Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất smartdoor. Dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp (dự án sản xuất cửa nhôm kính, vách nhôm)
Ngày đăng: 21-05-2024
326 lượt xem
MỤC LỤC
CHƯƠNG I.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.. 1
1.1.Tên chủ dự án: Công ty TNHH Smartdoor. 1
1.2. Tên dự án đầu tư. 1
1.2.1. Địa điểm thực hiện. 1
1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư. 4
1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) 4
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư. 4
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư. 4
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư. 5
1.3.3. Sản phẩm của dự án. 7
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư 7
1.4.1.Giai đoạn thi công xây dựng. 7
1.4.2. Giai đoạn vận hành của dự án. 9
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư. 10
1.5.1. Quy mô hạng mục công trình của dự án. 10
1.5.2. Danh mục máy móc phục vụ dự án. 11
1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án. 12
1.5.4. Tổng mức đầu tư. 12
1.5.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 12
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 14
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 14
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường. 15
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 16
3.1. Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật 16
3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án. 16
3.2.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải 16
3.2.2. Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải 20
3.2.3 Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải 20
3.2.4. Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải 20
3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 21
3.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 21
3.3.2. Chất lượng môi trường nước. 22
3.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 24
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư. 24
4.1.1.Đánh giá, dự báo các tác động. 24
4.1.1.1 Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất và hoạt động giải phóng mặt bằng. 24
4.1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị 24
4.1.1.3 Thi công các hạng mục công trình. 26
4.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 36
4.1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường không khí 36
4.1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường nước. 37
4.1.2.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu của CTR.. 38
4.1.2.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu của CTNH.. 38
4.1.2.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu của tiếng ồn, độ rung. 38
4.1.2.6. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động văn hóa –xã hội 39
4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành. 39
4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 39
4.2.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải 39
4.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải 49
4.2.1.3. Dự báo những sự cố trong giai đoạn vận hành nhà máy. 51
4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 53
4.2.2.1. Các công trình, biện pháp xử lý nước thải 53
4.2.2.2. Các công trình, biện pháp xử lý khí thải 61
4.2.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với công trình xử lý chất thải (Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và Khu lưu giữ chất thải). 64
4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 68
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo. 69
CHƯƠNG V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 71
5.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải 71
5.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải 72
5.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 72
5.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 72
5.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 73
5.6. Yêu cầu về quản lý chất thải 73
5.7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường. 74
CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 75
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án. 75
6.1.1. Thời hạn dự kiến vận hành thử nghiệm.. 75
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý 75
6.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 76
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.. 77
CHƯƠNG VII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.. 78
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.. 80
- Địa chỉ văn phòng: Cụm công nghiệp Ngọc Long, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông
- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 36/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 04/8/2017, cấp điều chỉnh lần 2 ngày 04/04/2024;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0901011180 do phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp, đăng ký lần đầu ngày 10/05/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 23/02/2024;
- Giấy phép xây dựng số 50/GPXD ngày 11/8/2023 do UBND huyện Yên Mỹ cấp
Đối với mục tiêu sản xuất, gia công các sản phẩm nhựa nhân tạo EVA, PE và Artilon (sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh, không sử dụng nhựa tái chế, không tái chế nhựa), dự án đã đi vào hoạt động từ năm 2019. Tuy nhiên đến năm 2023, Công ty đã dừng sản xuất các sản phẩm nhựa, các thiết bị máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm nhựa đã được công ty thanh lý, nhà xưởng đã xây dựng được giữ nguyên hiện trạng. Hiện tại Công ty đang tiến hành thực hiện mục tiêu sản xuất bổ sung theo quyết định số 36/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên, do đó công ty sử dụng toàn bộ các công trình đã xây dựng (1 nhà xưởng diện tích 2.590m2 (theo mặt quy hoạch tổng thể điều chỉnh là nhà số 3, nhà xưởng); nhà điều hành diện tích 296 m2 (theo mặt quy hoạch tổng thể điều chỉnh là nhà số 2, nhà điều hành), cổng và nhà bảo vệ với diện tích 10m2 ; nhà xe 1 diện tích 60m2, nhà rác 18 m2, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt) và tiếp tục hoàn thiện công trình còn chưa xây dựng với tổng diện tích là 13.037m2 theo đúng mặt bằng quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt.
>>> Tham khảo ngay: Dịch vụ xin giấy phép môi trường trọn gói cho nhà máy sản xuất, xưởng tại Tp. HCM
- Tên dự án: Nhà máy sản xuất smartdoor.
- Địa điểm thực hiện dự án: xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Vị trí và kích thước khu đất như Mặt bằng quy hoạch tổng thể dự án “Nhà máy sản xuất smartdoor 168” đã được Sở Xây dựng phê duyệt kèm theo thông báo số 70/TB-SXD ngày 20/03/2023. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DC188298 ngày 30/5/2023.
- Vị trí tiếp giáp địa lý của dự án cụ thể như sau:
+ Phía Tây Bắc giáp Công ty cổ phần Tân Thanh Hưng Yên;
+ Phía Đông Bắc giáp đất canh tác;
+ Phía Đông Nam giáp Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Đồng Lợi;
+ Phía Tây Nam giáp đất dự án Công ty TNHH Ngân Hà Hưng Yên.
Điểm |
X |
Y |
A |
2.313.833 |
554.935 |
B |
2.313.919 |
555.059 |
C |
2.313.848 |
555.125 |
D |
2.313.762 |
555.001 |
Vị trí thực hiện dự án trên khu đất có tổng diện tích 16.011 m2 nằm trên địa bàn xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã được UBND tỉnh Hưng Yên cho Công ty TNHH Smartdoor 168 Toàn Thắng để thực hiện dự án Nhà máy sản xuất smartdoor 168 tại quyết định số 36/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên; Giấy chứng nhận sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài khác gắn liền với đất số DC188298 do Văn phòng đăng ký đất đai-Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên cấp ngày 30/05/2023. Trong quá trình hoạt động của dự án không khai thác nước ngầm. Bên cạnh đó, dự án là dự án sản xuất có phát sinh nước thải sinh hoạt xả ra môi trường phải được xử lý. Vì vậy, dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
* Mối tương quan giữa dự án với các đối tượng xung quanh:
- Giao thông:
Dự án có tiếp giáp đường ĐT.376 về phía Tây Nam. Do đó vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Mạng lưới giao thông thuận lợi tạo nên một lợi thế rất lớn trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa của công ty.
- Sông ngòi:
Khu vực dự án thuộc địa bàn cụm công nghiệp Ngọc Long, xã Ngọc Long. Phía Tây Nam dự án là mương thoát nước của khu vực. Xung quanh chủ yếu là mương thoát nước và kênh mương nội đồng. Hệ thống sông thủy lợi nội đồng đảm bảo được yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
Tiếp giáp dự án về phía Tây Bắc giáp Công ty cổ phần Tân Thanh Hưng Yên; Phía Đông Bắc giáp đất canh tác; Phía Đông Nam giáp Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Đồng Lợi; Phía Tây Nam giáp đất dự án Công ty TNHH Ngân Hà Hưng Yên và đường giao thông ĐT.376. Gần khu vực dự án không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và các khu di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng.
- Khu dân cư:
Khu đất thực hiện dự án nằm gần khu dân cư, khoảng cách gần nhất tới khu dân cư thôn Chi Long khoảng hơn 500m về phía Tây Nam của dự án.
- Hiện trạng cấp điện, nước:
+ Hiện trạng cấp điện: Xung quanh khu vực Dự án đã được đầu tư xây dựng đầy đủ, hệ thống cấp điện đã được đầu tư đồng bộ và sẽ được kết nối với các công trình mới xây dựng.
+ Hiện trạng cấp, thoát nước: Hiện nay khu vực Dự án đã có nhà máy nước cấp sạch của Công ty CP đầu tư kinh doanh nước sạch và NGK Thăng Long do đó dự án sẽ sử dụng nước sạch. Hệ thống cấp, thoát nước của các hạng mục công trình còn lại sẽ được kết nối đồng bộ với hệ thống cấp thoát nước hiện có tại nhà máy.
Hiện tại, nhà máy đang thực hiện tách riêng đường ống thoát nước mưa, nước thải để thu gom riêng và đưa nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên;
- Cơ quan thẩm định giấy phép môi trường của dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên;
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường của dự án: UBND tỉnh Hưng Yên;
- Loại hình dự án: Dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp (dự án sản xuất cửa nhôm kính, vách nhôm)
Tổng vốn đầu tư của dự án là 88.000 triệu đồng. Quy mô của dự án đầu tư: Dự án nhóm B theo khoản 3, điều 9 của Luật Đầu tư công (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).
- Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Dự án có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định tại mục 2, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Công ty TNHH Smartdoor 168 Toàn Thắng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa nhân tạo EVA, PE, Artilon tại quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 18/01/2019, giấy chứng nhận sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài khác gắn liền với đất số DC188298 do Văn phòng đăng ký đất đai-Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên cấp ngày 30/05/2023. Vì vậy, dự án thuộc khoản 3, điều 41 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020, thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường do UBND cấp tỉnh cấp giấy phép.
Theo Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 36/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 04/8/2017, cấp điều chỉnh lần 2 ngày 04/04/2024:
Mục tiêu dự án: Sản xuất, gia công các sản phẩm nhựa nhân tạo EVA, PE và Artilon (Sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh, không sử dụng nhựa tái chế, không tái chế nhựa); Sản xuất các sản phẩm cơ khí: thép tấm, thép cuộn; cửa nhôm kính, vách nhôm và cho thuê nhà xưởng
Quy mô dự án: Mút EVA: 450.000 sản phẩm/năm; mút Artilon: 1 triệu sản phẩm/năm; PE: 1,3 triệu sản phẩm/năm; thép tấm, thép cuộn: 10.000 tấn/năm; cửa nhôm kính, vách nhôm: 9.000 tấn/năm; nhà xưởng cho thuê: 7.000m2.
Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Công ty TNHH Smartdoor 168 Toàn Thắng đăng ký thực hiện đề xuất cấp giấy phép môi trường của việc thực hiện sản xuất các sản phẩm bao gồm: cửa nhôm kính, vách nhôm; nhà xưởng cho thuê.
Quy mô công suất đăng ký sản xuất sản phẩm của dự án cụ thể như sau: cửa nhôm kính, vách nhôm: 9.000 tấn/năm; nhà xưởng cho thuê: 7.000m2.
⁎ Quy trình công nghệ sản xuất cửa nhôm kính, vách nhôm
Thuyết minh quy trình:
Công đoạn cắt: Nguyên liệu để sản xuất cửa nhôm kính, vách nhôm là các thanh nhôm. Nguyên liệu đưa vào dây chuyền cắt. Đây là công đoạn tạo hình ban đầu cho sản phẩm. Tùy thuộc vào phương án sản xuất và sản phẩm đầu ra mà phôi được cắt theo các kích thước phù hợp. Dự án sẽ áp dụng phương pháp cắt công nghệ cao, không sử dụng dầu cắt gọt. Máy cắt nhôm 2 đầu có nhiệm vụ cắt 2 đầu thanh nhôm với tốc độ cao giúp quá trình cắt diễn ra nhanh và chuẩn xác. Máy sử dụng lưỡi cắt hợp kim có đường kính từ 450mm đến 500mm và thước đo đơn vị mm. Đường cắt đảm bảo độ chính xác rất cao, hao hụt về nguyên liệu giảm, giúp giảm phát sinh chất thải cho công đoạn này. Một phần các thanh nhôm sau khi cắt được chuyển sang công đoạn phay để tiếp tục thực hiện các công đoạn tiếp theo sản xuất cửa nhôm kính; các thanh nhôm còn lại sau khi cắt sẽ được chuyển đển công đoạn ghép và ép góc để sản xuất vách nhôm.
Công đoạn phay: Bước này chỉ xuất hiện nếu cửa có chia đố. Sử dụng máy phay đầu đố để tạo khớp nối giữa các thanh nhôm và đố cửa, đảm bảo độ kín khít, chắc chắn.
Công đoạn đột dập: Sử dụng máy đột dập để khoan các lỗ thoát nước trên khung bao cửa. Đảm bảo vị trí lỗ thoát cách đều nhau.
Công đoạn khoan bản lề: Nhiệm vụ là khoan lỗ để đưa đế liên kết của bản lề vào phía bên trong khoang trống của thanh nhôm. Yêu cầu sử dụng bộ dưỡng để đạt độ chính xác tuyệt đối, tránh cửa bị xệ cánh.
Công đoạn ghép và ép góc: Sau khi hoàn thành các bước trên thì tiến hành ghép và ép góc. Bước này giúp các thanh nhôm liên kết lại với nhau để tạo thành khung bao, cánh cửa hoặc đố chia ô. Dự án sử dụng keo để cố định tạm thời bán thành phẩm sau đó sử dụng ốc vít để cố định khung bao, cánh cửa.
Công đoạn lắp phụ kiện: Luồn và chèn gioăng cao su vào khung bao, cánh cửa, nẹp kính để tạo độ kín khít cho cánh cửa giúp cách âm, cách nhiệt và chống nước. Bước này rất đơn giản và làm thủ công hoàn toàn. Bên cạnh đó lắp đặt tất cả các loại phụ kiện đi kèm lên trên cửa như: bản lề, khóa, chốt, … theo đúng bản vẽ chi tiết. Các chi tiết, bộ phận sẽ được lắp ráp thủ công theo quy trình định sẵn. Trình tự lắp ráp được phân công theo từng công đoạn riêng biệt để tránh sai sót. Sau khi lắp ráp hoàn thiện được chuyển sang công đoạn lắp kính.
Công đoạn lắp kính: Đối với cửa, dự án tiến hành lắp kính cho cửa nhôm tại nhà máy. Số kính này sẽ được nhà máy nhập về và lắp ráp tại nhà máy. Dự án cam kết không in, khắc vân trên kính lắp cửa. Tại công đoạn này công nhân có sử dụng keo để cố định kính vào khung cửa. Nên phát sinh hơi keo tại công đoạn này.
Đối với vách nhôm, dự án không tiến hành lắp kính cho vách nhôm tại nhà máy mà tiến hành lắp ráp tại cơ sở của khách hàng.
Công đoạn kiểm tra: Cuối cùng thành phẩm sẽ được kiểm tra trước khi đóng gói và dán nhãn. Các sản phẩm được kiểm tra kĩ lưỡng, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Các sản phẩm không đạt, bị lỗi sẽ được công nhân đưa trở lại dây chuyền sản xuất để khắc phục.
Công đoạn đóng gói thành phẩm: Công nhân sẽ dán tem, nhãn thương hiệu, thông số kỹ thuật của sản phẩm và đóng gói để chuyển lưu kho chờ xuất bán.
* Quy trình cho thuê nhà xưởng
Dự án sử dụng 7.000 m2 tại nhà xưởng và nhà xưởng số 01 để cho các đơn vị có nhu cầu thuê. Đối với mục tiêu cho thuê nhà xưởng, Công ty không cho thuê đối với các công ty có hoạt động gây ô nhiễm môi trường cao theo tinh thần của Chỉ thị 04/2009/CT-UBND ngày 31/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên. Dự án cam kết không cho các đơn vị thuê nhà xưởng có phát sinh nước thải sản xuất thuê.
Trách nhiệm của Chủ dự án: thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình hoạt động của các đơn vị thuê nhà xưởng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt giới hạn cho phép.
Trách nhiệm của đơn vị thuê nhà xưởng: trả phí thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty. Ngoài ra các đơn vị thuê nhà xưởng có trách nhiệm thu gom, thuê xử lý chất thải rắn thông thường và CTNH, thu gom bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của từng cơ sở. Thực hiện các thủ tục hành chính về tư vấn môi trường theo quy định.
Sản phẩm của dự án: cửa nhôm kính, vách nhôm: 9.000 tấn/năm; nhà xưởng cho thuê: 7.000m2.
* Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu xây dựng
Dự án thực hiện xây dựng các hạng mục công trình còn lại theo mặt bằng quy hoạch tổng thể với tổng diện tích đất là 13.037m2. Khối lượng các loại nguyên, vật liệu xây dựng chính của dự án được đơn vị tư vấn xây dựng tính toán dựa trên khối lượng xây dựng các hạng mục công trình. Các loại nguyên liệu này sẽ được mua từ các đại lý vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Yên Mỹ và các khu vực lân cận.
Bảng 1.2. Nhu cầu nguyên vật liệu giai đoạn xây dựng của dự án
TT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Thép |
tấn |
60 |
2 |
Xi măng |
Tấn |
130 |
3 |
Cát |
m3 |
250 |
4 |
Đá dăm |
m3 |
80 |
5 |
Bê tông |
m3 |
550 |
6 |
Gạch lát nền và ốp tường |
m2 |
29.000 |
7 |
Tôn lợp + phụ kiện |
m2 |
1.700 |
8 |
Que hàn |
Kg |
70 |
9 |
Gạch đặc đỏ |
viên |
320.000 |
10 |
Sơn tường |
Kg |
340 |
11 |
Nhôm |
tấn |
140 |
12 |
Dây cáp điện |
Tấn |
3 |
13 |
Ống nhựa |
Tấn |
2 |
Các nguyên, vật liệu trên được mua mới hoàn toàn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Ngoài các nguyên liệu trên, dự án còn sử dụng các loại cống tròn, cống hộp bê tông đúc sẵn, ống HDPE… Tổng khối lượng nguyên, vật liệu quy ra tấn khoảng 200 tấn.
* Nhu cầu sử dụng điện:
Được đấu nối từ nguồn điện tại khu vực. Điện chủ yếu phục vụ chiếu sáng tại lán trại và vận hành một số máy móc thi công.
Nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn thi công xây dựng ước tính khoảng 500 kWh/tháng.
* Nhu cầu dùng nước:
Nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân, nước thi công, nước tưới ẩm trong quá trình thi công xây dựng được lấy từ Nhà máy nước sạch tại khu vực thực hiện dự án.
Việc tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ tăng cường sử dụng nhân lực địa phương, công nhân ở lại công trường được nghỉ tại nhà tạm.
Số lượng công nhân giai đoạn thi công xây dựng là 20 người.
Với định mức sử dụng nước là 70lít/người.ngày thì lượng nước cần cấp sẽ khoảng (20*70/1000) = 1,4 (m3/ngày đêm).
- Nhu cầu sử dụng nước cho thi công xây dựng khoảng 2-3m3/ngày.
- Nước tưới làm ẩm để giảm phát tán bụi sử dụng cho 2 lần tưới/ngày với định mức 0,5 lít/m2/ngày. Do tính chất thi công cuốn chiếu, nên lượng nước tưới ẩm không sử dụng trên toàn bộ khu vực dự án và khoanh vùng tập trung chủ yếu ở khu vực thi công công trình chính khoảng 6.438,5m2, vậy lượng nước tưới trung bình khoảng (0,5*6.438,5)/1000 = 3,2m3/ngày. Tần suất cũng như lượng nước tưới ẩm còn phụ thuộc vào thời tiết và khu vực thi công. giấy phép môi trường nhà máy sản xuất, tư vấn giấy phép môi trường nhà máy, dịch vụ giấy phép môi trường
* Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu
Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên vật liệu giai đoạn vận hành của dự án
TT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Lượng tiêu hao |
Nguồn gốc |
---|---|---|---|---|
1 |
Thanh nhôm |
Tấn/năm |
1.740 |
Việt Nam |
2 |
Gioăng cao su |
Tấn/năm |
23 |
|
3 |
Keo Silicone |
Tấn/năm |
70 |
|
4 |
Keo ép góc |
Tấn/năm |
20 |
|
5 |
Ốc vít |
Tấn/năm |
47 |
|
6 |
Kính |
Tấn/năm |
6.800 |
|
7 |
Phụ kiện (tay nắm cửa, khóa cửa, thanh chốt, chống sệ) |
Tấn/năm |
230 |
|
8 |
Tem nhãn |
Tấn/năm |
17 |
|
9 |
Bao bì |
Tấn/năm |
100 |
* Nhu cầu tiêu thụ điện:
- Nhu cầu sử dụng điện của dự án khoảng: 3.200 KWh/tháng;
- Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho các hoạt động sản xuất, chiếu sáng, sinh hoạt và an ninh của Nhà máy được cung cấp từ lưới điện quốc gia. Công ty đã ký hợp đồng cung cấp điện với Điện lực Hưng Yên
Công ty đã xây dựng 1 trạm biến áp
* Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước:
- Nước sử dụng cho quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Công ty:
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tối đa tại dự án là 50 người. Lượng nước cấp cho 01 người/ngày theo QCVN 01:2021/BXD tối đa 70 l/người/ngày nên với 50 người thì tổng lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được tính như sau: 50 người x 70x10-3m3/ngày = 3,5 m3/ngày;
Bên cạnh đó, trong giai đoạn vận hành, dự án xây dựng nhà xưởng cho thuê, với số lao động của đơn vị thuê xưởng ước khoảng 20 người. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tại khu vực nhà xưởng cho thuê là: 20 x 70 x10-3 = 1,4 m3/ngày.
- Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường vào khoảng 3 m3/ngày;
- Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy được dự trữ trong bể và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn;
Nguồn nước sử dụng cho quá trình hoạt động của dự án do Công ty CP đầu tư kinh doanh nước sạch và NGK Thăng Long cung cấp
>>> Xem thêm: Giấy phép môi trường cho nhà máy ứng dụng công nghệ Nano
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn