Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón và sang chai, đóng gói nông dược. Quy mô: sản xuất phân bón 9.710 tấn sản phẩm/năm; sang chai, đóng gói: 290 tấn sản phẩm/năm Tổng diện tích của cơ sở là 7.720,7 m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 4.668m

Ngày đăng: 02-08-2024

256 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH...........................................................4

Chương I ..............................................................................................................6

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ....................................................................6

1. Tên chủcơ sở:...............................................................................................6

2. Tên cơ sở:......................................................................................................6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở: .................................................8

3.1. Công suất của cơ sở: ..............................................................................8

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................9

3.3. Sản phẩm của cơ sở:.............................................................................19

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,

nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:................................................................23

5. Các thông tin khác.......................................................................................28

Chương II...........................................................................................................29

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG ..................29

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....................................................................29

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:.................................................29

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường: ..............29

Chương III .........................................................................................................32

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ..........................................................................32

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..........32

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:...................................................................32

1.2. Thu gom, thoát nước thải:....................................................................32

1.3. Xử lý nước thải: ...................................................................................33

2. Công trình, biện pháp xửlý bụi, khí thải:...................................................40

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xửlý chất thải rắn thông thường:..............45

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xửlý chất thải nguy hại:............................45

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độrung:..................................46

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành

thử nghiệm và khi cơ sởđi vào vận hành: ..........................................................46

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: .........................................48

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:.......52

Chương IV...........................................................................53

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.........................53

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:............................................53

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:...............................................5

 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: ...............................56

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy

hại:.......................................................................................................................56

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài

làm nguyên liệu sản xuất:....................................................................................57

Chương V...........................................................................................................58

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..............................58

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................58

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải................................60

Chương VI..........................................................................................................63

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................63

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.........................63

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:.............................................63

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công

trình, thiết bị xử lý chất thải................................................................................63

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy

định của pháp luật ...............................................................................................64

2.1. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ............................................64

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:.............................64

2.3. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ theo đề xuất của chủ cơ sở  64

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...................................64

Chương VII .......................................................................................................66

KT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI

VỚI CƠ SỞ........................................................................................................66

Chương VIII......................................................................................................67

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................................................................67

PHỤ LỤC BÁO CÁO .......................................................................................68

 Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

- Công ty TNHH Sản Xuất –Thương Mại........

- Địa chỉ: ........, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

- Người đại diện theo pháp luật của cơ sở:

+ Ông ..........; + Chức vụ: Giám đốc;

- Điện thoại: ........;  Fax:...........

- Mã số thuế: .............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp số ............ do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp, đăng ký lần đầu ngày 26/3/2007, thay đổi lần thứ7 ngày 23/6/2022.

2. Tên cơ sở:

- Nhà máy sản xuất phân bón và sang chai, đóng gói nông dược

- Địa điểm: ........, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh TiềnGiang.

- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2606/QĐ-UBND ngày 06/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp cho dự án “Nhà máy sản xuất phân bón và sang chai, đóng gói nông dược. Quy mô: sản xuất phân bón 9.710 tấn sản phẩm/năm; sang chai, đónggói: 290 tấn sản phẩm/năm” (nâng tổng công suất của nhà máy từ 1.260 tấnsản phẩm/năm lên 10.000 tấnsản phẩm/năm).

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 497/GXN-STNMT ngày 17/02/2027 của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với dự án “ Nhà máy sản xuất phân bón và sang chai, đóng gói nông dược''. Quy mô: sản xuất phân bón 9.710 tấn sản phẩm/năm; sang chai, đóng gói: 290 tấn sản phẩm/năm” (nâng tổng công suất của nhà máy từ 1.260 tấn sản phẩm/năm lên 10.000 tấn sản phẩm/năm.

- Quy mô của cơ sở:

+ Vốn đầu tư: 10,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư ban đầu thực hiện dự án là 8,6 tỷ đồng (ĐTM được phê duyệt) và vốn thực hiện cải tạo nhà xưởng, công trình xử lý môi trường do xuống cấp 1,6 tỷ đồng. Do đó, cơ sở được phân loại vào Nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

+ Cơ sở chỉ thực hiện phối trộn, sang chiết, đóng gói phân bón hoá học; phối trộn phân bón hữu cơ và phối trộn, sang chiết thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường( Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

- Cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường nên thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Vị trí cơ sở:

Cơ sở đặt tại Ấp Hòa, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ranh giới địa lý của cơ sở được xác định như sau:

- Phía Đông:Tiếp giáp với đất vườn của ông Phan Văn Lượm, bà Nguyễn Thị Lài, ông Nguyễn Văn Hiếu và ông Huỳnh Văn Sáu.

- Phía Tây: Tiếp giáp với đất vườn của ông Lê Văn Giúp

- Phía Nam: Tiếp giáp với Quốc lộ1A

- Phía Bắc: Tiếp kênh Nội đồng.

Sơ đồ vị trí của cơ sở như sau:

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở:

3.1. Công suất của cơ sở:

- Quy mô cơ sở:

Tổng diện tích của cơ sở là 7.720,7 m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 4.668m2, bao gồm những hạn mục cụ thể sau:

Bảng 1.1: Diện tích các hạng mục, công trình

- Công suất sản xuất của cơ sở:

Bảng 1.2: Công suất của cơ sở

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Các quy trình sản xuất của cơ sở như sau:

- Quy trình phối trộn phân bón hóa học:

+ Quy trình phối trộn phân bón NPK 3 màu dạng hạt.

+ Quy trình phối trộn phân bón NPK se viên 1 màu.

+ Quy trình phối trộn phân bón NPK dạng bột.

+ Quy trình sang chiết phân bón NPK dạng nước.

- Quy trình phối trộn phân bón hữu cơ:

+ Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ se viên.

+ Quy trình sản xuất phân bón sinh học dạng nước.

- Quy trình sang chiết thuốc BVTV:

+ Quy trình sang chiết thuốc BVTV dạng bột, hạt.

+ Quy trình sang chiết thuốc BVTV dạng lỏng.

Sơ đồ và thuyết minh các quy trình sản xuất của cơ sở như sau:

a) Quy trình phối trộn phân bón hóa học:

Gồm 4 quy trình sản xuất như sau:

(1) Quy trình phối trộn phân bón NPK 3 màu dạng hạt

- Sơ đồ quy trình sản xuất:

Hình 1.2: Quy trình phối trộn phân bón NPK 3 màu dạng hạt

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu bao gồm Ure, DAP, Kali, phụ gia dạng hạt đã được đóng bao. Công nhân thực hiện cắt bao xuống liệu để đổ vào phễu định lượng; quá trình này phát sinh bụi nhưng không đáng kể do nguyên liệu thực chất là 1 loại phân bón thành phẩm, dạng hạt có kích thước lớn (không phải dạng bột).

Dựa trên công thức đã định lượng mỗi loại nguyên liệu, phễu định lượng sẽ cân đối từng loại nguyên liệu. Các nguyên liệu được đưa đến bồn trộn bằng băng chuyền.  Bồn trộn thiết kế nằm ngang và kín, nên quá trình trộn không phát sinh bụi. Bán thành phẩm được sấy để đảm bảo độ ẩm. Sau khi sấy, thành phẩm được kiểm tra nếu chưa đạt tiếp tục trộn lần nữa, nếu đạt sẽ chuyển đến công đoạn đóng bao, cuối cùng là lưu kho chờ xuất hàng.

(2) Quy trình phối trộn phân bón NPK se viên 1 màu:

- Sơ đồ quy trình sản xuất:

Hình 1.3: Quy trình phối trộn phân bón NPK se viên 1 màu

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu chính (có chứa đạm, lân, kali), phụ gia, cao lanh có kích thước lớn được sàn, nghiền trước khi chuyển đến công đoạn cân định lượng cùng với các nguyên liệu trung lượng (Ca, Mg, S,...), nguyên liệu vi lượng (Fe, Cu, Bo,…). Tại đây, nguyên liệu được cân chính xác theo tỷ lệ theo công thức.

Hỗn hợp nguyên liệu được cho vào bồn trộn và thực hiện trong khoảng thời gian khoảng 10 phút; quá trình này phát sinh bụi.

Hỗn hợp nguyên liệu sau trộn theo băng tải lên phễu rồi vào chảo trộn se viên. Tại chảo se viên sẽ bổ sung nước dưới dạng phun sương, đồng thời chảo sẽ quay với tốc độ 120 vòng/phút để tạo viên phân bón (dạng viên/dạng hạt) và được sấy khô; công đoạn này phát sinh, mùi.

Sản phẩm ra khỏi chảo se viên tạo hạt được vận chuyển qua máy sàng rung hai lưới phân loại để loại bỏ những hạt/viên không đúng kích thước quy định. Các hạt không đúng quy định được hồi lưu lại phễu chứa để sản xuất lại.

Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ chuyển đến công đoạn đóng bao, lưu kho chờ xuất hàng.

(3) Quy trình phối trộn phân bón NPK dạng bột

- Sơ đồ quy trình sản xuất

Hình 1.4: Quy trình phối trộn phân bón NPK dạng bột

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu chính (có chứa đạm, lân, kali), DAP, MAP có kích thước lớn được sàn, nghiền trước khi chuyển đến công đoạn cân định lượng cùng với các nguyên liệu trung lượng (Ca, Mg, S,...), nguyên liệu vi lượng(Fe, Cu, Bo,…). Tại đây, nguyên liệu được cân chính xác theo tỷ lệ theo công thức.

Hỗn hợp nguyên liệu được cho vào bồn trộn và thực hiện trong khoảng thời gian khoảng 40 phút.

Thành phẩm sau khi trộnđược chuyển đến công đoạn đóng bao, lưu kho chờ xuất hàng; nếu không đạt yêu cầu sẽ chuyển về công đoạn trộn để tiếp tục trộn theo yêu cầu.

(4) Quy trình sang chiết phân bón NPK dạng nước

- Sơ đồ quy trình sản xuất:

Hình 1.5: Quy trình phối trộn phân bón NPK 3 màu dạng hạt

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu gồm NPK và các nguyên liệu trung lượng (Ca, Mg, S,...), nguyên liệu vi lượng(Fe, Cu, Bo,…) được cân định lượng sau đó đưa vào bồn phố iliệu 1000 lít, 2000 lít trộn phối liệu cùng với nước trong khoảng thời gian từ 60 phút đến180 phút để đảm bảo hỗn hợp được hoà lẫn hoàn toàn.

Sau đó tiến hành kiểm tra, nếu đạt thì cho sang chai, dán nhãn, đóng nút, đóng thùng và cho lưu vào kho chứa chờ xuất bán.Nếu kiểm tra không đạt thì tiến hành phối liệu lại cho đến khi đạt yêu cầu.

b) Quy trình phối trộn phân bón hữu cơ. Gồm 02 quy trình sản xuất như sau:

(1) Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ se viên

- Sơ đồ quy trình sản xuất:

Hình 1.6: Quy trình phối trộn phân bón hữu cơ se viên

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu chính (có chứa đạm, lân, kali), phụ gia, cao lanh có kích thước lớn được sàn, nghiền trước khi chuyển đến công đoạn cân định lượng cùng với các nguyên liệu hữu cơ (gồm acid humic, K-Humate 10%). Tại đây, nguyên liệu được cân chính xác theo tỷ lệ theo công thức.

Hỗn hợp nguyên liệu được cho vào bồn trộn và thực hiện trong khoảng thời gian khoảng 10 phút; quá trình này phát sinh bụi.

Hỗn hợp nguyên liệu sau trộn theo băng tải lên phễu rồi vào chảo trộn se viên. Tại chảo se viên sẽ bổ sung nước dưới dạng phun sương, đồng thời chảo sẽ quay với tốc độ 120 vòng/phút để tạo viên phân bón (dạng viên/dạng hạt) và được sấy khô; công đoạn này phát sinh, mùi.

Sản phẩm ra khỏi chảo se viên tạo hạt được vận chuyển qua máy sàng rung hai lưới phân loại để loại bỏ những hạt/viên không đúng kích thước quy định. Các hạt không đúng quy định được hồi lưu lại phễu chứa để sản xuất lại.

Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ chuyển đến công đoạn đóng bao, lưu kho chờ xuất hàng.

(2) Quy trình sản xuất phân bón sinh học dạng nước

- Sơ đồ quy trình sản xuất:

Hình 1.7: Quy trình sản xuất phân bón sinh học dạng nước.

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nhập nguyên liệu NPK, chất sinh học và trung, vi lượng (MAP, Kali, K2CO3, Urea, CuSO4, ZnSO4, MgO, CaO, MgSO4, EDTA Ca, EDTA Cu, EDTA Zn, EDTAMg…). Nguyên liệu, nước và trung, vi lượng được cân định lượng sau đó đưa vào bồn phối liệu 1000 lít, 2000 lít phối liệu từ 60 phút đến 180 phút.

Sau đó tiến hành kiểm tra, nếu đạt thì cho sang chai, dán nhãn,đóng nút, đóng thùng và cho lưu vào kho chứa chờ xuất bán.Nếu kiểm tra không đạt thì tiến hành phối liệu lại cho đến khi đạt yêu cầu.

c) Quy trình sang chiết thuốc BVTV: Gồm 02 quy trình sản xuất như sau:

(1) Quy trình sang chiết thuốc BVTV dạng bột, hạt

- Sơ đồ quy trình sản xuất:

Hình 1.8: Sơ đồ Quy trình sang chiết thuốc BVTV dạng bột, hạt

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Thuốc BVTVcác loại dạng bột, hạt được mua sỉv ề từ các nhà cungcấp và đang được đóng dưới dạng bao, thùng có kích thước lớn.

Khi sản xuất sẽ tiến hành cắt bao (hoặc mở thùng) và thực hiện chia nhỏ vào túi (hoặc hộp) bằng máy chuyên dụng. Tùy theo yêu cầu của thị trường mà túi/hộp được đóng chia ở trọng lượng5g, 10g, 50g, 100g, 200g, 500g,…

Túi thuốc BVTV được ép kính miệng túi bằng máy ép túi (hộp thuốc BVTV được tiến hành đóng seal bằng máy) và đóng date. Sản phẩm sau khi hoàn chỉnh sẽ được đưa vào kho chờ xuất bán ra thị trường.

(2) Quy trình sang chiết thuốc BVTV dạng lỏng

- Sơ đồ quy trình sản xuất:

Hình 1.9: Sơ đồ quy trình sang chiết thuốc BVTV dạng lỏng

- Thuyết minh quy trình sản xuất:

Thuốc BVTV các loại dạng bột, hạt được mua sỉ về  từ các nhà cung cấp và đang được đóng dưới dạng bao, thùng có kích thước lớn.

Khi sản xuất sẽ tiến hành mở nắp phuy/thùng và thực hiện chiết rót thuốc BVTV vào chai bằng máy chuyên dụng. Tùy theo yêu cầu của thị trường mà được chiết rót sang các chai nhỏ có dung tích khoảng 20 ml, 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml,… Chai thuốc BVTV được đóng seal bằng máy, dán nhãn và đóng date. Sản phẩm sau khi hoàn chỉnh sẽ được đưa vào kho chờ xuất bán ra thị trường.

d) Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

Bảng 1.3: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm của cơ sở bao gồm các sản phẩm được phối trộn, sang chiết, đóng gói như sau:

- Phân bón hóa học: Bao gồm Phân NPK 3 màu dạng hạt, phân NPK1 màu, NPK dạngb ột, NPK dạng nước.

- Phân bón hữu cơ: Bao gồm phân bón hữu cơ se viên và phân bón sinh học dạng nước.

- Thuốc BVTV: Bao gồm thuốc BVTV dạng nước và dạng bột, hạt.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

a) Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

b) Nhu cầu sử dụng nước

Khối lượng sử dụng nước tại cơ sở cụ thể như sau:

- Nước cấp cho sinh hoạt:

+ Cấp cho các nhà vệ sinh:

Tổng số lượng công nhân viên của cơ sở là 50 người. Theo tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp từ 60 lít/người/ngày (TCXDVN 33:2006 - Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế). Khối lượng nước thải sinh hoạt được ước tính như sau: Q1 = 50 x 60 lít/người/ngày = 3 m3/ngày.

+ Cấp cho hoạt động nấu ăn: Cơ sở sử dụng suất ăn công nghiệp.

- Nước cấp cho sản xuất:

+ Nước cấp cho hoạt động rửa tay công nhân trong xưởng sản xuất:

Số lượng công nhân thực hiện rửa tay trong xưởng sản xuất tối đa 30 người. Lượng nước sử dụng mỗi lần tối đa 2 lít/người. Số lượt rửa tay trong quá trình sản xuất của mỗi công nhân tối đa là  6 lượt/ngày (Thống kê từ thực tế tại cơ sở). Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này: Q2 = 30 ngườix 2 lít/người/lượt x 6 lượt/ngày = 0,36 m3/ngày. + Nước cấp cho rửa sàn khu vực trộn phân bón lá (phân NPK):

Diện tích sàn cần rửa là 10m2. Lượng nước cần rửa khoảng 20 lít/m2. Số lượng lượt rửa trong ngày là 2 lượt (Thống kê từ thực tế tại cơ sở). Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này: Q3 = 15m2 x 20 lít/m2/lượt x 2 lượt/ngày = 0,6 m3/ngày.

- Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải:Nước được tuần hoàn sử dụng, trung bình khoảng 5 –7 ngày thay thế 01 lần mỗi lần 0,5m3.

- Nước cấp cho tưới cây xanh: khoảng 3 m3/ngày.

Tổng hợpnhư cầu sử dụng nước và xả thải của cơ sở như sau:

Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nước và xả thải của cơ sở

d) Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

- Nguồn cung cấp từ Hệ thống cấp điện quốc gia do Điện lực huyện Châu Thành quản lý.

- Lượng điện sử dụng của dự án tối đa7.500 kWh/tháng.

5. Các thông tin khác: Không có.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án cơ sở chế biến cà phê xuất khẩu

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com