Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư mở rộng bệnh viện đa khoa công suất 400 giường bệnh.
Ngày đăng: 01-08-2024
176 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .........................................iii
Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..........................................1
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..................................................................10
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) ....11
Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................................12
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có) ..........12
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..............................15
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)....................................16
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử
7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..............44
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có).................................45
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy
hại (nếu có)......................................................................45
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
Chương V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN......46
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:...........46
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục
khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.........48
Chương VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................50
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư
Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa
- Địa chỉ văn phòng: .......... đường Trần Phú, phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông ..........
- Điện thoại: ..........; Fax: ..........; E-mail: .........
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ........... đăng ký lần đầu ngày 26/05/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 29/8/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án số: .......... chứng nhận lần đầu ngày 24/11/2008, chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 20/5/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận.
2. Tên dự án đầu tư
MỞ RỘNG BỆNH BIỆN ĐA KHOA
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .......... đường Trần Phú và số 04 đường Nguyễn Hội, phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng là Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
+ Quyết định số 2714/QĐ-UBND ngày 22/9/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Mở rộng Bệnh viện Đa khoa .....;
+ Văn bản số 4029/UBND-KT ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chấp thuận thay đổi nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Mở rộng Bệnh viện Đa khoa An Phước.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Nhóm B.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư: 400 giường bệnh.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: Hoạt động khám chữa bệnh, trạm xá.
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1. Trong giai đoạn xây dựng
a. Nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ Dự án
Trong giai đoạn xây dựng, nguyên vật liệu chính là: cát, gạch, ximăng, đá chẻ, đá dăm, đá 1x2, đá 4x6, sắt, và các nguyên liệu khác… với khối lượng nguyên liệu từng loại như sau:
Bảng 1-1: Khối lượng nguyên liệu phục vụ Dự án dự kiến
Nguyên vật liệu được mua từ các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trong địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trong quá trình thi công sẽ sử dụng một lượng dầu DO cho một số thiết bị thi công tại công trường.
Bảng 1-2: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho phương tiện thi công
- Nguồn cung cấp điện, nước:
+ Công ty sẽ đâu nối điện từ lưới Quốc gia 3pha 220/380V do Công ty Điện lực Bình Thuận – Điện lực Phan Thiết cung cấp và hạ trạm biến áp 350KVA trong dự án để phục vụ các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng và sử dụng về sau cho dự án.
+ Nhiên liệu dầu DO sẽ được mua từ các cửa hàng xăng dầu gần nhất trên địa bàn, khối lượng mua đủ phục vụ trong ngày đối với các thiết bị, máy móc, không lưu trữ tại công trình.
b. Nhu cầu cung cấp nước
- Bê tông sử dụng xây dựng cho các hạng mục Dự án chính là bê tông tươi thương phẩm mua từ các Cơ sở sản xuất bê tông trong khu vực. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nước trộn bê tông là không phát sinh.
- Lượng nước cấp sinh hoạt của công nhân: Theo TCXDVN 33:2006, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân khoảng 45 lít/người/ca. Như vậy, lượng nước cần dùng cho công nhân xây dựng ước tính: 50 người x 45 lít/người/ca x 1 ca/ngày = 2,25 m3/ngày.
- Nguồn cung cấp: Sử dụng nước thủy cục đã được đấu nối từ khu bệnh viện cũ.
4.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
a. Nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu, vật tư y tế phục vụ hoạt động khám chữa bệnh
Nguyên vật liệu đầu vào của bệnh viện chủ yếu là thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động khám, chữa bệnh. Sau khi khu mở rộng đi vào hoạt động với công suất giường bệnh tăng gấp đôi so với hiện nay thì dự kiến các vật tư trên cũng sẽ tăng gấp đôi so với hiện hữu.
Ngoài ra, các nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho hoạt động của bệnh viện bao gồm dầu DO chạy máy phát điện, khí y tế, hóa chất cho hệ thống xử lý nước thải,... khối lượng sử dụng hiện hữu và sau khi mở rộng của bệnh viện như sau:
Bảng 1-3: Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất sử dụng của bệnh viện
b. Nhu cầu cung cấp nước phục vụ dự án
- Khu hiện hữu: Theo thống kê của khu bệnh viện hiện hữu, số giường bệnh điều trị nội trú thường xuyên hiện nay khoảng 200 giường. Căn cứ vào hóa đơn tiền nước trong 3 tháng gần nhất (từ tháng 03 – 05/2022), nhu cầu sử dụng nước nhiều nhất là tháng 04/2021 với 2.153 m3/tháng tương đương 72 m3/ngày (bao gồm nước cấp cho tất cả các hoạt động: sinh hoạt của bệnh nhân nội trú, thân nhân, bệnh nhân ngoại trú, hoạt động khám chữa bệnh, nước rửa dụng cụ y khoa, xét nghiệm, rửa sàn, giặt tẩy, tưới cây, rửa đường). Như vậy, có thể suy ra lượng nước sử dụng cho 1 giường tương ứng khoảng 0,36 m3/ngày.
- Khi mở rộng: Sau khi mở rộng bệnh viện có tổng công suất 400 giường điều trị nội trú, với định mức khoảng 0,36 m3/ngày/giường nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện ước tính: 400 giường x 0,36m3/ngày/giường = 144 m3/ngày.
Tuy nhiên để đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống thoát nước thải và hệ thống xử lý nước thải, báo cáo tính toán nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh tương ứng tối đa của bệnh viện như sau:
- Cơ sở tính toán:
+ QCXDVN 01: 2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
+ TCXD 33:2006 (Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế).
+ TCVN 4513:1998: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Bảng 1-4: Nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện
Như vậy, sau khi mở rộng nhu cầu sử dụng nước tối của dự án khoảng 360,1 m3/ngày (gồm k=1,2). Trong đó, lượng nước cấp cho các hoạt động liên quan khám chữa bệnh là 358 m3/ngày, còn lại là nước tưới cây, rửa đường.
- Nước cấp chữa cháy: Theo TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế, khi bệnh viện đi vào hoạt động ổn định, giả thiết xảy ra tối đa 3 đám cháy đồng thời với tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy là 15 l/s, chữa cháy liên tục trong 60 phút. Lượng nước chữa cháy: Qcc = 3 x 15 l/s x 60 phút x 60s = 162 m3.
Nguồn cung cấp nước:
- Nguồn cấp nước cho bệnh viện từ Công ty CP Cấp thoát nước Bình Thuận cấp qua đồng hồ tổng vào bể chứa dung tích 180m3 và bơm áp phân phối về các khoa, phòng trong bệnh viện, các vị trí sử dụng khác. Mạng lưới cấp nước cấp cho các khu vực được sử dụng ống nước PVC Ø21, Ø27, Ø34, Ø42.
- Hệ thống lọc nước RO: nước cấp được xử lý qua hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế theo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7183:2002 và cấp đầy đủ, liên tục trong ngày cho các phòng chức năng.
- Đối với các hạng mục xây mới: được đấu nối từ hệ thống cấp nước hiện hữu của bệnh viện, từ đó cấp lên các bồn nước nằm trên mái của khối công trình. Nước từ bồn nước cấp xuống từng khu vực vệ sinh bằng ống hàn nhiệt. Hệ thống đường ống được đặt trong hộp kỹ thuật. Các đường ống nhánh đi ngầm tường.
b. Nhu cầu cung cấp điện
- Hiện hữu: Căn cứ vào hóa đơn tiền điện 3 tháng gần nhất (từ tháng 03 - 05/2022), nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động của bệnh viện trung bình là 159.667 kWh/tháng.
- Sau khi mở rộng: Dự kiến sau khi mở rộng, theo ước tính của bệnh viện nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho hoạt động của bệnh viện tăng gấp 2 lần khoảng 319.333 kWh/tháng.
- Bệnh viện sử dụng nguồn điện lưới Quốc gia 3pha 220/380V do Công ty Điện lực Bình Thuận – Điện lực Phan Thiết cung cấp đấu nối vào 02 trạm biến áp 350KVA (khu hiện hữu và khu mở rộng) qua tủ điện tổng và phân phối đến từng khoa, phòng và các thiết bị dùng điện.
- Ngoài ra, bệnh viện còn sử dụng 01 máy phát điện dự phòng có công suất 150KVA nhằm đảm bảo các hoạt động quan trọng luôn duy trì liên tục trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có)
- Quy mô diện tích thực dự án là 6.028,5m2 (khu I, II và III). Trong đó:
+ Khu I và II: Là phần hiện hữu có diện tích: 2.983,5 m2 bao gồm 2 khu khám chữa bệnh đang hoạt động như sau: Khu I: Khoa cấp cứu, Khoa nội, Khoa sản, Khoa ngoại, Thanh trùng, Vật lý trị liệu; Khu II: Khoa khám bệnh, Khoa chẩn đoán chỉnh hình, Khoa xét nghiệm, Khoa ICU, Khoa phẫu thuật – Gây mê hồi sức, Khoa Nhi…
+ Khu III: Là phần diện tích mở rộng bệnh viện có diện tích 3.045 m2 với các Khoa chuyên sâu: Khoa khám bệnh, Khoa phẫu thuật, Khoa sản, Khoa Nội tim mạch, Khoa Tim mạch can thiệp, Khoa Ung bướu, Khoa lọc thận, Khoa dinh dưỡng,… Đây là khu đất mà Công ty TNHH Bệnh viện An Phước đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt kết quả đấu giá cơ sở nhà, đất của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Thuận tại Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 05/02/2020 với hình thức cho thuê đất, trả tiền thuê đất một lần (50 năm), mục đích sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế.
- Việc mở rộng chỉ thực hiện trên khu đất 3.045 m2 bao gồm các hạng mục xây dựng: Khối nhà chính với diện tích xây dựng 1.813,5m² quy mô là 10 tầng nổi và 1 tầng hầm; Xây dựng nhà bảo vệ ở trục đường Nguyễn Hội với diện tích xây dựng 25m². Khu xử lý nước thải tập trung, bể chứa nước sạch, cây xanh và đường nội bộ trên phần diện tích còn lại. Các hạng mục phụ hỗ trợ cho bệnh viện sẽ tận dụng ở công trình hiện hữu, chỉ nâng cấp máy móc để đáp ứng đủ quy mô.
Bảng 1-5: Cơ cấu sử dụng đất của bệnh viện đa khoa
Chi tiết các hạng mục công trình xây dựng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1-6: Các hạng mục công trình xây dựng của bệnh viện
Ghi chú
Giữa nguyên các hạng mục công trình hiện hữu của Bệnh viện và hoạt động khám chữa bệnh bình thường trong quá trình triển khai xây dựng Khu III. Các hạng mục công trình phụ trợ (trạm oxy, kho chứa rác, thanh trùng) sẽ được bố trí, nâng cấp thêm thiết bị, máy móc để phục vụ cho khu mở rộng. Xây dựng trên khu đất trúng đấu giá tại Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 05/02/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận
Ghi chú- Khi khi án đi vào xây dựng sẽ tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải với tổng công suất 400 m3/ngày.đêm phục vụ thu gom và xử lý nước thải phát sinh trên toàn bộ dự án bao gồm khu hiện hữu (Khu I, II) và khu mở rộng (Khu III). Trạm xử lý nước thải hiện hữu 120 m3/ngày.đêm sẽ ngưng sử dụng và phá bỏ khi trạm xử lý nước thải 400 m3/ngày.đêm đi vào hoạt động vận hành, tạo tính đồng bộ trong công tác quản lý, giám sát nước thải phát sinh từ hoạt động của bệnh viện.
- Hoạt động của dự án không phát sinh khí thải, chủ yếu là mùi từ các chất khử trùng mang tính đặc trung của loại hình kinh doanh khám chữa bệnh.
- Chất thải sinh hoạt được hợp đồng thu gom với đơn vị dịch vụ công ích của phường Phú Trinh; chất thải nguy hại khi dự án mở rộng quy mô phát sinh khoảng 165 kg/ngày tương đương trung bình 4.800 kg/tháng (chất thải y tế nguy hại lây nhiễm khoảng 160 kg/ngày và chất thải nguy hại không lây nhiễm khoảng 5 kg/ngày).
- Hiện trạng trên khu đất mở rộng dự án là các khối nhà từ 1 – 2 tầng được sửa chữa, nâng cấp sơ bộ trong quá trình thành lập Cơ sở dung thu, điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa An Phước (theo Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 21/3/2022). Sau khi được cấp thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của dự án, cấp Giấy phép xây dựng, Chủ dự án sẽ tiến hành phá bỏ các công trình này và xây dựng mới hoàn toàn theo thiết kế đã được phê duyệt.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án sản xuất gạch
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn