Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thiết bị tỉnh Thái Nguyên
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thiết bị tỉnh Thái Nguyên mục tiêu sản xuất của dự án là sản xuất, gia công thiết bị kết nối, đầu kết nối, cáp kết nối và các bộ phận của thiết bị kết nối dùng trong ô tô tổng công suất cả 2 giai đoạn là 5.200.000.000 sản phẩm/năm.
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................iii
CHƯƠNG I:
1. Tên chủ dự án đầu tư:..................................................................................................2
2. Tên dự án đầu tư:.........................................................................................................2
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư .......................................3
3.1. Công suất của dự án đầu tư ......................................................................................3
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.......................................................................3
3.2.1. Công nghệ sản xuất giắc cắm nhựa dùng cho thiết bị kết nối dùng cho thiết bị kết nối dùng cho ô tô và cho thiết bị điện tử...................................................................4
3.2.2. Quy trình dây chuyền sản xuất, gia công các loại đầu kết nối..............................9
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư.....................................................................................18
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư...................................................................................................................19
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất của cơ sở................................19
4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước của dự án đầu tư .......................................................21
5. Các thông tin khác liên quan tới dự án đầu tư (nếu có).............................................22
5.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của Dự án .........................................................23
5.2. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất .....................................................................25
5.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của cơ sở...................................29
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
tỉnh, phân vùng môi trường...........................................................................................33
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường.........................33
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Công trình, biện pháp thu gom thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:.........36
1.1. Thu gom, thoát nước mưa: .....................................................................................36
1.2. Thu gom, thoát nước thải: ......................................................................................37
1.3. Biện pháp thu gom, xử lý nước thải:......................................................................40
2. Công trình, biện pháp thu gom thoát nước mưa, thu gom và xử lý khí thải:............45
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, thu gom chất thải rắn, chất thải thông thường:........51
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, thu gom chất thải rắn, chất thải thông thường:........53
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:.................................................54
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:.................................................54
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)...........................................63
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt
động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có):.....................................................63
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:................................................................................................63
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
2.1. Nguồn phát sinh khí thải: .......................................................................................65
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa:..................................................................................65
2.3. Dòng khí thải:.........................................................................................................65
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải: ...65
2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải:..............................................................................66
3.1. Nguồn phát sinh:.....................................................................................................66
3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn:.........................................................................................66
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:..............................................................66
CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Thông số kỹ thuật của hệ thống máy đùn ép nhựa ........................................8
Bảng 1. 2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước sản xuất ...................................................22
Bảng 1. 3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Dự án................................................22
Bảng 1. 4. Tọa độ khép góc khu đất thực hiện dự án....................................................23
Bảng 1. 5. Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án.......25
Bảng 1. 6. Các hạng mục công trình của dự án.............................................................29
Bảng 1. 7. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án................................................30
Bảng 1. 8. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án..............................30
Bảng 2. 1. Các vị trí lấy mẫu môi trường không khí KCN Sông Công II.....................33
Bảng 2. 2. Kết quả phân tích môi trường không khí tại KCN Sông Công II năm 2021
Bảng 3. 1. Thông số kỹ thuật của trạm XLNT sinh hoạt công suất 136m3/ngày.đêm.43
Bảng 3. 2. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý khí thải bằng than hoạt tính 27.000m3/h50
Bảng 3. 3. Bảng tổng hợp khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh.........................52
Bảng 3. 4. Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của Dự án.............53
Bảng 3. 5. Một số hư hỏng thường gặp ở máy bơm và cách khắc phục.......................57
Bảng 3. 6. Một số hư hỏng thường gặp ở máy thổi khí và biện pháp khắc phục..........58
Bảng 3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án .......................................................................................................................................64
Bảng 4.1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải của Dự án................................................................................................................65
Bảng 4.2. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên............67
Bảng 4.3. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh thường xuyên.................................................................................................................67
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí đấu nối thoát nước mưa của Dự án.....................................................37
Hình 3.2. Sơ đồ phân luồng, thu gom nước thải sinh hoạt của Dự án .........................38
Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn....................................................................39
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt công suất 136m3/ngày.đêm............................................................................................................41
Hình 3.5. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 136m3/ngày.đêm..................................44
Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ xử lý hơi hàn, mùi và VOCs.............................................47
Hình 3.7. Chụp hút tại công đoạn ép hạt nhựa.............................................................48
Hình 3.8. Chi tiết hệ thống xử lý trên bản vẽ...............................................................49
Hình 3.9. Hệ thống xử lý khí thải bằng than hoạt tính.................................................51
Hình 3.10. Kho chứa CTTT..........................................................................................53
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tỉnh Thái Nguyên.
- Cơ quan thẩm định thiết kế, xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có):
+ Viện cơ quan thẩm định thiết xây dựng: Viện Quy hoạch xây dựng Thái Nguyên.
+ Cơ quan cấp giấy phép môi trường: UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc nhóm B, tổng vốn đầu tư của Dự án là 347.845.650.000 VNĐ (Ba trăm bốnmươi bảy tỷ,tám trămbốn mươi lăm triệu sáu trăm năm mươi nghìn), trong đó:
+ Vốn góp thể thực hiện dự án là 11.127.500.000 VNĐ (Mười một tỷ một trăm hai mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng).
+ Vốn huy động: 336.718.150.000 VNĐ (Ba trăm ba mươi sáu tỷ bẩy trăm mười tám triệu một trăm năm nghìn đồng).
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 13/05/2021 và Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 10/08/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên, mục tiêu sản xuất của dự án là sản xuất, gia công thiết bị kết nối, đầu kết nối, cáp kết nối và các bộ phận của thiết bị kết nối dùng trong ô tô tổng công suất cả 2 giai đoạn là 5.200.000.000 sản phẩm/năm.
+ Sản xuất dây cáp kết nối: 43.500.000 sản phẩm/năm.
+ Sản xuất giắc cắm nhựa: 4.505.000.000 sản phẩm/năm.
+ Sản xuất đầu kết nối: 651.500.000 sản phẩm/năm.
- Quy mô sử dụng đất của Dự án: 100.000m2
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Các dây chuyền sản xuất của dự án Công ty lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến, máy móc hiện đại. Quy trình sản xuất của các dây chuyền như sau:
+ Dây chuyền sản xuất giắc cắm nhựa:
Nguyên liệu hạt nhựa → gia nhiệt (sử dụng nhiệt độ 120-160º làm nóng chảy hạt nhựa từ rắn sang dẻo) → đùn ép nhựa (sử dụng lực đẩy của piston đẩy nhựa đã được làm dẻo vào các khuôn mẫu) → kiểm tra → cắt bavia → Đóng gói, lưu kho và xuất hàng.
+ Dây chuyền sản xuất đầu nối:
Nguyên liệu ( giắc cắm nhựa và các lá nhôm, đồng) → dập ép lá đồng vào thân khối nhựa đã được định dạng theo khuôn → cắt loại bỏ những phần thừa theo khuôn → Kiểm tra sản phẩm bằng kính hiển vi → Đóng gói, lưu kho và xuất hàng.
+ Dây chuyền sản xuất dây cáp nối:
Nguyên liệu → kẹp tự động (bao gồm quá trình bóc và cắt vỏ dây dẫn theo kích thước định sẵn) → lắp ráp ( bao gồm quá trình luồn dây điện qua ống dẫn, xoắn dây, kẹp 2 đầu dây, đấu giây vào giắc cắm nhựa, dán băng dính bịt kín dây đồng) → kiểm tra → dán tem → Đóng gói, lưu kho và xuất hàng.
Quy trình công nghệ của từng loại hình được mô tả cụ thể như sau:
3.2.1. Công nghệ sản xuất giắc cắm nhựa dùng cho thiết bị kết nối dùng cho thiết bị kết nối dùng cho ô tô và cho thiết bị điện tử
Hình 1. 1. Quy trình sản xuất giắc cắm nhựa
* Thuyết minh quy trình công nghệ:
- Nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu đầu vào là các hạt nhựa PBT (polybutylene terephalate), nhựa PP (Polypropylen). Hạt nhựa sau khi được kiểm tra và đạt chất lượng sẽ được đưa vào gia nhiệt/đùn ép thành sản phẩm đầu giắc cắm phục vụ sản xuất đầu kết nối.
Hình 1. 2. Hình ảnh nguyên liệu đầu vào
- Công đoạn chỉnh sửa, chuẩn bị khuôn mẫu: Tùy theo từng mẫu mã sản phẩm, khuôn mẫu cũng được thay đổi theo. Trước khi tiến hành sản xuất, khuôn mẫu phải được kiểm tra và làm sạch trước. Cấu tạo khuôn ép nhựa được chia thành 2 phần như sau:
+ Phần cố định: Phần này là phần k di chuyển trong toàn bộ quá trình đùn ép. Phần này được gắn chặt vào thành máy cố định máy ép nhựa và được nối với hệ thống vòi phun nhựa của máy để đưa nhựa nóng chảy vào lòng khuôn thông qua hệ thống vòi phun và kênh dẫn.
+ Phần di động: Phần này có chức năng đóng khuôn để ép sản phẩm và mở khuôn để lấy sản phẩm. Phần di động sẽ được ép chặt vào thành máy di động của máy ép nhựa nối với hệ thống lõi khuôn nhằm đẩy sản phẩm ra ngoài thông qua hệ thống pin đẩy được thiết kế trong khuôn.
Các thành phần chủ yếu trong khuôn ép như sau:
Một số bộ phận cơ bản trong cấu tạo khuôn ép nhựa
1. Tấm kẹp trứớc
2. Tấm cố định (tấm khuôn cái)
3. Bạc cuốn phun
4. Vòng định vị
5. Vít lục giác
6. Đường nước
7. Tấm di động (tấm khuôn đực)
8. Tấm lót
9. Gối đỡ
10. Tấm kẹp pin
11. Tấm đẩy pin
12. Tấm kẹp sau
13. Pin đẩy
14. Loxo
15. Chốt hồi về
16. Bạc dẩn hướng
17. Lòng khuôn
18. Pin dẫn hướng
Đây là quá trình mà khuôn đúc được ép chặt vào hệ thống nhờ hệ thống đẩy thủy lực nhằm khép kín mặt phân khuôn lại với nhau. Lực ép phải đủ lớn để chống lại được lực phun của nhựa đồng thời không tạo ra được khoảng hở đủ lớn giữa 2 mặt phân khuôn để nhựa xì ra ngoài.
- Công đoạn gia nhiệt: Trong máy đùn ép, nguyên liệu sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 120-160ºC, nguyên liệu sẽ nóng chảy và chuyển sang dạng dẻo, được rót vào khuôn mẫu đã có sẵn trong máy. Từ phễu được piston gia lực đùn ép khoảng 2 tấn/lần vào phễu và sản phẩm được tạo ra thông qua các khuôn mẫu khác nhau. Sản phẩm sau đó sẽ được làm nguội và chuyển tới công đoạn tiếp theo.
Nhựa được gia nhiệt nóng chảy, bơm vào lòng khuôn thông qua cuống phun với một tốc độ cao nhờ áp suất được tạo ra khu trục vít tiến về phía trước. Lòng khuôn được điền đầy nhanh chóng và bị co rút nhanh trong lòng khuôn do nhiệt độ nhựa giảm mạnh. Để hạn chế sự co rút đó thì áp suất do trục vít tạo ra được giữ lại một khoảng thời gian cho đến khi cuống phun và kênh dẫn bị đông cứng lại.
Trong quá trình sản xuất có phát sinh nước thải tại công đoạn làm mát quá trình đùn ép, gia nhiệt. Sau khi tạo thành sản phẩm trong nước, nước làm mát chạy tuần hoàn trong khuôn để hạ nhiệt độ khuôn xuống còn còn 50ºC thông qua hệ thống làm mát gián tiếp (làm mát vỏ khuôn, nƣớc không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm). Nước dùng làm mát khuôn đúc sẽ được tuần hoàn 100% qua tháp giải nhiệt. Nước giảm xuống còn khoảng 60ºC tiếp tục được tuần hoàn tái sử dụng lại quá trình sản xuất.
Sản phẩm sau khi đƣợc làm mát hoàn toàn phải được đưa ra ngoài để xử lý. Tiến hành mở khuôn bằng cách kéo khuôn đẩy lùi về để nới rộng khoảng cách giữa 2 mặt phân khuôn đến một khoảng cách định trước. Lúc này, sản phẩm sẽ được đẩy sang phía bên di động, sản phẩm đặt ra khỏi lòng khuôn nhờ trục lõi của máy ép tác động một lực đẩy lên hệ thống pin đẩy được thiết kế trong khuôn.
Hình 1. 4. Máy đùn ép nhựa
Hình 1. 5. Cấu tạo cơ bản của máy đùn ép nhựa
* Thông số kỹ thuật của hệ thống máy đùn ép sản phẩm:
Bảng 1. 1. Thông số kỹ thuật của hệ thống máy đùn ép nhựa
- Công đoạn cắt bavia: Sản phẩm sau khi được đùn ép sẽ được chuyển qua cắt phần bavia thừa của sản phẩm.
- Công đoạn kiểm tra: Sản phẩm sau khi đƣợc cắt bavia sẽ được kiểm tra ngoại quan và kiểm tra bằng máy. Sản phẩm lỗi chiếm khoảng 0,1%/1 triệu sản phẩm.
Gửi bình luận của bạn