Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đường từ Quốc lộ 1K đi Đại học Quốc gia và Khu tổ hợp phát triển nhà ở, dịch vụ thương mại
MỞ ĐẦU
1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung về dự án
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng Đường từ quốc lộ 1k đi đại học quốc gia và xây dựng khu tổ hợp phát triển nhà ở, dịch vụ thương mại, diện tích 43.147,5m2, quy mô 997 căn hộ, dân sô 3.988 người.
- Địa điểm thực hiện dự án: phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình
- Tên chủ dự án: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Địa chỉ liên hệ: số 90 Cây Da Xè, khu phố B, Phường Đông Hoà, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Quy mô dự án: Diện tích 43.147,5m?, quy mô 397 căn hộ, dân số 3.988 người (trong đó xây dựng 2 khối chung cư (4 tháp với 39 tầng nổi + 03 tầng hầm), 81 căn nhà liền kề thương mại, 41 căn nhà ở liên kế tái định cư).
- Loại hình dự án: xây dựng mới
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢO CÁO ĐTM
Tên dự án: Đường từ Quốc lộ 1K đi Đại học quốc gia và xây dựng Khu tổ hợp phát triển nhà ở, dịch vụ thương mại, diện tích 43.147,5m2, quy mô 997 căn hộ, dân số 3.988 người.
- Địa điểm thực hiện: phường Đông Hòa, thành phó Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Tên chủ dự án: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Phạm vi, quy mô, công suất: Diện tích 43.147,5m?, quy mô 997 căn hộ, dân số 3.988 người (trong đó xây dựng 2 khối chung cư (4 tháp với 39 tầng nổi + 03 tầng hầm), 81 căn nhà liền kể thương mại, 41 căn nhà ở liên kế tái định cư).
- Loại hình dự án: xây dựng mới. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
- Hạng mục hạ tâng kỹ thuật: san nên, giao thông, câp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, xử lý nước thải, cây xanh, câp điện, thông tin liên lạc.
- Xây dựng nhà ở: xây dựng chung cư, các khu nhà ở, trường mâm non.
- Các hạng mục liên quan đên môi trường: Thoát nước mưa, thoát nước thải, thu gom chât thải rắn.
Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xâu đên môi trường. Báo cáo ĐTM dự án, Báo cáo ĐTM xây dựng, Báo cáo ĐTM nhà ở, Báo cáo ĐTM khu thương mại
Giai đoạn xây dựng:
Hạng mục thi công hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở: Hoạt động thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật gây ra một sô ô nhiễm như: Ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí do các hoạt động đào đất, vận chuyển đất san lấp, vận chuyên vật liệu, xây dựng nhà ở; Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, nước thải xây dựng từ hoạt động tửa xe ra vào công trường, thiết bị xây dựng, ô nhiễm do nước mưa chảy tràn.
Giai đoạn hoạt động: Ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí do các hoạt của xe cộ ra vào khu nhà, nấu ăn của các hộ gia đình, mùi hôi từ khu tập kết rác thải. Tác động đến
môi trường nước: Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của người dân trong khu nhà ở.
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
5.3.1 Các tác động môi trường chính trong giai đoạn xây dựng
a. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất nước thải
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng tại công trường với lưu lượng khoảng 7,5 mỶ/ngày. Thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ ửng, vi sinh vật, amoni, BODs
- Nước thải từ quá trình rửa phương tiện thi công, vận chuyển, vệ sinh thiết bị xây dựng trong giai đoạn đào hầm khoảng 26,8 mẺ/ngày; trong giai đoạn thi công xây dựng khoảng 6,8 mỶ/ngày. Thành phần ô nhiễm chủ yếu là đất cát và dầu mỡ.
b. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thãi
Bụi, khí thải (CO, SO›, NO) và tiếng ồn phát sinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng, vận chuyển vật liệu xây dựng, thi công đào đắp và xây lắp hạ tằng kỹ thuật, công trình. Trong đó lượng tổng lượng bụi từ san nền là 4,8 kg/ngày, bụi từ đào đất tầng hầm 1,28kg/ngày; bụi phát sinh quá trình bốc đỡ nguyên vật liệu cho toàn dự án là 0, 1Ìkgingày. Hoạt động vận chuyển đất dư của quá trình đào hầm cũng tạo ra bụi và khí thải: Bụi: 0,099kg/ngày, SO;: 1,414 kg/ngày, NO;: 5,145 kg/ngày, CO: 3,047 kg/ngày, CH¡: 0,129 kg/ngày.
c. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân khoảng 75 kg/ngày; rác thải thực bì từ quá trình giải phóng mặt bằng: 8,6 tấn; phế thải vật liệu xây dựng (sắt thép vụn, bao xi măng, gạch, đá, bao bì carton...) phát sinh từ hoạt động xây dựng khoảng 7.638 tấn; Chất thải rắn thông thường cần được thu gom để không gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, gây mùi hôi thối.
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động xây dựng, vệ sinh các máy móc, thiết bị thi công, hoạt động sơn hoàn thiện cho khu nhà với số lượng lớn nhất khoảng 1,6-2kg/ngày phát sinh trong quá trình xây dựng. Chất thải rắn nguy hại có chứa nhiều chât có đặc tính nguy hại dễ gây cháy nô, ngộ độc...gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người cân được thu gom xử lý.
d. Nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng của tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn và độ rung phát sinh các máy móc và thiết bị trong quá trình thi công xây dựng. Quy chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn là (QCVN 26:2010/BTNMT) và đối với độ rung là (QCVN 27:2010/BTNMT).
5.3.2 Các tác động môi trường chính trong giai đoạn hoạt động
a. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất nước thải
- Nước thải sinh hoạt từ các căn hộ, trường mầm non, khu thương mại, y tẾ... nước từ việc vệ sinh khu chứa rác; thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, vi sinh vật, amoni, BOD; với lưu lượng khoảng 935,2 mẺ/ngày; thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, hợp chất hữu cơ, vi sinh vật. Ngoài ra còn có nước vệ sinh nhà rác khoảng 2m3/lần, định kỳ khoảng 1 lần/tuần, thành phần ô nhiễm chủ yếu chất hữu cơ, chất răn lơ lửng; nước rửa ngược bồn lọc cát khoảng 4m3/lần, định kỳ khoảng I1 - 2 lần/tuần. Báo cáo ĐTM dự án, Báo cáo ĐTM xây dựng, Báo cáo ĐTM nhà ở, Báo cáo ĐTM khu thương mại
b. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải
- Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông, đun nấu (NOx, SO›, CO, VOC). Mùi phát sinh từ hệ thống thoát nước thải và các vị trí tập trung chất thải rắn chờ đợn: đi nơi khác xử lý (NHạ, HS, Mercaptan,...).
c. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động của các căn hộ trong khu nhà ở, hoạt động của trường mâm non, trường (tiêu học, khu thương mại dịch vụ, công viên . phát sinh với khối lượng khoảng 9.454 kg/ngày. Bùn tự hoại tại các bể tự hoại phát giữa khoảng 182 kg/ngày. Chất thải rắn thông thường chủ yếu là rác thực phẩm, chai lọ, kim loại nên cần được thu gom để không gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, gây mùi hôi thối.
Chất thải nguy hại chủ yếu là pin ắc quy chì thải, bóng đèn thải, thiết bị điện tử hư hỏng, bao bì chứa hóa chât tây rửa...phát sinh từ hoạt động của cư dân trong khu nhà ở với tông khôi lượng phát sinh khoảng 3.431 kg/năm.
d. Nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng của tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn và độ rung phát sinh đi hoạt động giao thông đi lại của dân cư trong khu nhà ở. Quy chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn là (QCVN 26:2010/BTNMT) và đối với độ rung là (QCVN 27:2010/BTNMT).
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
a. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thả
Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: Sử dụng 4 nhà vệ sinh di động 4 ngăn để thu gom sau khi hết giai đoạn thi công và sẽ được hút bùn và tháo dỡ theo đúng quy định môi trường trước khi trả mặt bằng cho dự án Đối với nước thải xây dựng
Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị thi công: Xây dựng bể lắng cát và bể tách mỡ. Kích thước bể lắng cát thể tích 16m? kích thước Dài x làệng x Cao = 4m x 2m x 2m, sẽ được xây dựng bằng gạch, đáy bê tông, Sau đó qua Bể tách dầu mỡ có kích thước Dài x Rộng x Cao = 2m x 0,5m x Im được xây bằng gạch, đáy bê tông. Nước sau lắng sử dụng phun tưới ẩm trong nội bộ dự án; cặn đất cát dùng san lấp mặt bằng tại chỗ.
b. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải
- Thực hiện các giải pháp thi công công trình tuân thủ đúng thi ết kế, giấy phép xây dựng và các quy định khác của ngành xây dựng. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý và tổ chức thi công phù hợp để hạn chế tôi đa các tác động bất lợi đến cảnh quan, môi trường và các hoạt động kinh tế dân sinh khác trên khu vực thực hiện dự án trong quá trình thi công xây dựng. Bố trí hàng rào tôn xung quanh khu vực thi công đễ cách ly và hạn chế bụi từ công trình đến các khu vực xung quanh.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý giảm thiểu phán tán bụi trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển, kiểm tra giám sát, vệ sinh các phương tiện giao thông ra vào công trường, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, dân cư gân khu vực dự án. Xây dựng kế hoạch, thời gian thi công hợp lý, không tiến hành thi công vào ban đêm.
- Tất cả các thiết bị thi công, vận chuyền vật liệu phải được che chắn kín khít, rửa sạch gầm và bánh xe. Định kỳ kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số về khí thải, độ ồn, rung đạt quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.
- Mặt đường quốc lộ IK sát dự án có thể bị dính bám bùn đất, chất thải rắn do các xe vận chuyển đi ngang, vì vậy đoạn này sẽ được quyết dọn thường xuyên và tưới Llần/1 tuần hoặc khi có chất thải rơi vãi nhiều, hoặc khi có yêu cầu của người dân hoặc cơ quan chức năng.
- Đối với bãi đỗ nguyên vật liệu ngoài trời: dùng bạt để che chắn bãi đỗ vật liệu ngoài trời và sử dụng nước tại khu vực đào đất đã bị khô để giảm thiểu bụi bay vào nhà dân xung quanh.
- Đối với lưu chứa vật liệu: Việc tập kết nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, các loại dung môi, hoá chât xây dựng vừa đủ cho từng công đoạn.
- Tưới nước trên mặt đất ở những khu vực phối trộn nguyên liệu. Tưới â ẩm nguyên vật liệu như cát, đá trước khi đưa vào phối trộn để hạn chế bụi.
- Ưu tiên sử dụng bê tông thương phẩm cho tất cả các hoạt động đỗ bê tông.
- Công nhân làm nhiệm vụ bốc xếp nguyên liệu, vận chuyển nguyên vật liệu và công nhân xây dựng (như phối trộn nguyên vật liệu, ..) sẽ được trang bị khẩu trang và mắt kính chống bụi.
- Thay thê, sử dụng dâu DO 0,05%S thay cho dâu DO 0,25%S đê giảm thiêu khí thải có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, đồng thời giảm thiểu tác động do lưu huỳnh ăn mòn động cơ. Thay thê sử dụng các thiết bị máy móc sử dụng động cơ điện đề giảm thiêu thâp nhât các loại khí thải phát sinh.
- Sử dụng các loại sơn ở thể lỏng, gốc nước, ít dung môi, sơn sinh thái mà không có VOCs, chì hay thủy ngân; các loại sơn, bột có hệ sô phát thải bụi và khí thâp.
- Bố trí bao che công trình bằng lưới chắn bụi, lưới chắn bụi được làm từ nguyên liệu nhựa nguyên chất, được dệt với kích thước mắt lưới nhỏ từ 0,5 - lem, giữa các mặt lưới phủ lớp nhựa polyetylen tạo thành lớp màng che chắn bụi có độ che phủ từ 80-90% diện tích bề mặt. Khi bụi phát sinh từ quá trình thi công, đập vào lớp màng nhựa, bụi sẽ chặn lại và rơi xuống.
- Công nhân thi công sơn vẽ, trang trí, trét bột được trang bị bảo hộ đầy đủ, trang bị ủng, găng tay, khâu trang đề giảm thiêu hít bụi phát sinh.
- Đối với công nhân làm việc trực tiếp trên công trường, đặc biệt là công nhân làm những công việc nặng nhọc, độc hại như hàn xì, điều khiển các máy móc thi công... chủ đầu tư sẽ trang bị đồ bảo hộ lao động dầy đủ như mặt nạ chống khí độc, kính hàn, chống tia lửa điện... nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.
- Công nhân thi công trải mặt đường, tiếp xúc với bê tông nhựa nóng được trang bị bảo hộ đầy đủ như: trang bị ủng, găng tay, khâu trang để giảm thiếu hít khí phát ra từ bê tông nhựa nóng, bụi và tai nạn lao động có thê xảy ra như bỏng, cháy.
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (QCVN 27:2010/BTNMIT).
c. Các công trình và biện pháp thu quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
Đối với rác thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng thu gom cho vào HHÙGE chứa 120 lít tại công trình. Bố trí khu chứa rác sinh hoạt tạm thời có diện tích 15m?, nằm gần cổng ra vào của dự án. Hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng để thu gom và vận chuyên rác thải đến nơi xử lý đúng quy định, định kỳ 01 lần/ngày.
- Chất thải từ quá trình xây dựng phát sinh được chứa trong kho chứa tạm thời diện tích 100 m?. Hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyền, xử lý.
- Phế liệu từ quá trình xây dựng (sắt thép vụn, bao xi măng, bao bì carton...): Lưu giữ đề được tái chê làm vật liệu xây dựng.
- Chất thải rắn, bùn thải từ nhà vệ sinh lưu động phải được thu gom, quản lý và xử lý đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với chất thải nguy hại
- Bồ trí khu vực lưu giữ chât thải nguy hại diện tích §m” (cạnh khu vực chứa chât thải sinh hoạt). Sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, vận
chuyền và xử lý đúng quy định.
- Quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Sử dụng máy móc, thiết bị thi công thế hệ mới, ít gây ồn. Máy móc, thiết bị phải được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn. Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và được cơ quan đăng kiểm xác nhận. Tại những khu vực phát sinh nguồn ồn lớn sẽ sử dụng các màng chắn và vật liệu cách âm, như: máy cắt, máy mài,..
Hạn chế vận hành máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan... và bố trí thời gian vận chuyển nguyên, vật liệu phù hợp để tránh tác động đến sinh hoạt của các hộ dân cư trên đọc các tuyến đường gần khu vực dự án.
Sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để tránh việc các máy móc gây ồn cùng làm việc sẽ gây nên tác động cộng hưởng. Không làm việc vào ban đêm.
Xây dựng rào chắn ngăn cách khu vực thi công với môi trường xung quanh bằng các tấm ngăn (bao dứa, tắm lợp tôn, cót ép...) tại khu vực nguôn ôn với chiều cao >2,0m nhằm hạn chế sự lan truyền tiếng Ôn.
Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công, hạn chế còi vào các giờ nghỉ ngơi. Báo cáo ĐTM dự án, Báo cáo ĐTM xây dựng, Báo cáo ĐTM nhà ở, Báo cáo ĐTM khu thương mại
Các biện pháp giảm độ rung
Biện pháp kết cấu: Cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực...
Biện pháp công nghệ: Sử dụng vật liệu phi kim loại; thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,...
Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn ði kim loại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su... được lắp gia máy và bệ máy đồng thời được định kỳ kiểm tra hoặc thay thế; hoặc có loại được lắp cô định trên máy và được xem như là một bộ phận hoặc chỉ tiết của máy: Ghế lái giảm rung, tay năm cách rung; có loại lại luôn độc lập và nằm ngoài máy như sàn cách rung, tay kẹp giảm rung...
e. Các biện pháp giảm thiểu khác
Đôi với nước mưa chảy tràn
Quản lý tốt nguyên VLXD, chất thải phát sinh tại công trường xây dựng, nhằm hạn chế tình trạng rơi vãi xuống đường thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy và gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng bơm thoát trong quá trình thi công nếu xảy ra tình trạng ngập úng
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn