................................... 2

3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư....................................................................... 6

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu),

điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư............ 6

5.   Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.............................................. 9

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.... 13

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.... 13

2.   Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường......... 13

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................. 14

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa:....................................................................... 14

1.2.   Thu gom, thoát nước thải......................................................................... 14

1.3.   Xử lý nước thải........................................................................................ 14

2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................... 16

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................... 17

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:............................... 19

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................... 19

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành..... 19

7.   Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác............................................ 22

8.   Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi:..... 22

9.   Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học...... 22

10.    Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường........ 22

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 24

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................... 24

2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................ 24

3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn:............................................... 25

4.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn......................................... 25

4.1.   Chất thải nguy hại.................................................................................. 25

4.2.   Chất thải rắn sản xuất thông thường........................................................ 26

4.3.   Chất thải rắn sinh hoạt............................................................................ 27

Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 28

1.   Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện........... 28

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................. 28

1.2.    Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải.. 28

2.   Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật........... 29

3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...................................... 29

Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................... 30

PHỤ LỤC BÁO CÁO...................................................................................... 31

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư:

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Thủy sản.

Địa chỉ văn phòng: ............. Phường 2, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:...........- Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: ..............

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp .............., đăng ký lần đầu ngày 21/04/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 19/11/2018 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Long cấp.

2.Tên dự án đầu tư:

Tên dự án đầu tư: Nuôi trồng thủy sản.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ............, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Quyết định số 1423/QĐ-UBND ngày 14 tháng 07 năm 2022 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nuôi trồng Thủy sản.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Tổng vốn đầu tư của dự án là 62.500.000.000 đồng (Sáu mươi hai tỷ năm trăm triệu đồng)

+ Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (dự án có quy mô tương đương với dự án Nhóm B theo quy định tại Mục III Phần B (khoản 1 mục IV phần A) Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).

Do đó dự án thuộc đối tượng phải lập thủ tục để được cấp giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Vĩnh Long.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Tổng Diện tích mặt nước nuôi thủy sản: 148.750 m2.

Mật độ thả cá là 80 con/m2, diện tích mặt nước là 148.750 m2, hao hụt trong suốt quá trình nuôi khoảng 30% thì lượng cá thành phẩm đạt được là 2.268.644 con. Sản lượng: 6.664 – 8.330 tấn cá/vụ (đã trừ lượng hao hụt 30%, mỗi vụ nuôi 7 tháng và trọng lượng cá từ 0,8 – 1 kg/con).

Dự án được thực hiện trong 6 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 3.801m2. Lượng cá thành phẩm khoảng 57.970 con/vụ nuôi. Sản lượng 46-58 tấn cá/vụ

+ Giai đoạn 2: diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 28.990m2. Lượng cá thành phẩm khoảng 463.840 con/vụ nuôi. Sản lượng 371-464 tấn cá/vụ

+ Giai đoạn 3: diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 28.990m2. Lượng cá thành phẩm khoảng 463.840 con/vụ nuôi. Sản lượng 371-464 tấn cá/vụ

+ Giai đoạn 4: diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 28.990m2. Lượng cá thành phẩm khoảng 463.840 con/vụ nuôi. Sản lượng 371-464 tấn cá/vụ

+ Giai đoạn 5: diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 28.990m2. Lượng cá thành phẩm khoảng 463.840 con/vụ nuôi. Sản lượng 371-464 tấn cá/vụ

+ Giai đoạn 6: diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 28.989m2. Lượng cá thành phẩm khoảng 463.824 con/vụ nuôi. Sản lượng 371-464 tấn cá/vụ

Số lượng nhân viên giai đoạn 1 của dự án: 5 người

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

* Công nghệ: Nuôi công nghiệp (nuôi cá tra thương phẩm), sử dụng thức ăn công nghiệp.

Quy trình nuôi cá tra của dự án tuân thủ quy chuẩn QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Cơ sở nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao – Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm và theo tiêu chuẩn VietGAP, được diễn tả qua sơ đồ sau:

Hình 1-1: Quy trình nuôi cá tra thương phẩm của dự án

* Thuyết minh quy trình nuôi cá:

- Giai đoạn chuẩn bị ao: trước khi thả cá thực hiện các bước chuẩn bị ao như sau:

+ Tháo cạn hoặc tát cạn ao, diệt hết cá tạp trong ao.

+ Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn khoảng 0,2m.

+ Lấp hết hang hốc, lổ mọi rò rỉ và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.

+ Dùng vôi bột (CaO) rải khắp đáy ao và bờ ao với lượng 7-10 kg/100 m2 để điều chỉnh pH thích hợp.

+ Dùng BKC (Benzalkonium Chloride) với liều lượng 0,5 lít BKC pha loãng với 200 lít nước rồi phun đều khắp đáy và xung quanh ao để tiêu diệt mầm bệnh còn trú ẩn dưới đáy ao.

+ Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, không phơi ao quá lâu sẽ có hiện tượng xì phèn không có lợi cho ao nuôi.

+ Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và địch hại lọt vào ao.

- Giai đoạn thả cá giống:

+ Tiêu chuẩn chọn cá giống:

Cá khỏe mạnh: quan sát thấy cá đớp nhanh và mạnh.

Cá không bị nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn: kiểm tra ngẫu nhiên 10 – 20 con để đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng cũng như nội tạng của cá như gan, thận,…

Cỡ cá đồng đều, cơ thể không bị trầy xước, mất nhớt, các vây, kỳ đầy đủ và không bị tổn thương.

+ Thả cá giống:

Mật độ thả nuôi 80 con/m2 (cá giống từ 25 – 50 gram/con).

Cá giống mới đưa về, trước khi thả xuống ao, cá được tắm bằng nước muối 2 – 3% trong 5- 6 phút để loại trừ hết các ký sinh và chống nhiễm trùng các vết thương hoặc vết xây xát trên thân cá.

Buổi chiều mát cùng ngày thả giống sử dụng Iodine (dùng khử trùng, diệt mầm bệnh ảnh hưởng đến cá) với liều 0,2 gam/m3 ao nuôi, hòa loãng với nước và tạt đều ao.

- Gia​i đoạn nuôi dưỡng:

+ Cho ăn:

Ngày đầu tiên sau khi thả giống không cho ăn. Trong 3 ngày tiếp theo cho cá ăn 01 cữ/ ngày lúc 08:00 với khẩu phần khoảng 0,5 – 0,8% trọng lượng đàn cá. Bổ sung thêm Vitamin C và Premix khoáng để cá mau phục hồi sức khỏe.

Khi cho ăn thức ăn được rải từ từ và đều ao để toàn bộ cá trong ao có thể ăn được, hạn chế sự phân cỡ cá trong ao, giảm thời gian thức ăn tiếp xúc với nước sẽ làm mất dinh dưỡng của thức ăn và gây ô nhiễm môi trường nước.

Khẩu phần cho ăn và lượng thức ăn căn cứ vào điều kiện thời tiết, sức khỏe cá mà điều chỉnh cho phù hợp.

Trường hợp vào mùa lạnh, cá ăn ít thì chỉ cho ăn 01 lần/ ngày; vào lúc nhiệt độ nước ao cao (khoảng khung giờ 15:00 – 16:00 giờ) thì cho cá ăn tối đa.

Tùy theo độ đồng đều của cá trong ao mà quyết định kích cỡ viên thức ăn.

+ Quản lý đàn cá:

Hàng ngày phải chú ý theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn, tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Khi thấy hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường, phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kiểm tra cá: mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá một lần. Khi kiểm tra, bắt ngẫu nhiên 30 cá thể để xác định cỡ cá, trọng lượng đàn cá và đánh giá sự tăng trưởng.

+ Phòng bệnh:

Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cá: định kỳ 7 – 10 ngày bổ sung Vitamin C, Premix khoáng, men tiêu hóa để cá khỏe mạnh và hấp thu tốt dưỡng chất trong thức ăn.

Hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn trong ao nuôi: Định kỳ hút bùn đáy ao, thao tác hút bùn nên từ từ, nhẹ nhàng để tránh làm quẩy đục đáy ao, khí độc sẽ hòa tan vào nước gây bệnh cho cá.

Hạn chế mầm bệnh kí sinh trong cơ thể cá: Định kỳ 20 – 30 ngày xổ kí sinh cho cá bằng cách trộn thuốc xổ (Nova-Parasite) vào thức ăn theo liều dùng của nhà sản xuất. Mỗi lần xổ 2 – 3 ngày và chỉ xổ 1 lần/ngày vào buổi sáng. Sau khi xổ kí sinh, cho cá ăn bổ sung Vitamin C, Premix khoáng và men tiêu hóa 3 – 5 ngày liên tục để cá nhanh phục hồi.

Định kỳ xử lý vôi bột (CaO) với liều 200 kg/10.000 m3 nước để ổn định chất lượng nước ao nuôi.

+ Quản lý chất lượng nước ao nuôi:

Chất lượng nước ao nuôi rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng thịt của cá trong suốt vụ nuôi. Do đó, Chủ dự án chọn chế độ thay nước hàng tháng như sau:

Tháng thứ 1, không cần thay nước. Tháng thứ 2, thay nước 1 lần/tháng. Tháng thứ 3, thay nước 2 lần/tháng. Tháng thứ 4, thay nước 3 lần/tháng. Tháng thứ 5, thay nước 4 lần/tháng. Tháng thứ 6, thay nước 6 lần/tháng. Tháng thứ 7, thay nước 8 lần/tháng.

Thay nước bằng cách vừa xả cống đáy vừa mở cống cho vào tầng mặt để loại bỏ một phần lượng chất thải dưới đáy ao. Chủ dự án không trang bị máy bơm nước để cấp thoát nước cho các ao nuôi cá, mà các ao nuôi cá được cấp thoát nước tự nhiên theo thủy triều sông Tiền. Công ty nuôi cá theo quy chuẩn QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT và theo tiêu chuẩn VietGAP, các hoạt động liên quan đến hoạt động nuôi cá đều được nhân viên ghi chép, cập nhật hàng ngày.

Hút bùn đáy ao: Định kỳ khi cá sử dụng được khoảng 50 – 75 tấn thức ăn, tiến hành hút bùn đáy ao để loại bỏ chất thải, giảm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi và tăng chất lượng thịt cá. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tần suất thay nước, lượng nước thay và lượng thức ăn đã sử dụng để quyết định thời điểm hút bùn đáy ao cho phù hợp.

- Giai đo​ạn thu hoạch:

+ Trước khi thu hoạch:

Dự báo số lượng cá trong ao để nhà thu mua chuẩn bị phương tiện vận chuyển.

Tăng cường sức khỏe cho cá bằng cách cho cá ăn vitamin C liên tục từ 3 – 5 ngày (liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Tùy theo màu sắc cơ thịt cá mà quyết định thời gian bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để đạt màu yêu cầu của nhà thu mua.

Khử trùng nước ao nuôi bằng BKC với liều 200 gam/1.000 m3 nước. Ngưng cho cá ăn 2 – 3 ngày trước khi thu hoạch.

+ Khi thu hoạch: Xử lý nước trong khu vực thu cá bằng sản phẩm chứa chất chiết xuất từ cây Yucca (Nova-Yucca Plus), muối để khử khí độc và làm tăng sức khỏe của cá.

Do dự án có 07 ao nuôi và lượng cá cần thu hoạch lớn nên quá trình thu hoạch được thực hiện cuốn chiếu để đảm bảo phương tiện vận chuyển, nhân công thu hoạch và bảo quản cá.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án là cá tra thương phẩm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

Phạm vi báo cáo đề xuất chỉ thực hiện đánh giá cho giai đoạn 1 của dự án.

Cụ thể như sau:

a.Nhu cầu sử dụng phế liệu:

Nhà máy không sử dụng phế liệu cho sản xuất.

b.Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:

- Cá giống: Công ty nuôi cá trong ao, với mật độ khoảng 80 con/m2, mỗi năm nuôi khoảng 1,5 vụ; thời gian thả cá con tối đa 2 lần/năm; diện tích mặt nước giai đoạn 1 của dự án vào khoảng 3.801m2 nên lượng cá giống khoảng 608.160 con/năm (khoảng 304.080 con/vụ nuôi).

- Thức ăn: Dự án dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi cung cấp cho cá. Trong thành phần của thức ăn không chứa các loại hoá chất hoặc kháng sinh bị cấm lưu hành, sử dụng tại Việt Nam. Thành phần chính của thức ăn là các hợp chất hữu cơ, dinh dưỡng được chế biến từ lúa mì, lúa mạch, bắp, tắm, cám, khô đậu, khô cọ, bột huyết, bột cá, dầu cá, bột sò, bột xương,… Tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi khoảng 30% và để nuôi được 1 kg cá tra thương phẩm tiêu tốn khoảng 1,7 kg thức ăn công nghiệp, nên để nuôi được khoảng 58 tấn cá/vụ - 7 tháng, cần khối lượng thức ăn công nghiệp khoảng 98,6 tấn/vụ.

c.Nhu​ cầu sử dụng hóa chất:

Trong nuôi cá dự án sử dụng thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, men vi sinh,... với khối lượng như sau:

Bảng 1-1: Nhu cầu phụ liệu phục vụ cho hoạt động nuôi cá giai đoạn 1 của dự án

STT

Tên phụ liệu

ĐVT

Khối lượng

Mục đích sử dụng

 

1

Thuốc thú  y thủy sản (Oxytetracyline, Streptomycin, Ampicillin, Doxycyline, Kanamycin, Nova-Parasite …)

 

kg/năm

 

3

Trị bệnh cho cá

2

Vôi bột (CaO)

kg/năm

770

Xử lý ao nuôi

3

Muối (NaCl)

kg/năm

510

Khử khí độc và khử

khuẩn cho cá giống

4

Iodine (Iốt)

kg/năm

2,5

Khử trùng, diệt khuẩn

5

Vitamin C

kg/năm

8

Tăng sức đề kháng cho

6

Premix khoáng

kg/năm

255

Tăng sức đề kháng cho cá

7

BKC (Benzalkonium Chloride)

kg/năm

120

Khử khuẩn, diệt mầm bệnh

8

Men vi sinh

kg/năm

250

Men hỗ trợ tiêu hóa

9

Yucca (Nova-Yucca Plus)

kg/năm

5

Khử khí độc

10

Clorine   (khử   trùng   nước thải)

kg/năm

1.020

Khử trùng nước thải

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy sản......., năm 2022

Tất cả các loại phụ liệu được hợp đồng bên bán vận chuyển đến dự án bằng đường thuỷ theo định kỳ.

d.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

Dự án trang bị 01 máy phát điện dự phòng (1 máy, 10KVA), sử dụng dầu DO cấp điện trong những giờ cúp điện; lượng dầu sử dụng khoảng 11 lít/ca, tương đương khoảng 9,46 kg/ca và 06 máy bơm bùn (25CV/máy), lượng dầu sử dụng khoảng 60 lít/ca/6 máy, tương đương khoảng 51,6 kg/ca

e.Nh​u cầu sử dụng điện:

Công ty sử dụng điện từ lưới điện quốc gia, tại dự án bố trí 1 trạm biến áp. Lượng điện sử dụng khoảng 1.000 kW/tháng.

f.Nhu cầu sử ​dụng nước:

Công ty sử dụng nước mặt sông Tiền phục vụ nuôi cá và sinh hoạt của nhân viên; nhu cầu sử dụng nước như sau:

*Nước nuôi cá tra thương phẩm:

Lượng nước cần thay cho mỗi ao nuôi:

Giai đoạn 1 của dự án có 01 ao nuôi cá, với diện tích mặt nước mỗi ao là 3.801m2, chiều sâu mực nước trong từng ao nuôi khoảng 3m.

Tổng lượng nước chứa trong mỗi ao được tính bằng: 3.801m2 x 3m = 11.403m3.

Mỗi lần thay nước ước tính khoảng 20% thể tích của ao chứa.

Lượng nước cần thay cho mỗi ao (Vao) là: Vao = 11.403m3 x 20% = 2.280,6 m3/ao nuôi.

Chế độ thay nước hàng tháng (mỗi tháng thay nước 1 lần). Nước thải ao nuôi sẽ được dẫn qua Ao xử lý nước nước thải trước khi thải ra môi trường (Sông Tiền).

Như vậy, nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn 1 cho nhu cầu nuôi cá là 2.280,6m3/ngày.

Nước cấp sinh hoạt:

Giai đoạn 1 của Dự án có khoảng 5 nhân viên làm việc và sinh hoạt tại dự án. Tham khảo QCVN 01:2021/BXD, ước tính mỗi người sử dụng khoảng 100 lít nước/ngày đêm, nên nhu cầu sử dụng nước khoảng 0,5 m3/ngày đêm.

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

Vị trí địa lý của dự án

Phạm vi dự án là khu vực bãi bồi dọc ven bờ sông Tiền tại ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích là 329.396,2 m2.

Tọa độ địa lý được của khu đất được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 1-2: Tọa độ địa lý các điểm góc của dự án

Số hiệu điểm

Tọa độ VN:2000, 105030’ múi chiếu 30

X_VN:2000(m)

Y_VN:2000(m)

1

1138928,122

558158,190

2

1138571,480

557983,369

3

1139015,516

557146,943

4

1139270,772

557429,964

Dự án có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp: Sông Tiền, cách cù lao Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang khoảng 1km.

+ Phía Đông Nam giáp: sông Tiền, đất bãi bồi dọc bờ xã Bình Hòa Phước.

+ Phía Tây Bắc giáp: giáp dự án “Trại nuôi cá tra Đồng Phú 01” của Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Thương mại Ngọc Hà (cách khoảng 145m) và dự án “Đầu tư khai thác mỏ cát san lấp trên lòng sông Tiền (mỏ Phú Thạnh 2 – Đồng Phú), thuộc xã Đồng Phú và xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (công suất 100.000 m3/năm)” của Công ty TNHH một thành viên Hồng Đức (cách khoảng 50m).

+ Phía Tây Nam giáp: giáp đất bãi bồi dọc bờ xã Bình Hòa Phước (cách khoảng 140m), vàm Cái Muối, ao nuôi thủy sản của Công ty Vạn Phát (cách khoảng 90m).

b.Các hạng mục công trình giai đoạn 1 của dự án

Diện tích đất xây dựng giai đoạn 1 của dự án là 18.187 m2. Với các hạng mục công trình như sau:

Bảng 1-3: Các hạng mục công trình giai đoạn 1 của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỉ lệ (%)

I

Hạng mục công trình chính

1

Ao nuôi

3.801

20,90

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỉ lệ (%)

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

1

Nhà điều hành

28

0,15

2

Kho chứa thức ăn

28

0,15

3

Nhà vệ sinh

3

0,02

III

Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1

Ao xử lý nước thải

3.296

18,12

2

Ao xử lý bùn

1.090

5,99

3

Hố chôn cá chết

20

0,11

4

Kho CTNH

10

0,05

5

Kho chứa rác công nghiệp thông thường

10

0,05

IV

Cây xanh, thảm cỏ

3.650

20,07

V

Đường nội bộ, bờ bao

6.254

34,39

Tổng diện tích giai đoạn 1

18.187

100

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy sản......, năm 2022

Mô tả các hạng mục công trình:

Các hạng mục công trình chính:

  • Giai đoạn 1 của dự án có 01 ao nuôi, với diện tích mặt nước ao nuôi là 3.801m2.
  • Bờ ao có chiều rộng chân từ 10 – 15m, bề rộng mặt từ 6 – 10m, mé nước phía giáp sông Tiền có trồng bần,… để chắn sóng. Ngoài ra, ở những đoạn dễ sạt lở, xói mòn,… có gia cố cọc gỗ chắc chắn để hạn chế ảnh hưởng.
  • Hệ thống cống cấp và thoát nước từng ao nuôi được bố trí riêng biệt. Cống cấp và thoát nước bằng bê tông cốt thép, đường kính từ 1 – 1,5m. Cống cấp nước lấy nước từ sông Tiền, được bố trí hướng về phía bờ xã Bình Hòa Phước. Cống thoát nước thải được xả ra sông Tiền, được bố trí hướng về phía tỉnh Tiền Giang.
  • Ao nuôi cá có chiều sâu mực nước trong ao khoảng 3m.
  • Ghe/bè cho cá ăn được bố trí trong ao nuôi; đảm bảo bền, nhẵn, không độc, tiện lợi, dễ làm vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

Các hạng mục công trình phụ trợ:

  • Nhà điều hành: diện tích 28m2, kết cấu bê tông cốt thép, mái lợp tole, nền láng gạch men.
  • Kho chứa thức ăn: diện tích 28m2, kết cấu khung thép tiền chế, mái lợp tole, nền láng gạch men.
  • Nhà vệ sinh: diện tích 3m2, kết cấu khung thép tiền chế, mái lợp tole, nền tráng xi măng.

Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

Ao xử lý nước thải: diện tích mặt nước ao là 3.296 m2, sâu khoảng 3,5m, bờ ao có chiều rộng chân từ 10 – 15m, bề rộng mặt từ 6 – 10m. Ao xử lý nước thải, có thả lục bình, rau muống,… có chức năng xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra sông Tiền. Nước thải tại ao được khử trùng bằng clorine (bằng cách rải đều trong ao) để diệt khuẩn trước khi xả thải.

Hố chôn cá chết: diện tích 20m2, sâu khoảng 2m, được bố trí khu vực có nhiều cây xanh của dự án, chức năng hố này dùng để chôn lấp cá chết trong quá trình nuôi.

Kho CTNH: diện tích 10m2, kết cấu khung thép tiền chế, mái lợp tole, nền tráng xi măng.

Kho chứa rác công nghiệp thông thường: diện tích 10m2, kết cấu khung thép tiền chế, mái lợp tole, nền tráng xi măng.

Ao xử lý bùn: diện tích là 1.090 m2, sâu khoảng 3,5m, bờ ao có chiều rộng chân từ 10 – 15m, bề rộng mặt từ 6 – 10m. Ao xử lý bùn có chức năng chứa bùn cặn đáy ao nuôi khi hút bùn ao nuôi trong quá trình nuôi và khi kết thúc vụ nuôi.

Cây xanh, thảm cỏ: diện tích 3.650m2, chức năng tạo cảnh quan, chắn gió, chắn sóng và hạn chế xói mòn đất bờ bao.

Đường nội bộ, bờ bao: diện tích 6.254m2, chức năng tạo lối đi nội bộ bên trong dự án, phục vụ việc vận chuyển thức ăn và vật tư cần thiết trong quá trình nuôi thủy sản..

d. Danh m​ục máy móc, thiết bị:

Các loại thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động của dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1-4: Danh mục máy móc, thiết bị chính giai đoạn 1 của dự án

STT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng thiết bị

01

Bình hạ thế 200 KVA

Cái

1

Việt Nam

100%

02

Máy phát điện 10 KVA

Cái

1

Việt Nam

100%

STT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng thiết bị

03

Ghe gỗ

Chiếc

4

Việt Nam

100%

04

Bè gỗ

Chiếc

2

Việt Nam

100%

05

Máy bơm bùn, 25CV

Cái

2

Việt Nam

100%

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy sản, năm 2022

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch tham quan trên biển

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com