Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án xây dựng Cụm công nghiệp

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án xây dựng Cụm công nghiệp. Dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp đã được hoàn thành. Chủ dự án tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý theo quy định hiện hành.

Ngày đăng: 31-07-2024

92 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................4

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ....................................................5

Chương I...........................................................................................................6

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................6

1. Tên chủ dự án đầu tư.................................................................................6

2. Tên dự án đầu tư:.......................................................................................6

2.1.Tên dự án đầu tư..........................................................................................6

2.2.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư..................................................................6

a. Vị trí thực hiện dự án:..................................................................................6

b. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội........................7

2.3.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi

trường, phê duyệt dự án:....................................................................................8

2.4.Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về

đầu tư công).......................................................................................................8

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư ...................9

4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

cung cấp điện, nước của dự án đầu tư........................................................... 15

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): Không .......... 17

Chương II ......................................................................................... 18

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,........................ 18

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................................ 18

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):......................................... 18

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

(nếu có)............................................................................................................ 18

2.1.Sự phù hợp đối với khả năng chịu tải của môi trường nước ................. 18

2.2.Sự phù hợp đối với khả năng chịu tải của môi trường không khí-........ 18

Chương III...................................................................................................... 20

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP ................ 20

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................ 20

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.... 20

1.1. Thu gom, thoát nước mưa...................................................................... 20

1.2. Thu gom, thoát nước thải....................................................................... 20

1.3. Xử lý nước thải....................................................................................... 22

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có) ................................. 30

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường......... 30

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại........................ 32

5. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung........................ 33

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khi dự án đi vào vận

hành......................................................... 34

6.1.Phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải................ 34

6.2.Các biện pháp ứng phó đối với chất thải nguy hại dạng lỏng................ 35

6.3.Phòng ngừa, ứng phó sự cố về cháy nổ. .................................................. 36

6.4.Phòng ngừa, ứng phó sự cố về tai nạn lao động ..................................... 37

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có): Không........... 39

8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi

có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có)......................... 39

9. Kế hoạch, tiến độ, kế quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi

trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): Không.................. 39

10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo

cáo đánh giá tác động môi trường................................................................. 39

Chương IV.............................................................................................. 44

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......................... 44

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:........................................ 44

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: Không ............................... 45

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................. 45

4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất

thải nguy hại (nếu có): Không........................................................................ 46

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ

nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có): Không................................. 46

Chương V........................................................................................................ 47

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 47

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án .. 47

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................... 47

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình,

thiết bị xử lý chất thải....................................................................................... 47

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy

định của pháp luật.......................................................................................... 51

2.1.Chương trình quan trắc môi trường định kỳ ......................................... 51

2.2.Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải ............................... 51

2.3.Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động,

liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của

chủ dự án: Không ........................................................................................... 52

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm............................. 52

Chương VI...................................................................................................... 53

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................................... 53

PHỤ LỤC.......................................................................... 56

 Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần ............

- Địa chỉ văn phòng: ..........., Xã Sông Bình, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông ............. - Điện thoại: ..........

- Mã số thuế: ...........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số ........... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 14 tháng 05 năm 2008. Đăng ký thay đổi lần thứ: 12, ngày 27 tháng 12 năm 2017.

2. Tên dự án đầu tư:

2.1.Tên dự án đầu tư

Dự án: Cụm Công nghiệp .........

2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

a. Vị trí thực hiện dự án:

Cụm công nghiệp ....... có diện tích 24,076 ha thuộc xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Các vị trí tiếp giáp của khu đất như sau:

- Phía Đông: Tiếp giáp kênh Phan Rí – Phan Thiết và đất công ty Lâm nghiệp Bình Thuận.

- Phía Tây: Tiếp giáp đường Quốc lộ 28B.

- Phía Bắc Tiếp giáp trang trại bò sữa, bò thịt của công ty CP Sữa Thông Thuận.

- Phía Nam: Tiếp giáp đất Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận quản lý.

Hình 1. 1: Hình ảnh khu vực thực hiện dự án

b. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội

-  Các đối tượng tự nhiên:

+ Khu đất xây dựng dự án nằm cạnh kênh tưới tiêu Phan Rí – Phan Thiết.

+ Cách Trang trại chăn nuôi bò của Công ty CP Sữa Thông Thuận vế phía Đông khoảng 1 km.

+ Cách Hồ Năm Heo là hồ tự nhiên khoảng 2 km về phía Bắc, do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận quản lý.

+ Cách Hồ Cà Giây là hồ tự nhiên 10 km về phía Bắc. Hồ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, lâm nghiệp…

+ Cách Quốc lộ 1A 12 km về phía Nam.

+ Phía Tây giáp Quốc lộ 28B.

- Các đối tượng kinh tế - xã hội:

+ Dự án cách khu dân cư tập trung gần nhất khoảng 3 km (UBND xã Sông Bình).

+ Xung quanh dự án không có các công trình văn hóa, xã hội, di tích lịch sử cần bảo vệ.

+ Xung quanh dự án trong vòng bán kính 2 km (tính từ tâm dự án) không có khu dân cư tập trung, cũng không có dân cư sống xung quanh, ngoài ra xung quanh đều là đất trồng cây lâu năm, nông nghiệp và trang trại chăn nuôi nên ít có khả năng bị tác động bỏi dự án. Do đó, vị trí dự án rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp, tác động ô nhiễm của dự án (nếu có) đến các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh là không đáng kể.

2.3.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

- Quyết định chủ trương đầu tư số 509/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định 2658/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư số 509/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 16 tháng 03 năm 2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc cho Công ty TNHH Thông Thuận thuê đất để đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp  tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình.

- Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 21/03/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Cụm công nghiệp  tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

- Giấy phép xây dựng số 37/GPXD ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận.

2.4.Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Dự án có kinh phí đầu tư Cụm công nghiệp là 30 tỷ đồng, vốn đầu tư công trình bảo vệ môi trường là 10,8 tỷ đồng thuộc dự án nhóm C được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; có phát sinh nước thải, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý, phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất và chất thải nguy hại trong quá trình vận hành chính thức. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 và Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì dự án thuộc đối tượng phải có GPMT cấp tỉnh.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp ...... được thực hiện tại........, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích đất quy hoạch của dự án theo Quyết đinh số 567/QĐ-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2017 là 240.760 m2.

Cơ cấu sử dụng đất của dự án được tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 1. 2: Phân khu chức năng và cơ cấu sử dụng đất

Hiện tại “Dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp ........” đã được hoàn thành. Chủ dự án tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý theo quy định hiện hành.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp ......” được xây dựng với mục tiêu gồm:

  • Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, đất đai cho sản xuất nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp;
  • Đảm bảo sử dụng có hiệu quả hạ tầng chung trong và ngoài cụm công nghiệp giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và chi phí quản lý hạ tầng về dài hạn;
  • Góp phần tạo ra việc làm cho công nhân viên và trí thức khi dự án đi vào hoạt động hoàn chỉnh.
  • Thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy trong CCN.
  • Góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Bình.
  • Tạo động lực thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ và giao thương kinh tế của huyện Bắc Bình.

Với mục tiêu chung của dự án như trên, quy trình cho thuê cơ sở hạ tầng tại dự án được tóm tắt dưới hình sau:

Hình 1. 2: Quy trình kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp

Thuyết minh:

Công ty tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và cho các đơn vị có nhu cầu sản xuất, kinh doanh các ngành nghề được đầu tư vào cụm công nghiệp thuê mặt bằng.

Trước khi thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng đơn vị thuê sẽ thỏa thuận với bên cho thuê, các đơn vị được thuê là các đơn vị được đầu tư vào cụm công nghiệp theo quy định. Nước thải của các đơn vị thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng sau khi xử lý sơ bộ được thu gom vào hệ thống thoát nước chung của cụm công nghiệp và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng nhằm xử lý nước thải đạt yêu cầu chất lượng môi trường theo quy định pháp luật.

Riêng đối với khí thải, chất thải rắn sẽ được các đơn vị thuê mặt bằng tự tiến hành thu gom, xử lý và thực hiện làm hồ sơ môi trường theo quy định pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Trong quá trình hoạt động, Công ty CP .......... sẽ bố trí cán bộ phụ trách quản lý, điều hành chung cho toàn bộ cụm công nghiệp và các hoạt động vận hành cơ sở hạ tầng cho thuê như vấn đề điện, nước, thông tin, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải,...

Hình 1. 3: Quy trình xử lý nước cấp của CCN

Thuyết minh quy trình xử lý:

Nước cấp đầu vào được cung cấp từ Công ty Thủy lợi, nước cấp được bơm lên thiết bị làm thoáng để khử một phần sắt (nếu có) trong nước nguồn, sau đó nước được lọc sơ bộ các loại cặn có kích thước lớn qua bể lọc cát đầu vào. Tại bể lọc cát được bố trí các loại sỏi có nhiều kích cỡ khác nhau và cát thạch anh chuyên dùng cho nước cấp.

Sau khi qua bể lọc, nước được tập trung về bể chứa nước thô để tiếp tục xử lý.

Do sử dụng nước mặt để xử lý nên chất lượng nước có xu hướng thay đổi theo thời gian và theo mùa. Nước cấp từ bể chứa nước thô được bơm lên hệ thống xử lý hóa lý. Tại bể keo tụ PAC và NaOH được châm vào nhằm keo tụ các hạt cặn có kích thước nhỏ lại với nhau, sau đó hỗn hợp nước tiếp tục được chuyển qua bể tạo bông, tại đây polymer được bổ sung vào nhằm liên kết các bông cặn có kích thước nhỏ lại với nhau, hình thành các bông cặn có kích thước lớn đảm bảo cho quá trình lắng trọng lực.

Sau khi qua bể tạo bông nước được chuyển qua bể lắng Lamen, tại đây những bông cặn sẽ lắng xuống dưới đáy bể, phần nước trong được thu lại bằng hệ thống máng răng cưa phía trên bể.

Nước cấp sau khi qua quá trình xử lý hóa lý, Nước được đưa vào ống phân phối trung tâm của hệ thống bồn lọc. Hệ thống lọc thô gồm vật liệu cát, sỏi nhiều kích thước ( FT-A/B) và hệ thống bồn lọc than hoạt tính ( GAC-A/B) giúp loại bỏ các thành phần chất rắn lơ lửng, hấp phụ hàm lượng Chloride, độ màu, độ đục và một số các hợp chất như kim loại nặng, Axit…nhằm đảm bảo xử lý các thành phần cơ bản. Đảm bảo các yêu cầu chất lượng nước khi đưa vào các hệ thống xử lý về sau.

Vật liệu lọc được định kỳ thực hiện chu trình rửa lọc, bơm áp lực được lập trình tín hiệu theo chu trình rửa ngược của hệ van điều khiển tự động. Mục đích hoàn nguyên vật liệu, loại bỏ các chất thải trên bề mặt vật liệu.

Nước sau quá trình lọc được chứa trong bể chứa. Hệ thống bơm sẽ bơm nước sau lọc từ bể chứa phân phối vào hệ thống làm mềm ST-A/B. Quy trình làm mềm theo cơ chế trao đổi ion Ca2+, Mg2+… nhằm xử lý chỉ tiêu độ cứng trong nước nhằm tránh tình trạng đóng cặn trên bề mặt vật liệu của quá trình lọc tinh MF và thẩm thấu ngược (RO) phía sau. Vì hệ thống MF và RO là 2 quy trình xử lý quan trọng và hiệu quả để hoàn thiện chất lượng nước sau xử lý.

Quy trình hoàn nguyên hạt nhựa được lập trình dựa trên tính toán công suất hệ thống và chất lượng nước đầu vào. Van tự động của hệ thống được lập trình các bước rửa muối, rửa ngược, rửa xuôi theo chu trình nhằm đảm bảo hạt nhựa được hoàn nguyên triệt để. Tăng tuổi thọ sử dụng nhựa, giảm tối đa chi phí vận hành hệ thống làm mềm.

Nước sau làm mềm được đưa vào hệ thống lọc tinh MF-A/B với lõi lọc tinh 5 micro trước khi vào RO. Hệ thống MF được xem như là hệ thống bảo vệ trước RO tránh tình trạng vỡ màng, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của RO.

Nước sau khi qua hệ thống lọc tinh MF được đưa vào hệ thống RO bằng bơm cao áp. Hóa chất chống cáu cặn được trích online bằng bơm định lượng. Nước qua hệ thống RO với hiệu suất lấy nước 70 – 75%. Bằng công nghệ thẩm thấu ngược, nước được lọc qua màng bằng áp lực cao từ bơm, dòng nước lấy ra đạt tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT.

Phần nước thải bỏ được dẫn về bể chưa nước thô tiếp tục xử lý.

Nước sau hệ thống RO với các chỉ tiêu TDS, EC, độ cứng thấp đáp ứng mục đích cấp nước sinh hoạt cho các nhà máy thứ câp.

Hệ thống RO yêu cầu thực hiện quy trình CIP định kỳ 6 tháng/lần nhằm đảm bảo hiệu suất của hệ thống. Dựa vào tín hiệu áp suất, lượng nước lấy ra và chất lượng nước đầu vào để có kế hoạch CIP hệ thống phù hợp.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của Dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp ..........là cho thuê cơ sở hạ tầng, mặt bằng, cung cấp các dịch vụ khác về hạ tầng kỹ thuật (thu gom, xử lý nước thải, thoát nước mưa, cấp điện, nước…). Hiện nay các hạng mục công trình phục vụ hoạt động dự án đã được đầu tư hoàn chỉnh. Chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp tăng cường quảng bá, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp Sông Bình. Tình hình thu hút đầu tư trong cụm công nghiệp được tổng hợp tại bảng dưới đây.

Bảng 1. 3: Thông tin về tình hình thu hút đầu tư vào CCN

Các ngành nghề trên của cụm công nghiệp .. hoàn toàn là các ngành nghề sản xuất thông thường, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với chủ trương kêu gọi đầu tư của tỉnh, phù hợp với hạ tầng của cụm công nghiệp.

4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

a. Nguyên vật liệu

Hiện tại Công ty CP Sữa Thông Thuận chủ yếu sử dụng các văn phòng phẩm (Giấy, bìa, bút, mực,…) phục vụ cho hoạt động của khu văn phòng.

b. Danh mục máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động của dự án

Công ty CP ...... là đơn vị có chức năng cho thuê đất và nhà xưởng và quản lý cơ sở hạ tầng, đồng thời xử lý nước thải phát sinh và quản lý công tác bảo vệ môi trường tại CCN ..... Danh mục máy móc thiết bị dự kiến trong quá trình hoạt động của CCN dự kiến như sau:

Bảng 1. 4:Danh mục máy móc thiết bị giai đoạn hoạt độn

Bảng 1. 5:Tiêu chuẩn cấp nước

d. Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cấp điện cho CCN ... là tuyến trung thế 22kV từ tuyến 22kV trung thế hiện hữu. Nhu cầu sử dụng điện của CCN .... được ước tính như sau:

Bảng 1. 6:Nhu cầu sử dụng điện của CCN

e. Hóa chất sử dụng

Bảng 1. 7: Nhu cầu sử dụng hóa chất của CCN

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): Không

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Phân xưởng chế biến nước mắm

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com