Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất nước đóng chai và trồng cây dược liệu

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất nước đóng chai và trồng cây dược liệu. Nội dung cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải.

Ngày đăng: 18-03-2025

32 lượt xem

NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

(Kèm theo Giấy phép môi trường số: 51/GPMT-UBND ngày 31 tháng10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI

1.Nguồn phát sinh nước thải

  • Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ các khu vực nhà vệ sinh (nhà vệ sinh của nhà xưởng, nhà kho, nhà điều hành sản xuất, khu trưng bày) và khu vực nhà ăn.
  • Nguồn số 02: Nước thải sản xuất từ hệ thống lọc nước RO.
  • Nguồn số 03: Nước thải từ quá trình sục rửa chai, bình đựng nước trước khi đóng sản phẩm.

2.Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

Dòng nước thải: 01 dòng nước thải (bao gồm 03 nguồn thải nêu trên): Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt (sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại) và nước thải sản xuất được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung 15 m3/ngày đêm để xử lý đạt Cột B (với Kq=0,9, Kf=1,2), QCVN 40:2011/BTNMT. Nước thải sau xử lý được bơm cưỡng bức theo đường ống PVC D34 ra hố ga, sau đó tự chảy ra mương thoát nước chung của xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình bằng đường ống PVC D90.

Nguồn tiếp nhận nước thải: mương thoát nước chung của xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Vị trí xả nước thải

  • Vị trí xả nước thải: mương thoát nước chung của xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
  • Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1060 múi chiếu 30): X(m) = 2307860;  Y(m) = 449372
  • Lưu lượng xả thải lớn nhất: 15 m3/ngày đêm;
  • Phương thức xả nước thải: Nước thải sau khi được xử lý bởi trạm xử lý nước thải tập trung công suất 15 m3/ngày đêm được bơm cưỡng bức theo đường ống PVC D34 ra hố ga, sau đó tự chảy ra mương thoát nước chung của xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình bằng đường ống PVC D90.
  • Chế độ xả nước thải: gián đoạn.
  • Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B, Kq=0,9 ; Kf=1,2), cụ thể như sau:

 

STT

 

Thông số

 

Đơn vị

QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B, Kq=0,9 ;

Kf=1,2)

Quan trắc tự động, liên tục, định kỳ

1

Lưu lượng

m3/s

-

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục, định kỳ (Theo quy định tại Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

2

pH

-

5 – 9

3

BOD5 (20oC)

mg/l

54

4

Chất rắn lơ lửng

mg/l

108

5

COD

mg/l

162

6

Tổng dầu mỡ khoáng

mg/l

10,8

7

Amoni (tính theo N)

mg/l

10,8

8

Tổng Nitơ

mg/l

43,2

9

Tổng Phốt pho (tính theo P)

mg/l

6,48

10

Coliform

Vi khuẩn/

100ml

5.000

B.YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục

Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải:

Nước thải sinh hoạt:

  • Nước thải từ khu vực nhà ăn: nước thải có dầu mỡ được dẫn qua bể tách mỡ 02 ngăn, sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án với công suất 15 m3/ngày đêm bằng đường ống PVC D90 và đường ống PVC D110 để tiếp tục xử lý.
  • Nước thải từ 04 khu nhà vệ sinh (nhà vệ sinh của nhà xưởng, nhà kho, nhà điều hành sản xuất, khu trưng bày): Nước thải bệ xí, tiểu từ khu nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 03 ngăn, sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án với công suất 15 m3/ngày đêm bằng đường ống PVC D90 và đường ống PVC D110 để tiếp tục xử lý. Nước thải tắm rửa, giặt, thoát sàn nhà vệ sinh được dẫn bằng đường ống PCV D90 và đường ống PVC D110 về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án với công suất 15 m3/ngày đêm để tiếp tục xử lý.

Nước thải sản xuất:

  • Nước thải sản xuất từ hệ thống lọc nước RO: một phần được được tận dụng rửa sàn, sử dụng cho khu nhà vệ sinh và phần còn lại được thu gom bằng đường ống nhựa PVC D90 và đường ống PVC D110, dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án với công suất 15 m3/ngày đêm để tiếp tục xử lý.
  • Nước thải sản xuất từ quá trình sục rửa chai, bình đựng nước trước khi đóng sản phẩm: được thu gom bằng đường ống nhựa PVC D90 và đường ống PVC D110, dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án với công suất 15 m3/ngày đêm để tiếp tục xử lý.

Công trình, thiết bị xử lý nước thải

Bể tự hoại 03 ngăn (04 bể):

Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải sinh hoạt (nước thải đen từ bệ xí, tiểu)→Ngăn chứa→ Ngăn lắng→Ngăn lọc → ống PCV D90, D110 dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 15 m3/ngày đêm.

Dung tích:

+ Bể tự hoại khu nhà điều hành: 3,29m3.

+ Bể tự hoại khu Chiết (nhà xưởng sản xuất): 5,73 m3.

+ Bể tự hoại khu nhà kho: 6,5 m3.

+ Bể tự hoại khu trưng bày: 6,5 m3.

Hoá chất, vật liệu sử dụng: Không.

Bể tách mỡ (01 bể):

Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải từ khu bếp ăn → Song chắn rác thô → Ngăn tách mỡ → Ngăn lắng → ống PCV D90, D110 dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 15 m3/ngày đêm.

Dung tích: 6,3 m3.

Hoá chất, vật liệu sử dụng: Không.

Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 15 m3/ngày đêm:

Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải khu nhà ăn sau xử lý sơ bộ tại bể tách dầu mỡ; nước thải nhà vệ sinh sau xử lý sơ bộ tại bể tự hoại; nước thải từ hệ thống lọc nước RO và nước thải quá trình sục rửa chai, bình đựng nước trước khi đóng sản phẩm → Bể điều hoà → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng → hố ga → Nguồn tiếp nhận là mương thoát nước chung của xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Công suất thiết kế: 15 m3/ ngày đêm.

Thông số kỹ thuật của trạm xử lý nước thải tập trung:

TT

Tên bể

Kích thước

Thể tích (m3)

1

Bể điều hòa

  • Kích thước: LxBxH = 2780x2250x2100mm
  • Kết cấu: Bê tông cốt thép

13,14

2

Bể thiếu khí

  • Kích thước: LxBxH = 2780x1250x2100mm
  • Kết cấu: Bê tông cốt thép

7,3

3

Bể hiếu khí

  • Kích thước: LxBxH = 2820x1800x2100mm
  • Kết cấu: Bê tông cốt thép

10,66

4

Bể lắng

  • Kích thước: LxBxH = 1800x1800x2100mm
  • Kết cấu: Bê tông cốt thép

6,8

5

Bể khử trùng

  • Kích thước: LxBxH = 1800x760x2100mm
  • Kết cấu: Bê tông cốt thép

2,87

6

Bể chứa bùn

  • Kích thước: LxBxH = 2820x760x2100mm
  • Kết cấu: Bê tông cốt thép

4,5

Hóa chất sử dụng: chế phẩm vi sinh khoảng 5,8kg/tháng và hóa chất khử trùng khoảng 0,83kg/tháng.

Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục: không thuộc đối tượng phải lắp đặt.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hệ thống đường ống thu, thoát nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung để tăng khả năng thoát nước và loại bỏ các chất bẩn, tăng hiệu quả của trạm xử lý nước thải tập trung.

Kiểm tra các sự cố thường gặp liên quan đến trạm xử lý nước thải tập trung và biện pháp ứng phó kịp thời như kiểm tra nguồn cấp điện, cáp điện, tình trạng hoạt động của các bơm, vệ sinh máy bơm trách tắc nghẽn.

Trang bị các phương tiện, thiết bị dự phòng cần thiết như máy thổi khí, máy bơm… để kịp thời khắc phục, thay thế khi bị hỏng.

Thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của trạm xử lý nước thải tập trung để có biện pháp kịp thời ứng phó sự cố.

Vận hành công trình xử lý nước thải tập trung theo đúng quy trình; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị và dự phòng thiết bị thay thế.

Trường hợp khi có sự cố xảy ra, thực hiện đóng van xả nước thải để khắc phục sự cố hoặc thuê đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý trong khi chờ khắc phục sự cố. Chỉ được phép xả thải khi nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định.

2.Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 04 tháng (bắt đầu vận hành thử nghiệm sau 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép môi trường).

Công trình, thiết bị xả nước thải phải vận hành thử nghiệm: 01 trạm xử lý nước thải tập trung, công suất 15 m3/ngày đêm.

Vị trí lấy mẫu:

Nước thải đầu vào: 01 vị trí tại điều hòa của trạm xử lý nước thải tập trung công suất 15 m3/ngày đêm (theo đề xuất của chủ dự án).

Nước thải sau hệ thống xử lý: 01 vị trí tại bể khử trùng của hệ thống xử lý nước thải công suất 15 m3/ ngày đêm.

Chất ô nhiễm chính và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm:

Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Chủ dự án phải giám sát các chất ô nhiễm có trong nước thải và đánh giá hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung theo giá trị giới hạn cho phép xả ra ngoài môi trường theo quy định tại mục

3 của Phần A phụ lục này.

2.3. Tần suất lấy mẫu đối với nước thải: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải), cụ thể như sau: Giai đoạn vận hành ổn định: lấy và phân tích 01 mẫu đơn đối với mẫu nước thải đầu vào (do chủ dự án đề xuất) và 03 mẫu đơn đối với nước thải đầu ra trong 03 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải.

3.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án đảm bảo đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại Phần A phụ lục này trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thu gom, xử lý nước thải.

Trong quá trình vận hành thử nghiệm, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm các nội dung quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP. Trường hợp có thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm theo Giấy phép môi trường thì phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

Trong quá trình hoạt động, trường hợp trạm xử lý nước thải tập trung gặp sự cố, chủ dự án phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục sự cố, báo cáo cơ quan chức năng về môi trường trong trường hợp cần thiết để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định.

Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xả nước thải không bảo đảm các yêu cầu tại Giấy phép môi trường./.

Phụ lục 2

YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI

(Kèm theo Giấy phép môi trường số: 51/GPMT-UBND ngày31 tháng10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI

Do tính chất hoạt động của “Nhà máy sản xuất nước tinh khiết đóng chai và trồng cây dược liệu” không phát sinh khí thải. Do đó không thuộc đối tượng cấp phép môi trường khí thải. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có phát sinh bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chủ dự án cần thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với biện pháp giảm thiểu mùi, khí thải tại mục B phụ lục này.

B.YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI

1.Các biện pháp giảm thiểu mùi, khí thải

Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, trồng cây xanh trong khuôn viên dự án.

Định kỳ bảo dưỡng các xe vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm; xe chở đúng tải trọng quy định, có bạt phủ kín hạn chế phát tán bụi và khí thải ra môi trường.

Thực hiện phun tưới đường giảm bụi, đặc biệt vào thời tiết trời nắng, khô hanh.

2.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

  • Thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực đảm bảo thực hiện thường xuyên các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải đạt hiệu quả.
  • Công ty TNHH Tâm hoàn toàn chịu trách nhiệm khi làm phát sinh bụi, khí thải không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường./.

Phụ lục 3

BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Kèm theo Giấy phép môi trường số: 51 /GPMT-UBND ngày 31 tháng 10năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

1.Nguồn và vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

  • Nguồn số 01: Tiếng ồn phát sinh từ quá trình hoạt động của các máy bơm của trạm xử lý nước thải tập trung.
  • Nguồn số 02: Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc của quá trình sản xuất nước đóng chai.

2.Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

  • Nguồn số 01: Tọa độ đại diện: Xm=2307908; Ym = 449344 (Theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106o00, múi chiếu 30).
  • Nguồn số 02: Tọa độ đại diện: Xm= 2307811; Ym = 449343 (Theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106o00, múi chiếu 30).

3. ​Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

  • Tiếng ồn

TT

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ

Ghi chú

1

70

55

Không quy định

Khu vực thông thường

  • Độ rung

TT

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

 

Tần suất quan trắc định kỳ

 

 

Ghi chú

1

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dB)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dB)

 

70

60

Không quy định

Khu vực thông thường

B.YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

1.Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, máy móc đảm bảo hoạt động ổn định và hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung.
  • Sử dụng đệm cao su chống ồn được lắp tại chân của máy móc thiết bị.
  • Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ.

2.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

  1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Phần A Phụ lục này.
  2. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, thay dầu bôi trơn để hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung./.

Phụ lục 4

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số: 51    /GPMT-UBND ngày 31 tháng10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.QUẢN LÝ CHẤT THẢI

1.Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh

Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh thường xuyên

 

STT

 

Loại chất thải

 

Mã CTNH

Khối lượng (kg/năm)

Biện pháp xử lý

1

Hộp mực in thải

08 02 04

12

 

Ký hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để xử lý

2

Bóng đèn huỳnh quang thải

16 01 06

12

3

Giẻ lau dính dầu mỡ

18 02 01

36

4

Pin ắc quy chì thải

16 01 12

72

Tổng lượng chất thải nguy hại ước tính

132

Khối lượng chất thải thông thường phát sinh:

TT

Tên chất thải

Khối lượng (kg/năm)

1

Than hoạt tính thải

350

2

Cát thạch anh thải

554

3

Màng RO thải

40

4

Vỏ bình, vỏ chai loại, màng co

3.120

5

Bùn thải từ bể tự hoại và trạm xử lý nước thải tập trung

774

6

Vỏ bao phân hữu cơ

36

 

Tổng cộng

4.874

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: 5,46 tấn/năm.

2.Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải thông thường, chất thải nguy hại

2.1.Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại (CTNH)

Thiết bị lưu chứa: Sử dụng 04 thùng có nắp đậy dung tích 120 lít được dán nhãn cảnh báo nguy hại, được để tại kho lưu chứa. Mỗi kho được ngăn cách bằng 1 vách ngăn riêng biệt.

Khu vực chứa:

- Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại.

+ Diện tích kho lưu chứa: 16 m2.

+ Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa trong nhà: Kho chứa CTNH có mái che kín, tường bao xung quanh, Mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại; Bên trong bố trí các thùng chứa riêng biệt cho từng loại chất thải phát sinh, dán nhãn có ghi tên và mã chất thải nguy hại lên từng thùng theo đúng quy định, có biện pháp cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hoá học với nhau; khu lưu giữ chất thải nguy hại phải bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn; trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại.

2.2.Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

Thiết bị lưu chứa: sử dụng các bao tải.

Khu vực lưu chứa:

Kho lưu chứa tạm thời diện tích 12m2, nền bê tông chống thấm, có mái che.

2.3.Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

Thiết bị lưu chứa: Sử dụng 02 thùng 120 lít có nắp đậy.

Khu vực lưu chứa: lưu chứa trong kho lưu chứa tạm thời chất thải rắn thông thường (diện tích 12m2), nền bê tông chống thấm, có mái che.

2.4.Yêu cầu chung đối với thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt

Các thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bố trí thiết bị, phương tiện để phân loại tại nguồn, thu gom chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh theo quy định của pháp luật.

B.YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.

Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong Giấy phép môi trường. Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ./.

Phụ lục 5

CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số: 51    /GPMT-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.YÊU CẦU VỀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Không thuộc đối tượng phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

B.YÊU CẦU VỀ BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

Không thuộc đối tượng phải thực hiện bồi hoàn đa dạng sinh học.

C.CÁC NỘI DUNG CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TIẾP TỤC THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Không có hạng mục, công trình sản xuất và công trình bảo vệ môi trường phải tiếp tục thực hiện sau khi được cấp Giấy phép môi trường.

D.YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt phải luôn đảm bảo đáp ứng các quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT. Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (trừ chất thải có khả năng tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất có ký hiệu TT-R), chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, công khai thông tin môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường của dự án.

Đền bù, khắc phục sự cố môi trường nếu để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận hành cơ sở theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, các quy định pháp luật khác có liên quan và các yêu cầu về bảo vệ môi trường nêu trong Giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung Giấy phép môi trường đã được cấp phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để được xem xét, giải quyết theo quy định. Các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường nêu tại Giấy phép môi trường có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com