Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Xây dựng nhà xưởng sản xuất nước mắm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án Xây dựng nhà xưởng sản xuất nước mắm với quy mô công suất của dự án khoảng 1.000.000 lít/năm (tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm).

Ngày đăng: 16-07-2024

218 lượt xem

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư

- Tên Chủ dự án: Công ty TNHH Nước mắm Lâm Bão.

- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ dân phố số 4, Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Lâm Văn Giang; chức danh: Giám đốc Công ty

- Điện thoại: 0987577511

 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: mã số 0601142048 đăng ký lần đầu ngày 18/09/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 22/12/2022 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

 - Mã số thuế: 0601142048

1.2. Tên dự án đầu tư

1.2.1. Tên dự án

“Xây dựng nhà xưởng sản xuất nước mắm”

1.2.2.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Khu đất thực hiện dự án “Xây dựng nhà xưởng sản xuất nước mắm” tại xã Hải Chính, huyện Hải Hậu có diện tích 9.396 m2 thuộc thửa đất 14,15,16, tờ bản đồ số 13, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, với các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp hành lang an toàn thủy lợi, mương nội đồng tiếp đến là đất làm muối xã Hải Chính.

- Phía Nam giáp khu nuôi trồng thủy sản của người dân xã Hải Chính.

- Phía Tây giáp khu nuôi trồng thủy sản của người dân xã Hải Chính.

- Phía Đông giáp hành lang an toàn thủy lợi, mương nội đồng, tiếp đến là đường giao thông.

Bảng 1:Tọa độ các điểm mốc giới hạn diện tích khu vực dự án

Tên mốc

Mốc tọa độ dự án

X (m)

Y(m)

1

2224718.007

582534.855

2

2224725.297

582620.203

3

2224691.431

582627.364

4

2224691.431

582636.535

5

2224680.431

582638.854

6

2224680.431

582629.683

7

2224620.757

582642.349

8

2224617.343

582616.270

9

2224605.102

582615.591

10

2224603.610

582579.078

11

2224646.743

582578.809

12

2224645.331

582535.133

 

Gần khu vực dự án là hoạt động nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối của người dân. Cách dự án 600 m về phía Nam là biển Đông, cách 580m về phía Bắc là trường Mầm non khu A của xã, cách 660 m về phía Bắc là trường THCS xã Hải Chính; cách 500m về phía Tây, Tây Nam là khu dân cư xóm Trung Châu xã Hải Chính, cách 600m là nhà thờ xứ Kiên Chinh.

Hiện trạng khu đất thực hiện dự án: Diện tích thu hồi thực hiện dự án khoảng 9.396 m2, bao gồm:

TT

Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất làm muối giao cho các hộ dân (LMU)

7.149

76,1

2

Đất ủy ban

2.247

23,9

-

Đất làm muối (LMU)

1.600

17

-

Đất giao thông (DGT)

647

6,9

-

Đất thủy lợi (DTL)

 

Tổng

9.396

100

1.2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có)

- Cơ quan thẩm định cấp Giấy phép xây dựng: UBND huyện Hải Hậu.

1.2.4. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).

 Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp (theo điểm d, khoản 4, điều 8 của Luật đầu tư Công số 39/2019/QH14)

Theo Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án thì tổng vốn đầu tư của dự án là 39.914.647.000 đồng (dưới 60 tỷ đồng).

Do đó theo khoản 3, điều 9 của Luật đầu tư Công số 39/2019/QH14 và phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công thì dự án thuộc nhóm C.

* Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:

Tiền thân của Công ty TNHH Nước mắm Lâm Bão là xưởng nước mắm Lâm Bão, với kinh nghiệm hơn 50 năm do ông cha để lại. Xưởng nước mắm trước đây được Công ty thuê đất công của UBND thị trấn Cồn để sản xuất. Hiện nay, khu đất này được UBND thị trấn Cồn thu hồi vì vậy để tiếp tục sản xuất kinh doanh Công ty đề xuất xin được nghiên cứu, khảo sát, lập dự án Xây dựng nhà xưởng sản xuất nước mắm tại xã Hải Chính, huyện Hải Hậu. Dự án đã được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương tại Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 01/3/2024 về Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Xây dựng nhà xưởng sản xuất nước mắm tại xã Hải Chính, huyện Hải Hậu của Công ty TNHH nước mắm Lâm Bão (cấp lần đầu ngày 01/3/2024), với quy mô công suất của dự án khoảng 1.000.000 lít/năm (tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm).

Căn cứ khoản 1 điều 39, khoản 3 điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; mục số 1, cột 3 phụ lục IV ban hành kèm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định một số điều của Luật bảo vệ ĐTM môi trường thì dự án thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt theo mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường phụ lục số IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:

Theo Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 01/3/2024 của UBND Tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án “Xây dựng nhà xưởng sản xuất nước mắm” tại xã Hải Chính, huyện Hải Hậu thì dự án có công suất khoảng 1.000.000 lít/năm (tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm).

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

1.Quy trình chế biến nước mắm

* Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu cho quá trình sản xuất nước mắm của Công ty gồm 2 nguồn:

(1)  Cá biển các loại (cá cơm, cá lục, cá lâm) được Công ty hợp đồng mua tại địa phương sau đó đưa về xưởng sản xuất chiếm tỷ lệ 30% công suất dự án.

(2) Cá biển (cá cơm, cá lục, cá lâm) đã được trộn muối chượp được Công ty vận chuyển từ Thanh Hóa về đưa vào luôn khu bể sản xuất, chiếm tỷ lệ 70% công suất dự án.

- Trộn muối chượp:

Nguồn nguyên liệu bao gồm cá biển (cá cơm, cá lục, cá lâm) sau khi đánh bắt từ ngoài biển về đã tương đối sạch vì vậy khi vận chuyển về xưởng không cần phải rửa lại mà chỉ cần loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào ủ chượp tại các khu bể sản xuất với tỷ lệ cá: muối (muối hạt) là 2,5:1 (khoảng 2,5 tấn cá với 1 tấn muối), rải 1 lớp cá rồi đến 1 lớp muối. Lớp muối cuối cùng dày 1 cm trên bề mặt, sau đó phủ một lớp nilon cuối cùng. Mục đích vừa giữ được vệ sinh, giữ nhiệt để nước từ thịt cá được tiết nhanh hơn. Thời gian ủ chượp từ 12-18 tháng trong điều kiện tự nhiên.

- Ngâm ủ:

Đây là quá trính thủy phân protein trong cá nhờ hệ enzym protease. Sản phẩm cuối cùng là acide amin hoặc peptide cấp thấp.

Khi thân cá đã ngâm đủ muối, nát đều và chìm xuống, không còn hiện tượng trương và nổi lên nữa. Lúc đó nước cá tiết ra gọi là nước bổi. Khoảng 1 tháng sau thì cá chìm hẳn xuống, nước nổi lên có màu vàng, trong và xuất hiện mùi mắm rõ rệt. Màu sắc của nước mắm chuyển từ màu nhạt sang hẳn màu vàng đậm, nước mắm trong.

  Nước mắm sẽ nhanh chín hơn khi được phơi dưới nắng. Việc phơi chượp nhằm đảm bảo tỷ lệ đạm thối và để thu được mắm thành phẩm thơm hơn, màu đẹp hơn. Khi phơi chượp nắp chượp được mở ra để đón ánh nắng bên ngoài, thời gian phơi trong ngày.

Sau thời gian ủ 3-6 tháng tiến hành đảo chượp, 1 tháng đảo 2 lần. Sử dụng dụng cụ bằng cào gỗ để khuấy đều bên trong bể chượp, việc đảo khuấy có tác dụng rút ngắn thời gian chín của mắm, để thu thành phẩm sớm hơn.

- Chiết rút: Sau 12-18 tháng, chượp đã chín hoàn toàn, lúc này thịt cá đã hoàn toàn được phân giải có thể chiết rút.

Sau khi chượp chín, nước mắm chỉ có mùi thơm thuần túy, không còn mùi hỗn tạp của chượp nữa. Chượp được máy bơm hút từ các khu bể sản xuất đưa vào trong 2 bể chứa bên trong khu vực nhà đăng lọc. Sau đó công nhân sẽ lọc thủ công bằng cách dùng vải xô sạch đặt vào trong rổ nhựa, sau đó đặt lên bồn chứa bằng nhựa thể tích 200 lít/thùng, lấy ca cho phần chượp vào bên trong rổ nhựa để lọc lấy nước mắm. Ta rút phần nước có màu vàng, trong, còn lại phần xương cá chưa phân giải sau lọc được đưa chứa vào trong thùng nhựa có nắp đậy kín và để vào kho chứa bã cá để bán cho người dân có nhu cầu làm phân bón hoặc làm thức ăn chăn nuôi.

Nước mắm sau lọc được lưu chứa vào trong các bồn chứa bằng nhựa thể tích 200 lít/thùng có nắp đậy.

- Pha đấu nước mắm thành phẩm:

Muốn thu được nước mắm có hương vị thơm ngon và có nồng độ đạm như mong muốn, ta phải pha đấu các loại nước mắm có độ đạm khác nhau, thường pha nước mắm có độ đạm cao với nước mắm có độ đạm thấp thành loại nước mắm có độ đạm trung bình.

- Đóng chai, can, dán nhãn:

Nước mắm được đóng chai theo các loại khác nhau như chai nhựa, chai thủy tinh (với thể tích chai can như 0,5 lít, 1 lít, 2 lít, 5 lít, 10 lít,...). Các loại chai, can khi đưa vào chiết rót nước mắm là chai sạch vì vậy không cần tiến hành súc rửa. Chai được đưa qua máy chiết rót tự động để đổ đầy chai theo dung tích được cài đặt sẵn.

Sản phẩm sau đó được chuyển qua máy xoáy nắp và tiến hành dán nhãn, bắn date rồi đóng thùng và lưu kho chứa.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án là nước mắm thành phẩm với công suất 1 triệu lít thành phẩm/năm. Sản phẩm nước mắm cốt với độ đạm khác nhau từ 250N, 300N, 350N, 500N.

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

1.4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, sử dụng của dự án trong giai đoạn xây dựng

Nguyên vật liệu sử dụng cho giai đoạn thi công xây dựng được mua tại các đơn vị cung cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định, với khối lượng dự kiến như sau:

Bảng 2. Danh mục khối lượng nguyên vật liệu dự kiến sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng

STT

Nguyên vật liệu

Đơn vị

Khối lượng

Khối lượng riêng

Quy ra tấn

1

Sắt, thép

Tấn

465

-

465

2

Gạch ceramic

m2

2.618

22kg/m2

57,6

3

Tôn mái, tôn bao dày 0,45mm

m2

4.218

3,5kg/m2

14,8

4

Gạch chỉ

viên

327.690

2,3kg/viên

754

5

Bê tông M100, M200, M250

m3

750

2,2tấn/m3

1.650

6

Cát đen, cát vàng

m3

850

1,3tấn/m3

1.105

7

Đá

m3

450

1,5tấn/m3

675

8

Xi măng

Tấn

250

-

250

9

Sơn

lit

1.190

1,05kg/lit

1,25

10

Que hàn

kg

150

-

0,15

11

Cọc tre

Tấn

350

-

350

12

Cống tròn D400, D300

Tấn

80

 

80

 

Tổng

 

 

 

5.402,8≈5.403

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn tính vật liệu xây dựng 2020)

* Trang thiết bị máy móc dự kiến phục vụ quá trình thi công dự án:

Bảng 3: Danh mục các thiết bị máy móc phục vụ giai đoạn xây dựng

STT

Tên máy móc, thiết bị

Số lượng

Tình trạng/xuất xứ

1

Ô tô vận chuyển 5 tấn

03

- Tình trạng thiết bị từ 65 -95%, tốt, đảm bảo an toàn trong quá tình thi công;

- Nhật Bản/Trung Quốc.

Năm sản xuất từ năm 2016-2021.

2

Máy ủi 108Cv-140 Cv

01

3

Máy trộn bê tông 0,25m3

02

4

Máy đầm đất cầm tay 70kg

02

5

Máy hàn

02

6

Máy khoan

02

7

Máy xúc và đào đất  ≥0,8 m3

02

8

Máy cắt thép

02

9

Máy gò uốn thép

02

10

Máy đóng cọc

02

11

Máy lu bánh hơi, bánh thép ≥ 10 tấn

01

12

Máy cẩu

01

13

Máy tời

01

 

1.3.4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước khi Dự án đi vào hoạt động.

- Ngành chế biến nước mắm là một ngành đòi hỏi cao về chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào (độ tươi của cá, độ tinh khiết của muối). Tất cả được Công ty mua trong nước.

Nguyên liệu cho quá trình sản xuất nước mắm của Công ty gồm 2 nguồn:

(1) Cá biển các loại (cá cơm, cá lục, cá lâm) được Công ty hợp đồng mua tại địa phương sau đó đưa về xưởng sản xuất chiếm tỷ lệ 30% công suất dự án, tương đương 300.000 lít/năm.

Muối hột được mua của người dân trên địa bàn xã lưu vào kho chứa muối để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

(2) Cá biển (cá cơm, cá lục, cá lâm) đã được trộn muối chượp được Công ty vận chuyển từ Thanh Hóa về đưa vào luôn khu bể sản xuất, chiếm tỷ lệ 70% công suất dự án tương đương 700.000 lít/năm. Để sản xuất 1 lít nước mắm cần 2,5 kg cá và 1 kg muối. Vậy nhu cầu nguyên liệu sử dụng dự án như sau:

Bảng 4. Nguyên, nhiên, vật liệu của dự án

TT

Nguyên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Cá cơm, cá lục, cá lâm

Tấn/năm

750

2

Chượp cá

Tấn/năm

2.450

3

Muối hột

Tấn/năm

300

4

Chai, can, tem nhãn

Tấn/năm

25

 

(Nguồn: Công ty TNHH Nước mắm Lâm Bão)

- Hóa chất cho xử lý nước thải:

+ Hóa chất (khử trùng) cho xử lý nước thải: Với định mức 10 g clo cho 1m3 nước thải, thì lượng clo mỗi ngày là 50g clo tương đương 1,3 kg/tháng.

+ Chế phẩm vi sinh bổ sung vào bể tự hoại: khoảng 6 kg/năm

- Hóa chất diệt ruồi muỗi: khoảng 1 lít/năm.

4.2.Nhu cầu sử dụng nước:

a. Nguồn cấp nước

Hiện nay trên địa bàn xã Hải Chính chưa có nước sạch, người dân sử dụng chủ yếu là nguồn nước giếng unicef và nước mưa. Công ty dự kiến sử dụng 1 giếng khoan unicef làm nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

Trong giai đoạn xây dựng nguồn nước cung cấp cho hoạt động xây dựng của dự án sẽ được lấy từ nước mặt gần dự án; đối với nước uống cho công nhân xây dựng sử dụng nước đóng bình.

Trước khi đưa công trình vào sử dụng, chủ dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng thực hiện khoan giếng Unicef trong khu vực dự án. Vị trí giếng khoan gần khu vực nhà điều hành. Giếng khoan có chiều sâu khoảng 120m, đường kính giếng 168mm. Công suất khai thác nước ngầm dự kiến khoảng 8m3/ngày. Nước từ giếng khoan được máy bơm bơm lên téc chứa nước đặt trên mái nhà điều hành. Nước từ téc chứa được cấp tới khu vực có nhu cầu sử dụng nước trong khuôn viên dự án. Nước ngầm chỉ sử dụng cho vệ sinh và rửa tay chân nên không cần xử lý. Đối với nước uống chủ đầu tư sử dụng nước đóng bình.

b. Cấp nước sinh hoạt cho công nhân xây dựng

- Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt: Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước cấp cho sinh hoạt và số lượng công nhân. Căn cứ TCVN 13606:2023 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế nhu cầu nước cấp sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn dao động từ 60-120 lít/người/ngày, tuy nhiên tại khu vực dự án không tổ chức nấu ăn, không có tắm giặt vì vậy căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước cấp sinh hoạt thực tế của công nhân là 60l/người.ngày. Vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt tại dự án là: Qnước cấp sinh hoạt  = 15 x 60 = 900 lít/ngày =0,9 m3/ngày

- Nước cấp cho hoạt động vệ sinh máy móc: Trong quá trình thi công, các xe chở nguyên vật liệu và thiết bị, máy móc, dụng cụ xây dựng tham gia thi công sẽ được vệ sinh. Với số lượng máy trộn bê tông là 02 máy (công suất 250 lít). Lượng nước cần sử dụng để vệ sinh máy dự kiến lượng nước sử dụng để vệ sinh khoảng 250 lít/1 máy/ngày. Ngoài ra, còn có nước thải phát sinh từ công đoạn vệ sinh, xịt rửa thùng xe trộn bê tông tươi, ước tính khoảng 0,5 m3/ngày. Vậy nhu cầu sử dụng nước là: 0,25 × 02 + 0,5 = 1 m3/ngày.

- Nước cấp cho hoạt động phối trộn nguyên liệu xây dựng: Trong quá trình thi công cần sử dụng nước để phối trộn nguyên vật liệu xây dựng với lượng nước khoảng 1m3/ngày.

- Nước cấp cho hoạt động phun ẩm giảm bụi: Trong quá trình thi công để giảm thiểu bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như quá trình thi công xây dựng, chủ dự án tiến hành phun ẩm giảm bụi tần suất 1-2 lần/ngày tại khu vực tập kết nguyên liệu với lượng nước khoảng 1m3/ngày.

Tổng nhu cầu nước trong giai đoạn xây dựng là: 0,9+ 1+1+1= 3,9m3/ngày ≈ 4 m3/ngày

c. Nhu cầu nước cấp cho Dự án giai đoạn đi vào khai thác sử dụng

- Nước sử dụng cho sinh hoạt:

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định tổng lao động của Dự án là 50 lao động. Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt: Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước cấp cho sinh hoạt và số lượng công nhân. Căn cứ TCVN 13606:2023 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế nhu cầu nước cấp sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn dao động từ 60-120 lít/người/ngày, tuy nhiên tại khu vực dự án không tổ chức nấu ăn vì vậy nhu cầu sử dụng nước dựa trên hoạt động sản xuất thực tế của xưởng nước mắm tại thị trấn Cồn của Công ty thì nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho mỗi người tối đa là 60 lít/người/ngày. Vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt tại Công ty là: 60 lít/người × 50 người = 3.000 lít/ngày đêm = 3m3/ngày.đêm.

- Nước sử dụng cho sản xuất:

Phát sinh từ quá trình rửa dụng cụ, thùng chứa từ quá trình kéo rút nước mắm, nước vệ sinh sàn nhà với lượng sử dụng căn cứ vào hoạt động sản xuất thực tế của Công ty tại thị trấn Cồn khoảng 2 m3/ngày.

- Nước sử dụng cho tưới cây:

Nước cấp cho tưới cây (bao gồm cây xanh, thảm cỏ và bồn hoa) theo QCVN 01:2021/BXD ≥ 3 lít/m2/lần tưới (chọn 3 lít/m2/lần tưới). Lượng nước trung bình sử dụng trong 1 ngày dự kiến như sau: 3 lít/m2/lần tưới x 1.939m2 = 5,8 m3/ngày.đêm ≈ 6m3/ngày.đêm.

- Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy:

Theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy TCVN 2622:1995, thì lưu lượng nước tính toán cho một đám cháy là 1,5l/s. Áp lực tự do nhỏ nhất trên mạng khi cứu hoả không dưới 11m với thời gian chữa cháy trong 3 giờ liên tục thì lượng nước cần thiết cho một đám cháy là:  Qch = 15.10-3 (m3/s) x 1 x 3h x 3.600s = 162 m3

Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại dự án là:

Bảng 5. Tổng hợp nhu cầu dùng nước của dự án

Đối t­ượng dùng n­ước

Số lượng

Tiêu chuẩn

Nhu cầu

(m3/ngày)

Nư­ớc sinh hoạt cho cán bộ nhân viên

50 ngư­ời

60 l/người/ngày

3

Nước cho vệ sinh khu vực sản xuất (vệ sinh dụng cụ, nền nhà xưởng)

-

-

2

Cây xanh

1.939m2

3 lít/m2.lần tưới

6

Nước sử dụng cho PCCC

 

 

162 m3/1 đám cháy

 

4.3. Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện cấp cho khu vực dự án lấy từ hệ thống lưới điện quốc gia thông qua đường dây 22kV cấp điện đến hàng rào công ty. Lượng điện sử dụng cho công ty dự kiến khoảng 450 kWh/tháng.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án

5.1. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được ổn định, Công ty sẽ đầu tư mới 100% các trang thiết bị máy móc phục vụ quá trình sản xuất:

Bảng 6. Danh mục thiết bị máy móc của dự án

TT

Thiết bị máy móc

Số lượng

Xuất xứ

1

Máy chiết rót

01

Việt Nam

2

Thùng chứa (200 lít/thùng)

30

Việt Nam

3

Dụng cụ đo độ mặn

01

Việt Nam

4

Máy bơm để bơm hỗn hợp chượp chín từ các khu bể sản xuất vào khu nhà đăng lọc

01

Trung Quốc

5

Máy dập date

01

Trung Quốc

6

Thiết bị văn phòng

06

Trung Quốc

5.2. Quy mô hạng mục công trình của dự án:

Bảng 7:Các hạng mục công trình của dự án

TT

Hạng mục công trình

Số tầng

Diện tích xây dựng (m2)

I

Hạng mục công trình chính

1

Nhà đóng chai 01

01

400

2

Nhà đóng chai 02

01

115

3

Nhà đóng chai 03

01

57

4

Nhà muối

01

180

5

Nhà đăng lọc

01

1.000

6

Khu bể sản xuất 1,2,3,4 (108 m2/khu)

-

432

7

Khu bể sản xuất 5,6,7,8 (135 m2/khu)

-

540

8

Khu bể sản xuất 9,10 (54 m2/khu)

-

108

9

Khu bể sản xuất 11,12,13 (270 m2/khu)

-

810

II

Hạng mục công trình phụ trợ

1

Nhà bảo vệ

01

16

2

Nhà điều hành

01

200

3

Hồ điều hòa + PCCC

-

60

4

Nhà bơm

01

16

5

Nhà bã cá

01

300

6

Cổng ra vào

-

-

7

Sân đường giao thông nội bộ

 

3.173

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Hệ thống xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày đêm

HT

50

2

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

-

01HT

3

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

-

01HT

4

Cây xanh (20,6%)

 

1.939

5

Kho chứa CTNH (bố trí bên trong kho chứa bã cá)

01

5

IV

Hạng mục công trình khác

 

 

1

Hệ thống cung cấp điện

-

1HT

2

Hệ thống cung cấp nước

-

1HT

3

Hệ thống PCCC

-

1HT

 

Tổng

 

9.396

*Giải pháp, kết cấu thi công các hạng mục công trình:

Hiện trạng khu đất thực hiện dự án có 2 công trình nhà cấp 4, với tổng diện tích khoảng 60 m2. Cao độ khu đất đã đảm bảo cos nền vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện dự án không phải tiến hành san lấp mặt bằng. Chất thải từ quá trình phá dỡ hạng mục công trình nhà cấp 4 toàn bộ được sử dụng cho san lấp mặt bằng.

a. Hạng mục công trình chính:

1.Nhà đóng chai 01,02,03: nước mắm sau khi lọc được đóng chai, can với các thể tích và độ đạm khác nhau.

Quy mô thiết kế 1 tầng với diện tích 400m2, 115m2, 57m2. Nhà được bố trí cửa ra vào hợp lý thỏa mãn điều kiện ánh sáng, giao thông và thoát nạn thoát hiểm.

+ Móng được thiết kế là móng đơn gia cố trên nền cọc tre theo tiêu chuẩn.

+ Móng, giằng móng bê tông cốt thép sử dụng đá 1x2 ( mác 250), thép AI, AII. Lót móng dùng bê tông đá 4x6 (mác 150). Tôn nền bằng cát đen, tưới nước đầm chặt k=0.95.

+ Móng được thiết kế là móng đơn gia cố trên nền cọc tre theo tiêu chuẩn.

+ Móng, giằng móng bê tông cốt thép sử dụng đá 1x2 ( mác 250), thép AI, AII. Lót móng dùng bê tông đá 4x6 (mác 150). Tôn nền bằng cát đen, tưới nước đầm chặt k=0.95.

+ Kết cấu khung chịu lực chính của công trình là hệ cột bê tông kết hợp với kèo thép V tổ hợp. Cột BTCT sử dụng đá 1x2 (mác 250), thép AI, AII . Toàn bộ hệ thống thép kèo, bằng thép CT3 và được sơn 2 nước chống gỉ và 2 nước sơn màu. Thép giằng, xà gồ và các chi tiết thép khác được sơn 2 nước sơn chống gỉ và 2 nước sơn màu. Bu lông chân kèo, bu lông liên kết xà có cấp bền 8.8. Xà gồ mái bằng thép C200x75x18x2mm và mái lợp tôn sóng vuông mạ màu dày 0,45mm. Lanh tô, giằng tường dùng bê tông cốt thép đá 1x2 (mác 200), thép AI,AII. Tường bao che, tường ngăn xây gạch không nung loại mác 75, vữa XM mác 75. Nền bê tông đá 2x4 M250# mài mặt bằng máy. Trong và ngoài nhà trát vữa XM75#, sơn 03 lớp (01 lớp sơn lót, 02 lớp sơn phủ màu).

>>> XEM THÊM: Nghiên cứu mô hình vật lý về tăng cường một công trình chắn sóng gồm các khối nhân tạo Tetrapod

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com