Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến hạt điều. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến hạt điều công suất 3100 tấn sản phẩm/năm mới nhất 2022 theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Giấy phép môi trường nhà máy chế biến hạt điều công suất 3100 tấn sản phẩm/ năm
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến hạt điều. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến hạt điều công suất 3100 tấn sản phẩm/năm mới nhất 2022 theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
MỤC LỤC
1. Tên chủ cơ sở...............................................................................................................1
2. Tên cơ sở. ....................................................................................................................1
2.1. Địa điểm cơ sở..........................................................................................................1
2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án...................................................................................................1
2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần....................................................................................1
2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...................................................2
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................................2
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở ..................................................................................2
3.3. Sản phẩm của cơ sở..................................................................................................3
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở................................................................................................................................3
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường .....................................................................................................6
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường................................6
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...........................7
1.1. Thu gom, thoát nước mưa ........................................................................................7
1.2. Thu gom, thoát nước thải .........................................................................................8
1.3. Xử lý nước thải.......................................................................................................14
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...................................................................25
2.1. Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý .................................................25
2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải.................................................................................25
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..............................27
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt............................................................................................27
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường................................................................28
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại ...........................................29
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................................30
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường..................................................31
7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ................................................................................................35
7.1. Các hạng mục công trình xây dựng........................................................................35
7.2. Hệ thống xử lý khí thải...........................................................................................36
7.3. Hệ thống xử lý nước thải........................................................................................39
1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải...................................................42
1.1. Nguồn phát sinh nước thải .....................................................................................42
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa................................................................................42
1.3. Dòng nước thải.......................................................................................................42
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải .42
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải ............................43
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải..............................................................43
2.1. Nguồn phát sinh khí thải ........................................................................................43
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa...................................................................................43
2.3. Dòng khí thải..........................................................................................................43
2.4. Vị trí, phương thức xả khí thải...............................................................................44
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung...............................................44
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải..........................................45
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải......................................46
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư............48
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................................48
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải .....................................................................................................................48
2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ..................................................................50
2.1. Quan trắc nước thải ................................................................................................50
2.2. Quan trắc khí thải ...................................................................................................51
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..................................................51
1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường ............................................................................................................................53
2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quychuẩn, tiêu chuẩn kỹthuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan...............................................53
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa ở 200C trong 5 ngày
BQL : Ban quản lý
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
CNV – NLĐ : Công nhân viên – Người lao động
HTXLKT : Hệ thống xử lý khí thải
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
KCN : Khu công nghiệp
MPN : Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)
NĐ-CP : Nghị định chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TT : Thông tư
UBND : Ủy Ban Nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy chế biến hạt điều công suất 3100 tấn sản phẩm/năm
Giấy phép môi trường 2022, mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường mới nhất theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP Luật Bảo vệ môi trường.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
Ông Chức danh:
- Điện thoại:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
2. Tên cơ sở: Nhà máy chế biến hạt điều, công suất 3.100 tấn sản phẩm/năm.
2.1. Địa điểm cơ sở
Dự án thực hiện tại: tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích của khu đất thực hiện dự án là 45.876m2.
2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
- Dự án đã được cấp Giấy phép xây dựng số 08/GPXD ngày 21/7/2020 của Ban quản lý các KCN, số 11/GPXD ngày 19/12/2019 của Ban quản lý các KCN, số 18/GPXD ngày 21/12/2018 của Ban quản lý các KCN.
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy số 4253/TS-PCCC do Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Bình Thuận cấp ngày 19/05/2020.
2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các mẫu giấy phép môi trường mới nhất 2022
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: do UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt.
- Sổ đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại số 60000339T ngày 11/11/2011 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp.
2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
- Ngành nghề: Chế biến nông sản (chế biến hạt điều).
- Vốn đầu tư: 120 tỷ (giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2020). - Theo khoản 3 điều 9 Luật đầu tư công thì Dự án thuộc nhóm B.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
Công suất chế biến hạt điều của Nhà máy là 15.000 tấn điều thô/năm tương đương 3.100 tấn sản phẩm/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
Hình I-1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Dự án
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Công đoạn phân loại: Hạt điều thô sau khi thu mua từ các nguồn cung cấp về tập trung tại kho. Trước khi chế biến hạt điều thô được đưa vào máy sàng để phân loại cỡ hạt, với mục đích loại các hạt lép không đủ kích cỡ, đất cát…
Công đoạn hấp: Hạt điều sau khi phân loại được chuyển qua bồn hấp, mở hơi nước quá nhiệt từ lò hơi vào bồn hấp để hấp hạt điều. Nước thải phát sinh từ hơi nước ngưng tụ trong quá trình hấp và cặn lắng từ bồn hấp và được thu gom đưa về HTXLNT tập trung của nhà máy.
Công đoạn tách vỏ cứng: Hạt điều sau hấp được chuyển đến các dây chuyền máy cắt tách vỏ tự động. Phụ phẩm vỏ cứng hạt điều sau khi được tách ra sẽ được đưa lên silo chứa vỏ để bán cho các cơ sở ép dầu điều.
Công đoạn sấy: Nhân hạt điều sau khi được bóc vỏ cứng sẽ đưa đến công đoạn sấy khô bằng cách cho vào các mâm sấy được xếp trên các xe đẩy vào các máy sấy, mở hơi nước quá nhiệt cấp vào dàn trao đổi nhiệt được lắp trong phòng sấy. Quá trình sấy khô sẽ làm cho nhân hạt điều bị teo lại và lớp vỏ lụa bên ngoài dễ dàng bị bóc ra.
Công đoạn làm nguội hồi ẩm – bóc vỏ lụa: Nhân hạt điều sẽ được làm nguội sau quá trình sấy và hồi ẩm, sau đó chuyển lên hệ máy bóc vỏ lụa để được nhân điều tinh. Phụ phẩm vỏ lụa sẽ được thu gom và bán cho các đơn vị có nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi.
Công đoạn phân loại và đóng gói: Nhân hạt điều tinh sau bóc vỏ lụa sẽ đến máy phân loại hàng để chia các loại thành phẩm khác nhau, sau đó tiến hành đóng gói.
3.3. Sản phẩm của cơ sở
STT |
Sản phẩm |
Khối lượng (tấn sản phẩm/năm)
|
1 |
Hạt điều thành phẩm |
3.100
|
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở
- Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng cho Nhà máy chủ yếu là hạt điều thô, được cung cấp từ Bình Phước và một phần nhập khẩu từ Ghanna với số lượng cụ thể như sau:
- Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
STT |
Tên nguyên liệu |
Khối lượng
|
Đơn vị tính
|
Xuất xứ |
1 |
Hạt điều thô |
15.000
|
Tấn hạt điều thô/năm
|
Ghana, IVC, Tanzania, Bissau, Cambodia, Indonesia
|
(Nguồn: Công ty TNHH )
- Nhu cầu sử dụng hóa chất
STT |
Loại nhiên liệu |
Đơn vị |
Số lượng |
Nguồn cung cấp |
1 |
Dầu DO |
Lít/tháng |
100 |
Việt Nam |
2 |
Củi (sử dụng cho lò hơi) |
Kg/ngày
|
5.700
|
Phan Thiết
|
(Nguồn: Công ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam)
- Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cấp cho hoạt động sản xuất của Nhà máy lấy từ mạng lưới điện quốc gia thông qua hệ thống đường dây điện cao thế được bố trí theo các tuyến đường của KCN. Nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy khoảng 3.154.232 KVA/năm.
- Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước cấp hiện tại của Nhà máy là Hệ thống cấp nước của KCN Phan Thiết giai đoạn 1.
Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy khoảng 50,52 m3/ngày đêm được phân bổ như sau:
- Nước cấp cho công nhân 26,4 m3/ngày đêm (áp dụng theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nước dùng cho sinh hoạt là 80 lít/người/ngày đêm, công nhân làm việc 3 ca/ngày), số công nhân đi vào sản xuất ổn định là 330 người.
- Nước cấp nhà ăn (330 công nhân sản xuất) khoảng 2,12 m3/ngày đêm (theo đồng hồ đo lưu lượng nước được lắp thực tế tại nhà ăn).
- Nước dùng cho nhu cầu sản xuất khoảng 10 m3/ngày đêm, lượng nước này dùng cho 5 nồi hấp hạt điều. (Nguồn: Công ty TNHH).
- Nước dùng cho hệ thống xử lý khí thải: 2 m3/ngày đêm (Nguồn: Công ty TNHH).
- Nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc là 4 m3/tuần.
- Nước dùng tưới cây, PCCC là 6 m3/ngày đêm (Nguồn: Công ty TNHH).
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án đầu tư KCN Phan Thiết giai đoạn 1 đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 11/02/2014, trong đó được phép thu hút ngành nghề sản xuất của dự án.
Dự án “Nhà máy chế biến hạt điều, công suất 3.100 tấn sản phẩm/năm” đã được Ban quản lý các KCN – UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2137226928, chứng nhận thay đổi lần thứ 4 ngày 17/02/2020.
Dự án đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2012.
Như vậy, địa điểm thực hiện dự án hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Dự án đầu tư Nhà máy chế biến hạt điều, công suất 3.100 tấn sản phẩm/năm thuộc loại hình sản xuất không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nằm trong KCN Phan Thiết.
Về môi trường không khí: Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án chưa bị ô nhiễm như trình bày ở Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Khí thải từ hoạt động của lò hơi (công suất 5 tấn hơi/giờ) được xử lý tại tại Nhà máy, trước khi xả ra môi trường đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ.
Về môi trường đất: dự án không xả thải chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải trực tiếp ra môi trường đất, không có các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất.
Về môi trường nước: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại khu vực 1 được xử lý tại HTXLNT tại Nhà máy công suất 50 m3/ngày.đêm trước khi đến trạm xử lý nước thải của KCN Phan Thiết giai đoạn 1. Nước thải sau xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và bể lắng tại khu vực 2 được đấu nối trực tiếp vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN Phan Thiết giai đoạn 1.
Như vậy, nhìn chung dự án đặt tại vị trí này là phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1. Thu gom, thoát nước mưa
- Nước mưa chảy tràn
Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Nhà máy không thay đổi so với nội dung của báo cáo ĐTM đã được phê duyệt theo quyết định số của UBND tỉnh Bình Thuận. (Bản vẽ hệ thống thu gom và thoát nước mưa đính kèm tại phụ lục I.3).
Hệ thống thu gom nước mưa tại nhà máy được thu gom bằng mương kín bằng BTCT có nắp đan kích thước cụ thể như bảng sau:
Thông số kỹ thuật của hệ thống thoát nước mưa
(Nguồn: Công ty TNHH)
Hình III-1. Mương thu gom nước mưa
Hình III-2. Hố ga thu gom nước mưa
Sơ đồ minh họa của hệ thống thoát nước mưa:
Hình III-3. Sơ đồ thu gom nước mưa
Vị trí đấu nối nước mưa: nước mưa chảy tràn của Dự án được thu gom sau đó thoát ra hệ thống thoát nước mưa của KCN Phan Thiết qua 03 cửa xả theo hình thức tự chảy.
Tọa độ vị trí đấu nối theo VN-2000, múi chiếu 3˚:
+ Vị trí 1: (X, Y) = (1211.516, 450.861) + Vị trí 2: (X, Y) = (1211.537, 456.041) + Vị trí 3: (X, Y) = (1211.569, 456.093)
1.2. Thu gom, thoát nước thải
1.2.1. Công trình thu gom nước thải
- Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm: nước thải từ các nhà vệ sinh và nước thải từ căn tin:
- Toàn bộ nước thải từ nhà vệ sinh được dẫn theo đường ống PVC D60 về các bể tự hoại 3 ngăn của nhà máy để xử lý. Nhà máy có tổng 04 bể tự hoại, tại khu vực 1 có 3 bể tự hoại và khu vực 2 có 1 bể.
+ Nước thải đầu ra ở bể tự hoại tại khu vực 1 được thu gomvà đưa về HTXLNT tập trung của Nhà máy bằng đường ống PVC D90 để xử lý đạt giới hạn 1 theo hợp đồng đấu nối của công ty và BQL KCN Phan Thiết trước khi đấu nối vào HTXLNT của KCN.
+ Nước thải đầu ra ở bể tự hoại tại khu vực 2 sẽ được thu gom và đấu nối thẳng vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Phan Thiết giai đoạn 1 bằng đường ống PVC D60 và đảm bảo đạt giới hạn của KCN (theo thỏa thuận đấu nối, bộ tiêu chuẩn đính kèm phụ lục I.1).
- Nước thải từ căn tin được dẫn qua hệ thống song, lưới chắn rác, tiếp tục qua bể tách mỡ, sau được ống dẫn nước thải đưa về HTXLNT.
Hệ thống đường ống thu gom nước thải sinh hoạt của Nhà máy
Hình III-4. Hình ảnh hố ga thu gom nước thải sinh hoạt
- Nước thải sản xuất
- Tại khu vực 1
Hiện tại, Công ty đã chuyển một phần hoạt động sản xuất từ khu vực 2 về khu vực 1 nên Nhà máy sẽ chỉ phát sinh nước thải sản xuất tại khu vực 1. Tại khu vực 1 nước thải sản xuất phát sinh từ các nguồn: nước thải từ hệ thống xử lý khí thải (khoảng 2 m3/ngày đêm); nước thải từ vệ sinh nền nhà xưởng và máy móc thiết bị để loại bỏ dầu điều bám vào sàn (do lượng dầu điều rỉ ra từ vỏ hạt điều không lớn nên công ty tiến hành thu gom bằng cách định kỳ vệ sinh sàn nhà xưởng, máy móc và thu gom toàn bộ lượng nước này về hố ga thu gom nước thải đặt trong nhà xưởng và từ đây lắp đặt 01 máy bơm dẫn về HTXLNT tập trung của nhà máy để xử lý) với lượng phát sinh 4 m3/ngày đêm; nước thải rò rỉ từ nồi hấp 1,5 m3/ngày đêm. Toàn bộ lượng nước thải sản xuất này cùng với nước thải sinh hoạt là 36,02 m3/ngày đêm sẽ được thu gom về HTXLNT tập trung công suất 50m3/ngày đêm của công ty và xử lý đạt tiêu chuẩn đầu vào của HTXLNT khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn 1 (đạt giới hạn 1 theo thỏa thuận đấu nối, bộ tiêu chuẩn đính kèm phụ lục I.1).
Hình III-5. Hố thu gom nước thải rò rỉ từ nồi hấp
Hình III-6. Hố thu gom và bơm nước thải từ vệ sinh nền nhà xưởng và máy móc thiết bị về HTXLNT
Các thông số kỹ thuật đường ống thu gom thể hiện ở bảng sau:
(Nguồn: Công ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam)
1.2.2. Công trình thoát nước thải
Nước thải tại khu vực 1 sau xử lý sơ bộ tại HTXLNT tập trung của Nhà máy đạt giới hạn 1 - Tiêu chuẩn chất lượng nước thải tiếp nhận tại nhà máy XLNT tập trung – KCN Phan Thiết giai đoạn 1, theo đường ống PVC D90, dài 5m dẫn về hố ga tập trung nước thải sau xử lý (bố trí ngoài Nhà máy), sau đó theo hệ thống đường cống BTCT D300 dẫn về Trạm xử lý nước thải KCN Phan Thiết Giai đoạn 1 để tiếp tục xử lý.
Nước thải tại khu vực 2 sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự hoại và bể lắng đạt giới hạn của KCN - Tiêu chuẩn chất lượng nước thải tiếp nhận tại nhà máy xử lý nước thải tập trung – KCN Phan Thiết giai đoạn 1, theo đường ống PVC D60, dài 60m dẫn về hố ga tập trung nước thải sau xử lý (bố trí ngoài Nhà máy), sau đó theo hệ thống đường cống BTCT D300 dẫn về Trạm xử lý nước thải KCN Phan Thiết Giai đoạn 1 để tiếp tục xử lý.
Nước thải sau xử lý sơ bộ
Minh Phương Corp là Đơn vị
- Tư vấn lập dự án xin chủ trương
- Tư vấn dự án đầu tư
- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư
- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án
- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
- Thi công Dự án Khoan ngầm
- Viết Hồ sơ Môi trường.
+ Giấy phép Môi trường.
+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.
+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.
Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?
Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.
Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.
Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.
Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:
Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.
Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.
Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782
Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn