Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án nuôi trồng thủy hải sản. Công nghệ nuôi hàu, cá: Nuôi thả tự nhiên, theo hình thức giàn dây treo và lồng bè.
Ngày đăng: 04-04-2025
6 lượt xem
NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
- Tên dự án: Dự án Nuôi trồng thuỷ hải sản tại phường Cẩm Thuỷ và phường Cẩm Bình của Công ty TNHH công nghệ và dịch vụ thương mại môi trường Quảng Ninh.
- Địa điểm thực hiện: phường Cẩm Thủy và phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH công nghệ và dịch vụ thương mại môi trường Quảng Ninh.
a. Quy mô dự án:
- Quy mô sử dụng khu vực biển của dự án: 46,05 ha, được chia thành 02 khu vực
+ Tại phường Cẩm Thuỷ, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Ô số 4 trên bản đồ quy hoạch), diện tích 396.896m2.
+ Tại phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Ô số 47 trên bản đồ quy hoạch), diện tích 63.604m2.
- Quy mô đầu tư: Đầu tư hệ thống nuôi hàu, cá bằng vật liệu nhựa HDPE thân thiện môi trường, phù hợp với quy định của nhà nước.
- Độ sâu khu vực biển sử dụng: 2-7m; độ sâu khu vực biển sử dụng: 7m.
- Quy mô sản lượng: Nuôi hàu 5,4 tấn/ha/năm; nuôi cá 6 tấn/ha/năm.
- Quy mô lao động: 10 người. Trong đó: số lao động tại phường Cẩm Thuỷ là 5 người, tại phường Cẩm Bình là 5 người.
(Hình ảnh minh họa dự án)
- Công nghệ nuôi hàu, cá: Nuôi thả tự nhiên, theo hình thức giàn dây treo và lồng bè.
a. Các hạng mục công trình chính
* Khu vực 1 tại phường Cẩm Thuỷ:
- Nhà điều hành: Nhà điều hành kết hợp nhà trông coi, nhà kho có kích thước 100m2/nhà, kết cấu gỗ lắp ghép, mái tôn, nổi trên nền phao nhựa HDPE (hiện có).
- Thiết kế và bố trí 02 loại giàn bè nuôi hàu; trong đó:
+ Giàn nuôi thương phẩm: Được thiết kết 22 dàn bè treo gây nuôi, mỗi dàn 17 dây, chiều dài dây 250 mét, khoảng cách giữa 2 dây cách 3,5 m, khoảng cách giữa các giàn 60 m; vật liệu nổi theo quy chuẩn địa phương; mỗi dây bố trí 130 quả phao HDPE; tổng số phao HDPE là 48.620 quả; trung bình 2.210 quả/giàn.
+ Giàn ương giống: Bố trí 02 bè tre có kích thước 64 m2/bè, vật liệu sử dụng phao nhựa HDPE trung bình 12 quả/bè.
- Trang thiết bị: Trang bị 01 phương tiện xuồng máy có chiều dài 16 m, 01 bông tông thu hoạch có kích thước dài 10 m và chiều rộng 2,6 m.
- Máy phát điện 01 chiếc; công suất 8 KWA; năng lượng mặt trời 2 tấm để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
* Khu vực 2 tại phường Cẩm Bình:
- Nhà điều hành: Nhà điều hành kết hợp nhà trông coi, nhà kho có kích thước 100m2/nhà, kết cấu gỗ lắp ghép, mái tôn, nổi trên nền phao nhựa HDPE (hiện có).
- Thiết kế 02 loại lồng bè nhựa HDPE nuôi cá:
+ Lồng vuông sử dụng vật liệu HDPE chất lượng cao, kết cấu sử dụng 02 ống HDPE và cùm kết nối chắc chắn. Nhờ vậy, lồng có độ bền cao, độ dẻo dai cao, chống va đập. Khả năng chịu được gió mạnh, chịu được bão cấp 10 và sóng biển 9m.
+ Lồng tròn sử dụng vật liệu nhựa HDPE chất lượng cao, với kết cấu 02 ống HDPE và cùm kết nối chắc chắn, được sử dụng phổ biến ở những nơi sóng lớn, chịu được bão lên tới cấp 12 và sóng biển cao 14m.
- Trang thiết bị: Trang bị 01 phương tiện xuồng máy có chiều dài 16 m, 01 bông tông thu hoạch có kích thước dài 10 m và chiều rộng 2,6 m.
- Năng lượng mặt trời 2 tấm để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
b. Các hạng mục công trình phụ trợ
* Hệ thống giao thông
- Quy mô: Do dự án nằm trên khu vực biển nên hoạt động giao thông đi lại chủ yếu sử dụng tàu thuyền.
- Chức năng: Giao thông liên kết nội bộ khu vực và giữa các khu vực nuôi trồng thủy sản của dự án với nhau.
- Kết cấu giao thông liên kết tại mỗi khu nuôi trồng: Được bố trí lắp ghép bằng hệ thống ống HDPE có đường kính 750mm làm giàn nổi; mặt sàn được bố trí các loại ván ghép được thiết kế từ vật liệu composite.
- Giao thông đường thủy: 02 xuồng máy.
* Hệ thống cấp điện, chiếu sáng
Nguồn điện: lấy từ hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái khu vực nhà điều hành, nhà kho để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Dự phòng 01 máy phát điện công suất 8 KWA.
- Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động tự động 100%, không cần tác động vật lý từ bên ngoài vào. Sau khi lắp đặt xong, hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ hoạt động như sau:
+ Dòng điện 1 chiều sau khi được tấm pin tạo ra nhờ chuyển đổi năng lượng từ bức xạ mặt trời sẽ đi qua inverter để chuyển thành dòng điện cùng pha, cùng tần số mà các thiết bị điện sử dụng được.
+ Các thiết bị điện sẽ vận hành dựa trên dòng điện mặt trời. Sau khi dùng hết điện mặt trời, hệ thống sẽ tự lấy điện từ máy phát điện dự phòng để cung cấp cho các thiết bị điện sử dụng.
- Nguồn cấp điện cho toàn bộ khu vực dự án được lấy từ pin năng lượng mặt bằng và máy phát điện dự phòng bằng cáp Cu/xlpe/pvc/dsta/pvc 3 pha 4 dây, áp tô mát tủ điện tổng công trình loại 3 pha, áp tô mát tủ điện tầng loại 3 pha phù hợp với công suất điện của từng tầng; đèn chiếu sáng và quạt dùng dây pvc (2x1,5); ổ cắm, điều hòa dùng dây pvc (2x4).
Inverter: lắp đặt thiết bị inverter với công suất phù hợp để chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện 220V để sử dụng cho các thiết bị điện thông thường.
Máy phát điện dự phòng: Bố trí 01 máy phát điện dự phòng công suất 8kVA.
Cấp điện chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng ngoài trời đáp ứng các điều kiện về độ ổn định, tin cậy, an toàn và mỹ quan của công trình đồng thời tiết kiệm điện, hiệu suất cao.
c. Hệ thống cấp nước
Nguồn cấp nước: Nước sạch được mua từ đất liền vận chuyển đến khu vực dự án được lưu trữ tại 01 téc chứa nước tại mỗi khu vực phường Cẩm Thuỷ và phường Cẩm Bình (dung tích 2m3/téc) → khu vực sử dụng nước.
- Nước cấp vào các công trình được lấy từ 01 téc chứa nước (dung tích 2m3), nước được dẫn đến các khu vực dùng nước khu vệ sinh bằng ống Ø50, Ø40, Ø32 đi trong hộp kỹ thuật.
Nhu cầu sử dụng nước:
Nước cấp cho dự án bao gồm: Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của lao động làm việc tại dự án.
Tổng nhu cầu nước hàng ngày (không bao gồm nước dự trữ PCCC):
Bảng 1. Nhu cầu sử dụng nước của dự án
TT |
Đối tượng dùng nước |
Số lượng |
Tiêu chuẩn |
Lượng nước cấp (m3/ngày đêm) |
Căn cứ |
I |
Nước cấp sinh hoạt (Qsh) |
||||
1 |
Nước cấp sinh hoạt của 10 lao động |
10 người |
25 lít/người |
0,25 |
Bảng 4. TCVN 13606:2023 |
2 |
Nước cấp cho nhà ăn |
10 người |
25 lít/bữa ăn |
0,5 |
Bảng 1. TCVN 4513:1988 |
3 |
Nước dùng cho ở nội trú |
03 người |
100 lít/người |
0,3 |
Bảng 1. TCVN 4513:1988 |
4 |
Nước dùng cho khách đến mua hàng |
05 người |
15 lít/người |
0,075 |
Bảng 1. TCVN 4513:1988 |
II |
Nước dự phòng, rò rỉ (Qdp) |
|
15% (Qsh) |
0,15 |
|
|
Tổng (Q) – làm tròn |
|
|
1 |
|
=> Như vậy tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án khoảng 1 m3/ngày đêm.
- Nhu cầu nước PCCC = 162 m3 (theo Bảng 13, TCVN 2622:1995: Lưu lượng thiết kế mỗi họng: 15 l/s; Áp lực tại mỗi họng: 2,5 at ( 25 m.c.n) => Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ với lưu lượng 15l/s: MVT = 15x3x3600 = 162.000 lít = 162 m3), nước chữa cháy được lấy từ nước biển.
Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020): Khu vực thực hiện dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không sử dụng mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; không nằm trong khu vực bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; không thuộc vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận; không sử dụng đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Vị trí thực hiện dự án được chia thành 02 khu vực:
+ Tại phường Cẩm Thuỷ, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Ô số 4 trên bản đồ quy hoạch), diện tích 396.896 m2.
+ Tại phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Ô số 47 trên bản đồ quy hoạch), diện tích 63.604 m2.
a. Đánh giá, dự báo tác động do bụi, khí thải
- Nguồn phát sinh:
+ Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị với khoảng 03 sà lan và 02 máy móc.
+ Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động thi công lắp ghép công trình với khoảng 05 công nhân thi công.
- Thải lượng:
Định mức tiêu thụ dầu diesel của sà lan: 7 l/ca (tính mức tối đa), số lượng phương tiện thủy tham gia xây dựng là khoảng 3 phương tiện. Thời gian xây dựng là 01 tháng, mỗi ngày 1 ca. Như vậy, tổng lượng dầu sử dụng là: 7l/ca x 03 máy x 01 tháng x 30 ngày = 630 lit dầu. Khối lượng riêng của dầu là 820kg/m3, tương đương lượng dầu tiêu thụ là 516,6 kg dầu.
Că cứ theo tài liệu của WHO cung cấp về lượng phát thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra bụi: 0,94 kg; SO2: 2,8 kg; NO2: 12,3 kg; HC: 0,24kg, CO: 0,05kg. Như vậy tổng lượng phát thải cho hoạt động của tàu, sà lan trong 1 tháng xây dựng: 0,485 kg bụi; 1,445 kg SO2; 6,347 kg NO2; 0,124 kg HC; 0,026 kg CO.
Trung bình một ngày: 0,016 kg bụi; 0,048 kg SO2; 0,211 kg NO2 ; 0,0048kg HC; 0,00086kg CO. Lượng phát thải này được xem là ở mức trung bình.
* Các tác động do nguồn thải như sau:
+ Tác động đến sức khỏe con người:
Bụi và khí thải sẽ tác động mạnh và chủ yếu đến lao động trực tiếp tại mỏ, gây nguy cơ các bệnh về đường hô hấp (bệnh bụi phổi, khó thở…), bệnh về mắt (viêm mắt) và bệnh về thính giác (bệnh điếc nghề nghiệp, thính giác kém...).
+Tác động đến chất lượng môi trường không khí:
Bụi và khí thải ô nhiễm do hoạt động vận chuyển bằng đường thủy sẽ gây tác động đến môi trường không khí và môi trường nước biển ven bờ khu vực Dự án và trên tuyến đường vận chuyển vật liệu. Lượng phát thải theo tính toán được xem là tương đối nhỏ, ảnh hưởng cục bộ.
Nhận xét chung về các tác động do bụi và khí thải:
Đối tượng chịu tác động và quy mô:
+ Môi trường không khí trên trên vùng nước biển ven bờ khu vực Dự án 128ha.
+ Sức khỏe của lao động tại Dự án (5 lao động xây dựng và 12 lao động làm việc tại Dự án).
+ Môi trường sống của các sinh vật tại lân cận khu vực nuôi.
Thời gian tác động: trong thời gian xây dựng khoảng 1 tháng.
Mức độ tác động: cao tuy nhiên mang tính cục bộ, thời điểm.
Khả năng khôi phục của tác động: khả năng phục hồi của môi trường không khí cao, có thể phục hồi ngay sau khi kết thúc quá trình xây dựng.
b. Đánh giá, dự báo tác động do nước thải
* Đánh giá, dự báo tác động do nước thải sinh hoạt:
- Nguồn phát sinh: Sinh hoạt của 5 công nhân xây dựng các hạng mục xây dựng của dự án và các hộ dân của Công ty tham gia nuôi trồng thủy sản.
- Đặc tính nước thải: Đối với nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.
- Định lượng thành phần ô nhiễm trong nước thải: Theo tính toán ở chương I, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 1 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.
Theo tính toán thống kê của WHO, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2. Khối lượng chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt
STT |
Chất ô nhiễm |
Khối lượng (g/người.ngày) |
1 |
BOD5 |
45 – 54 |
2 |
COD |
72 – 102 |
STT |
Chất ô nhiễm |
Khối lượng (g/người.ngày) |
3 |
TSS |
70 – 145 |
4 |
Tổng N |
6 – 12 |
5 |
Tổng P |
0,8 – 4,0 |
6 |
Amoni |
2,4 – 4,8 |
7 |
Dầu mỡ |
10 – 30 |
8 |
Tổng Coliform (MPN/100ml) |
106 – 109 |
Căn cứ theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tải lượng các chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm |
Hệ số phát thải (g/người/ngày) |
Tổng thải lượng (kg/ngày) |
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) |
QCVN 14:2008, cột B (mg/l) |
BOD5 |
45 – 54 |
0,9-1,08 |
375 –450 |
50 |
COD |
72 – 102 |
1,44-2,04 |
600 – 850 |
- |
TSS |
70 – 145 |
1,4-2,9 |
583 – 1208 |
100 |
Amoni |
2,4 - 4,8 |
0,048-0,096 |
20 – 40 |
10 |
Tổng N |
6 – 12 |
0,12-0,24 |
50 – 100 |
- |
Tổng P |
0,8 – 4,0 |
0,016-0,08 |
6,7 – 33,3 |
- |
Dầu mỡ |
10 - 30 |
0,2-0,6 |
83,3 – 250 |
20 |
Tổng Coliform (MPN/ 100 ml) |
106 - 109 |
- |
106 - 109 |
5000 MPN/100 ml |
Feacal Coliform (MPN/ 100 ml) |
105 - 106 |
- |
105 - 106 |
- |
Nhận xét:
Từ kết quả tại bảng trên, so sánh nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt theo quy định của QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) cho thấy các thông số đều vượt xa mức quy định. Với kết quả tính toán trên, để lượng nước thải sinh hoạt sẽ không là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho môi trường nước trong khu vực và không làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con người mà đối tượng trực tiếp là các cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực dự án.
Nhận xét chung về các tác động do bụi và khí thải:
- Đối tượng chịu tác động:
+ Môi trường nước tại khu vực Dự án (nước biển vịnh Bái Tử Long);
+ Sức khỏe công nhân thi công xây dựng (5 người) và các hộ dân nuôi trồng;
+ Hệ sinh thái lân cận dự án (khu biển nuôi trồng thủy sản...).
- Thời gian tác động: Trong thời gian xây dựng, hoàn thiện lắp ghép các hạng mục công trình của dự án (1 tháng).
- Không gian tác động: Khu vực dự án và vùng lân cận.
- Mức độ tác động:
+ Mức độ tác động lớn đối với nước thải sinh hoạt, vượt QCVN 14:2008/BTNMT từ 2-3 lần. Dự án cần có biện pháp giảm thiểu tại nguồn.
c. Đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn
* Tác động do chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân thi công khu vực lắp ghép, nuôi trồng khoảng 5 người và các hộ dân của Công ty (12 người), khối lượng rác được xác định theo định mức thải là 1,0 kg/người/ngày (Theo QCVN 01:2021/BXD về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng” (tại thời điểm thi công xây dựng Dự án, thành phố Cẩm Phả đang là đô thị Loại II). Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt theo đó vào khoảng 17 kg/ngày, với thời gian thi công khoảng 1 tháng, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 510 kg. Nếu chất thải rắn sinh hoạt không được thu gom và xử lý hợp lý thì:
- Gây cản trở lưu thông khi vận chuyển các nguyên vật liệu thi công đến công trường và hoạt động thi công của công nhân.
- Tạo ra tình trạng ô nhiễm rác thải với đặc trưng là mùi hôi do các chất thải hữu cơ bị phân hủy, làm mất mỹ quan và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật gây hại như chuột, gián…phát triển.
- Những chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ, chứa các tác nhân gây bệnh nếu không có kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý hợp lý sẽ tạo các nguy cơ lớn đối với môi trường nước, không khí và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và công nhân thi công.
Tuy nhiên, tác động do rác thải sinh hoạt được đánh giá là “NHỎ” và có thể giảm thiểu được do: (i) Lượng chất thải phát sinh là không nhiều và được thu gom hàng ngày bởi công nhân thi công; (ii) Phát sinh cục bộ tại các địa điểm thi công; (iii) Nhà thầu sử dụng lao động địa phương để hạn chế lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.
* Tác động do chất thải rắn xây dựng:
Quá trình thi công lắp ghép các hạng mục công trình làm phát sinh các phế thải xây dựng như nhựa, vậy liệu lắp ghép loại bỏ,… với thải lượng ước tính khoảng 100kg. Loại chất thải này có khả năng tái sử dụng vì vậy được thu gom bán lại cho đơn vị thu mua phế liệu.
Vì vậy, tác động môi trường của chất thải xây dựng trong giai đoạn lắp ghép rất nhỏ, không đáng kể.
* Đánh giá, dự báo tác động do chất thải nguy hại:
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại bao gồm: (i) Vật liệu nhiễm dầu từ quá trình bảo trì máy móc thi công, sà lan thi công; (ii) Vỏ bao bì, thùng chứa dầu nhớt, thùng chứa xăng, sơn; (iii) đầu thừa que hàn. Khối lượng chất thải nguy hại phụ thuộc vào số lượng thiết bị/máy móc, nhân công, khối lượng nguyên vật liệu. Ước tính tổng khối lượng CTNH phát sinh được trình bày cụ thể như sau:
Dưới đây là bảng ước lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động xây dựng của dự án. Trung bình khoảng 22kg/tháng.
Bảng 4. Chất thải nguy hại phát sinh
STT |
Tên chất CTNH |
Dạng tồn tại |
Đơn vị |
Khối lượng |
Mã CTNH |
1 |
Giẻ lau mỡ động cơ thải |
Rắn |
kg/tháng |
2 |
18 02 01 |
2 |
Dầu thải |
lỏng |
lít/tháng |
20 |
15 02 05 |
3 |
Nước thải la canh |
lỏng |
lít/tháng |
10 |
15 02 12 |
4 |
Nước thải lẫn dầu hoặc chứa các thành phần nguy hại |
lỏng |
lít/tháng |
25 |
15 02 12 |
5 |
các loại chất thải khác phát sinh từ quá trình bảo dưỡng tàu thuyền có chứa thành phần nguy hại |
rắn |
kg/tháng |
15 |
15 02 15 |
Các loại CTNH đều có tính độc hại cao, bền vững trong môi trường và nguy cơ lan rộng nếu để phát sinh xuống biển. Vì vậy Dự án cần có biện pháp kiểm soát.
Nhận xét chung về các tác động do bụi và khí thải:
- Đối tượng chịu tác động:
+ Môi trường nước biển khu vực nuôi trồng.
+ Môi trường không khí khu vực dự án.
+ Sức khỏe công nhân thi công xây dựng và các hộ nuôi trồng thủy sản
+ Hệ sinh thái lân cận dự án (vịnh Bái Tử Long, khu biển nuôi trồng thủy sản...).
- Thời gian tác động: Trong thời gian xây dựng, hoàn thiện lắp ghép các hạng mục công trình của dự án (1 tháng).
- Không gian tác động: Khu vực dự án và vùng lân cận.
- Mức độ tác động: Không lớn.
a. Đánh giá, dự báo tác động do tiếng ồn và rung động:
a.1 Tiếng ồn:
Trong quá thi công Dự án, có sự tham gia của một số phương tiện thi công. Tham khảo mức ô nhiễm tiếng ồn trung bình tại các khoảng cách khác nhau của các phương tiện thi công cho thấy:
Bảng 5. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công
TT |
Thiết bị thi công |
Mức ồn ở điểm cách máy 1,5m |
Mức ồn ở khoảng cách 200m |
Mức ồn ở khoảng cách 500m |
1 |
Máy khoan |
87 |
65 |
57 |
2 |
Máy cưa tay |
82 |
60 |
52 |
3 |
Máy nén Diezel |
80 |
58 |
50 |
TCTT 1983 |
90 |
|||
QCVN 26:2010/BTNMT |
70 |
So sánh với giới hạn môi trường cho phép theo QCVN 26:2010/ BTNMT(70 dBA) thì độ ồn gây ra bởi các thiết bị thi công tại điểm cách máy 1,5m đều vượt giá trị giới hạn cho phép từ 10 - 23 dBA. Đối tượng chịu tác động chủ yếu từ mức ồn phát sinh bởi
các thiết bị thi công tại điểm cách máy 1,5m chủ yếu ảnh hưởng tới người lao động làm việc tại dự án. Mức ồn trung bình tại điểm cách máy từ 1,5 - 50m vẫn khá cao, xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Hiện tượng cộng hưởng âm thanh do nhiều máy móc thi công cùng lúc cũng sẽ làm tăng gấp nhiều lần âm lượng và mức độ tác động của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động, vì vậy cần có các biện pháp giảm thiểu tại nguồn.
a.2 Rung động:
Tham khảo mức rung động từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công:
Bảng 61. Mức rung do các phương tiện thi công gây ra theo khoảng cách tới đối tượng bị tác động
TT |
Thiết bị thi công |
Mức rung cách máy 10m (dB) |
Mức rung cách máy 30m (dB) |
Mức rung cách máy 60m (dB) |
1 |
Máy cưa tay |
66 |
60 |
50 |
2 |
Máy hàn |
75 |
65 |
55 |
3 |
Máy phát điện |
82 |
72 |
62 |
QCVN 27:2010/BTNMT |
70 dB |
So sánh với giới hạn tiêu chuẩn môi trường cho phép theo QCVN 27:2010/BTNMT (70 dB), mức rung phát sinh từ hoạt động của các thiết bị thi công cách máy 10m đều vượt giới hạn cho phép từ 1 - 12 dB, mức rung tại khoảng cách này chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng các công trình thi công. Mức rung cách máy thi công > 30m hầu hết đều thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn môi trường cho phép.
a.3 Tác động đến chất lượng nước biển và hệ sinh thái khu vực nuôi trồng thủy sản
Việc thi công lắp ghép các hạng mục của dự án ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của các hộ dân trong khu vực và lân cận, việc hình thành các bè nuôi trồng làm ảnh hưởng đến hướng thoát nước, chế độ thủy triều, dòng chảy...Mặt khác việc thi công làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể gây hiện tượng đục nước biển ảnh hưởng đến chất lượng sống của sinh vật tại đây.
Hoạt động xây dựng Dự án cũng sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến hệ động thực vật dưới nước do sự suy giảm chất lượng nước, đặc biệt là hệ cá và sinh vật đáy.
Các hoạt động xây dựng có thể gây ra sự dịch chuyển nguồn cá và sinh vật đáy di động. Tuy nhiên khu nước tại vị trí xây dựng và lân cận cũng không phải là ngư trường do hệ sinh thái ở đây ít đa dạng dạng, chủ yếu là các loài cá nhỏ, vì vậy vị trí xây dựng Dự án về cơ bản ảnh hưởng ít đến hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực.
Đối với khu nuôi trồng thủy sản, các nguồn thải của Dự án nếu không được xử lý tốt, thải trực tiếp xuống vùng nước biển ven bờ, sẽ gây nguy cơ suy giảm chất lượng nước như: tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan, tăng dầu mỡ, có khả năng gây ảnh hưởng theo nước lan truyền đến khu nuôi trồng thủy sản.
a.4 Tác động đến giao thông thủy
Hoạt động của các tàu thuyền ra vào khu nuôi trồng gây tắc nghẽn, mất an toàn giao thông do luồng vào có nhiều hộ dân đang hoạt động nuôi trồng, đồng thời thường bị bồi lắng do hoạt động vận chuyển tại đây.
Do trong quá trình thi công, các hoạt động giao thông qua lại gần khu vực nuôi vẫn diễn ra nên các phương tiện thi công, vận chuyển, công tác lắp đặt hệ thống giàn treo, lồng bè... gây ảnh hưởng và cản trở đến giao thông đường thủy của khu vực.
Các khu vực có khả năng xảy ra xung đột cao:
- Khu vực gần khu nuôi trồng đây là khu vực tập trung tàu thuyền ra vào đông và rất dễ xảy ra va đâm tại nạn giao thông thủy.
- Khu vực tập kết, thu hoạch, tiêu thụ: tập trung nhiều phương tiện tàu thuyền để giao dịch, thăm quan...
a.5 Tác động tới kinh tế- xã hội, an ninh của địa phương
- Tích cực:
Nhà thầu có thể thuê lao động địa phương và vùng lân cận làm một cách trực tiếp hay gián tiếp một số công việc đơn giản như vận chuyển nguyên vật liệu tạo công ăn việc làm cho người dân khu vực.
Việc thực hiện Dự án cũng góp phần vào tổng sản phẩm ngành dịch vụ tại địa phương do nhu cầu sử dụng các thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt của công nhân xây dựng trong thời gian thi công.
- Tiêu cực:
Việc tập trung cán bộ, công nhân thường xuyên có mặt tại công trường sẽ làm tăng nhu cầu cung cấp các dịch vụ sinh hoạt, qua đó tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng có tác động không nhỏ đến trật tự trị an của khu vực như:
+ Lây lan bệnh dịch từ công nhân cho người dân địa phương và ngược lại.
+ Mâu thuẫn về văn hóa giữa các công nhân với dân cư khu vực;
+ Mâu thuẫn trong sinh hoạt giữa các công nhân thi công.
Ngoài ra, nếu công tác quản lý, giáo dục không tốt còn có thể dẫn đến nảy sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút chích, trộm cắp.... gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống xung quanh khu vực Dự án.
a.6 Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có)
1/ Tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học
Trong quá trình thực hiện Dự án có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực và xung quanh. Tuy nhiên mức độ tác động này tương đối do:
- Diện tích của Dự án và khu vực xung quanh được quy hoạch là đất mặt nước (đất nuôi trồng thủy sản).
- Các động thực vật sinh sống trên khu vực Dự án chủ yếu là các loại rong biển, cá biển, tôm, cua, ốc...
2/ Tác động đến khu dân cư
Dự án đảm bảo khoảng cách về an toàn môi trường với khu dân cư. Khoảng cách từ Dự án đến khu dân cư gần nhất của các phường Cẩm Thuỷ và phường Cẩm Bình khoảng 5000m. Do đó, mức độ tác động trong giai đoạn xây dựng dự án đến khu dân cư tương đối nhỏ.
3/ Tác động đến di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa
Xung quanh Dự án trong phạm vi 1km không có công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
a. Tai nạn lao động
Các tai nạn lao động có thể xảy ra trên tàu thường là trượt ngã từ trên tàu xuống nước hoặc bị điện giật, v.v... mà nguyên nhân thường là do công nhân không tuân thủ các kỉ luật và nội quy lao động; chưa thành thạo nghề, ít kinh nghiệm hoặc do phương tiện, công cụ lao động và trang bị lao động chưa đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn. Trường hợp công nhân làm việc bị trượt ngã trên tàu rơi xuống biển có thể gây ra tai nạn đuối nước do đó cần có biện pháp phòng tránh thích hợp.
Ngoài ra, còn phải đề phòng các ách tắc và tai nạn giao thông đường thủy. Tuy nhiên, khi thi công chủ dự án sẽ lắp các tiêu báo hiệu, đèn hiệu chiếu sáng vào ban đêm để hoạt động lưu thông được điều phối, giảm nguy cơ xảy ra sự cố.
b. Tai nạn giao thông
Sự gia tăng mật độ phương tiện trên tuyến đường vận chuyển sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt tại vị trí khu nuôi trồng. Tuy nhiên do mật độ lưu thông của các phương tiện nhỏ (khoảng gần 3 chuyến/giờ) đồng thời nếu các phương tiện lưu thông đúng tốc độ thì khả năng xảy ra sự cố tai nạn giao thông tương đối nhỏ.
c. Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra tại những nơi chứa các loại nguyên nhiên liệu dễ cháy như xăng, dầu, giấy, gỗ...do việc tàng trữ nguyên nhiên liệu không đúng quy định, sự bất cẩn của người lao động, do thiên tai, sự cố kỹ thuật… Sự cố cháy nổ xảy ra làm thiệt hại về kinh tế và con người. Một số nguyên nhân cụ thể sau:
Các kho chứa nguyên, nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường.
Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ đầu tư sẽ bảo đảm áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này.
d. Sự cố tràn dầu
Do hoạt động nuôi trồng thủy sản có nhiều tàu thuyền qua lại nên có thể xảy ra nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ven biển vịnh Bái Tử Long và hệ sinh vật khu vực biển.
- Sự cố va chạm giữa các phương tiện thuỷ tham gia thi công với các phương tiện thủy tham gia lưu thông trên tuyến, gây tràn dầu khu vực.
- Sự cố do sử dụng các phương tiện (tàu, thuyền) không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật có thể gây tai nạn, gây sự cố tràn dầu từ các khoang chứa nhiên liệu.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án dự án khu du lịch sinh thái tại Phú Yên
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Gửi bình luận của bạn