Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại giống nuôi trồng thủy sản

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng trang trại giống nuôi trồng thủy sản. Hàng năm trang trại cung cấp ra thị trường từ 100 – 200 triệu con giống sạch bệnh tạo điều kiện thúc đẩy phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Ngày đăng: 31-03-2025

15 lượt xem

Chương I.......................................................................................... 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................... 1

1.   Tên chủ dự án đầu tư.................................................................... 1

2.   Tên dự án đầu tư.......................................................................... 1

2.1   Tên dự án đầu tư........................................................................ 1

2.2 Vị trí dự án............................................................................................ 1

2.3.  Cơ quan thẩm định, cấp các loại giấy phép có liên quan đến dự án............ 3

2.4.   Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):...3

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư...................................... 3

3.1.  Công suất của dự án đầu tư............................................................................ 3

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư......................................................... 3

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư..................................................................... 8

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư...... 9

4.1.  Giai đoạn thi công, xây dựng....................................................................... 9

4.2.  Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn hoạt động.............................................. 10

5.   Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.......................................... 11

5.1.  Hiện trạng quản lý, sử dụng khu đất thực hiện dự án.............................. 11

5.2.  Các hạng mục công trình chính của dự án.............................................. 14

5.4.   Tiến độ và nguồn vốn thực hiện dự án:.............................................. 15

Chương II.................................................................................................. 16

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.... 16

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..... 16

2.   Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường........... 16

Chương III............................................................................................. 19

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ..19

1.   Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:........................ 19

1.1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường............................................................. 19

1.2.  Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật.............................................. 19

2.   Mô tả về môi trường khu vực dự án............................................................. 19

2.1.  Đặc điểm tự nhiên khu vực dự án........................................................... 19

2.1.1.   Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực................................. 19

Chương IV............................................................................................ 27

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.....27

1.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành....... 27

3.   Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................ 44

3.1.   Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư..... 44

3.2.   Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường................................. 44

3.4.   Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường........... 45

4.   Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:......... 46

4.1.   Về mức độ chi tiết của các đánh giá............................................................. 46

4.2.   Về độ tin cậy của các đánh giá...................................................................... 47

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............................ 47

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải........................................ 47

2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải........................................ 50

Chương VI............................................................................................ 51

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 51

1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án................. 51

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm......................................................... 51

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải..... 52

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................. 55

PHỤ LỤC BÁO CÁO......................................... 56

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án ​đầu tư:

Hộ kinh doanh ....

Địa chỉ văn phòng: Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: .....

Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số .... đăng ký lần đầu ngày 28/5/2024.

2.Tên dự án đầu tư:

2.1.Tên dự án đầu tư:

Dự án đầu tư xây dựng trang trại giống nuôi trồng thủy sản

2.2.Vị trí dự án:

Dự án đầu tư xây dựng trang trại giống nuôi trồng thủy sản được xây dựng trên khu đất tại xã Quỳnh Thọ, tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích của trang trại là 29.648,5m2. Hiện trạng khu đất là đất nuôi trồng thủy sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn đến 10/4/2070.

Tọa độ và vị trí tiếp giáp cụ thể chi tiết của các trang trại như sau:

+ Phía Bắc giáp: đê sông Thái;

+ Phía Đông giáp: đất ông Lực;

+ Phía Tây giáp: đường giao thông và mương thoát nước;

+ Phía Nam giáp: đất ông Giảng và đường giao thông.

Hình 1.1. Vị trí dự án

2.3.Cơ quan thẩm định, cấp các loại giấy phép có liên quan đến dự án:

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu.

2.4.Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Dự án thuộc loại hình nuôi trồng thủy sản. Căn cứ hồ sơ đề xuất dự án đầu tư trang trại giống nuôi trồng thủy sản của dự án thì tổng mức đầu tư của dự án là 21 tỷ đồng. Căn cứ khoản 4, điều 10 Luật Đầu tư công năm 2019 thì dự án được phân loại là dự án nhóm C.

Theo các tiêu chí phân loại môi trường dự án trang trại giống nuôi trồng thủy sản tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thuộc phụ lục V, dự án nhóm III không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng phải lập giấy phép môi trường cấp tỉnh theo mẫu phụ lục XI kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Trang trại giống nuôi trồng thủy sản có diện tích 29.648,5m2.

Quy mô nuôi trồng thủy sản: Mỗi năm có 2 vụ nuôi (một vụ từ tháng 3 đến tháng 6, vụ thứ hai từ tháng 8 đến tháng 11), mỗi vụ kéo dài khoảng 75 ngày và thời gian xuất bán, vệ sinh hồ nuôi khoảng 15 ngày (Tổng thời gian cho 1 vụ nuôi khoảng 90 ngày); Hàng năm trang trại cung cấp ra thị trường từ 100 – 200 triệu con giống sạch bệnh tạo điều kiện thúc đẩy phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

- Mật độ tôm nuôi và số lương con giống:

+ Số lượng tôm nuôi mật độ 10 – 20 con/m2.

+ Số lượng con giống ước tính xuất bán 100 – 200 triệu con/năm

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1.Sơ đồ quy trình nuôi tôm giống như sau:

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất tôm giống

Thuyết minh quy trình:

- Giai đoạn chuẩn bị tôm bố mẹ và đẻ, ấp trứng:

+ Giống bố mẹ: Tôm bố mẹ được nhập và nuôi từ các trại nuôi tôm bố mẹ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

+ Đẻ, ấp trứng: Sau khi qua kiểm dịch, tôm bố mẹ được nuôi thích nghi với môitrường nuôi mới ở khu thuần dưỡng khoảng 15 ngày cho tôm khỏe và đạt khối lượng≥ 40g, sau đó cắt mắt để chuẩn bị đẻ trứng (khoảng 1 tuần).

+ Toàn bộ quá trình nuôi tôm bố mẹ giống và cho đẻ theo quy trình trên được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với tiêu chí theo quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 là ứng dụng sinh học phân tử để tạo ra các con giống có khả năng kháng bệnh cao, năng suất cao và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Công nghệ sinh học phân tử áp dụng vào dây chuyền kiểm soát chất lượng bằng trung tâm xét nghiệm. Theo đó, đầu vào được kiểm tra rất nghiêm ngặt, tôm giống trải qua kiểm soát trong suốt quá trình nuôi và được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Tiếp theo là quá trình ương nuôi:

+ Ương ấu trùng:

Giai đoạn Nauplius: Sau khi đẻ, sau 12-15 giờ, trứng nở ra ấu trùng Nauplius, trải qua 6 lần lột xác tương ứng với 6 giai đoạn ấu trùng từ N1-N6, chuyển sang giai đoạn Zoea. Giai đoạn ấu trùng Nauplius kéo dài 3 ngày.

Giai đoạn Zoea: Với điều kiện nhiệt độ 28-320C, thức ăn đầy đủ và duy trì chất lượng nước trong bể tốt, ấu trùng chuyển từ Zoea 1 sang Mysis sau 3 ngày.

Giai đoạn Mysis, qua 3 lần lột xác tương ứng với 3 giai đoạn ấu trùng từ M1 đến M3, chuyển sang giai đoạn Post Larva, giai đoạn này mất 3 ngày.

+ Nuôi Post: Giai đoạn này cơ thể ấu trùng phát triển khá hoàn chỉnh, bơi lội nhanh, bắt mồi chủ động, giai đoạn này mất 15 ngày. Sau đó xuất bán cho khách hàng. Với số lượng con giống nhiều nên quá trình xuất bán khoảng 15 ngày.

3.2.2.Quy trình nuôi tảo làm thức ăn tươi cho tôm giống:

Tảo giống gốc => cấy chuyền để nuôi và lưu giống => cấy chuyền bình tảo gốc 250ml => cấy chuyền bình tảo gốc 1000ml => cấy bình caboy 20 lit hoặc 1000ml nuôi sinh khối => thu sinh khối làm thức ăn tươi cho ấu trùng tôm giống sau 2 – 3 ngày nuôi.

3.2.3.Quy trình vệ sinh hệ thống nuôi tôm

Hệ thống nuôi tôm được vệ sinh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cơ bản, vận hành theo tiêu chuẩn ngành, các vấn đề nhà nuôi được chuẩn bị sạch sẽ từ nhà nuôi cho đến các vật dụng trong nhà nuôi. Các công việc được tiến hành xịt nước ngọt toàn bộ nhà nuôi và bể nuôi, chà bể bằng dung dịch Iophor : nước rửa chén không mùi : nước ngọt với (tỷ lệ 1:1:20). Vệ sinh toàn bộ vật dụng trong nhà nuôi bằng dung dịch iophor : nước rửa chén không mùi : nước ngọt ( tỷ lệ 1:1:20)

Diệt khuẩn đường ống nước, ống khí bằng việc ngâm ống Sodium hydro ocscide 0,2% (Nước 2000l +4 kg NaOH) ngâm 1h trước khi rửa sạch bằng nước ngọt, rồi dung Acidified chlorine 300 ppm (1000 Lít nước ngọt + 500g Clorine hoạt chất + 250 ml Acid HCl ) ngâm 24h. Xả đường ống nước ống khí và xả lại bằng nước ngọt cho sạch. Sau đó bất máy khí chạy khô đường ống.

Ngâm ống cát, ống khí lù thay nước…. với dung dịch Javel 100ppm(2000L+2 lít javel) trong 24h rồi vệ sinh sạch bằng nước ngọt.

Xịt bằng dung dịch chlorine 100ppm (200 lít+30 gram chlorine) hằng ngày sau khi thay nước. Giặt bặt đen bằng dung dịch iophor 10000ppm.

Vệ sinh bể nuôi bằng dung dịch Sodium hydro ocside 0,2%( nước 1000 lít+2 kg NaOH) ngâm 1h trước khi rửa sạch bằng nước, rồi xịt Acidified chlorine 1500ppm(nước 1000 lít+2 kg clorine+1.5 lít acid) ngâm 24h.

Ngâm dụng cụ sản xuất như dây khí , ống khí đá bọt, vợt lưới thay nước, thau…bằng javel 100ppm.( nước 1000 lít+ 1 lít javel) trong vòng 24h.

Sau thay nước ngâm ống thay nước bằng dung dịch iophor 10000ppm.

Vệ sinh lại bể nuôi và toàn bộ vật dụng trong nhà nuôi bằng iophor : nước rửa chén : nước ngọt ( tỷ lệ 1:1:20). Làm sạch bằng nước ngọt và tiến hành phơi khô, đảm bảo sạch và đạt theo yêu cầu.

Hệ thống bể khử trùng được làm sạch, thay mới thường xuyên. Các thùng ngâm dụng cụ bằng iophor được thay mới hằng ngày. Hệ thống khí, ống nước cố định được vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho sản xuất tôm giống. Định kỳ làm khử trùng nền nhà sạch sẽ. Các dụng cụ, đồ bảo hộ lao động luôn có kế hoạch giặt giũ, phơi khô trước khi dung trong sản xuất. Các tủ lạnh, tủ mát nhà nuôi cũng được vệ sinh sạch sẽ theo yêu cầu của nhà nuôi. Nhiệt độ các tủ này được kiểm soát chặt chẽ. Các ly xem tôm được ngâm bằng iophor 10000ppm riêng biệt dành cho từng bể trong nhà nuôi. Các thau test tôm được ngâm vào nước có chứa iophor trước khi dùng. ống cấp tảo được vệ sinh thường xuyên và ghi chép chi tiết.

Thông báo kiểm tra vi khuẩn.

Kết quả vệ sinh trại đạt thì lắp ống khí ống cát, trong trường hợp không đạt thì tiến hành vệ sinh lại từ đầu. Giặt bạt lại và sau phủ lên bể nuôi để phơi khô.

Hai ngày trước thả Nauplius thì tiến hành nuôi tảo Mass. Sau 24h bơm tảo Massvào bể nuôi tôm và sục khí 5m3/bể Mật độ tảo phù hợp 1,25 x104 Cell/ml, cấp tảo vào bể nuôi tôm và sục khí.

Quản lí nhiệt độ trong mỗi bể bằng nhiệt kế, mỗi bể 1cây.

Quy trình chuẩn bị các dụng cụ trong quá trình đóng tôm Chuẩn bị thùng đóng tôm: thùng phải ở trong trạng thái sẵn sàng và làm vệ sinh bằng iophor : nước rửa chén : nước ngọt ( tỷ lệ 1:1:20).

Chuẩn bị dụng cụ theo Check List vận chuyển tôm.

3.2.4.Cho ăn và quản lý

Trại giống sử dụng các loại thức ăn như tảo tươi, artemia và thức ăn tổng hợp

a. Chuẩn bị thức ăn và cách cho ăn

Đối với tảo tươi: Tảo sau khi lấy về ở bể trong nhà nuôi tiến hành xem tế bào tảo, tế bào tảo đều, màu tảo đẹp, không có tảo lạ hay protozoa, fila,…đếm mật độ tảo và bơm tảo vào bể nuôi với mật độ thích hợp. Tảo không đẹp, bị già, có nhiều bọt đen thì tiến hành xử lý và xả bỏ.

Cấp tảo theo cử và đúng mật độ đến giai đoạn Mysis 1 thì ngừng cấp. Trong trường hợp đến giai đoạn Mysis 1 nhưng tôm chưa chuyển hết thì cấp thêm 1 – 2 lần tảo. Trước khi cấp tảo tiến hành đếm mật độ tảo trong bể nuôi, bể tảo, tình trạng sức khỏe tôm để cấp tảo cho phù hợp .

Cấp tảo theo đường ống cố định, lưu ý có buộc vợt lọc 54 T lọc các chất bẩn. Sau khi cấp xong phải vệ sinh đường ống sạch sẽ bằng iophor nồng độ 10000 ppm, chạy lại bằng nước ngọt và thổi khô bằng khí. Đối với thức ăn Larvaphyto( thứ ăn bổ sung): Cho ăn từ giai đoạn Z1 đến Z3 nồng độ từ 1-3 ppm. Đối với artemia: Sau khi tôm đến giai đoạn Zoea 2 thì bắt đầu cho ăn artemia. Artemia lấy từ nhà Artemia về rửa sạch bằng nước ngọt.

Giai đoạn Zoea 2 – Mysis 3 cho tôm ăn Artemia, rửa sạch trước khi cho ăn.

Khối lượng cho ăn từ giai đoạn Zoea cho ăn từ 1 – 2 con art/1con tôm, giai đoạn Mysis cho 3 – 5 con art/1 con tôm. Chú ý cho thức ăn đều khắp bể.

Giai đoạn Postlavae cho ăn artemia 4 cử/ngày đêm.

Cách cho ăn: Cân artemia theo lượng đã tính sẵn, hòa vào xô 20 l, tính số lượng artemia từng bể tùy theo số lượng tôm và tình trạng sức khỏe tôm. Dùng ca 2 l tạt đều khắp bể.

Đối với thức ăn tổng hợp: Giai đoạn Mysis 1 – Postlarvae 1: cho ăn TNT 100 với 25 – 50g/ 1triệu tôm.

Giai đoạn Postlarvae 1 – Postlarvae 3: cho ăn thức ăn TNT 200 với 50 - 75g/1triệu tôm.

Giai đoạn Postlarvae 4 – Postlarvae 8: cho ăn TNT 300. Với lượng 80-150g/1 triệu tôm

Giai đoạn từ Postlarvae 8 – bán: cho ăn TNT 400.với lượng 150-200g/ 1 triệu tôm

Trước khi cho ăn phải đếm số lượng tôm trong bể rồi mới cân thức ăn hoặc đếm

mật độ tảo cho ăn phù hợp theo bảng cho ăn. Đối với thức ăn TNT 100 thì hòa vào nước rồi tạt đều khắp bể, TNT 200, TNT 300, TNT 400 cho ăn theo dạng khô nhưng cũng tiến hành rải đều khắp bể. Các loại thức ăn được cất giữ, bảo quản vào tủ lạnh riêng biệt.

b. Quản lý

Quản lý nhiệt độ Giữ mức nhiệt trong bể nuôi luôn luôn ổn định 30÷320C phù hợp với tập tính nhiệt của tôm.

Mùa hè khi nhiệt độ không khí >= 40 tiến hành mở cửa sổ và bật quạt gió, giàn làm mát, mở bạt 30÷50% . Đến giai đoạn Mysis 3 thì mở bạt hẳn.

Mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp thì bật nâng nhiệt, phủ bạt kín, đóng cửa sổ, bịt kín nhà nuôi tránh gió vào.

Thay nước:

Chuẩn bị để thay:

  • Giai đoạn Zoea2 –Zoea3 thay nước 10%.
  • Giai đoạn Mysis sử dụng nước 25‰.
  • Giai đoạn Postlarvae 1 – Postlarvae 4 sử dụng nước 20‰.
  • Giai đoạn Postlarvae 5 – 7 sử dụng nước 15‰.
  • Hạ độ mặn đến 15÷25‰ cho đến lúc test tôm. Sau khi tôm đạt thì tùy theo yêu cầu khách hàng mà có thể tăng hoặc giảm độ mặn trong bể.

Thay nước:

  • Dùng ống PIPE Φ 60 và lưới thay nước có mắt lưới phù hợp với từng giai đoạn tôm.
  • Tiến hành thay nước từ giai đoạn sáng chiều.
  • Zoea 3. Thay khoảng 1– 2m3. Tiến hành cấp tảo theo cử cho ăn và theo đúng mật độ . Thời gian 13h chiều. Dùng lưới 21 T để thay.
  • Giai đoạn Mysis thay hàng ngày. Sáng 7 giờ bắt đầu hút nước trong bể bằng lưới 18 T, hút 2m3 nước trong bể, cấp lại 2 m3 Cấp nước chia 2 lần sáng chiều.
  • Giai đoạn Postlarvae tiến hành thay nước hằng ngày lúc 7 giờ sáng. Dùng lưới 18 T hay 15 T và 12T tùy theo kích thước tôm. Hút và cấp khoảng 3,5 m3. Cấp nước 2 lần sáng chiều.
  • Khi hút nước phải vệ sinh thành bể bằng xốp và iophor nồng độ 10.000 ppm. Sau khi sử dụng xong dụng cụ thay nước và vệ sinh thành bể phải vệ sinh sạch sẽ và ngâm trong dung dịch iophor nồng độ 10000 ppm.
  • Giai đoạn Postlarvae 1 – 3 nếu chất lượng nước tốt, trong thì có thể 2 ngày thay nước 1 lần.
  • Mức nước trong các bể ổn định khoảng 12 m3 và đều nhau.

3.2.5.Chuẩn bị đóng gói và vận chuyển tôm giống

Số thứ tự bể đạt tiêu chuẩn thả giống

Bộ phận thí nghiệm kiểm tra chất lượng tôm giống, thông báo số bể và số lượng bể đạt tiêu chuẩn chất lượng cho trưởng bộ phận, nhân viên tôm con biết để chuẩn bị việc đóng gói tôm, theo giấy báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng và kiểm dịch tôm giống.

Tôm trước khi bán cho khách hàng Postlarvae 12 > 9mm.

Chuẩn bị dụng cụ

Lưới thay nước và ống hút nước. Postlarvae 4 dùng lưới 15 T, Postlarvae 12 dùng lưới 12 T. Vợt vớt tôm giai đoạn Postlarvae (kích thước 12 T). Thau múc nước kích thước 2,5 lít. Xô nhựa kích thước 10 – 15 lít. Divo sục khí.

Chuẩn bị nước đựng tôm

Chuẩn bị nước trong thùng đựng tôm có độ mặn xấp xỉ với yêu cầu của khách hàng, sử dụng artemia để làm thức ăn để tôm khỏi cắn nhau. Luôn luôn bơm khí từ air pump và pure ôxy gen vào thùng với tỷ lệ 3 - 5 cùm/thùng.

Giảm khối lượng nước ở trong bể hoặc trong thùng bằng lưới thay nước cho đến khi khối lượng nước còn khoảng 10 – 20% trong bể nuôi. Trong quá trình giảm nước cần phải vỗ vỗ nước xung quanh lưới nhằm để ngăn chặn không cho tôm mắc vào lưới và giảm khối lượng khí trong bể cho phù hợp với mức nước.

Vớt tôm

Khi giảm khối lượng nước trong bể nuôi đến mức cần thiết rồi, sau đó múc tôm ra khỏi bể bằng cách sử dụng vợt múc tôm và phải múc thật cẩn thận để tránh cho tôm không bị thương. Sử dụng thau kích thước 2,5 lít múc tôm trong vợt cho vào thùng chuẩn bị chuyển và với mật độ không quá 50000 con/thùng 10 lít, cần cung cấp ôxy trong suốt quá trình thực hiện công việc này.

Chuyển tôm qua thùng đựng tôm

Việc chuyển tôm từ bể nuôi sang thùng đựng tôm phải cẩn thận điều chỉnh trạng thái tôm và nhiệt độ nước cho có giá trị tương đương trước khi thả tôm xuống nước sử dụng thời gian khoảng 5 – 10 phút. Mật độ của tôm trong thùng không quá 10000 con/lít.

Khuấy lọc tôm yếu và cặn bã

Sau khi chuyển tôm sang thùng đựng xong phải lấy các tất cả các đá bọt ống dẫn khí ra khỏi thùng đựng. Sử dụng thau 2,5 lít khuấy nước trong thùng tôm 4 – 5 lần.

Đợi cho đến khi nước trong thùng ngừng quay. Sử dụng ống hút cặn bã và hút tôm yếu, chết ra khỏi trung điểm của đáy thùng xả vào vợt nằm trong xô 10 lít. Cho đá bọt ống dẫn khí vào để tăng không khí trong thùng tôm. Khuấy tôm đã được tách riêng đó thêm lần nữa, cho những con tôm khỏe mạnh vào lại trong thùng và vứt cặn bã, tôm yếu, chết.

Điều chỉnh nhiệt độ nước trong thùng đựng tôm, chỉnh nhiệt độ nước sau khi khuấy để lấy những con tôm yếu, chết và cặn bã xong bằng cách dùng đá lạnh cho vào túi nilon buộc chặt rồi ngâm vào nước và kiểm soát nhiệt độ không quá 20/giờ nhằm mục đích cho nhiệt độ xấp xỉ hoặc bằng nhiệt độ của nước đóng tôm (+ 20C). bơm trực tiếp ôxy vào thùng nước đóng tôm sau đó điều chỉnh hàm lượng ôxy hòa tan trong nước (DO) > 15 ppm.

Phương pháp xử lý các sản phẩm tôm con không mong muốn

Các mẫu nhiễm vi rút bao gồm tôm trong bồn nước thải, tôm nuôi thử trong hệ thống recycle, thức ăn tươi artemia, tôm trong quá trình nuôi. Hòa tan chlorine bột vào nước ngọt, sau 5 phút thì đánh vào bể tôm nồng độ chlorine 300 ppm ngâm trong 3 giờ hoặc 200 ppm ngâm trong 24 giờ (SHV/PR-DC-33). Sau đó xả bỏ.

Xác tôm chết được thu gom bằng lưới T12 cho vào bịch và mang đi chôn tại khu vực xử lý.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản xuất 100 – 200 triệu tôm post/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

4.1.Giai đoạn thi công, xây dựng

Hiện trạng khu vực thực hiện dự án trang trại giống nuôi trồng thủy sản đã được xây dựng hầu hết các hạng mục công trình. Chủ dự án sau khi thuê lại đất đã cải tạo lại một số công trình cho phù hợp với quy mô nuôi trồng thủy sản và đã hoàn thiện giai đoạn thi công, xây dựng. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu chính trong giai đoạn thi công xây dựng là nhập các trang thiết bị, lắp đặt vào bể nuôi để chuẩn bị nuôi trồng thủy sản. Cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1.2. Công trình, thiết bị, vật tư trong quá trình thực hiện dự án

 

STT

 

Nguyên liệu

 

Đơn vị

Khối lượng/ Số lượng

 

Ghi chú

I

Các công trình xây dựng

1

Hệ thống bể lọc

Bể

1

Đã hoàn thiện cải tạo

2

Hệ thống bể chứa và xử lý nước biển

Bể

3

Đã hoàn thiện cải tạo

3

Hệ thống bể cho đẻ

Bể

12

Đã hoàn thiện cải tạo

4

Hệ thống bể ương ấu trùng

Bể

6

Đã hoàn thiện cải tạo

5

Bể nuôi tảo

Bể

1

Đã hoàn thiện cải tạo

6

Bể xử lý nước thải

Bể

1

Đã hoàn thiện cải tạo

7

Công trình tường bao

CT

1

Đã hoàn thiện cải tạo

8

Công trình nhà ở

CT

1

Đã hoàn thiện cải tạo

II

Vật tư thiết bị cần thiết

9

Máy bơm nước biển

Cái

8

 

10

Máy bơm nước ngọt

Cái

4

 

11

Máy nén khí

Cái

6

 

12

Máy phát điện

Cái

2

 

13

Hệ thống ống sục và dẫn khí

HT

18

 

14

Dụng cụ thí nghiệm

Bộ

2

 

15

Các loại lưới

Bộ

18

 

16

Các loại xô nhựa, thau chậu

Bộ

10

 

(Nguồn: Thuyết minh dự án)

*Nguồn cung cấp vật liệu

Các vật tư, thiết bị sẽ được chủ dự án mua tại các cơ sở bán trang thiết bị trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

4.2.Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn hoạt động

4.2.1.Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ một đợt nuôi

Bảng 1.3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng phục vụ một đợt nuôi

STT

Nguyên liệu

Số lượng

I

Nguyên liệu nuôi tôm

1

Số lượng tôm bố mẹ một đợt nuôi

600 con (300 con mẹ, 300 con bố)

2

Thức ăn tổng hợp

650 kg

3

Khối lượng bao bì đóng gói

1.000 kg

II

Hóa chất sử dụng

1

Chlorin

95kg

2

Iodin

325kg

3

Thuốc tím

15kg

4.2.2.Nhu cầu sử dụng điện, nước

a.Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện: nguồn điện phục vụ dự án được lấy từ nguồn điện hiện có tại địa phương.

Ngoài ra, chủ dự án trang bị hai máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu điêzen, công suất máy phát điện là 2000KVA để lấy điện thắp sáng và chạy máy bơm nước, vận hành hệ thống sục dẫn khí khi mất điện.

b.Nhu cầu sử dụng nước

Nước cấp thường xuyên cho hoạt động nuôi trồng thủy sản và cho hoạt động sinh hoạt của công nhân. Nhu cầu sử dụng nước được xác định dựa vào định mức tiêu chuẩn sử dụng nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Nước cấp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản được lấy từ nguồn nước sông Thái cạnh khu vực thực hiện dự án, nước cấp sinh hoạt được lấy từ nguồn hệ thống cấp nước sinh hoạt của địa phương.

Nước sinh hoạt

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 120 lít/người/ngày đêm (theo TCXDVN 33:2006/BXD, Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình của Bộ Xây dựng). Với tổng số người có mặt thường xuyên tại trang trại là 20 người. Lượng nước tính toán cấp cho mục đích sinh hoạt tương ứng là: 2,4 m3/ngày.đêm cho trang trại.

Nước cấp nuôi trồng thủy sản

Nhu cầu cấp nước cho quá trình nuôi trồng thủy sản bao gồm: nước cấp cho ao nuôi tôm, nước vệ sinh các bể, nước cấp nuôi tảo,...

Do thời gian nuôi trồng thủy sản chỉ có 2 vụ trong năm, mỗi vụ nuôi kéo dài khoảng 3 tháng. Chủ dự án sẽ lấy nước từ sông và tiến hành xử lý, lưu trữ vào các bể chứa nước để phục vụ nuôi trồng thủy sản giai đoạn sau. Dự kiến một đợt nuôi trồng thủy sản cần cấp lượng nước khoảng 15.000m3, ước tính khoảng 200m3 nước/ ngày đêm.

Tổng nhu cầu cấp nước cho trang trại

Nước cấp cho sinh hoạt: 2,4m3/ngày.đêm.

Nước cấp cho nuôi trồng thủy sản một vụ: 15.000m3.

Cấp nước PCCC:

Lượng nước chữa cháy trong nhà, lượng nước dự trữ cho chữa cháy được tính cho 2 đám cháy tối thiểu là 3 giờ, với lưu lượng q = 2,5 l/s/1 đám cháy (TCVN 2622:1995, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình) QCCtn= n × q × t = 2 × 2,5 l/s/1 đám cháy × 180 phút x 60s = 54 m3.

Lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà là 10 l/s (TCVN 2622:1995, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình) trong thời gian 3 giờ. QCCnh = 10 × 3.600 × 5 = 180 m3.

Thoát nước cho dự án

Nước thải của dự án

Lượng nước thải của dự án phát sinh bao gồm:

+ Nước thải sinh hoạt hàng ngày của dự án: 2,4m3/ngày đêm.

+ Lượng nước thải của trang trại: một vụ nuôi trồng thủy sản ước tính sử dụng 15.000m3 nước, sau mỗi vụ nuôi, nước sẽ được xử lý qua hệ thống và qua bể lọc trước khi xả ra môi trường. Dự kiến thời gian xả thải ước tính kéo dài 40 ngày, lưu lượng xả mỗi ngày 375m3/ngày.đêm.

Nước mưa bề mặt của dự án

Xung quanh trang trại, các khu kỹ thuật được đào xây dựng các rãnh thu nước mưa bề mặt trên toàn bộ khuôn viên và xả ra kênh tiêu thoát nước của xã.

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

5.1.Hiện trạng quản lý, sử dụng khu đất thực hiện dự án

a.Hiện trạng quản lý

Hiện trạng khu đất thực hiện dự án là đất nuôi trồng thủy sản.

b.Hiện trạng sử dụng đất

Vị trí: Theo sơ đồ, tọa độ các điểm khép góc khu vực đất để thực hiện Dự án trang trại giống nuôi trồng thủy sản thuộc địa giới hành chính thôn Thọ Nhân, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Diện tích: Khu đất dự án có tổng diện tích là 29.648,5m2.

Hiện trạng sử dụng đất: Khu đất có hiện trạng là đất nuôi trồng thủy sản thuộc thửa đất số 1150, tờ bản đồ số 6 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số 00809/CM ngày 23/12/2019 và được gia hạn cho chủ dự án vào ngày 30/6/2020, thời gian sử dụng đất đến 10/4/2070.

Về quy hoạch: Các vị trí quy hoạch, xây dựng trang trại phù hợp với điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu và các quy hoạch khác của địa phương.

Hình 1.3. Một số ảnh hiện trạng khu vực thực hiện dự án

c.Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án

Vị trí xây dựng Dự án là sự lựa chọn phù hợp về các yếu tố kinh tế - xã hội, phù hợp với chủ trương và quy hoạch của tỉnh và địa phương, phù hợp với các quy hoạch chung, quy hoạch nông tôn mới.

Vị trí thực hiện dự án nằm cách xa khu dân cư và nằm trong khu vực nuôi trồng thủy sản của địa phương. Khu vực dự án trước đây cũng được đầu tư để phục vụ nuôi trồng thủy sản do đó vô cùng thuận lợi cho chủ dự án thực hiện trang trại giống nuôi trồng thủy sản.

Đường giao thông xung quanh khu vực dự án thuận tiện cho quá trình vận chuyển, đi lại.

Hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự án không có dấu hiệu ô nhiễm.

Như vậy, vị trí xây dựng Dự án là sự lựa chọn phù hợp về các yếu tố môi trường tự nhiên, đảm bảo cho tính ổn định và chất lượng của công trình, không can thiệp và gây tác động làm thay đổi các yếu tố môi trường tự nhiên.

d.Hiện trạng hạ tầng và thoát nước khu vực dự án

  • Hiện trạng về giao thông: Trong khu vực dự án hiện tại chỉ có các tuyến đường bê tông, đường ven đê, đường liên xã, huyện.
  • Hiện trạng về cấp nước: Nước trong khu vực dự án được lấy từ nước giếng và nước cấp từ nhà máy cấp nước tại địa phương.
  • Hiện trạng thoát nước: Trong khu vực dự án chưa xây dựng hệ thống thoát nước. Nước mưa được thoát chủ yếu theo bề mặt địa hình và thoát nước tự nhiên theo các rãnh thoát nước trong khu vực.

5.2.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

a.Khu dân cư lân cận dự án

Trong khu vực dự án không có dân sinh sống, khoảng cách từ ranh giới dự án đến khu dân cư gần nhất là 150 m về phía Bắc, tuy nhiên từ dự án phải qua sông Thái mới đến được vị trí các hộ dân.

b.Hệ thống đường giao thông

Khu vực dự án có điều kiện giao thông thuận lợi, các tuyến đường liên thôn, liên xã đã được xây dựng đảm bảo cho xe đi vào dự án thuận lợi.

c.Các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Khu vực thực hiện dự án là đất nuôi trồng thủy sản, xung quanh khu vực này có một số hộ dân cũng có hoạt động nuôi trồng thủy sản.

d.Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

  • Tại vị trí dự án không có khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đền thờ, miếu mạo, hay các công trình nhạy cảm khác.
  • Nước sông Thái đoạn qua khu vực án không được dùng để cấp nước sinh hoạt.
  • Xung quanh trang trại dân cư sinh sống thưa thớt, không có trường học, chợ và các địa điểm tập trung đông người.
  • Trong khu vực thực hiện dự án không có các danh lam thắng cảnh, các di tích khảo cổ cần được bảo vệ.

c.Đánh giá vị trí lựa chọn

Thuận lợi

  • Dự án được sự chấp thuận của các cấp chính quyền, phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển của tỉnh Nghệ An nói chung và địa phương xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu nói riêng.
  • Khu đất thực hiện Dự án không có dân cư lưu trú và không có các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  • Giao thông, thông tin liên lạc, các đầu mối kinh tế tương đối thuận lợi.
  • Trong khu vực không có các công trình văn hóa tôn giáo, di tích lịch sử, các khu bảo tồn sinh thái,...

Khó khăn

  • Chưa có hệ thống mương thoát nước chung.
  • Hệ thống giao thông tuy thuận lợi nhưng chỉ đáp ứng được lưu lượng xe vận tải quy mô nhỏ.

5.2.Các hạng mục công trình chính của dự án

5.2.1.Các thông số quy hoạch xây dựng

a.Diện tích sử dụng

Tổng diện tích của dự án là 29.648,5 m2. Tầng cao: 01.

Bảng 1.4. Các hạng mục công trình của dự án

TT

Hạng mục công trình

Số lượng

Diện tích sử dụng (m2)

Số tầng

 

Khu vực dự án

 

29.648,5

 

1

Hệ thống bể lọc

1

380

-

2

Hệ thống bể chứa và xử lý nước biển

3

12.949

-

3

Hệ thống bể cho đẻ

12

5.760

-

4

Hệ thống bể ương ấu trùng

6

2.880

-

5

Bể nuôi tảo

1

3.076

-

6

Bể xử lý nước thải

1

378

-

7

Công trình tường bao

1

-

-

8

Công trình nhà ở

1

583

1

9

Hệ thống sân đường nội bộ

1

3.642,5

-

b.Khối lượng các hạng mục công trình chính

Các hạng mục công trình chính của khu trang trại bao gồm:

+ Nhà văn phòng, điều hành, nhà ở công nhân;

+ Khu vực bể nuôi tôm;

+ Khu vực bể nuôi tảo.

5.2.2.Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Cấp nước: Nguồn nước cấp nuôi trồng thủy sản được lấy từ nước sông Thái và bơm vào các bể chứa nước, nước sau đó sẽ được bơm qua bể lọc, sau khi lọc xong sẽ bơm chuyển về bể chứa thứ 2 để lắng lại trước khi cấp cho các bể nuôi. Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ nước cấp trong khu vực và nước giếng.

Cấp điện: Nguồn điện cấp cho dự án được lấy từ lưới điện chung của khu vực để cấp cho các hạng mục công trình của dự án.

Thoát nước mưa trong khuôn viên các bể nuôi, khu điều hành, khu kỹ thuật: bố trí hệ thống mương, cống thoát nước thu gom toàn bộ dẫn về các hố ga thu gom, lắng cặn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Quy trình xử lý nước thải (theo sơ đồ công nghệ) như sau:

+ Nước thải sinh hoạt: thu gom từ nhà vệ sinh => bể tự hoại => nguồn tiếp nhận.

+ Nước thải sau mỗi vụ nuôi trồng thủy sản: bơm vào bể xử lý nước thải => bể lắng 1 => bể lắng 2 (thêm hóa chất Chlorine) => Bể lọc => Bể chứa => nguồn tiếp nhận.

Xử lý chất thải rắn: Thu gom toàn bộ, phân loại và vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung của địa phương theo đúng quy định. Đối với xác động vật chết, phải được thu gom 100% và tùy vào tình hình thực tế để áp dụng hình thức xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

5.4.Tiến độ và nguồn vốn thực hiện dự án:

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày thuê đất. Căn cứ điều kiện thực tế của hộ kinh doanh, tiến độ thực hiện của dự án được dự kiến như sau:

  • Hoàn thiện cải tạo, lắp đặt các công trình vào quý II/2024.
  • Triển khai nuôi trồng từ quý III/2024.
  • Tổng vốn đầu tư của dự án là 21 tỷ đồng.
  • Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có, vốn vay ngân hàng.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án đầu tư trồng chuối công nghệ cao

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com