Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe cơ giới: đào tạo lái xe ô tô hạng B1, B11, B2, C với quy mô 3.025 học viên/năm và đào tạo lái xe mô tô hạng A1 với quy mô 2.000 học viên/năm. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có công suất thiết kế khoảng 13.000 phương tiện/năm

Ngày đăng: 05-07-2024

124 lượt xem

MỤC LỤC

Chương 1...............................................................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............................................................1

1. Thông tin chung về dự án đầu tư:.............................................................................1

2. Thông tin chung về chủ dự án đầu tư:.....................................................................1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:................................2

3.1. Công suất của dự án đầu tư:...................................................................................2

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:..................................................................2

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:...................................................................................4

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp

điện, nước của dự án đầu tư:.........................................................................................4

4.1. Giai đoạn thi công:...................................................................................................4

4.2. Giai đoạn hoạt động:...............................................................................................5

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư......................................................8

5.1. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án...............................................8

5.2. Biện pháp tổ chức thi công....................................................................................13

Chương 2.................................................................................................21

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...............................................................................21

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:............................................................................21

1.1. Sự phù hợp của cơ sở với các chiến lược bảo vệ môi trường, Quy hoạch bảo

vệ môi trường quốc gia.................................................................................................21

1.2. Phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh Nghệ An..............22

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:.........24

Chương 3...............................................................................................................26

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

................................................................................................................26

1. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án...........26

1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật...................................26

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:...........................................27

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nước, không khí nơi thực hiện

dự án:..............................................................................................................................27

Chương 4:.......................................................................................................................31

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ

XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........................31

1. Đánh giá, dự báo tác động và đề xuất các giải pháp, công trình bảo vệ môi

trường trong giai đoạn xây dựng................................................................................31

1.1. Đánh giá, dự báo tác động ....................................................................................31

1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường...................................................57

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn vận hành. ............................................................................................69

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động..............................................................................69

2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường...................................................79

2.Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo..........95

Chương 5........................................................................................................................96

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................................96

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:.......................................................96

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:..........................................97

Chương 6........................................................................................................................98

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...................98

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:..............98

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:...........................................................98

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình,

thiết bị xử lý nước thải:................................................................................................98

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của phápluật........................100

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ...................................................100

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chấtthải: .......................................100

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác................................................100

CHƯƠNG 7 .................................................................................................................102

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................................................102

Chương 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Thông tin chung về dự án đầu tư:

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty CP...............

- Địa chỉ văn phòng: ............, xã Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: .........

- Điện thoại: ............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp: ............... do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp; đăng ký lần đầu ngày 04/03/2021, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 01/04/2021.

- UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số49/QĐ-UBND ngày 25/03/2022 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty cổ phần CK4 Nghệ An thực hiện dự án trên.

2. Thông tin chung về chủ dự án đầu tư:

- Tên dự án đầu tư: Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe cơ giới đường bộ ...............

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:................., huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

- Ngày 25/07/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 2140/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe cơ giới đường bộ CK4 Nghệ An tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng.

- Quy mô của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư của Dự án là 114,666 tỷ đồng (một trăm mười bốn tỷ sáu trăm sáu mười sáu triệu đồng) nên dự án thuộc nhóm B theo phân loại theo tiêu chí quy định của Luật đầu tư công năm 2019 (Lĩnh vực dự án đầu tư là giáo dục có vốn đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng).

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

Dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp các loại hình sau:

+ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có công suất thiết kế khoảng 13.000 phương tiện/năm

+ Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới: đào tạo lái xe ô tô hạng B1, B11, B2, C với quy mô 3.025 học viên/năm và đào tạo lái xe mô tô hạng A1 với quy mô 2.000 học viên/năm. Tổng số học viên được đào tạo được trong 1 năm là 5.025 học viên.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1. Quy trình kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bao gồm:

- Bước 1: Nộp hồ sơ;

- Bước 2: Khám xe;

- Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ;

- Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới.

+ Đăng kiểm xe cơ giới là phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện tham gia giao thông, không gây nguy cơ mất an toàn giao thông, không ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân, của xã hội.

+ Hệ thống đường cho xe cơ giới ra, vào tối thiểu phải bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận tiện;

+ Bãi đỗ xe tối thiểu phải bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng;

+ Nhà kiểm định có chiều cao thôngxe không thấp hơn 4,5 mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo các tiêu chuẩn hiện hành;

+ Khu văn phòng phải bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.

Trong quá trình vận hành Dự án, Chủ dự án có trách nhiệm trong việc duy tu, bảo dưỡng hạ tầng, quản lý, bảo dưỡng công trình thiết bị đăng kiểm, ô tô, thiết bị phục vụ đào tạo lái xe, chăm sóc mảng xanh, quản lý công tác bảo vệ môi trường, ... Một số quy trình vận hành cơ bản tại Dựán:

3.2.2. V hoạt động đăng kim xe giới

Quá trình hoạt động của dự án trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới Công ty luôn thực hiện việc đăng kiểm đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và các quy định khác có liên quan.

3.2.3. V hoạt động đào to lái xe

- Đầu tư xây dựng công trình, duy trì công trình đào tạo lái xe luôn đảm bảo phù hợp với quy định tại Quyết định số 2574/QĐ-TCĐBVN ngày 28/7/2017 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ hạng A1.

- Quá trình hoạt động Công ty luôn thực hiện duy trì đầy đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái xe luôn duy trì phù hợp với Quy chuẩn của sân sát hạch lái xe tại Thông tư 79/2015/TT-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

- Các hạng mục như hệ thống phòng học chuyên môn, xe tập lái,…Công ty luôn thực hiện đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòa tạo lái xe ô tô và dịch vụ và dịch vụ sát hạch lái xe và Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.

- Quá trình triển khai và đi vào hoạt động Công ty việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lái xe đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tao, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều cả Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tao, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; và Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

3.2.4. Duy tu bảo dưng h tầng k thut

- Duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp, thoát nước: thay đường ống hư, vỡ, nạo vét hố ga 1 lần/năm.

- Duy tu, bảo dưỡng đèn chiếu sáng: thay các bóng đèn công cộng hư 2 lần/năm.

- Duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình phục vụ kiểm định xe cơ 3 giới, phục vụ đào tao, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ…

3.2.5. Quản lý công tác bảo vệ môi trường

- Thường xuyên bảo dưỡng, duy tu hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp, thoát nước mưa, thoát nước thải,..).

- Nạo vét hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải nhằm tránh tình trạng ứ đọng.

- Ký hợp đồng với các dịch vụ (bảo vệ, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh,diệt côn trùng, giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động và các dịch vụ khác) đảm bảo cho Dự án hoạt động bìnhthường.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

- Trung tâm đào tạo, sát hạch để cung cấp giấy phép lái xe;

- Trung tâm Kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ giao thông vận tải.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

4.1. Giai đoạn thi công:

- Khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án được tính dựa trên diện tích xây dựng các công trình, hệ thống cấp thoát nước, sân đường nội bộ…

Khối lượng nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp vật liệu thi công

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu được lấy từ các cơ sở kinh doanh vật tư gần khu vực dự án. Khoảng cách vận chuyển 10km (cả lượt đi và về).

- Nguồn cung cấp bê tông:

+ Công trình mua bê tông tươi (Bê tông thương phẩm) sử dụng để đổ sàn, dầm, cột, ...

+ Các hạng mục cần khối lượng nhỏ thì sử dụng máy trộn bê tông 0,5m3. - Cấp điện:

Trong quá trình thi công, chủ đầu tư sẽ sử dụng nguồn điện từ đường dây trung thế 35KV cách khu đất thực hiện dự án khoảng 150m về phía Tây.

- Cấp nước:

Trong quá trình xây dựng, có khoảng 30 công nhân thường xuyên làm việc trên công trường xây dựng, trong đó có khoảng 2 công nhân ở lại và 28 công nhân là người địa phương, đi về trong ngày. Theo QCVN 01:2021/BXD nhu cầu sử dụng nước của công nhân trong giai đoạn thi công được tính như sau:

Nước cấp cho công nhân ở lại (định mức 100 lít/người/ngày): 2 x 100/1000 = 0,2m3/ngày.

Nước cấp cho công nhân đi về (định mức 45 lít/người/ngày): 28 x 45/1000 = 1,26 m3/ngày.

Tổng lượng nước cấp cho công nhân giai đoạn thi công là 0,2 + 1,26 = 1,46m3/ngày đêm.

Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân được lấy từ nguồn nước dưới đất trong khu vực xây dựng.DođóchủdựánsẽđăngkývớiSởTàinguyênvàMôitrường để đượccấp giấyphép khaithác nướcdướiđấtphụcvụ choquátrình thicông nếukhối lượng nước khaithác vượtquá 10m3/ngày đêm.

Ngoài ra, nước cấp cho hoạt động vệ sinh dụng cụ lao động, trộn vữa, bê tông khoảng 4m3/ng.đ.

4.2. Giai đoạn hoạt động:

- Nhu cầu sử dụng điện, nước:

+ Nhu cầu sử dụng điện:

Nguồn điện được lấy từ đường dây 35KV hiện trạng đã có trên trục đường giao thông 18m nằm phía Tây Bắc khu đất Dự án đấu nối qua trạm biến áp 850KVA

Toàn bộ khu vực chủ yếu là thiết bị tiêu thụ điện 1 pha điện áp 220V có công suất vừa và nhỏ như hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, quạt máy… Ngoài ra, còn có một số thiết bị điện sử dụng điện áp 3 pha với công suất trung bình như máy bơm PCCC…Tiêu chuẩn cấp điện theo TCXDVN. Tổng công suất tính toán: 400,69 KW. Xây dựng 01 trạm biến áp: 35/0,4kV (công suất trạm 750kVA) đặt tại khu HTKT thuộc dự án. Bố trí hệ thống điện chiếu sáng dọc trục đường giao thông và trong các khu cây xanh cảnh quan.

Ngoài ra, công ty sẽ trang bị 1 máy phát điện dự phòng 500KVA-220/380V tại phòng kỹ thuật để cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiên khi gặp sự cố. Nguồn ưu tiên cấp cho các phụ tải bao gồm: hệ thống PCCC, hệ thống máy bơm nước sinh hoạt, chiếu sáng hành lang các tầng, quạt tăng áp...

Máy phát điện được chọn là máy phát điện có công suất 500KVA-220/380V, có vỏ chống ồn và được thiết kế bảo đảm các yêu cầu về chống cháy thuận tiện cho việc quản lý và vận hành.

+ Nhu cầu sử dụng nước:

Nguồn nước cấp cho dự án được lấy từ Nhà máy nước thị trấn Yên Thành, có công suất 3.500 m3/ng.đ, thông qua đường ống DN110 chạy dọc tuyến đường tiếp giáp khu đất về phía Tây và cấp nước nội bộ sử dụng đường ống DN110, DN63, DN50 nằm dưới vỉa hè các tuyến đường quy hoạch.

Nguồn nước phòng cháy chữa cháy sử dụng chung với nguồn nước sinh hoạt. Sử dụng các trụ cứu hỏa kiểu nổi đường kính D125 theo TCVN 6379-1998 đặt trên các tuyến đường chính, khoảng cách giữa các trụ ≤ 150m.

Mạng lưới cấp nước: Nước được lấy từ đường ống cấp nước D110 về bể nước sinh hoạt. Từ bể nước sinh hoạt theo đường ống cấp nước chính có đường kính D125mm vận chuyển nước tới các ông nhánh phân phối cho các hạng mục công trình thuộc dự án và cho các họng chữa cháy. Ống cấp nước bằng ống nhựa chịu áp lực. Sử dụng thiết bị tăng áp, giảm áp tại các phân vùng phù hợp để đảm bảo áp lực nước tiêu chuẩn.

Sơ đồ mạng lưới cấp nước sinh hoạt:

Hình 1.1. Sơ đồ cấp nước giai đoạn hoạt động của dự án

Tính toán cấp nước: Căn cứ QCVN 01:2021/BXD, căn cứ mục đích sử dụng, diện tích của các khu chức năng cũng như số lượng người trong từng khu, dự báo nhu cầu sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước của dự án

Tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trong ngày dùng lớn nhất là 45,04m3/ng.đ.

Nước chữa cháy: Nước chữa cháy cho một đám cháy là 116,75m3/đám cháy. Hệ thống cấp nước chữa cháy cho dự án được cung cấp bởi 1 trạm bơm chữa cháy đặt tại phòng kỹ thuật. Bố trí 2 máy bơm chữa cháy (1 làm việc và 1 dự phòng) nước được bơm qua ống chính, ống nhánh đến các hộp chữa cháy trong toàn công trình.

Trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ là bình bột chữa cháy tổng hợp loại xách tay và di động được bố trí ở những nơi hợp lý,thoáng mát và đảm bảo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra giúp cho việc chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.

5.1. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

5.1.1. Các hạng mục công trình chính

Căn cứ Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 25/07/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe cơ giới đường bộ CK4 Nghệ An tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành. Các công trình quy hoạch xây dựng chính như sau:

- Quy hoạch các hạng mục công trình kiến trúc:

Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với từng lô đất của khu vực quy hoạch như sau:

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình của dự án

- Kết cấu công trình:

Nền phòng nhà lát gạch 600 x 600 màu sáng, nền nhà vệ sinh lát gạch 300x300 màu sáng; Tường, dầm trần trát vữa xi măng mác 75, lăn sơn 3 nước màu ghi sáng. Hệ thống cửa bằng cửa nhôm hệ, kính trắng an toàn dày 8mm; Sử dụng các ô cửa lớn để tạo hình kiến trúc và thông thoáng cho công trình. Trần đổ bê tông cốt thép. Mái công trình lợp tranh trên hệ thống đà, kèo thép hộp.

Giải pháp kết cấu:

Kết cấu khối xây, tường xây:

+ Các khối xây đều sử dụng loại gạch M75.

+ Tường bao che phía ngoài sử dụng gạch đặc có trọng lượng =1800kg/m3 xây bằng vữa xi măng cát vàng M50, M75. Trát bằng vữa xi măng mác M75,100.

Hệ thống móng:

Sử dụng phương án móng cọc ép 250x250mm, kết hợp đài móng, giằng móng.

Đài móng BTCT đá 1x2 mác 250 được thiết kế dày 600mm.

Giằng móng:Hệ giằng móng liên kết các chân cộtvớinhau theo haiphương nhằm tạo ra một hệ móng cứng và ổn định dưới tác dụng của tải trọng ngang với kích thước dầm 22x40cm.

Phần thân và mái: Cấu kiện ngang:

Phương án kết cấu phần dầm sàn là: Dầm sàn BTCT dạng truyền thống. Cấu kiện đứng:

Là các cột trụ BTCT kích thước khác nhau tùy tải trọng bố trí hợp lý trên mặt bằng.

Hoàn thiện: Cột, tường, dầm, trần trát vữa xi măng, bả matit, lăn sơn. Nền các tầng lát gạch. Khu vệ sinh tường ốp gạch, nền lát gạch chống trơn. Bậc cấp, bậc cầu thang ốp và lát đá Granit. Hệ thống cửa đi, cửa sổ bằng khung nhôm hệ, kính an toàn.

- Nhà để xe: cao 01 tầng, diện tích xây dựng 198,0m2.

Khối nhà hình chữ nhật cao 01 tầng; Bố trí không gian để xe. Mái lợp tôn. Nền nhà láng xi măng đánh bóng.

Giải pháp kết cấu:

+ Phần móng: Thiết kế hệ thống móng đơn, móng bê tông cốt thép mác 200# đổ tại chỗ.

+ Phần thân: khung thép D140 mạ kẽm. + Phần mái: lợp tôn.

- Sân đào tạo lái xe: Diện tích xây dựng 15.500 m2; nền láng xi măng và có các chướng ngại vật.

5.1.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

* H thng giao thông:

- Giao thông đối ngoại: đường quy hoạch 18m phía Tây dự án kết nối khu vực Dự án với khu vực xung quanh và quốc lộ 7B về phía Bắc.

- Giao thông đối nội.

- Bãi đỗ xe: Bố trí 02 bãi đỗ xe: 01 bãi đỗ xe được bố trí tại phía Tây Nam khu trung tâm đăng kiểm và 01 bãi đỗ xe bố trí tại phía Tây Nam khu trung tâm đào tạo lái xe.

* Công trình cấp nước:

Nước được lấy từ đường ống cấp nước D110 về bể nước sinh hoạt. Từ bể nước sinh hoạt theo đường ống cấp nước chính có đường kính D125mm vận chuyển nước tới các ông nhánh phân phối cho các hạng mục công trình thuộc dự án và cho các họng chữa cháy.

* Công trình cấp điện:

- Xây dựng 01 trạm biến áp: 35/0,4kV (công suất trạm 750kVA) đặt tại khu HTKT.

- Bố trí hệ thống chiếu sang dọc các trục đường giao thông và trong các khu cây xanh cảnh quan.

* Thông tin liên lạc:

Nguồn thông tin liên lạc được lấy từ mạng lưới thông tin liên lạc nằm trên tuyến quốc lộ 7B. Trong khu bố trí các tuyến cáp đến tủ cáp (cáp quy chuẩn 100x2 dây) đi ngầm dưới vỉa hè các tuyến đường giao thông.

5.1.3. Các hot động ca d án

- Hoạt động giao thông ra vào Dự án.

- Hoạt động sinh hoạt của cán công nhân viên Trung Tâm và học viên và khách hàng đến trung tâm.

- Hoạt động của đăng kiểm và đào tạo lái xe của Trung tâm.

- Hoạt động quản lý hạ tầng kỹ thuật của chủ đầu tư: Hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt; thu gom và lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại.

5.1.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa:

+ Hệ thống thoát nước mưa: Thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn với hệ thống thu gom và thoát nước thải. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy từ phía Đông sang Tây khu đất. Hệ thống thoát nước mưa bám theo độ dốc san nền và độ dốc dọc các tuyến đường, đồng thời đảm bảo độ dốc dọc tối thiểu. Nước mưa được thu gom về mương xây với kích thước R x C là (0,4 x 0,4)m có nắp đậy chạy dọc theo các tuyến đường nội bộ rồi đổ về mương thoát nước chung có chiều rộng B = 0,6m dọc đường quy hoạch 18m phía Tây khu đất.

- Hệ thống thu gom và thoát nước thải:

Hệ thống thu gom và thoát nước thải là hệ thống riêng hoàn toàn, độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của dự án sau khi qua bể tự hoại của từng hạng mục công trình, được dẫn về trạm xử lý tập trung của dự án. Sau khi nước thải được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) sẽ được chảy vào đường ống thoát nước thải có đường kính D160 của dự án chạy dọc hàng rào phía Bắc dự án và đấu nối vào kênh thoát nước chung của khu vực phía Đông dự án, tiếp tục chảy về nguồn tiếp nhận là kênh Vếch Nam rồi đổ ra Sông Bùng.

Các tuyến ống thu gom, thoát nước tự chảy sử dụng ống nhựa PVC D110, D160, D200.

- Bể tự hoại:

+ Khu Văn phòng: xây dựng 1 bể tự hoại có thể tích 27m3 với dài x rộng x sâu = (3,6 x 3,0 x 2,5) m.

+ Xưởng đăng kiểm: xây dựng 1 bể tự hoại có thể tích 12 m3 với dài x rộng x sâu = (3 x 2,5 x 1,6) m.

+ Khu Trung tâm đào tạo lái xe: Xây dựng 01 bể tự hoại có tổng dung tích 27m3 với dài x rộng x sâu = (3,6 x 3,0 x 2,5) m.

Nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại được thu gom theo hình thức tự chảy bằng đường ống về hệ thống xử lý tập trung.

- Trạm xử lý nước thải tập trung:

Trạm xử lý nước thải được bố trí phía Bắc khu đất: Toàn bộ nước thải phát sinh tại khu trung tâm đăng kiểm và khu trung tâm đào tạo lái xe sau khi xử lý sơ bộ được dẫn về trạm xử lý tập trung.

Công suất của trạm xử lý tập trung là 50m3/ngày.đêm. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) sẽ đổ ra mương thoát nước nội bộ và đấu nối vào kênh thoát nước phía Đông khu đất sau đó về nguồn tiếp nhận là Kênh Vếch Nam các khu đất khoảng 500m về phía Đông.

* Công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường:

Chủ đầu tư sẽ bố trí các dụng cụ, thùng thu gom rác thải có nắp đậy tại khu vực tầng 1 tòa nhà điều hành + phòng học cao 5 tầng, nhà văn phòng cao 1 tầng, xưởng kiểm định, khu vực công cộng,…

Xây dựng kho chứa chất thải rắn thông thường phía Bắc khu đất gần trạm xử lý nước thải

* Công trình lưu giữ CTNH:

Công ty bố trí 4 thùng chứa có nắp đậy để thu gom, lưu chứa các loại chất thải nguy hại riêng biệt như: dẽ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, pin và ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang thải. Thùng chứa bằng composite có dung tích 120 lít.

Kho CTNH có diện tích 10m2 đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật gần hệ thống xử lý nước thải tập trung. Kho có nền cao chống thấm, có biển báo, có khóa theo quy định.

* Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

Để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của các máy móc thiết bị, công ty sẽ lắp đặt đệm chống rung bằng cao su tại các chân máy.

Máy phát điện có bệ máy bằng bê tông chất lượng cao, được lắp đặt hệ thống ống giảm thanh, giảm tiếng ồn hiệu quả.

5.1.5. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.

Nguồn chất thải phát sinh chủ yếu của dự án là nước thải, chất thải rắn từ nhân viên trung tâm, khách hàng đến học và đăng kiểm; khí thải từ các phương tiện giao thông vào ra trung tâm. Từ đó, sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh khu vực, nước ngầm, nước mặt cũng như cảnh quan khu vực. Tuy nhiên khi dự án đi vào hoạt động cách xa khu dân cư và với công nghệ xử lý nước thải được đề xuất trong báo cáo này thì các hoạt động của dự án sẽ ít tác động xấu đến môi trường.

5.2. Biện pháp tổ chức thi công

5.2.1. Biện pháp tổ chức thi công

- Phương pháp thi công:

Trên nguyên tắc thi công chủ yếu bằng cơ giới để đảm bảo chất lượng, kết hợp với lao động thủ công trong những hạng mục mà máy móc không thể làm được. Thi công phải nhanh, gọn, dứt điểm từng hạng mục.

- Công tác chuẩn bị:

Nhân lực: lập danh sách nhân sự ban điều hành công trường (ban chỉ huy công trường) và số lượng công nhân cần thiết cho mỗi giai đoạn.

Phương tiện: lên danh sách các thiết bị, phương tiện dự kiến đưa vào công trình gồm các thiết bị sẵn có của công ty và thiết bị thuê ngoài. Lên kế hoạch điều động các máy móc, thiết bị cần thiết đến công trường phục vụ cho quá trình thi công.

- Trình tự thi công

Hình 1.2: Sơ đồ trình tự thi công

* Giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng:

- San nền: Cao độ san nền được thiết kế từ +3,1m đế +3,4; Hướng dốc chủ đạo từ phía Tây về phía Đông; độ dốc san nền 0,5%.

Toàn bộ khu đất được thiết kế san nền hoàn chỉnh theo cốt khống chế quy hoạch các khu chức năng trong Dự án.

San nền cục bộ cho từng khu vực, cao độ khống chế san nền được xác định theo cao độ tim các trục đường nội bộ của dự án với cao độ san nền thấp nhất +3,1m (theo hệ cao độ nhà nước). Đảm bảo khả năng thoát nước mưa theo hình thức tự chảy từ mọi lô đất ra hệ thống cống thoát nước mưa nằm trên các trục giao thông xung quanh rồi thoát ra hệ thống thoát nước chung khu vực dự án. Các mái dốc địa hình trong khu tùy vị trí sẽ được gia cố bằng đá xây hoặc trồng cỏ chống sạt trượt, xói lở.

Trước khi san nền bóc đất hữu cơ, làm sạch cỏ rác… ra khỏi ranh giới san nền. Hệ số đầm nén: K = 0,9.

Biện pháp thi công:

- Thi công móng:

Tiến hành đào đất hố móng, đổ bê tông lót, bê tông móng và xây tường móng, đổ bê tông giằng. Thi công hạng mục, công trình ngầm như bể phốt, hố ga, …

- Thi công phần thân:

Phần thân bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái. Các công việc chung cần tiến hành là xác định mốc chuẩn thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông, xây tường, … Quá trình thi công tương tự nhau theo thứ tự từ tầng 1 đến mái.

- Thi công phần mái:

Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái sau đó đổ bê tông chống thấm và hoàn thiện phần mái.

- Thi công hoàn thiện:

Thi công hoàn thiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài. Tiến hành gia trát, ốp gạch, sơn bả matít, sơn phủ bề mặt và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật.

Biện pháp thi công các công trình phụ trợ:

Các công trình phụ trợ như bể chứa nước, bể tự hoại, đường ống thoát nước mưa, nước thải, … được thi công chủ yếu bằng phương pháp thủ công theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được Sở Xây dựng phê duyệt.

Biện pháp thi công bể chứa nước, bể tự hoại, hố ga: đào hố móng các bể theo kích thước tính toán, sau đó đổ bê tông toàn khối. Xây thành, vách bể đảm bảo kín để tránh nước rò rỉ và không khí đi vào gây ảnh hưởng đến hoạt động của bể. Lắp đặt các đường ống dẫn nước theo độ dốc tự nhiên, tránh trào ngược hoặc tắc. Cuối cùng thực hiện san lấp mặt bằng cho bể, hố ga. Xây các tấm đan bằng bê tông có nắp đậy kín, tháo gỡ được lên mặt bể, thuận lợi công tác kiểm tra và xử lý trong quá trình vận hành.

- Giải pháp lán trại công nhân:

Chủ đầu tư chỉ bố trí 2 công nhân ở lại lán tạm bảo vệ công trường ban đêm, còn lại thuê công nhân tại địa phương để thực hiện thi công. Công nhân đi về trong ngày, không ở lại công trường.

- Giải pháp cung cấp vật liệu:

Nguồn nguyên vật liệu cho thi công được lấy từ các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu gần khu vực dự án. Chủ đầu tư tiến hành thi công đến đâu tập kết nguyên liệu đến đó, bê tông đổ cột, dầm, sàn sử dụng bê tông thương phẩm.

* Quản lý chung của dự án:

Mọi hoạt động của công trường đều đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của công ty. Tiến độ thực hiện, biện pháp thi công chi tiết và an toàn lao động phải được Công ty phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Công ty sẽ cử cán bộ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về. Đồng thời, thường xuyên xuống công trường theo dõi, kiểm tra thực tế quá trình thi công và cùng với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế.

* Tổ chức thi công ngoài hiện trường:

- Ban chỉ huy công trường: Gồm có Cán bộ của Công ty và kỹ sư nhà thầu chỉ đạo thi công công trình.

- Chỉ huy trưởng công trường: Đại diện cho nhà thầu ở công trường, có trách nhiệm điều hành toàn bộ dự án, điều tiết các đơn vị thi công về tiến độ, quan hệ trực tiếp với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi công.

- Bộ phận vật tư: Bộ phận này đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đặt và nhận hàng như: Các loại vật liệu xây dựng, các chi tiết, cấu kiện, trang thiết bị phục vụ thi công công trình. Sau đó căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang thiết bị cho việc thi công.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Gồm nhiều kỹ sư có kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách. Các kỹ sư chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng, chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến việc thi công như: Thay đổi thiết kế, vật tư, vật liệu đưa vào công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật... thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình.

- Đội ngũ công nhân:Các đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: đội thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ cốp pha, thợ xây, thợ trang trí nội thất, thợ điện, thợ nước... Trong mỗi giai đoạn, số công nhân được điều đến công trường để kịp tiến độ thi công.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất GPMT cơ sở quản lý nước thải và chất thải rắn tại các thành phố thuộc tỉnh

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com