Mẫu giấy phép môi trường nhà máy chế biến thực phẩm sạch

Tư vấn giấy phép môi trường - Quy trình viết nộp trình cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch và thử tục xin phép đầu tư quy trinh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhà máy chế biến thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn.

Ngày đăng: 05-01-2023

361 lượt xem

Mẫu giấy phép môi trường nhà máy chế biến thực phẩm sạch

Tư vấn giấy phép môi trường - Quy trình viết nộp trình cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch. Minh Phuong Corp - Liên hệ đơn vị tư vấn: 0903 649 782.

Giấy phép môi trường nhà máy chế biến thực phẩm sạch gồm nội dung nào?

Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư: 
2. Tên dự án đầu tư: Tư vấn giấy phép môi trường - Quy trình viết nộp trình cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch và thử tục xin phép đầu tư quy trinh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhà máy chế biến thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn.
- Tên dự án: “Nhà máy chế biến thực phẩm sạch” 
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tỉnh Nam Định.
- Cơ quan thẩm định dự án đầu tư: Dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm sạch” được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1134/QĐ – UBND ngày 31/5/2019.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): dự án nhóm B. 
* Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:
Chủ đầu tư tiền thân của dự án là Công ty Cổ phẩn Thương mại và Đầu tư Biển Đông với mã số doanh nghiệp là 0600720320, do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định cấp đăng ký lần đầu ngày 15/07/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 24/12/2018. Năm 2015, Công ty Cổ phẩn Thương mại và Đầu tư Biển Đông triển khai thực hiện dự án: “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm sạch tỉnh Nam Định” trên khu đất có diện tích 206.722,8m2. Dự án này đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 với quy mô công suất giết mổ là 500 con/ngày và được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1134/QĐ – UBND ngày 31/5/2019, chấp thuận điều chỉnh quy mô công suất giết mổ, chế biến thịt khoảng 200 lợn thịt/giờ (trọng lượng trung bình khoảng 100kg/con) trên diện tích 70.000m2 (dây chuyền giết mổ làm việc khoảng 4,5 giờ/ngày tương đương 900 con/ngày).
Năm 2018, Công ty Cổ phẩn Thương mại và Đầu tư Biển Đông đã góp vốn thành lập Công ty TNHH Biển Đông DHS và theo đó chuyển nhượng dự án: “Nhà máy chế biến thực phẩm sạch” sang cho Công ty TNHH Biển Đông DHS làm chủ đầu tư. Ngày 03/06/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 3087614334 chứng nhận Công ty TNHH Biển Đông DHS là chủ đầu tư dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm sạch”. Ngày 22/10/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 3087614334 chứng nhận thay đổi thông tin về người đại diện theo pháp luật của dự án là ông.
Ngày 7/7/2022, Công ty TNHH Biển Đông DHS đăng ký thay đổi tên thành Công ty TNHH DHSF NORTH và chủ đầu tư đang trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký cập nhật tên mới của chủ đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Từ tháng 05/2022 đến nay, Công ty đã đi vào hoạt động với công suất giết mổ khoảng 20 con/ngày và số lượng lao động là 20 người và khi đi vào hoạt động ổn định công suất giết mổ là 900 con/ngày với số lượng lao động dự kiến là 120 người.
Căn cứ vào khoản 1, điều 39 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và mục số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải tiến hành lập giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thẩm định và trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt theo cấu trúc của phụ lục số IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
* Quy mô hạng mục công trình của dự án:
Các hạng mục công trình của dự án đến nay hầu như đã hoàn thiện.
Bảng 1. Quy mô các hạng mục công trình của dự án
Hạng mục công trình dự án nhà máy chế biến thực phẩm sạch
*Giải pháp, kết cấu thi công các hạng mục công trình:
a. Hạng mục công trình chính:
1. Nhà xưởng giết mổ (4.674 m2) (Đã hoàn thiện)
Bao gồm 3 khu vực chính: khu nhốt lợn, dây chuyền giết mổ và kho bảo quản. Cụ thể như sau:
- Khu nhốt lợn: diện tích 856,8m2
- Dây chuyền giết mổ.
+ Khu đặt dây chuyền giết mổ diện tích 678m2.
+ Khu làm nội tạng diện tích 225m2.
+ Khu thay đồ, vệ sinh: gồm 2 khu vực diện tích 156m2 và 188m2.
+ Khu pha lóc: diện tích 264m2
- Kho bảo quản:
+ Kho làm mát: diện tích 430m2
+ Kho làm lạnh nhanh -25oC: diện tích 260m2
+ Kho cấp đông nhanh -40oC: diện tích 102m2
+ Kho bảo quản -20oC: gồm 2 kho, diện tích 400m2 và 408m2
+ Kho bảo quản nội tạng -20oC: diện tích 101m2 
+ Kho bao bì: diện tích 104m2
+ Hành lang kho lạnh: diện tích 310m2
Kết cấu móng công trình sử dụng móng cọc BTCT dự ứng lực, kích thước tiết diện cọc D300, chiều dài cọc 30m. Bê tông đài và giằng móng mác 250#, lót móng bằng bê tông đá 4x6 mác 100#. Hệ thống chịu lực chính của nhà là khung tiền chế, cột và vì kèo bằng thép tấm tổ hợp. Hệ thống giằng dọc và giằng chéo cột bằng thép hình và thép tròn. Giằng mái bằng thép tròn, xà gồ bằng thép hình chữ Z200. Tường bao che xây gạch vữa XM 75#, khung cột giằng bằng BTCT mác 250#. Tường trong và ngoài nhà được trát vữa XM 75#. Nền nhà đổ BTCT đá 2x4 mác 200# dày 20cm. Mái lợp tôn sóng dày 0,45mm dưới có lớp cách nhiệt.
b. Hạng mục công trình phụ trợ:
1. Cổng + Nhà thường trực (24 m2) (Đã hoàn thiện)
Nhà khung bê tông cốt thép chịu lực, móng gia cố bằng cọc tre L = 4m, mật độ 15 cọc/m2, móng cột BTCT đá 1x2 M200. Nền nhà lấp cát đen tôn nền tưới nước đầm chặt. Bê tông lót nền M150 dày 20cm, lát gạch Ceramic 500 x 500, ốp gạch chân tường ceramic 80 x 500. Trần BTCT M200, trát vữa xi măng M75, bả vestonic sơn màu. Tường bao xây gạch chỉ trát VXM M75. Cửa ra vào, cửa sổ dùng nhôm kính.
2. Nhà điều hành (416 m2) (Đã hoàn thiện)
Nhà điều hành được xây dựng 03 tầng với diện tích là 416m2. Mỗi tầng cao 3,9m, có hiên sảnh rộng 2,5m, dài 45m. Sàn và mái BTCT. Nền lát gạch LD500*500, hệ thống cửa bằng nhôm Việt Pháp, kính dày 7ly, khu vệ sinh nền lát gạch chống trơn 300*300, tường ốp gạch men kính cao 1,7m. Kết cấu nhà là khung chịu lực, cột BTCT, móng bằng BTCT. Hình thức kiến trúc hiện đại, tường sơn màu sáng, hệ thống gờ phào sơn màu tối.
3. Hồ dự trữ nước sạch (8.741,2 m2) (Đã hoàn thiện)
Hồ có chiều sâu trung bình là 3m, thể tích 26.223,6m3 và được kè bờ bằng đá xung quanh. Hồ có nhiệm vụ chứa nước và cấp nước cho mục đích cứu hỏa.
4. Nhà ăn, nhà nghỉ công nhân (260 m2) (Đã hoàn thiện)
Nhà ăn, nghỉ của cán bộ công nhân viên khu hành chính, văn phòng với diện tích là 260m2, với kết cấu 3 tầng. Mỗi tầng cao 3,9m, có hiên sảnh rộng 2,5m, dài 45m. Sàn và mái BTCT. Nền lát gạch LD500*500, hệ thống cửa bằng nhôm Việt Pháp, kính dày 7ly, khu vệ sinh nền lát gạch chống trơn 300*300, tường ốp gạch men kính cao 1,7m. Kết cấu nhà là khung chịu lực, cột BTCT, móng bằng BTCT, hình thức kiến trúc hiện đại, tường sơn màu sáng, hệ thống gờ phào sơn màu tối.
5. Nhà bếp (69,5 m2) (Đã hoàn thiện)
Nhà bếp nằm cạnh nhà ăn, nghỉ của cán bộ công nhân viên. Sàn và mái BTCT. Nền lát gạch LD500*500, hệ thống cửa bằng nhôm Việt Pháp, kính dày 7 ly, khu vệ sinh nền lát gạch chống trơn 300*300, tường ốp gạch men kính cao 1,7m. Kết cấu nhà là khung chịu lực, cột BTCT, móng bằng BTCT.
6. Kho bao bì (145,5 m2) (Xây mới)
Khung nhà kho bằng cột bê tông cốt thép, dầm khung bằng thép tổ hợp. Tường xây tường gạch dày 110mm. Nền bê tông, mái tôn.
7. Kho gia công cơ khí và thiết bị dự phòng (145,5 m2) (Xây mới)
Khung nhà kho bằng cột bê tông cốt thép, dầm khung bằng thép tổ hợp. Tường xây tường gạch dày 110mm. Nền bê tông, mái tôn.
8. Kho hóa chất (102 m2) (Xây mới)
Khung nhà kho bằng cột bê tông cốt thép, dầm khung bằng thép tổ hợp. Tường xây tường gạch dày 110mm. Nền bê tông, mái tôn.
9. Kho dầu (102 m2) (Xây mới)
Khung nhà kho bằng cột bê tông cốt thép, dầm khung bằng thép tổ hợp. Tường xây tường gạch dày 110mm. Nền bê tông, mái tôn.
10. Nhà chứa lò hơi (67,6 m2) (Đã hoàn thiện)
Khung nhà bằng cột bê tông cốt thép, dầm khung bằng thép tổ hợp. Tường xây tường gạch dày 110mm. Nền bê tông, mái tôn. Bên trong nhà lò hơi đặt 01 lò hơi công suất 3 tấn hơi/giờ sử dụng nhiên liệu đốt là mùn gỗ ép.
11. Nhà chứa thiết bị nén khí (31,2 m2) (Đã hoàn thiện)
Khung nhà bằng cột bê tông cốt thép, dầm khung bằng thép tổ hợp. Tường xây tường gạch dày 110mm. Nền bê tông, mái tôn.
12. Bể chứa nước sạch (278,2 m2) (Đã hoàn thiện)
Công ty xây dựng 3 bể chứa nước sạch nằm cạnh nhà xưởng giết mổ để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
13. Trạm cân điện tử 100 tấn (58,5m2) (Đã hoàn thiện)
Cân nhập lợn khi trở lợn từ các Trang trại chăn nuôi về Công ty.
14. Hệ thống cung cấp điện: 
Điện sử dụng cho hoạt động của công ty được lấy từ lưới điện của điện lực huyện Hải Hậu dẫn về trạm biến áp của công ty để cấp cho các khu vực có nhu cầu sử dụng.
15. Hệ thống cung cấp nước: 
Dự án sử dụng nguồn nước ngầm khai thác trong khuôn viên dự án.
16. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: 
Khu vực xưởng sản xuất, nhà điều hành… được trang bị các bình chữa cháy. Ngoài ra tại nhiều nơi còn bố trí các họng nước, ống nước chữa cháy…
17. Sân, đường giao thông nội tuyến:
Lớp móng làm bằng đất đá tổng hợp lu nèn chặt dày 150mm. Mặt đường đổ bêtông đá 2x4 mác 150 dày 200mm.
18. Nhà bảo vệ khu nhập hàng (12,8m2) (Đã hoàn thiện)
Kết cấu xây dựng tương tự như nhà thường trực.
c. Hạng mục công trình bảo vệ môi trường:
1. Kho chứa chất thải rắn công nghiệp (18 m2); Kho chứa chất thải nguy hại (60,6 m2) và kho chứa rác thải sinh hoạt (18m2):
Kết cấu mái bằng. Tường xây gạch M75, vữa XM M75. Tường trát vữa XM M50. Trần trát vữa XM M75.
03 kho này được cải tạo từ hạng mục nhà đốt lợn có diện tích 96,6m2. Công ty sẽ tiến hành ngăn nhà thành 03 kho chứa, vật liệu ngăn bằng tôn. Mỗi kho có cửa khóa, biển cảnh báo riêng.
2. Trạm xử lý nước sạch (76,7 m2)
Nguồn nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của nhà máy là nước ngầm, được lấy từ các giếng khoan trong khuôn viên nhà máy. Hệ thống xử lý nước ngầm có công suất khoảng 25m3/giờ, với quy trình như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình xử lý nước ngầm
Quy trình xử lý nước ngầm
Nước ngầm từ giếng khoan được máy bơm hút lên cột làm thoáng cao tải. Tại đây những tia nước nhỏ tiếp xúc trực tiếp với ôxy trong không khí tạo điều kiện cho quá trình khử sắt, mangan có trong nước giếng khoan. Sau đó, nước được chảy sang các bể lắng.
- Bể lắng: Đây là nơi tách pha nước và pha bùn cặn, điểm chảy tràn của bể được thiết kế có chiều cao khác nhau để thu gom phần nước trong trên bề mặt sang bể chứa nước, chất lơ lửng trong nước nhờ trọng lực tĩnh lắng xuống đáy bể, bùn tại đáy bể định kỳ được hút và đem đi xử lý. 
- Cột lọc đa tầng: tại đây các hạt cặn và một số hợp chất ô nhiễm khác sẽ bị loại bỏ. Thiết bị gồm 3 lớp: sỏi thạch anh, cát thạch anh, lớp hạt lọc đa năng ODM. Lớp vật liệu giúp loại bỏ các kim loại nặng như sắt, mangan trong nước. Sự sắp xếp, phân tầng các lớp vật liệu lọc như vậy cho phép loại bỏ các chất bẩn có kích thước lớn ở ngay tầng vật liệu lọc đầu tiên từ trên xuống, các chất bẩn có kích thước càng nhỏ thì được giữ lại ở các tầng vật liệu lọc sâu hơn. Điều này cho phép thời gian hoạt động của thiết bị lọc sẽ lâu hơn giữa các lần rửa ngược và hiệu quả loại bỏ cặn bẩn cũng như độ đục cũng sẽ cao hơn. Kích thước của các vật liệu lọc trên được bố trí giảm dần giúp tăng hiệu quả của thiết bị lọc và đặc biệt là giúp thiết bị không bị tắc nghẽn bởi huyền phù một cách nhanh chóng.
- Cột lọc than hoạt tính: Sau khi qua cột lọc đa tầng, nước tiếp tục qua cột lọc chứa than hoạt tính (AF), với vật  liệu hấp phụ sử dụng là than hoạt tính sẽ hấp phụ dư lượng Chlorine, Fluoride, khử mùi, độc tố hữu cơ hòa tan có trong nước, giảm các tác hại cho sức khỏe người sử dụng và bảo vệ các hạt Cation làm mềm nước ở cột phía sau.
- Cột làm mềm: nước qua 1 lớp vật liệu chứa các ion dương hoạt động mạnh (Na+ hoặc H+), vật liệu này hấp thụ các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước và nhả ra các ion kia, do đó tạo ra các hợp chất cacbonat không kết tủa. Khi các hạt nhựa đã hết khả năng trao đổi, sẽ tiến hành bổ sung thêm muối  NaCl  để hoàn nguyên (phục hồi các ion dương). Qúa trình hoàn nguyên cũng được cài đặt ở van điện tử từ ban đầu, có thể thay đổi    thời gian tái sinh, chu kỳ tái sinh dựa vào thực tế vận hành hệ thống.
- Hệ lọc tinh: Phin lọc chứa các lõi lọc có kích thước khe lọc là 5 micromet. Lõi được cấu tạo bởi từ  sợi bông xốp của nhựa polyproplene. Sau đó, nó được nén chặt tạo ra khe lọc có kích thước  5 micron. Lõi lọc PP có chức năng lọc cặn lớn hơn 5 micron có trong nguồn nước như bụi, rong rêu, huyền phù hoặc các vật liệu lọc bị cuốn trôi theo dòng nước. 
- Bồn chứa nước: Nước sau khi qua hệ thống lọc sẽ được châm bổ sung hóa chất cloramin B để khử trùng nước, loại bỏ các vi sinh vật tồn tại trong nước ngầm. Nước tại bồn chứa nước đạt QC 01:2018/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật về nước sinh hoạt trước khi bơm đến nơi sử dụng.
3. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa
Công ty xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thoát nước thải
Nước mưa trên mái của các tòa nhà được thu gom theo đường ống nhựa D90 cùng nước mưa chảy tràn trên sân đường nội bộ chảy xuống hệ thống cống B300. Hệ thống cống B300 được xây dựng xung quanh các tòa nhà, có độ dốc 0,5%. Nước mưa chảy tràn sẽ lắng cặn qua các hố ga rồi chảy vào hồ điều hòa, sau đó sẽ chảy ra sông Sò phía Đông Nam dự án qua 01 cửa xả. Hệ thống hố ga có kích thước (0,5x0,5x0,5)m/hố, được xây bằng gạch đặc, láng vữa xi măng M100 dày 20mm, nắp đậy bằng tấm đan bê tông, khoảng 15-20m bố trí 1 hố ga lắng cặn. Nước mưa thoát vào hồ điều hòa của nhà máy. 
4. Hệ thống thu gom nước thải
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sẽ theo hệ thống ống nhựa D110 chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 450 m3/ngày.đêm của Công ty.
Nước thải sản xuất: được thu gom về 03 bể chứa nước thải sau đó dẫn theo đường ống nhựa D110 về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 450 m3/ngày.đêm của Công ty. Nước thải sau xử lý đạt QCVN:40/2011/BTNMT (cột A) trước khi chảy ra sông Sò tại 01 cửa xả phía Đông Nam dự án.
5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 450 m3/ngày (560,5 m2)
Kết cấu bể bê tông cốt thép toàn khối, đá 1x2cm, mác 200#. Đáy bể bê tông dày 20cm. Xung quanh đáy bể hệ thống dầm bê tông cốt thép 30x60cm, gia cố nền móng đóng cọc tre dài 2,5m, mật độ 30 cọc/m2. Cao trình đáy bể -1,5m so với mặt đất tự nhiên. Thành bể trát vữa xi măng 75# đánh màu xi măng nguyên chất. Trước khi trát, đánh màu xi măng nguyên chất quét xi ca chống thấm. Đáy bể láng vữa xi măng 100# quét xi ca chống thấm.
6. Bể chứa nước thải (153,5 m2)
Công ty xây dựng 03 bể chứa nước thải với tổng thể tích là 230,5m3, kích thước các bể lần lượt là: bể 1 có thể tích 50,7m3 (3,8m x 8,9m x 1,5m); bể 2 có thể tích 40,9m3 (6,2m x 4,4m x 1,5m); bể 3 có thể tích 138,8m3 (17,8m x 5,2m x 1,5m) để thu gom nước thải từ chuồng nuôi và xưởng giết mổ.
Các bể này được xây dựng bằng BTCT mác 200. Bể 1 xây dựng nổi, bể 2 và bể 3 xây ngầm. 
7. Hồ điều hòa (12.859,2 m2)
Công ty có hồ điều hòa với diện tích khoảng 12.859,2m2, sâu 2,5m, thể tích 32.148m3. Hồ này đều được kè bờ đá chống sạt lở.
8. Hồ sự cố (4.773,4 m2)
Kè hồ bằng đá xây VXM M100, kết cấu tường chịu lực, móng bê tông M100 dày 10cm. Hồ sự cố có đáy lót bằng vải địa kỹ thuật chống thấm HDPE để chống việc thẩm thấu nước thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, dung tích hồ là 11.933,5 m3 đủ khả năng lưu chứa nước thải ít nhất trong 3-5 ngày khi hệ thống XLNT gặp sự cố không thể khắc phục ngay. 
Khi gặp sự cố, nước thải sẽ được bơm từ bể thu gom, hố ga cuối cùng sau hệ thống XLTN về hồ sự cố. Sau khi khắc phục sự cố, nước thải sẽ bơm ngược lại về bể thu gom để xử lý theo đúng quy định. Thông số kỹ thuật của hồ:
+ Dung tích hồ: 11.933,5 m3
+ Độ sâu: 2,5 m
+ Diện tích: 4.773,4  m2
9. Cây xanh (21%):
Xung quanh xưởng sản xuất và dọc theo các con đường, cây xanh được trồng tạo bóng mát, giảm tiếng ồn ngăn bụi và làm đẹp cảnh quan.
Hiện tại, cây xanh mới chỉ trồng được khoảng 15% diện tích nhà máy (10.656,9m2), dự kiến trong thời gian tới Công ty sẽ trồng bổ sung thêm khoảng 6% cây xanh (4.262,7m2) để nâng tổng diện tích cây xanh lên 21%.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: 
3.1. Công suất của dự án đầu tư: 
Dự án hoạt động trong lĩnh vực giết mổ lợn với dây chuyền giết mổ công công suất khoảng 200 lợn thịt/giờ (trọng lượng trung bình khoảng 100 kg/con) tương đương 900 con/ngày (1 ngày dây chuyền giết mổ làm việc khoảng 4,5 giờ). Hiện tại, Công ty đang hoạt động với công suất giết mổ khoảng 20 con/ngày.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 
* Công nghệ sản xuất: Công ty sử dụng công nghệ giết mổ lợn áp dụng dây chuyền giết mổ công nghiệp của Hàn Quốc.
Tư vấn giấy phép môi trường - Quy trình viết nộp trình cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch và thử tục xin phép đầu tư quy trinh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhà máy chế biến thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn.
* Quy trình giết mổ lợn
Quy trình giết mổ lợn
Sơ đồ 2. Quy trình giết mổ lợn
Thuyết minh quy trình:
- Lợn được thu mua ở các trang trại trong nước và được kiểm dịch tại trang trại trước khi nhập về công ty, lợn sẽ được đưa vào chuồng nhốt để nghỉ ngơi tối thiểu 2 giờ (nhằm loại bỏ những thức ăn dư thừa trong bụng trước khi đưa vào giết mổ để đảm bảo chất lượng sản phẩm). Trong thời gian nuôi nhốt chờ giết mổ lợn được uống nước sạch, được tắm bằng vòi phun sương. 
- Dây chuyền giết mổ công nghiệp như sau: 
+ Làm ngất lợn: Sau khi lợn được tắm rửa, nghỉ ngơi và đi vào một lối dẫn theo đường dẫn hình xoắn ốc đến máy chích điện để gây ngất. Đi theo lối này giúp lợn giảm căng thẳng. Máy chích điện dài khoảng 2 mét với băng chuyền được lắp đặt ở giữa. Khi lợn đã đi vào máy chích điện, lợn nằm trên băng tải, chân không chạm đất và giữ cố định vị trí bằng thanh giữ khí nén ở trên băng tải. Khi lợn chuyển đến cuối băng tải sẽ được làm choáng bằng bộ chích điện, thời gian làm choáng trong 2 đến 3 giây. Sau đó chuyển sang băng tải lấy tiết và được công nhân lấy tiết. 
+ Chọc tiết lợn: Lợn sẽ bị chọc tiết sau khi làm choáng và nằm trên băng tải làm bằng thép không rỉ. Tiết sẽ được thu lại ở một bên băng tải và đi theo đường ống dẫn đến khu vực xử lý nước thải. Băng tải sẽ được rửa sạch trong suốt quá trình giết mổ và được vệ sinh tổng thể vào cuối ca. Tại cuối băng tải chọc tiết, lợn sẽ được cột chân treo trên hệ thống đường ray chuyền trên cao. Khi được treo ngược, máu sẽ chảy xuống máng hứng chạy dọc bên dưới. Tiết đồng thời sẽ được theo đường ống đi ra ngoài khu vực xử lý nước thải hoặc được thu gom trong trường hợp có thể bán ra thị trường.
+ Rửa nước: Sau công đoạn cắt tiết, lợn sẽ được đưa qua máy rửa với những chổi quét bằng nhựa và nước sạch xịt hai bên. Các chổi quét nhựa không chỉ giúp vệ sinh vết bẩn còn sót trên da mà còn làm giảm độ co cứng của con lợn sau chọc tiết để đạt chất lượng tốt nhất.
+ Gia nhiệt: Sau công đoạn rửa nước, lợn được chuyển vào hầm gia nhiệt bằng khí nóng, nhiệt độ trong khoảng 56-600C. Mục đích của công đoạn này là để làm giãn lỗ chân lông chuẩn bị cho công đoạn cạo lông. Máy gia nhiệt được cấp bởi hệ thống lò hơi và điều chỉnh bằng rơ le nhiệt.
+ Đánh lông: Lông lợn sẽ được loại bỏ bởi 2 máy đánh lông liên tục, tại công đoạn này móng cũng sẽ được loại bỏ để làm giảm mùi hôi từ chất bẩn ở móng có thể ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Lông sau đó được thu gom lại tại cuối máy, sau đó sẽ được di chuyển qua đường ống thép không rỉ bằng khí nén ra 02 bồn inox (3m3/bồn) thu gom bên ngoài nhà máy.
+ Kiểm tra da và cạo lông sót: Lợn sau khi cạo lông sẽ được trượt trên máng lên băng tải kiểm tra, nơi mà sẽ được công nhân kiểm tra bề mặt da một lần nữa. Tại cuối băng tải, lợn sẽ được treo bằng móc để chạy trên đường ray bên trên 1 lần nữa.
+ Rửa, đốt lông và rửa lần cuối: Mảnh thân heo sẽ được rửa sạch bằng nước một lần nữa để loại bỏ lông dính trên da và được máy đốt lông sót. Cuối cùng sẽ được chuyển qua một máy rửa sau cùng. Tất cả máy rửa sử dụng chổi đánh nhựa để làm giảm độ căng cứng của thịt và màu sắc da.
+ Mổ bụng và tách nội tạng: Tại công đoạn này đầu lợn được cắt và mổ bụng lấy nội tạng. Một công nhân đứng dưới đất sẽ cắt đầu, công nhân đứng trên bệ thao tác trên cao sẽ mổ bụng để lấy nội tạng. Đầu và nội tạng sẽ chuyển qua phòng xử lý nội tạng qua hệ thống băng tải. Nội tạng sẽ được bảo quản ở kho lạnh nhiệt độ – 200C hoặc bán trực tiếp cho khách hàng.
+ Xẻ mảnh: Tại công đoạn này thân heo sẽ được xẻ làm 2 mảnh bởi máy cưa tự động. Trong trường hợp máy cưa bị hỏng sẽ chuyển hướng qua cưa bằng tay. Sau khi xẻ xong, mỗi mảnh được treo trên móc của móc đôi.
+ Làm sạch: Mảnh thịt lợn đi qua máy rửa cuối cùng. Sau bước này, cân trên dây chuyền sẽ kết nối với hệ thống quản lý để kiểm soát khối lượng mảnh. 
+ Mảnh lợn được đưa vào kho làm lạnh nhanh -180C đến -140C. Công đoạn này cho phép nhiệt độ mảnh lợn giảm xuống 370C đến 410C, tránh bốc hơi nước và giảm chất lượng thịt. Khu vực này được cách nhiệt bởi PU tường 200 mm và sàn được phủ sơn epoxy.
+ Mảnh lợn được giữ tại kho làm mát với nhiệt độ 00C –  40C trong 24h sau khi giết mổ, đến khi nhiệt độ tâm thịt phần dầy nhất đạt 00C – 40C và pH của thịt đạt từ 5.5 đến 6.2 sẽ mang ra pha lóc.
- Pha lóc đóng gói thành phẩm:
+ Pha lóc: Theo nhu cầu khách hàng, mảnh lợn sẽ được phân mảnh tại phòng pha lóc. Phòng pha lóc gồm nhiều bàn cắt thao tác và hệ thống băng tải chạy dọc. Sản phẩm sẽ được phân loại theo từng chủng loại sản phẩm.
+ Đóng gói: Sản phẩm sẽ được đóng gói theo yêu cầu của khách hàng, theo khay nhựa, bao PE trong thùng carton, bao PE lớn hoặc chân không. 
+ Kiểm soát dị vật: Sản phẩm thịt sau khi đóng gói phải chạy qua máy dò kim loại để kiểm soát dị vật.
- Cấp đông cho thành phẩm:
+ Thịt lợn sau khi không phát hiện dị vật có thể xuất bán thành thịt mát hoặc sẽ đông lạnh để có thể để lâu và bán sản phẩm thịt đông lạnh.
+  Sản phẩm đông lạnh sẽ được làm lạnh nhanh ở nhiệt độ – 250C để bảo đảm chất lượng thịt. Sau thời gian làm lạnh nhanh, thịt sẽ được chuyển qua kho cấp đông nhanh với nhiệt độ – 400C và hạn sử dụng kéo dài lên đến tối đa 360 ngày.
* Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án:
Chủ dự án lựa chọn công nghệ giết mổ lợn áp dụng dây chuyền giết mổ công nghiệp của Hàn Quốc do Công ty Daewon Machine Co.Ltd cung cấp thiết bị. Ưu thế của công nghệ này là dây chuyền công nghiệp (tự động 90%), mang lại tính nhân đạo cho động vật, giúp lợn không bị stress và thịt sẽ đạt chất lượng cao hơn. Dây chuyền công nghệ này có thể giết mổ cả ban ngày theo yêu cầu của thị trường; gây ngất bằng điện (để không gây tiếng ồn khi giết mổ), sử dụng dòng điện một chiều không gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt; hầu hết các vật liệu chế tạo đều được làm bằng inox. Công nghệ này phù hợp với điều kiện Việt Nam, thực hiện được tiêu chí bảo đảm an toàn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước nâng cấp và đưa công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ lạc hậu (giết mổ thủ công). 
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: 
Sản phẩm của dự án khi đi vào hoạt động chủ yếu là thịt mát và thịt đông lạnh.
Bảng 2. Sản phẩm của dự án
Sản phẩm của dự án nhà máy chế biến thực phẩm sạch
Tư vấn giấy phép môi trường - Quy trình viết nộp trình cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch và thử tục xin phép đầu tư quy trinh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhà máy chế biến thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn.

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE