Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép môi trường - Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy pin năng lượng mặt trời tại Bắc Ninh. Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường: 0903 649 782.
Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy pin năng lượng mặt trời
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư
2. Tên dự án đầu tư
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án đầu tư
4.2. Điện năng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án
5.1. Các hạng mục công trình của dự án
5.2. Danh mục máy móc thiết bị của dự á
5.3. Tiến độ, tổng vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
2.1. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải
Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1. Thu gom, thoát nước mưa
1.2. Thu gom, thoát nước thải
1.3. Xử lý nước thải
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi khí thải
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1. Công trình, biện pháp, lưu giữ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
3.2. Công trình, biện pháp, lưu giữ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
6.1. Biện pháp ứng phó rủi ro về hệ thống xử lý khí thải
6.2. Biện pháp ứng phó rủi ro về hệ thống xử lý nước thải
6.3. Biện pháp ứng phó rủi ro về kho lưu giữ chất thải
6.4. Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ
6.5. Tai nạn giao thông
6.6. Sự cố về ngộ độc thực phẩm
6.7. Sự cố về an ninh trật tự xã hội địa phương, tranh chấp về môi trường
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
Chương IV. NỘI NUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
2.1. Nguồn phát sinh khí thải
2.2. Lưu lượng xả khí tối đa
2.3. Dòng khí thải
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm
2.4. Vị trí, phương thức xả khí thải
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
Chương V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
1.2. Kế hoạch quan trắc đánh giá hiệu quả của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục của chất thải
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm
Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tọa độ định vị dự án
Bảng 1.2: Quy mô dự án
Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu hóa chất của dự án
Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn hoạt động
Bảng 1.5: Thông số kỹ thuật của dự án
Bảng 1.6: Quy mô các hạng mục công trình của dự án
Bảng 1.7: Danh mục máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
Bảng 1.8: Tiến độ thực hiện đầu tư dự án
Bảng 3.1: Thống kê lượng nước thải phát sinh hàng ngày của cơ sở
Bảng 3.2: Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Bảng 3.3: Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.4: Thông số kích thước các bể tự hoại của cơ sở
Bảng 3.5: Các thông số kỹ thuật của bể tách dầu mỡ
Bảng 3.6: Thông số hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bảng 3.7: Định mức sử dụng hóa chất của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 100 m3/ngày.đêm
Bảng 3.8: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy
Bảng 3.9: Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong giai đoạn vận hành dự án
Bảng 3.10: Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy
Bảng 3.11: Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của cơ sở
Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải số 01, 02
Bảng 4.2: Vị trí và phương thức xả khí thải cơ sở sở
Bảng 5.1: Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Bảng 4.2: Kế hoạch quan trắc đánh giá hiệu quả xử lý chất thải
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí thực hiện của dự án
Hình 1.2: Quy trình sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời
Hình 1.3: Quy trình cho thuê nhà xưởng, văn phòng
Hình 1.4: Sơ đồ cân bằng sử dụng nước của dự án
Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của dự án
Hình 3.1: Hình ảnh thu gom nước mưa của công ty
Hình 3.2: Sơ đồ thu gom nước mưa của dự án
Hình 3.3: Thành phần và tính chất của nước thải
Hình 3.4: Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
Hình 3.5: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn
Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt công suất 80 m3/ngày.đêm
Hình 3.7: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải công suất 80 m3/ngày.đêm của dự án
Hình 3.8: Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải công suất 80 m3/ngày.đêm của Công ty
Hình 3.9: Hệ thống xử lý khí thải khu vực hàn, gắn keo và ép tầng
Hình 3.10: Quy trình thu gom chất thải của công ty
Hình 3.11: Kế hoạch ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải
Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/ngày (1.925 kWh/m2/năm). Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn các vùng ở phía Bắc, ước tính khoảng 4 kWh/m2/ngày do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm. Nhằm đáp ứng cam kết của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) tháng 11/2015. Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra quan điểm phát triển năng lượng nói chung và điện năng nói riêng rất rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế trên thế giới và trong nước hiện nay.
Đó là: “Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, tạo đột phá trong đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Theo đó, đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.
Nắm bắt được tình hình thuận lợi đó, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại được thành lập với sự đồng ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh với mã số doanh nghiệp là 2301133656 cấp lần đầu ngày 11 tháng 05 năm 2020 và được Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2585842218 cấp lần đầu ngày 02 tháng 12 năm 2020 để hoạt động dự án “Nhà máy pin năng lượng mặt trời” tại tỉnh Bắc Ninh. Mục tiêu của dự án là sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời. Dự án này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 166/QĐ-STNMT đối với dự án Nhà máy pin năng lượng mặt trời ngày 31/03/2021. (Bản sao chụp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nằm tại phụ lục của báo cáo này).
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường hiện nay, Công ty đã điều chỉnh công suất giảm từ 300 MW/năm xuống công 100 MW/năm. Và căn cứ vào dự kiến máy móc, công nghệ nhập về, khối lượng sản phẩm đầu ra giảm từ 3.000 tấn xuống còn 500 tấn/năm. Do đó, thu hẹp được diện tích nhà xưởng sản xuất, dẫn đến vấn đề nhà xưởng trống còn nhiều. Chính vì lý do đó, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại đã tiến hành điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là bổ sung hạng mục cho thuê nhà xưởng. Hạng mục này đã được Ban quản lý Các khu công nghiệp Bắc Ninh cấp chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2 ngày 18/3/2022.
Theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại phải đầu tư 01 hệ thống xử lý nước thải công suất 50 m3/ngày.đêm. Tuy nhiên, căn cứ vào sự thay đổi của đầu tư, Công ty thực hiện tăng công suất của hệ thống xử lý nước thải lên 50 m3/ngày.đêm lên 80 m3/ngày.đêm để đảm bảo xử lý nước thải cho cán bộ công nhân viên của Công ty và đơn vị thuê xưởng.
Thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, chủ dự án tiến hành lập báo cáo giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy sản gia công chế biến giấy và bao bì cao cao cấp Giang Châu - Mở rộng” trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp phép môi trường cho dự án.
Quy định về giấy phép môi trường - Báo cáo xin cấp giấy phép môi trườngđược thực hiện tuân thủ đúng theo phụ lục VIII của Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
2. Tên dự án đầu tư
NHÀ MÁY PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
- Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Bắc Ninh.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy pin năng lượng mặt trời do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp .
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án “Nhà máy pin năng lượng mặt trời Hiếu Cường” của Công ty TNHH Đầu tư thương mại được thực hiện tại Lô CN18A-1, Khu công nghiệp Quế Võ III, xã Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư của dự án là: 336.000.000.000 VNĐ (Ba trăm ba mươi sáu tỷ Việt Nam đồng). Do đó, dự án thuộc nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng) theo quy định tại khoản 3, điều 9 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 01/01/2020.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư
3.1.1. Mục tiêu
Sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời; Cho thuê nhà xưởng, văn phòng.
(Doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật).
3.1.2. Quy mô dự án
- Theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 166/QĐ-STNMT đối với dự án Nhà máy pin năng lượng mặt trời do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 31/03/2021;
+ Sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 300 MW/năm (tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm).
- Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 2585842218 do Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh chứng nhận lần đầu ngày 02 tháng 12 năm 2020, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02 ngày 18 tháng 3 năm 2022:
+ Sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 100 MW/năm (tương đương 500 tấn sản phẩm/năm);
+ Cho thuê nhà xưởng, văn phòng với diện tích 31.124 m2.
Bảng 1.2: Quy mô dự án
a. Quy trình sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời
* Thuyết minh quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Kế hoạch sản xuất đưa xuống.
Sau khi nhân viên bộ phận kế hoạch thành lập xong và được ký duyệt rồi đưa xuống cho các bộ phận.
Bước 2: Khi nhận được kế hoạch sản xuất đưa xuống, bộ phận chuẩn bị nguyên vật liệu dựa theo kế hoạch vào kho lĩnh các nguyên vật liệu, rồi ghi chép đầy đủ các số liệu. Kiểm lại chính xác đầy đủ các nguyên vật liệu gia công giao cho các bộ phận. Nguyên vật liệu dùng để gia công sản phẩm bao gồm: tấm tế bào quang điện (Mono Cell, Poly Cell) khung nhôm, kính, màng EVA, dây hàn, hộp kết nối, dây hội tụ, keo được bộ phận IQC kiểm tra trước khi đi vào quy trình sản xuất.
Bước 3: Khi nhận được nguyên liệu bộ phận hàn sẽ cho tấm pin vào máy hàn để hàn các tấm pin lại với nhau. Thành các chuỗi hàn và đã kiểm tra chất lượng ok. Sau đó chuyển sang cho bộ phận xếp tầng.
Bước 4: Khi nhận được các chuỗi pin của bộ phận hàn đưa xuống thì bộ phận xếp lớp sẽ tiến hành đặt kính lên chuyền rồi đặt tiếp tấm màng EVA sau đó xếp các chuỗi pin lại với nhau, rồi bộ phận xếp lớp hoàn thành việc hàn dây hội tụ. Kiểm tra ngoại quan, rồi kiểm tra ngoại quan (máy EL1).
Bước 5: Sau khi kiểm tra ngoại quan bằng EL1 hoàn thiện xác nhận sản phẩm đã đạt, tiến hành cho module vào ép tầng ở nhiệt độ 148oC.
Bước 6: Sau khi ép xong tấm module sẽ tiến hành gọt bavia sạch sẽ các phần dự thừa
Bước 7: Sau khi cắt gọt sạch sẽ bavia xong cho tấm module kiểm tra ngoại quan bên ngoài.
Bước 8: Khi kiểm tra ngoại quan xong sẽ tiến hành đóng khung, gắn hộp và hàn kết nối hộp.
Bước 9: Quá trình gắn keo: Cho module vào phòng gắn keo cho keo đóng đông lại trong thời gian nhất định (tùy theo yêu cầu khách hàng).
Bước 10: Sau khi thời gian làm lạnh xong sẽ cho tấm module ra làm sạch sẽ, sau đó cho vào máy IV (kiểm tra đường cong) của tấm module.
Sau khi kiểm tra xong công suất của tấm module tiếp đó sẽ chuyển sang kiểm máy EL (kiểm tra chất lượng) kiểm tra lại một lần nữa chất lượng của pin.
Bước 11: Sau khi kiểm tra chất lượng bên trong của tấm pin xong (EL2) sẽ cho kiểm tra lại ngoại quan xác nhận lại lần nữa.
Bước 12: Khi kiểm tra ngoại quan xong. Sẽ chuyển sang bên chất lượng kiểm tra lại một lần nữa tại phòng thí nghiệm (đây là phòng bốc mẫu kiểm tra xác suất). Sau khi sản phẩm đã được kiểm tra chất lượng xong sẽ cho vào đóng thùng.
Toàn bộ nhiên liệu của quá trình sản xuất là điện năng.
Trong quá trình sản xuất làm phát sinh khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại.
b. Quy trình cho thuê nhà xưởng, văn phòng
Hình 1.3: Quy trình cho thuê nhà xưởng, văn phòng
Nhà xưởng, văn phòng còn trống của Công ty được thực hiện hoạt động cho thuê. Khi dự án đi vào hoạt động, công ty sẽ bố trí 01 cán bộ thực hiện việc quản lý, điều hành dự án. Việc vận hành dự án, bao gồm cả hoạt động sản xuất và hoạt động vận hành cơ sở hạ tầng cho thuê như vấn đề điện, nước, giao thông, vệ sinh, an ninh, môi trường,... sẽ được thực hiện bởi đơn vị thuê nhà xưởng.
Hoạt động sản xuất của đơn vị thuê lại xưởng, sẽ cho khoảng 5 Công ty thuê. Khi các đơn vị thuê xưởng sẽ phát sinh các loại chất thải. Tùy từng loại hình sản xuất khác nhau mà thành phần, tải lượng cũng như tác động của chất thải là khác nhau. Công ty sẽ yêu cầu đơn vị thuê xưởng cam kết về việc đảm bảo hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cảnh quan xung quanh khu vực. Từ đó Chủ đầu tư quyết định đầu tư với các hình thức sau:
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành dự án;
- Hình thức kinh doanh: Chủ đầu tư sẽ tự quản lý dựa trên cơ sở nhượng quyền kinh doanh cho các đơn vị có nhu cầu thuê mặt bằng.
*Trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ cơ sở
- Chịu trách nhiệm quản lý về hạ tầng kỹ thuật của Công ty (hệ thống nhà xưởng, văn phòng, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cây xanh, giao thông…).
- Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đảm bảo vận hành trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đạt tiêu chuẩn KCN Quế Võ III trước khi đi ra ngoài môi trường.
- Yêu cầu đơn vị thuê xưởng phải có thủ tục về môi trường và thực hiện đúng các yêu cầu trong báo cáo ĐTM, giấy phép môi trường.
- Có trách nhiệm trong công tác quản lý, thu gom và xử lý theo quy định đối với chất thải sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh tại khuôn viên, đường nội bộ của dự án.
- Công ty sẽ bố trí cán bộ kiêm chuyên trách môi trường có trách nhiệm thu gom, quản lý môi trường trên toàn bộ diện tích dự án, đôn đốc doanh nghiệp thuê xưởng thực hiện tốt các quy định về pháp luật môi trường. Công ty có trách nhiệm nhắc nhở hoặc huỷ hợp đồng nếu các đơn vị thuê xưởng có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường, vi phạm hợp đồng và thoả thuận hai bên.
*Trách nhiệm bảo vệ môi trường của đơn vị thuê xưởng
- Đơn vị thuê xưởng phải chịu trách nhiệm lập các thủ tục môi trường theo quy định.
- Đơn vị thuê nhà xưởng phải chịu trách nhiệm về chi phí và công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với từng nguồn thải phát sinh gồm: Nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại…
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết trong báo cáo ĐTM, giấy phép môi trường đã được phê duyệt.
- Thực hiện đúng các quy định chung của chủ dự án và chủ hạ tầng KCN.
- Chịu sự quản lý, đôn đốc, giám sát của chủ dự án và cơ quan quản lý nhà nước. 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án là:
+ Sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 100 MW/năm (tương đương 500 tấn sản phẩm/năm);
+ Cho thuê nhà xưởng, văn phòng với diện tích 31.124 m2.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án đầu tư
→ Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án được thống kê dưới bảng sau:
Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu hóa chất của dự án
4.2. Điện năng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
Để đảm bảo cho quá trình vận hành tại dự án sẽ sử dụng điện, nước với khối lượng cụ thể như sau:
(i) Nhu cầu sử dụng điện
Dự án tiêu thụ điện lấy từ hệ thống điện chung của KCN Quế Võ III. Điện được sử dụng cho các hoạt động sản xuất như vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất, chiếu sáng nhà xưởng, văn phòng và sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt khác của công ty và các đơn vị thuê xưởng.
Công suất tiêu thụ điện dự kiến khi dự án đi vào hoạt động ổn định khoảng 2.500 KW/ngày.
(ii) Nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn cấp nước: Sử dụng nguồn nước sạch của huyện, được cấp bởi Công ty Cổ phần tập đoàn Long Phương.
Dự án nhà máy pin năng lượng mặt trời có nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích: sinh hoạt (rửa tay chân, vệ sinh, nấu ăn) của cán bộ công nhân viên (Không Bao gồm nước uống sử dụng cho công nhân sử dụng nước uống đóng bình); đơn vị thuê xưởng; nước tưới cây rửa đường và PCCC.
+ Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân và tưới xây, rửa đường tại nhà máy theo TCXDVN 33: 2006/BXD- cấp nước- Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chẩn thiết kế như sau:
++ Cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân là 25 lít/người/ca x hệ số không điều hoà là 3 = 75 lít/người/ca x 100 người = 7,5 m3/ngày
+ Nước cấp cho PCCC: Theo TCVN 2622:1995- Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế thì lưu lượng tính cho 1 đám cháy là 35 lít/giây.
(Bậc chịu lửa của công trình là bậc III; Hạng mục sản xuất của dự án là hạng C; đơn vị khối tích của công trình là trên 50.000 m3; Và diện tích của khu đất dưới 150 ha- được tính là 1 đám cháy).
Thời gian chữa cháy là 2 giờ. Nhu vậy nhu cầu nước cho PCCC của dự án là: 35 lít/giây 2 giờ = 252 m3
Dự án bố trí 01 bể chứa ngầm có dung tích 396 m3 để chứa nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất và nước PCCC.
Sơ đồ cân bằng sử dụng nước của dự án như sau:
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án
- Tư vấn lập dự án xin chủ trương
- Tư vấn dự án đầu tư
- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư
- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án
- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
- Thi công Dự án Khoan ngầm
- Viết Hồ sơ Môi trường.
+ Giấy phép Môi trường.
+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.
+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.
Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?
Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.
Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.
Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.
Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:
Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.
Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.
Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782
Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn