Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án công trình khu thể thao

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án công trình khu thể thao và các hạng mục phụ trợ. Dự án là sân bóng, sân thể thao, kết hợp bãi đỗ xe với đặc thù chủ yếu là điểm sân bóng đá.

Ngày đăng: 01-04-2025

14 lượt xem

MỞ ĐẦU

1.Xuất xứ của dự án

1.1.Thông tin chung về dự án

Đông Bắc là một xã miền núi của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách thị trấn Bo 8 Km về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp xã: Hợp Tiến. Phía Bắc giáp 2 xã: Bình Sơn và Xuân Thủy. Phía Đông giáp xã Vĩnh Đồng, phía Tây giáp xã Vĩnh Tiến. Công trình Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi tiến hành nhằm mục tiêu hoàn thiện tiêu chí số 6 văn hoá xã hội theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2021 của thủ tướng Chính Phủ Ban hành bộ tiêu chí Quốc Gia về xã nông thôn mới và bộ tiêu chí Quốc Gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 cũng như nâng cao chất lượng chất lượng đời sống văn hoá, xã hội, thể dục thể thao cho nhân dân xã trong xã.

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Dự án do UBND huyện Kim Bôi phê duyệt trong Quyết định số 1646/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2023 về phê duyệt Báo các Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi.

1.3.Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án phù hợp với Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 24/03/2021 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 trương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Dự án phù hợp với nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18/12/2020 về quy hoạch nông thôn mới đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (giai đoạn 1) xã Đông bắc, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

2.Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

* Luật:

  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được thông qua ngày 17/11/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022;
  • Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
  • Luật Điện lực số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được thông qua ngày 20/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013;
  • Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019.

*Nghị định:

  • Nghị định 08/2022/NĐ – CP Nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường được thông qua từ ngày 10 tháng 01 năm 2022;
  • Nghị định số 40/2020/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 06/04/2020 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

*Thông tư:

  • Thông tư 02/2022/TT – BTNTM ban hành ngày 10/01/2022 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

*Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

  • QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
  • QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
  • QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
  • QCVN 40: 2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
  • QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuâṭ quốc gia về tiếng ồn;
  • QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuâṭ quốc gia về độ rung.
  • QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

2.2.Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

  • Báo cáo Kinh tế kỹ thuật dự án “Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi”.
  • Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án “Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi”.
  • Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

3.Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Dự án “Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi” được xây dựng tại xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Bôi làm chủ đầu tư. Cơ quan lập Báo cáo ĐTM là Công ty cổ phần.....

4.Tổ chức thực hiện

Công tác lập Báo cáo ĐTM Dự án được thực hiện dựa trên các cơ sở thông tin, số liệu thu thập trong các đợt khảo sát thực địa cùng với các tính toán của các chuyên gia môi trường có kinh nghiệm kết hợp các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước.

Quy trình lập Báo cáo ĐTM “Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi” được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu, thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư;

Báo cáo thuyết minh Dự án “Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi”.

  • Các sơ đồ mặt bằng, cấu trúc các hạng mục của Dự án.
  • Quy trình quản lý và kiểm soát các hạng mục thi công, vận hành Dự án.
  • Các biện pháp khắc phục ô nhiễm.

Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, Kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện Dự án.

Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, Kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án.

Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường.

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án.

Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường. Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường.

Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lấy ý kiến của UBND xã Đông Bắc. Bước 9: Xây dựng báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án.

Bước 10: Hội thảo sửa chữa và có qua tư vấn để thống nhất trước khi trình thẩm định.

Bước 11: Trình Đơn xin thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án tới cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Bước 12: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM.

Bước 13: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên trong Hội đồng thẩm định.

5.Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Các phương pháp sử dụng trong quá trình lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án “Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi” của UBND Xã Đông Bắc được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 2. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

Tên phương pháp

Mục tiêu

Phạm vi áp dụng

Phương pháp ĐTM

 

 

 

 

Phương pháp danh mục môi trường

- Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong quá trình thực hiện ĐTM. Dựa trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, nhóm tư vấn tiến hành phân chia thành các danh mục tác động trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng các hạng mục công trình và giai đoạn hoạt động của dự án. Trên cơ sở đó phân tích các tác động của dự án đến môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn,…

 

 

 

 

- Chương 3: Đánh giá tác động môi trường.

 

 

 

Phương pháp đánh giá nhanh

- Dựa trên các hệ số, mô hình tính toán tải lượng ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang được áp dụng phổ biển để tính toán, dự báo phạm vi ảnh hưởng, tải lượng, nồng độ phát thải ô nhiễm khí thải, nước thải trong quá trình lắp đặt thiết bị và trong quá trình dự án đi vào hoạt động.

- Chương 3: Đánh giá tác động môi trường.

Phương pháp chuyên gia

- Trao đổi, tận dụng tối đa các ý kiến chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực này nhằm xác định tính chính xác trong việc lập báo cáo ĐTM.

Chương 3,

Chương 4,

chương 5.

Phương pháp tổng hợp

  • Phương pháp tổng hợp là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp các số liệu thu thập, kết quả phân tích, số liệu tính toán và so sánh chúng với các TCVN, QCVN hiện hành. Trên cơ sở kết quả của các phương pháp so sánh rút ra kết luận về quy mô, phạm vi tác động, ảnh hưởng của dự án đến môi trường.
  • Từ các kết luận thu được, phương pháp tổng hợp cũng cho phép đề xuất, lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tác động tối ưu nhất, kinh tế nhất nhằm giảm thiểu mức độ gây ra ô nhiễm môi trường

Chương 4: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án.

Phương pháp khác

Phương pháp       điều tra, khảo sát thực địa

- Thực hiện điều tra đánh giá hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án.

Chương 2: Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện Dự án.

 

 

 

 

 

 

Phương pháp phân tích môi trường

- Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp quan tâm, nghiên cứu các nội dung, thông tin liên quan đến dự án, các số liệu đã thu thập, các kết quả phân tích thu được từ quá trình đo đạc tại thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm. Từ kết quả nghiên cứu này để đưa ra đặc điểm các tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong từng giai đoạn triển khai khác nhau của dự án.

Chương 2: Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện Dự án.

Chương 3: Đánh giá tác động môi trường.

6.Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

6.1.Thông tin về dự án

Thông tin chung:

+ Tên dự án: Công trình: Khu thể thao và các hạng mục phụ trợ xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi.

+ Địa điểm thực hiện: Xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

+ Chủ dự án: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện.

Phạm vi, quy mô, công suất của dự án:

+ Phạm vi, quy mô:

  • Hiện trạng xây dựng công trình và phạm vi nghiên cứu dự án:
  • Khu vực xây dựng sân thể thao nằm trong khu quy hoạch của xã Đông Bắc.
  • Xây dựng công trình với tổng diện tích khoảng 0.43 ha gồm:
  • Giải phóng mặt bằng;
  • Kè đá;
  • Nhà bảo vệ: 1 tầng, 13m2;
  • Cổng, tường rào;
  • Nhà để xe: diện tích 81m2;
  • Nhà vệ sinh: Nhà 1 tầng, tổng diện tích 61,9m2;
  • Sân đường nội bộ.
  • Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

+ Các hạng mục công trình: Nhà nhà bảo vệ, khu vệ sinh (1 tầng)

+ Các hạng mục phụ trợ:

+ Sân vườn

+ Cổng, tường rào

+ Khu để xe

+ Sàn nền, thoát nước ngoài nhà

+ Hệ thống điện chiếu sáng

Hoạt động của dự án:

Dự án sau khi đi vào hoạt động, sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Đông Bắc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong khu nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển chung của xã hội.

Đảm bảo vệ sinh môi trường, là tiền đề để phát triển hạ tầng dân cư và đô thị theo quy hoạch và là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Đông Bắc nói chung và của huyện Kim Bôi nói riêng. Đảm bảo những điều kiện về văn hoá xã hội nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng chất lượng đời sống văn hoá, xã hội, thể dục thể thao.

6.2.Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án được thống kê và thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường

Các giai đoạn của dự án

Các hoạt động của dự án

Các tác động môi trường

Môi trường bị tác động

 

 

 

 

Thi công, xây dựng

- Hoạt động của phương tiện cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường.

 

  • Bụi,    CO,    CO2, NOx, CO2, HC…
  • Tiếng ồn, độ rung.

 

Tác động đến môi trường không khí.

- Hoạt động đào, đắp, san lấp mặt bằng.

  • Chất thải rắn.
  • Nước mưa chảy tràn.

- Tác động đến môi trường đất, không khí, tiếng ồn.

 

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công.

- Nước thải sinh hoạt.

- Tác động đến môi trường nước, đất, không khí.

 

- Thi công xây dựng.

 

- Chất thải rắn.

- Tác động đến môi trường      nước, đất, không khí.

 

 

- Nước mưa chảy tràn.

 

 

- Giẻ lau dầu mỡ, dầu mỡ thải.

 

 

- Gây mất an toàn giao thông trong khu vực do tăng mật độ phương tiện.

 

 

- Tác động đến bề mặt môi trường đất và hệ sinh thái đồng ruộng;

 

 

- Các hoạt động khác

- Sức khỏe công nhân thi công, dân cư địa phương

Môi trường đất, nước, không khí.

 

-    Ảnh   hưởng    đến KTXH địa phương;

 

 

- An toàn lao động;

 

Dự án đi vào hoạt động ổn định

- Khí thải từ các hoạt động đốt chát nhiên liệu của các phương tiện giao thông

 

 

Tác động đến môi trường không khí.

 

  • Nước mưa chảy tràn.
  • Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của người qua lại khu vực dự án.
  • Bụi,    CO,    CO2, NOx, CO2, HC…
  • Tiếng ồn, độ rung.

 

Tác động đến môi trường nước.

Tác động đến môi trường đất, nước và không khí

 

- Chất thải rắn của người ra vào sân bóng

 

 

 

- Rác thải, lá cây rụng

 

 

6.3.Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải có thể phát sinh theo các giai đoạn của dự án

6.1.Các tác động môi trường chính của dự án

Giai đoạn thi công xây dựng:

  • Hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng dự án.
  • Hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng phục vụ thi công các công trình của Dự án.
  • Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng phát sinh nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt.
  • Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công, phế thải và hoạt động thi công xây dựng phát sinh bụi, khí thải, nước thải xây dựng, chất thải rắn xây dựng, chất thải nguy hại, tiếng ồn; ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hoạt động giao thông khu vực.
  • Hoạt động thi công các công trình xây dựng như kè đá, nhà để xe, tường rào, cổng sẽ phát sinh bụi cuốn lên từ bề mặt công trường, khí thải từ các máy móc tham gia thi công xây dựng sử dụng nhiên liệu xăng, dầu ; Nước thải từ các hoạt động thi công xây dựng, phun rửa xe ; Chất thải nguy hại từ hoạt động thi công xây dựng công trình, tiếng ồn, rung động…

Giai đoạn hoạt động ổn đinh:

  • Hoạt động của các phương tiện giao thông cá nhân của nhân dân khi đến với công trình thể thao xã chủ yếu phát sinh khí thải bao gồm: Bụi, SO2, CO, NOx.
  • Hoạt động tập trung của quần chúng nhân dân tham gia thể dục, thể thao, các hoạt động tập thể như: Mít tinh, hội họp, thi đấu thể thao sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt, tiếng ồn.
  • Hoạt động nạo vét, bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải định kỳ phát sinh bùn thải ; hút bể phốt tại nhà vệ sinh chung.
  • Các vị trí tập kết tạm thời chất thải rắn sinh hoạt có khả năng phát sinh khí thải gây mùi hôi và gây mất mỹ quan đô thị.
  • Quy mô tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4. Quy mô tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

 

STT

Tác động môi trường

Vùng bị ảnh

hưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

  • Trong giai đoạn thi công xây dựng:

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh với khối lượng khoảng 2,0 m3/ngày. Thành phần chủ yếu bao gồm: Chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh (Coliform, E.coli).

+ Nước thải xây dựng phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công, thành phần chủ yếu gồm: Chất lơ lửng, các chất vô cơ, dầu mỡ,…

+ Nước thải phát sinh từ quá trình rửa xe trước khi ra khỏi công trường với khối lượng khoảng 5,0 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng (SS), váng dầu mỡ.

  • Trong giai đoạn vận hành:

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ Dự án với khối lượng khoảng 1- 2 m3/ngày đêm trong ngày cao điểm có thể tập trung bà con nhân dân tham gia phong trào thể dục thể thao tập thể.

+ Thành phần nước thải chủ yếu gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Môi trường nước

 

 

 

 

 

 

 

 

2

  • Trong giai đoạn thi công:

+ Từ hoạt động thi công san nền: Chủ yếu phát sinh bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động vận chuyển đất đá, vật liệu san nền, thành phần chủ yếu gồm: Bụi, SO2, CO, NOX, VOC,...

+ Từ hoạt động thi công xây dựng: Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Thành phần chủ yếu gồm: Bụi, SO2, CO, NOX, VOC,...

  • Trong giai đoạn vận hành:

+ Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào khu thể dục thể thao xã

+ Khí thải hôi thối phát sinh từ khu tập kết rá thải chưa được thu gom kịp thời:

+ Khí thải hôi thối phát sinh từ bể phốt tự hoại nếu bị hở,…

 

 

 

 

 

 

- Môi trường không khí

 

 

 

 

3

  • Trong giai đoạn thi công:

+ Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án.

  • Trong giai đoạn vận hành:

+ Phát sinh tiếng ồn không đáng kể, chủ yếu là tiếng ồn khi tổ chức các sự kiện như: mít tinh, thể dục thể thao tập thể, các hoạt động tập trung đông người khác.

+ Trong giai đoạn vận hành không phát sinh rung động.

 

 

 

- Môi trường không khí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

  • Trong giai đoạn thi công:

+ Sinh khối từ quá trình dọn dẹp mặt bằng: Phát sinh khoảng 2 tấn, thành phần chủ yếu là cây cỏ, thảm thực vật.

+ Bùn đất từ quá trình bóc lớp đất hữu cơ bề mặt: Phát sinh khoảng 2.645,21 m3, được thu gom về các khu vực trồng cây xanh tại dự án, không vận chuyển đổ thải ra ngoài.

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh với khối lượng khoảng 20 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: Các loại bao bì, vỏ chai lọ, thức ăn thừa,…

+ Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án với khối lượng khoảng 50 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: Các vật liệu xây dựng thải bỏ như đầu mẩu gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt,…), bìa carton, xà bần, gạch, vữa,…

  • Trong giai đoạn vận hành:

+ Chất thải sinh hoạt phát sinh với khối lượng lớn nhất khoảng 100 kg/ngày (tính trong ngày lớn nhất nơi có hoạt động thể dục thể thao tập thể chung, mít tinh chung, lễ hội). Thành phần chủ yếu gồm: Thức ăn thừa, vỏ bao nylon, giấy vụn, vỏ lon, thủy tinh,…

 

 

 

 

 

 

 

- Môi trường đất, nước, không khí

 

+ Bùn thải phát sinh từ quá trình nạo vét hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải với khối lượng trung bình khoảng 10-20 kg/ngày trong ngày nạo vét (Trung bình 1 tháng nạo vét 1 lần).

+ Cành cây, lá cây, cỏ,… phát sinh trong buổi thu gom định kỳ khoảng 50-80 kg (dự kiến trung bình 1 tháng sẽ tổ chức cắt cỏ/lần).

 

6.4.Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

*Các công trình biện pháp thu gom nước mưa

  • Đối với nước thải sinh hoạt: Bố trí 01 cụm nhà vệ sinh lưu động tại vị trí phù hợp gần các công trường thi công của dự án. Nhà vệ sinh lưu động có dung tích bể chứa nước thải khoảng 5 m3/nhà vệ sinh. Hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến thu gom và xử lý theo đúng quy định.
  • Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa tại công trường thi công. Các tuyến thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu vực bên ngoài công trường
  • Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước mưa xung quanh dự án, bố trí hố gom nước mưa và thoát ra khe của khu vực.

*Các công trình và biện pháp thu gom nước thải

  • Nhà vệ sinh công cộng: Nhà 1 tầng, tổng diện tích 61,9m2; Tổng chiều dài là 10,8m, chiều rộng là 5,4m; chiều cao nhà 3,6m, Tường ngăn xây gạch BT cao 2,4 m. Cos nền cao hơn cos sân hoàn thiện 0,2m,
  • Bể phốt tự hoại 3 ngăn, dung tích 4 m3
  • Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được thoát ra khe.

*Các công trình và biện pháp xử lý bụi, khí thải

  • Bố trí, duy trì tại dự án 02 thùng chứa rác thải loại 150 l/thùng.
  • Giao tổ vệ sinh của xã thực hiện công tác thu gom rác thải trên địa bàn xã.
  • Áp dụng theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

*Các công trình và biện pháp quản lý chất thải nguy hại

  • Đơn vị được bàn giao quản lý công trình có trách nhiệm quản lý CTNH theo đúng quy định của pháp luật về phân loại, lưu giữ, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH với đơn vị có đủ chức năng. Trong phạm vi mỗi công trình sẽ có kho lưu giữ CTNH theo quy định.
  • Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định hiện hành.
  • Áp dụng theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

*Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

  • Xây dựng nội quy, quy chế sinh hoạt, hoạt động của công trình.
  • Áp dụng theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan.

*Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường khác

  • Giải pháp thiết kế chống sét: Theo tiêu chuẩn hiện hành.
  • Giải pháp thiết kế cấp nước cứu hoả, và nước sinh hoạt: Giếng khoan: Theo tiêu chuẩn hiện hành.
  • Xây dựng các phương án ứng phó đối với các sự cố, tai nạn lao động; tập huấn cho công nhân về thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn lao động; trang bị bảo hộ lao động; tăng cường phổ biến và hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động kỹ năng phòng, tránh, ứng phó sư cố tai nạn lao động.
  • Tăng cường kiểm tra an toàn công trình và phương tiện phòng chống cháy nổ.
  • Thường xuyên kiểm tra các loại phương tiện và thiết bị bốc xếp, vận chuyển vật liệu; điều vận tốt và xử lý nhanh sự cố.

6.2.Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

Giám sát chất lượng nước thải:

  • Thông số giám sát: pH, BOD5, TSS, NH4+, PO43-, Dầu mỡ động thực vật, Coliform.
  • Vị trí giám sát: sau hệ thống nhà vệ sinh di động trước khi thải ra ngoài môi trường.
  • Giám sát định kỳ: 06 tháng/ lần.
  • Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14: 2008/BTNMT - cột A

Giám sát chất lượng không khí:

  • Thông số giám sát: Nhiệt độ, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, CO.
  • Vị trí giám sát: 02 vị trí, KK1 vị trí đầu khu vực dự án; KK2 vị trí cuối khu vực dự án.
  • Giám sát định kỳ: 06 tháng/ lần.
  • Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05: 2013/BTNMT.

6.3.Giám sát môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Giám sát nước thải:

  • Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
  • Thông số: pH, BOD5, TSS, NH4+, PO43-, Dầu mỡ động thực vật, Coliform.
  • Vị trí lấy mẫu: tại điểm xả trước khi thoát vào hệ thống thu gom nước thải của thành phố.
  • Tần suất thực hiện: 06 tháng/lần.

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com