Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Dự án hoạt động với mục tiêu sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 100.000 tấn/năm, bao gồm 80.000 tấn thức ăn dạng viên; 10.000 tấn thức ăn dạng mảnh; 10.000 tấn thức ăn dạng bột.

Ngày đăng: 23-08-2024

88 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ..................................2

1. Tên chủ cơ sở:...................................................2

2. Chủ của cơ sở: ....................................................................2

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:.................................4

3.1. Công suất hoạt động của dự án: .....................................................4

3.2. Quy trình sản xuất của dự án....................................................4

3.3. Sản phẩm của cơ sở:......................................................................8

4. Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước

của cơ sở..................................................................8

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở...............................................8

4.2. Điện năng, nguồn cung cấp điện năng của cơ sở ............................10

4.3. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước của cơ sở ...................10

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...........................................11

5.1. Quy mô, hạng mục công trình của cơ sở...................................11

5.2. Danh mục máy móc thiết bị..............................................................11

5.3. Tổng vốn đầu tư của cơ sở...........................................................12

5.4. Tổ chức quản lý của Công ty......................................................12

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG...................................................14

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,

phân vùng môi trường ...................................................................14

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.....................14

Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .......................................................16

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..........16

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: .........................................................16

1.2. Thu gom, thoát nước thải: ......................................................17

1.3. Xử lý nước thải:..............................................................................19

1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải: .........................................................19

1.3.2. Quy trình công nghệ xử lý:.......................................................20

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.........................................25

2.1. Nguồn phát sinh................................................................................25

2.2. Công nghệ xử lý khí thải lò hơi......................................................25

2.3. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác.............................................28

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường........................29

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt............................................................................29

3.2 Chất thải công nghiệp thông thường................................................30

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................31

4.1. Nguồn phát sinh CTNH.................................................................31

4.2. Biện pháp lưu giữ, xử lý CTNH.....................................................32

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..............................33

5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung ....................................................33

5.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ............................................34

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường........................................34

6.1. Hệ thống xử lý nước thải:....................................................................34

6.2. Hệ thống xử lý khí thải:........................................................................35

6.3. Khu lưu giữ chất thải:.......................................................................35

6.4. Phòng chống sự cố cháy, nổ:............................................................35

6.5. Biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động:.........................................36

6.6. Sự cố ngộ độc, sự cố bệnh dịch........................................................37

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh

giá tác động môi trường.................................................................................................37

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ....................39

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: .............................................39

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ...................................................40

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:............................41

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại....41

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm

nguyên liệu sản xuất...................................................41

6. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải .............................41

6.1. Đối với chất thải sinh hoạt.................................................................41

6.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường ..............................42

6.3 Đối với chất thải nguy hại...................................................................42

7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường:.......................................43

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......................44

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải..........................................44

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải...........................................45

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...........46

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải ..................................46

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: ......................................................46

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:.....46

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật ...47

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................47

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.........................47

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục

khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án........47

2.4 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.................47

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ ....................47

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ....................................49

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường49

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi

trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan ...................49

2.1.Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng .................................................49

2.2. Các cam kết khác.....................................................49

 MỞ ĐẦU

Năm 2003, Dự án xây dựng “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi” đã được UBND tỉnh Hưng yên chấp thuận tại Quyết định số 1746/QĐ-UB ngày 09/9/2003 trên khu đất có diện tích 13.555m2 thuộc địa bàn phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Năm 2006, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại .... được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi  tại Quyết định số 31/QĐ-TNMT ngày 13/4/2006.

Dự án có tổng vốn đầu tư là 30.680.000.000 VNĐ dự án thuộc nhóm C được phân loại theo tiêu chí của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019. Dự án thuộc mục số 2, phụ lục V, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Dự án đã được phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Theo khoản 1, điều 39 và theo mục c, khoản 3, điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tiếp nhận, trình UBND tỉnh cấp Giấy phép môi trường.

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, công ty Công ty cổ phần sản xuất và thương mại ........ tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi” theo hướng dẫn tại phụ lục XII, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT xem xét cấp Giấy phép môi trường.

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại..........

- Địa chỉ văn phòng: Phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

- Người đại diện theo pháp luật: ............ Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ............ do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp, đăng ký lần đầu ngày 03/12/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 30/07/2021.

- Giấy chứng nhận đầu tư số 1746/QĐ-UB do UBND tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 09/9/2003 cho Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi”.

2. Chủ của cơ sở:

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích 13.555m2 nằm trên địa bàn phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

*) Vị trí giáp ranh của cơ sở :

- Phía Tây Nam giáp mương thủy lợi và khu đất thực hiện Nhà máy 2;

- Phía Tây Bắc giáp khu dân cư ;

- Phía Đông Bắc giáp khu dân cư ;

- Phía Đông giáp đường tỉnh lộ 210 ;

Hình 1. 1. Vị trí địa lý khu vực thực hiện Dự án

*) Mối tương quan của dự án đối với các đối tượng xung quanh

- Giao thông: Dự án nằm cạnh đường giao thông tỉnh lộ 210 và phía Đông và gần đường quốc lộ 5B về phía Bắc, vì vậy điều kiện giao thông tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu và tiêu thụ ra vào công ty, thuận lợi cho hàng hóa được lưu thông ra các tỉnh lân cận.

- Thủy văn: Xung quanh dự án có hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cho nhân dân. Cạnh vị trí thực hiện dự án về phía Tây Nam có mương thoát nước của khu vực chảy ra sông Bần Vũ Xá, đây cũng là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của dự án.

- Khu dân cư: Có cụm dân cư nhỏ nằm phía Bắc của Công ty, cách đường giao thông liên xã, công ty bố trí trồng cây xanh quanh nhà máy hạn chế tác động ra bên ngoài.

- Kinh tế - xã hội: Xung quanh khu đất thực hiện dự án là đất nông nghiệp, và đường giao thông. Gần khu vực dự án không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí vì vậy hoạt động kinh doanh sản xuất của cơ sở không gây ảnh hưởng tới các đối tượng kinh tế, xã hội này.

- Di tích văn hoá – lịch sử: Trong khu vực dự án không có công trình kiến trúc, công trình Quốc gia và di tích lịch sử văn hoá.

*) Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Mặt bằng quy hoạch tổng thể đã được Sở Xây dựng thẩm định tại Thông báo số 188/TB-SXD ngày 09/10/2012.

+ Quyết định số 31/QĐ – TNMT ngày 15/4/2006 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ......của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại .......... tại xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên .

*) Quy mô của dự án đầu tư:

- Loại hình dự án:

+ Dự án có tổng vốn đầu tư 30.680.000.000 VNĐ ((phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án đầu tư nhóm C (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).

Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 1746/QĐ-UB do UBND tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 09/9/2003 thì cơ sở thực hiện mục tiêu sản suất thức ăn chăn nuôi.

Như vậy, cơ sở thuộc danh mục dự án đầu tư ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường tại mục 2 phụ lục V, nghị định 08/2022/NĐ-CP do đó cơ sở có tiêu chí môi trường thuộc dự án nhóm III.

Tuy nhiên, cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 31/QĐ – TNMT ngày 15/4/2006. Do đó, cơ sở phải làm giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và môi trường thẩm định và UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của dự án:

Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hoạt động với mục tiêu sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 100.000 tấn/năm, bao gồm 80.000 tấn thức ăn dạng viên; 10.000 tấn thức ăn dạng mảnh; 10.000 tấn thức ăn dạng bột.

3.2. Quy trình sản xuất của dự án

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi của nhà máy được thể hiện dưới sơ đồ sau :

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi của Nhà máy

Thuyết minh quy trình:

Để chuẩn bị cho quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) được liên tục và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật, tất cả các loại nguyên liệu khi mua về dạng hạt, dạng bột, dạng đóng bao,… đều được lấy mẫu kiểm tra chặt chẽ tại khu vực lấy mẫu và phòng thí nghiệm nguyên vật liệu. Đối với nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu chất lượng Nhà máy không thu mua. Khi kiểm tra nguyên liệu đảm bảo đủ yêu cầu chất lượng cho sản xuất, các nguyên vật liệu được đưa vào bảo quản, dự trữ trong các bồn chứa (Silo). Nguyên liệu thô, rời (ngô, cám, sắn khô, …) chuyển từ ô tô theo băng tải đưa vào kho chứa nguyên liệu kín tránh nước mưa.

Nguyên liệu dạng hạt khi mua về phải đạt tiêu chuẩn về độ ẩm, tuy nhiên, vào những ngày nồm, ẩm, độ ẩm không khí cao, có thể lên tơi 95% đã ảnh hưởng tới độ ẩm của nguyên liệu. Trường hợp này, công ty phải tiến hành sấy nguyên liệu trước khi đựa vào sản xuất để tránh bột dính vào máy, độ thu hồi giảm và tiêu phí năng lượng nhiều, chất lượng xấu đi, … Để tạo dòng khí nóng sấy nguyên liệu, sử dụng nhiệt lượng từ hơi nước của lò hơi để trao đổi nhiệt gián tiếp với không khí lấy từ bên ngoài vào, không khí sau khi lấy được nhiệt lượng từ hơi nước thành khí nóng được đưa vào thiết bị sấy . Lớp hạt chuyển động ngược chiều với dòng không khí nóng được thổi vào. Từ phía nước tới phần sau của lớp sản phẩm đang chạy xuống, độ ẩm trong sản phẩm tăng lên, trong khi nhiệt độ của dòng không khí theo chiều ngược giảm dần kéo theo hơi ẩm từ nguyên liệu. Hai xu hướng đó bù trừ nhau, làm cho quá trình sấy vừa hài hòa, vừa hiệu quả. Quá trình này được cơ khí hóa ở hai tuyến: chuyển vận nông sản và thổi không khí nóng. Ngoài ra, khí nóng từ quá trình trao đổi nhiệt với hơi nước lò hơi cũng được sử dụng trong quá trình sấy bán thành phẩm. Khi đạt tiêu chuẩn về độ ẩm của chế độ bảo quản, nguyên liệu được chuyển đến hầm nhập qua hệ thống băng tải và gầu tải đến các bồn chứa. Đối với nguyên liệu dạng bao không chứa trong bồn silo được thì chất cây theo đúng quy định về chiều cao và khoảng cách. Đối với nguyên liệu lỏng (dầu, mỡ) thì được hệ thống bơm chuyển đến các bồn chứa lưu trữ.

- Bước 1: Nghiền nguyên liệu

Các nguyên liệu thô là: ngô, đỗ tương, sắn,... được đưa vào máy nghiền búa. Sau khi đục nghiền thành bột, kích thước hạt từ 0,2 – 0,3mm, nguyên liệu được đưa lên thùng chứa bằng vít tải. Mỗi loại nguyên liệu được chứa trong thùng riêng.

- Bước 2: Trộn nguyên liệu

Nguyên liệu dạng bột được đưa vào thùng của máy trộn theo các cửa xả. Khối lượng mỗi nguyên liệu được điều chỉnh tùy theo công thức trộn của từng loại sản phẩm và được kiểm tra bằng cân tự động tại các cửa xả của thùng chứa nguyên liệu. Van xả sẽ tự động đóng khi lượng nguyên liệu đã vào đủ theo yêu cầu quy định.

Máy trộn theo nguyên tắc tự khuấy máy chèo quay trong thùng trộn để trộn các loại nguyên liệu với nhau.

Sau khi ra khỏi thùng trộn, thu được sản phẩm đã có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng dưới dạng bột, khi đó ma sát trong thùng trộn, hỗn hợp bột sẽ nóng hơn bình thường.

Sản phẩm đậm đặc (dạng bột) được chuyển thẳng ra ác máy đóng bao theo hệ thống bao tải. Hệ thống băng tải đủ độ dài để sau khi sản phẩm chạy tới máy đóng bao sẽ được làm nguội tự nhiên, hạn chế sự sinh sôi phát triển của nấm mốc và các vi sinh vật có hại khác.

- Bước 3: Ép viên

Sản phẩm sau khi được phối trộn theo các bước trên được đưa vào máy ép viên vít tải.

Trước khi vào đến khuôn ép, hỗn hợp được phun thêm 10% hơi nước từ nồi hơi và được một hệ thống trục vít nhào trộn thành phần hỗn hợp dẻo có độ ẩm 23-25%.

- Bước 4: Làm mát

Sau khi ra khỏi máy ép viên, do ma sát và hơi nước, sản phẩm sẽ có nhiệt độ khoảng 80oC và được đưa vào máy làm mát. Sản phẩm được làm mát bằng không khí tự nhiên.

Máy làm mát được cấu tạo như một chiếc thùng, phía trên có thùng hút gió, phía dưới có lỗ để hút không khí vào thùng. Khi quạt chạy trong thùng sẽ tạo ra luồng không khí lưu thông từ đáy lên trên và được sấy khô. Khí thoát ra ngoài bao gồm hơi nước và không khí thường.

Nếu sản xuất sản phẩm hỗn hợp dạng viên sử dụng cho gia súc thì sau khi ra khỏi máy làm mát, sản phẩm được đưa lên máy đóng bao bằng băng tải.

Nếu sản phẩm hỗn hợp dạng viên dùng cho gia cầm thì tiếp tục thực hiện bước sau.

- Bước 5: Băm hạt

Máy băm hạt gồm 2 trục băm trên có gắn lưỡi băm kiểu răng cưa. Khoảng cách giữa 2 trục sẽ được điều chỉnh theo kích thước hạt sau khi băm.

- Bước 6: Sàng

Hạt sau khi băm sẽ được di chuyển tới máy sàng, máy sàng gồm 3 cửa xả. Những hạt có kích thước đúng theo quy định sẽ được chuyển sang máy đóng bao. Những hạt nhỏ hơn theo quy định sẽ được chuyển quay lại máy ép viên và thực hiện lại bước 3.

Những hạt lớn hơn theo quy định sẽ được chuyển quay lại để băm như bước 5

- Bước 7: Đóng bao:

Sản phẩm sau khi qua các công đoạn cần thiết, được đưa vào máy đóng bao

Hình 1. 3. Hình ảnh sản phẩm của Nhà máy

4. Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở

Bảng 1. 2. Nguyên liệu sử dụng của dự án

Ngoài ra, Dự án sử dụng than đá để cung cấp nhiệt cho lò hơi 1,5 tấn/h với khối lượng than sử dụng là 1.500 kg/tháng.

4.2. Điện năng, nguồn cung cấp điện năng của cơ sở

- Mục đích sử dụng điện: Điện được sử dụng cho tất cả các hoạt động của dự án: hoạt động của máy móc, thắp sáng, các thiết bị văn phòng,… Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của dự án, công ty sẽ làm hợp đồng trực tiếp với điện lực thị xã Mỹ Hào và cung cấp điện cho dự án qua hệ thống điện lưới quốc gia

Nhu cầu sử dụng điện: khoảng 250.000 KWh/tháng.

Đảm bảo nguồn điện ổn định, nhà máy lắp đặt trạm biến áp 320KVA.

Đảm bảo trong sản xuất, nhà máy lắp đặt 1 máy phát điện dự phòng có công suất 10KVA để phòng trường hợp mất điện lưới.

4.3. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước của cơ sở

*) Nhu cầu sử dụng nước:

-Lượng nước dùng cho sinh hoạt: Hiện tại số cán bộ, công nhân viên đang làm việc ở Nhà máy khoảng 60 người. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là: 60 người × 100 lít/người/ngày = 6,0m3/ngày.

-Nước dùng để cấp bổ sung cho lò hơi khoảng 2,0m3/ngàyđêm.

-Nước dùng cho hoạt động tưới cây, rửa đường trong khu vực nhà máy là 2,0m3/ngày. -Nước dùng cho PCCC: Lượng nước dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy

được tính cho 01 đám cháy trong 2 giờ liên tục với lưu lượng 15 lít/giây/đám cháy. Tuy nhiên, lượng nước này không sử dụng thường xuyên, chỉ sử dụng trong khi có sự cố xảy ra. Nước dùng cho PCCC không được tính vào nhu cầu nước thường xuyên sử dụng của dự án mà Chủ dự án sẽ xây dựng bể chứa để dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy.

*) Nguồn cung cấp nước của cơ sở:

- Nguồn số 1: Nguồn nước sạch được mua từ Công ty TNHH nước sạch Ngọc Tuấn – Nagaoka đùng cho sinh hoạt và sản xuất.

- Nguồn số 2: Nguồn cung cấp nước của nhà máy được lấy từ giếng khoan khai thác nước dưới đất nằm trong khuôn viên Nhà máy tại phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên dùng cho mục đích tưới cây, rửa đường.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Quy mô, hạng mục công trình của cơ sở

Bảng 1. 3. Các hạng mục công trình của cơ sở

5.2. Danh mục máy móc thiết bị

Máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của Cơ sở đã được đầu tư gồm tất cả các máy móc thiết bị phục vụ cho nhân viên làm việc tại văn phòng và tại các xưởng sản xuất đảm bảo cho giai đoạn vận hành đạt 100% công suất, được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây.

Bảng 1. 4. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

5.3. Tổng vốn đầu tư của cơ sở

Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 25.800 triệu đồng

>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư trang trại trồng rau sạch chất lượng cao

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com