Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt tập trung theo hướng công nghiệp và kết hợp trồng cây ăn quả. Công suất dự án đầu tư bao gồm: 20.000 con gà đẻ bố mẹ và 160.000 con gà thịt. Ngoài ra, chủ dự án dự kiến trồng cây ăn quả trong khuôn viên trang trại.

Ngày đăng: 19-03-2025

39 lượt xem

DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................ iii

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................ vi

CHƯƠNG I............................................................................................................... 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................ 1

1.  Tên chủ dự án đầu tư.................................................................................................... 1

2.  Tên dự án đầu tư........................................................................................................ 1

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư................................... 2

3.1.  Công suất của dự án đầu tư............................................................................... 2

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...... 2

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư........................................................................................ 14

4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư...14

4.1.  Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, vật liệu xây dựng.................................................. 14

4.2.  Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng trong giai đoạn hoạt động................. 15

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư........................................................ 20

5.1.  Vị trí địa lý của dự án................................................................................................ 20

5.2.  Các hạng mục công trình chính của Dự án............................................................. 21

5.3.  Cơ cấu bộ máy nhân sự của Dự án......................................................................... 21

5.4.  Vốn đầu tư................................................................................................................. 22

5.5.  Tiến độ thực hiện dự án.............................................................................................. 22

CHƯƠNG II..................................................................................................................... 24

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 24

1.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..... 24

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường............... 24

CHƯƠNG III........................................................................................................ 26

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....26

1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật..................................... 26

2.  Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của Dự án.......................................... 26

3.  Đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí khu vực thực hiện Dự án....... 26

CHƯƠNG IV.......................................................................................................... 30

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG....30

1.   Đánh giá, dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư..... 30

1.1.    Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án............ 30

1.2.  Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................... 44

2.  Đánh giá các tác động và đề xuất biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành..... 47

2.1.  Đánh giá, dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn vận hành dự án......... 47

2.2.  Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện........................ 62

3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 76

4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo............... 77

4.1.  Về mức độ chi tiết.............................................................................................. 77

4.2.  Về hiện trạng môi trường......................................................................................... 77

4.3.  Về mức độ tin cậy................................................................................................. 77

4.4.  Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán khí độc hại và bụi....78

4.5.  Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn.................... 78

4.6.  Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải..... 78

4.7.  Đánh giá đối với các tính toán về lượng chất thải rắn phát sinh............. 79

4.8.  Đánh giá đối với các rủi ro, sự cố....................................................... 79

CHƯƠNG V NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..................... 80

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải........................................................ 80

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................................ 81

2.1.    Đối với hệ thống xử lý khí thải lò đốt............................................................... 81

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung........................................ 82

CHƯƠNG VI......................................................................................................... 83

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNHXỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 83

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư....... 83

1.1.  Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm........................................................... 83

1.2.  Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình thiết bị xử lý chất thải....83

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật....85

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ......................................... 85

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm............................... 85

CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................. 86

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

HỘ CHĂN NUÔI GÀ

- Địa chỉ văn phòng: Đồi Lọc Bọc, thôn Song Vân, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư: ..............

- Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 19/10/2021 về việc xin chủ trương đầu tư xây dựng dự án trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt tập trung theo hướng công nghiệp và kết hợp trồng cây ăn quả tại đồi Lọc Bọc, thôn Song Vân, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch và Văn bản số 41/UBND-TCKH ngày 10/01/2022 của UBND huyện Lập Thạch về việc Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt tập trung theo hướng công nghiệp và kết hợp cây ăn quả tại đồi Lọc Bọc, thôn Song Vân, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch.

2.Tên dự án đầu tư

DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG BỐ MẸ, GÀ THỊT TẬP TRUNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP KẾT HỢP TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

-Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Đồi Lọc Bọc, thôn Song Vân, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

-Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của UBND huyện Lập Thạch về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt tập trung theo hướng công nghiệp và kết hợp trồng cây ăn quả.

+ Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND huyện Lập Thạch về việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất sang quỹ đất nông nghiệp khác để xây dựng khu chăn nuôi tập trung tại xã Vân Trục.

+ Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 và số 391/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND huyện Lập Thạch về việc phê duyệt Nhiệm vụ QHCT tỷ lệ 1/500 khu chăn nuôi tập trung thôn Vân Hội, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Văn bản số 41/UBND-TCKH của UBND huyện Lập Thạch về việc đầu tư xây dựng trang tại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt tập trung theo hướng công nghiệp và kết hợp cây ăn quả tại đồi Lọc Bọc, thôn Song Vân, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch.

-Quy mô của dự án đầu tư:

+ Luật đầu tư công số: 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án nêu trên thuộc loại hình dự án sản xuất vật nuôi có tổng mức đầu tư 38 tỷ đồng (dưới 60 tỷ đồng). Căn cứ Khoản 4, Điều 8 và Khoản 3, Điều 10, Luật đầu tư công số: 39/2019/QH14, dự án thuộc tiêu chí phân loại dự án nhóm C.

+ Quy mô sử dụng đất của dự án: 32.000m2

+ Quy mô chăn nuôi của dự án như sau:

Gà đẻ bố mẹ (gà hướng trứng): 20.000 con tương đương 72 đơn vị vật nuôi (Theo Mục 5.2.2, Mục số 1, Phụ lục 5 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020, hệ số đơn vị vật nuôi của gà hướng trứng là 0,0036, tương đương 278 số đầu con/đơn vị vật nuôi).

Gà thịt: 160.000 con tương đương 800 đơn vị vật nuôi (Theo Mục 5.2.1, Mục số 1, Phụ lục 5 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020, hệ số đơn vị vật nuôi của gà hướng thịt là 0,005, tương đương 200 số đầu con/đơn vị vật nuôi).

Như vậy, quy mô chăn nuôi của dự án tương đương 872 đơn vị vật nuôi. Theo Mục số 16, Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, dự án nêu trên thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (từ 100 đến dưới 1.000 đơn vị vật nuôi).

Căn cứ Mục số 1, Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022. Dự án nêu trên thuộc Nhóm II được quy định tại Điểm a, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ Khoản 1, Điều 39, Dự án nêu trên thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy phép môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục IX, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Công suất dự án đầu tư bao gồm: 20.000 con gà đẻ bố mẹ và 160.000 con gà thịt. Ngoài ra, chủ dự án dự kiến trồng cây ăn quả trong khuôn viên trang trại.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1.Công nghệ chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ của dự án:

Công nghệ chăn nuôi gà của dự án là công nghệ chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, tập trung. Gồm các công đoạn chọn giống và nuôi dưỡng. Cụ thể quy trình chăn nuôi gà đẻ và gà thịt của dự án được thực hiện như sau:

Với quy mô chăn nuôi 20.000 con gà đẻ trứng bố mẹ, chủ dự án tiến hành quy trình chăn nuôi như sau:

Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ

Thuyết minh quy trình chăn nuôi của dự án:

Bước 1: Quy trình nuôi gà đẻ:

Đàn gà đẻ bố mẹ gồm 02 dòng: dòng trống và dòng mái. Giống gà bố mẹ mà chủ dự án lựa chọn là giống gà màu. Gà bố mẹ sẽ được chăm sóc theo chế độ gà hướng trứng.

Đàn gà đẻ trứng bố mẹ sẽ được nuôi trong 02 giai đoạn: Giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ trứng. Trung bình gà bố mẹ được khoảng 25 tuần tuổi thì gà mẹ bắt đầu đẻ trứng.

Đối với gà đẻ, chu kỳ nuôi và thay thế gà đẻ trong vòng khoảng 65 tuần/lứa.

+ Trong giai đoạn hậu bị (1 – 25 tuần) gà được nuôi trong điều kiện chuồng trại tốt nhất, lượng thức ăn phù hợp với gà hậu bị và các phương tiện chăm sóc thú y tốt nhất, chế độ theo dõi cân nặng tỉ mỉ, tiêu chuẩn và dinh dưỡng cân đối kết hợp với cách đánh giá hợp lý nhằm đạt chỉ tiêu đồng đều trong đàn về cân nặng. Giai đoạn này, gà bố và gà mẹ được nuôi tách riêng để có chế độ ăn phù hợp, tăng tỉ lệ trứng có phôi và tỉ lệ ấp.

+ Trong giai đoạn đẻ trứng (từ 26 tuần): Gà bố và gà mẹ được ghép chung với nhau. Trứng thu được ở giai đoạn này được lựa chọn để chuẩn bị cho quá trình ấp tiếp theo đó.

Điều kiện chuồng trại, chăm sóc thú y và chế độ dinh dưỡng phải được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi về cân nặng và năng suất trứng để tối đa hóa sản lượng trứng sản xuất được.

Tính toán số trứng đẻ trong 1 chu kỳ nuôi (65 tuần) như sau:

Đối với 20.000 gà bố mẹ của dự án, chủ đầu tư lựa chọn nuôi với tỉ lệ 1 trống/6 mái. Như vậy, trong 20.000 con có khoảng 17.140 con gà mái. Trung bình gà mái đẻ khoảng 210 quả trứng/chu kỳ nuôi. Tỷ lệ đẻ của gà hướng trứng thường từ 50 – 80%, tính trung bình khoảng 65%. Khi đó, số trứng mà gà mái đẻ được trong 1 chu kỳ nuôi khoảng 2.339.610 quả trứng/chu kỳ nuôi.

Bước 2: Quy trình kỹ thuật ấp trứng:

Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình ấp trứng

Tóm tắt quy trình:

Chọn trứng ấp:

-   Chọn trứng theo ngoại hình: Loại bỏ quả trứng quá to, quá nhỏ, quá mỏng, méo mó, rạn dập vì những trứng này nở kém và chất lượng gà con thấp không làm giống được. Trứng quá dài, quá tròn cũng không nên ấp vì tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối.

-   Chọn trứng bằng đèn soi: Sau khi kiểm tra bằng ngoại hình để loại bớt trứng không đủ tiêu chuẩn ấp cần soi đèn để phát hiện và loại bỏ những trứng sau đây:

+ Trứng rạn dập, vì trong quá trình ấp chỗ rạn nứt sẽ tạo khe hở để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây thối, đồng thời tỷ lệ mất nước loại trứng này lớn, sẽ dẫn đến tỷ lệ phôi chết cao.

+ Trứng có lòng đỏ không nằm ở vị trí giữa, có dị vật, có cục máu bên trong.

+ Trứng có buồng khí nằm không đúng vị trí (buồng khí không ở đầu to, buồng khí di động hoặc rung động đều), kích thước buồng khí quá lớn.

Bảo quản trứng ấp:

Trứng trước khi đưa vào bảo quản phải được phân loại, chỉ chọn những trứng đạt tiêu chuẩn ấp mới đưa vào bảo quản. Phòng bảo quản phải tối, không có ánh sáng lọt vào. Đồng thời bảo quản trứng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-  Xếp trứng:

+ Trứng cho vào khay chuyên dụng, xếp khay nghiêng góc 30°, đầu to (đầu buồng khí) hướng lên trên.

+ Đảo trứng 1 lần/ngày (đảo ngược lại 180°).

+ Chọn trứng cùng cỡ để cùng một khay. Khay trứng đưa vào bảo quản phải được ghi ngày thu trứng.

-   Nhiệt độ: Nhiệt độ bảo quản trứng ấp tốt nhất là 15 - 20°C có thể bảo quản được 7 - 14 ngày. Trường hợp bảo quản trứng dưới 3 ngày có thể bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ phòng.

-   Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp để bảo quản trứng là 75% RH (Ghi chú: Trứng đưa khỏi phòng bảo quản phải được làm ấm trở lại bằng cách xếp lên giá ở phòng ấp 6 – 10 giờ trước khi đưa trứng vào máy ấp, nhằm tránh sốc do nhiệt độ chênh lệch).

Xử lý trứng ấp:

Trước khi đưa trứng vào ấp phải xông khử trùng, nếu không được xông khử trùng vi khuẩn lưu giữ trên vỏ trứng và trong máy sẽ có điều kiện xâm nhập vào trứng gây chết phôi, tỷ lệ trứng bị thối tăng, độc tố lây lan sang trứng khác, lượng Amoniac (NH3), H2S tăng gây ngộ độc cho hàng loạt trứng trong máy ấp.

-  Phương pháp xông trứng: Cho trứng vào khay, xếp vào một khoang kín có cánh cửa hoặc xông vào tủ ấp, với mỗi 1m3 buồng xông cần 17,5g thuốc tím đổ vào một khay nhỏ có đường kính 30cm, sau đó đong 35ml formon và 35ml nước đổ vào, đóng cửa 30 phút rồi từ từ mở cửa ra.

-  Xếp trứng vào khay: Xếp trứng thẳng đứng trong khay, đầu to là đầu có buồng khí được xếp quay lên trên. Đối với máy ấp đa kỳ, khay trứng ấp trước để phía trên, khay trứng ấp sau để phía dưới.

Kỹ thuật ấp trứng

a, Thời gian ấp: Ngày thứ 21 sau khi đưa trứng vào ấp sẽ nở ra gà con. Trứng to nở trễ, trứng nhỏ nở sớm, thời gian nở chênh lệch 5 – 10 giờ.

b, Chuẩn bị máy ấp, máy nở và xếp trứng vào máy: Máy ấp và máy nở phải được vệ sinh trước (sử dụng Benkocid lau các khung máy và lau khô), sau đó xông khử trùng (sử dụng thuốc tím và formon giống như phần phương pháp xông trứng, sau đó mở cửa cho khí formon bay hết).

-  Đối với máy ấp:

+ Bật máy trước khoảng 2 - 4 giờ để máy đạt nhiệt độ yêu cầu sau đó mới xếp trứng vào lò ấp.

+ Có thể đưa trứng vào máy trước khi xông khử trùng (phương pháp này vừa xông trứng vừa khử trùng máy ấp nhưng chỉ áp dụng cho máy ấp đơn kỳ). Sau đó, bật máy ấp, nhưng thời gian ấp phải được tính từ khi máy đạt nhiệt độ yêu cầu.

-  Đối với máy nở:

+ Bật máy trước khi chuyển trứng từ 4 - 5 giờ (đủ nhiệt độ).

+ Sau khi gà nở, lấy gà ra khỏi máy thì tiến hành vệ sinh, xông khử trùng như trên, chuẩn bị cho đợt ấp tiếp theo.

+ Khay trứng đưa vào ấp phải được ghi ngày thu trứng.

c, Các yêu cầu kỹ thuật:

-  Nhiệt độ ấp:

+ Đối với máy ấp đơn kỳ:

Bảng 1. 1. Nhiệt độ ấp đối với máy ấp đơn kỳ

Ngày ấp

Nhiệt độ máy ấp

1 – 7 ngày

37,80C

8 – 18 ngày

37,60C

19 – 21 ngày

37,20C

+ Đối với máy ấp đa kỳ: Trong máy có nhiều lô trứng được đưa vào với thời gian khác nhau. Vì vậy phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng đều có thể chấp nhận được và cần phải có máy nở riêng. Nhiệt độ được điều chỉnh như sau:

Bảng 1. 2. Nhiệt độ ấp đối với máy ấp đa kỳ

Lô trứng đầu tiên từ 1 – 15 ngày

Nhiệt độ 37,80C

Sau đó cố định nhiệt độ máy ấp

Nhiệt độ 37,60C

Lô trứng nào ấp được 18 ngày thì chuyển sang máy nở

Nhiệt độ 37,20C

Từ 19 – 21 ngày

Gà bắt đầu nở: Giảm nhiệt độ xuống 350C

-  Độ ẩm:

+ Những ngày đầu tiên nhiệt độ ấp cao nên độ ẩm phải cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng.

+ Vào những ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, nhiệt độ của trứng tăng lên cao nhất nên nhiệt độ của lò ấp phải giảm, đồng thời ẩm độ của lò phải tăng (phun nước ấm lên trứng) để vừa hạ nhiệt trứng vừa tránh gà nở bị sát vỏ và chết ngạt.

+ Ẩm độ thích hợp cho ấp trứng cụ thể như sau: Đối với máy ấp đơn kỳ:

Bảng 1. 3. Ẩm độ đối với máy ấp đơn kỳ

Ngày ấp

Ẩm độ

1 – 5 ngày

60 -61%

6 – 11 ngày

55 – 57%

12 – 18 ngày

50 – 53%

19 ngày

60%

20 – 21 ngày

70 – 75%

Bảng 1. 4. Ẩm độ đối với máy ấp đa kỳ

 

Máy ấp

Lô trứng đầu tiên: Từ 1 -7 ngày

58 – 60%

Sau đó ổn định ẩm độ máy

55 – 57%

 

Máy nở

19 ngày

60%

21 ngày

70 – 75%

Khi gà bắt đầu nở, tăng ẩm độ tối đa bằng cách phun nước ấm. Trước khi nở ra gà con, chú ý cắt ẩm độ trước 6 giờ.

* Ghi chú:

+ Trong những ngày nóng cần hạ nhiệt độ phòng ấp bằng cách mở cửa, phun nước ấm (35 - 360C) làm mát phòng ấp.

+ Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhầy. Nếu độ ẩm thiếu, lông gà sẽ dính vỏ trứng và không thể đạp ra khỏi vỏ trứng dẫn đến chết trong vỏ, nếu gà nở ra được thì lông gà sẽ không bông, khối lượng thấp, có khi có tật ở chân, mỏ và cổ. Ẩm độ thích hợp để gà nở có khối lượng đạt 60-61% so với khối lượng trứng.

d, Các thao tác kỹ thuật:

Đảo trứng:

Mục đích của việc đảo trứng:

+ Tránh cho phôi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Đảo trứng cũng là cách để điều hòa nhiệt độ, ẩm độ và không khí tại mọi vị trí của trứng.

+ Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi sẽ dính vào vỏ gây ra sự không phát triển và chết.

+ Sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín, lượng abumin không vào được bên trong túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao. Gà mổ vỏ sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt, mỏ và đầu.

Phương pháp đảo trứng:

+ Trứng được đảo một góc 900 và đảo 2 giờ/lần.

+ Ngưng đảo trứng từ ngày thứ 18 sau khi ấp trứng.

Soi trứng:

Mục đích soi trứng: Kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm diện tích máy, đồng thời tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ ấp hoặc chất lượng trứng giống, tránh thiệt hại không cần thiết.

Dụng cụ soi trứng: Bóng đèn 60W đặt trong một hộp gỗ hoặc hộp carton kín (có lót giấy bạc), ở mặt trước hộp được khoét một lỗ hình tròn đủ để ánh sáng phát ra trùm kín trứng.

Phương pháp chọn và loại trứng khi soi: Trong quá trình ấp cần soi trứng 3 lần vào các thời điểm ấp như sau:

-   Lần 1 (lúc 6 ngày): Để biết được trứng có phôi (có các mạch máu bên trong trứng tỏa ra ngoài từ một đốm nhỏ đen gọi là phôi, phôi di chuyển bên trong trứng), loại bỏ trứng không phôi, chết phôi qua các đặc điểm sau:

+ Trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn;

+ Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi;

+ Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt;

+ Đôi khi buồng khí khá lớn;

+ Trứng bị chết phôi là khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu sẫm, có vòng máu chạy ngang.

-   Lần 2 (lúc 11 ngày): Phôi sống giống như lúc 6 ngày tuổi, tuy nhiên phôi lớn hơn nhiều và di chuyển bên trong trứng với động tác mạnh mẽ hơn. Tiếp tục loại những trứng chết phôi qua các đặc điểm sau:

+ Phôi không chuyển động;

+ Trứng có màu nâu sẫm, do mạch máu bị vỡ, máu đen;

+ Sờ vỏ trứng lạnh.

-  Lần 3 (lúc 18 ngày): Loại bỏ những trứng chết phôi và trứng thối thông qua các đặc điểm sau:

+ Khi soi trứng có màu sáng hơn (trứng không phôi, trứng chết phôi sớm);

+ Các trứng vỏ rạn nứt, vỏ sùi bọt nâu hoặc có màu đen ( trứng thối).

-  Những điểm cần lưu ý:

+ Lấy khay trứng ra khỏi máy đưa vào phòng kiểm tra (phòng phải tối và kín gió)

+ Đặt khay trứng vào phía bên phải đèn soi, bên trái đặt khay không

+ Loại bỏ trứng chết phôi, trứng dập vào khay không. Soi hết khay trứng, kiểm tra đếm số trứng chết phôi và xếp lại khay trứng có phôi đưa vào máy ấp.

+ Soi trứng phải nhanh, hạn chế trứng bị mất nhiệt, phòng soi trứng phải ấm.

+ Thời điểm lúc 6 ngày, khi xoi phải xoay quả trứng mới thấy phôi.

+ Thời điểm lúc 11 ngày phải soi đầu nhọn của trứng, cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa.

+ Khi soi trứng cần tham khảo quá trình phát triển của phôi.

Chuyển trứng sang máy nở:

+ Đối với máy ấp đơn kỳ: Sau khi ấp khoảng 21 ngày, trứng bắt đầu khẩy mỏ.

Khi có khoảng 10% trứng đã khẩy mỏ thì chuyển trứng sang máy nở.

+ Đối với máy ấp đa kỳ: Khi trứng đã ấp được 18 ngày, thì chuyển trứng sang máy nở.

-  Lấy gà ra khỏi máy:

+ Trước khi lấy gà ra khỏi máy cần tắt công tắc cho bộ phận tạo độ ẩm ngừng hoạt động.

+ Lần lượt rút khay gà ra khỏi máy, đặt lên bàn rồi tiến hành chọn gà.

+ Nhặt trứng không nở ra khay.

+ Khi đã đưa hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để vệ sinh, cọ rửa và xông khử trùng.

Buồng úm

Gà con nở ra để lâu trong máy không được cho ăn uống sẽ bị khô chân khó nuôi.

Do đó, ta phải đưa gà con ra khỏi máy ấp sang ô úm trước 6 giờ.

Cần vệ sinh và khử trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng, sau đó trải một lớp trấu hoặc rơm rạ có độ dày 5 – 10 cm để lót ấm trước khi cho gà vào úm.

Sử dụng cót ép cao khoảng 45cm, đường kính tuỳ thuộc vào số lượng gà để làm ổ úm. Mỗi ổ úm tối đa là 500 gà con.

Chăm sóc gà chờ cung ứng:

Trong thời gian khoảng 1 – 7 ngày tuổi chờ cung ứng, gà cần được chăm sóc như sau:

+ Úm gà con ở nhiệt độ từ 31 – 330C, úm cả ngày lẫn đêm, mật độ úm từ 75-85 con/m2, nền chuồng úm phải được lót trấu khoảng 10 cm.

+ Nước uống: Sử dụng nước sạch, đặt máng uống ở nhiều vị trí để gà tiếp cận nguồn nước dễ dàng.

+ Thức ăn: Cho ăn 6 lần/ngày, rải thức ăn đều lên giấy báo đã được trải trên nền chuồng úm.

Bảng 1. 5. Thức ăn, nước uống cho gà con

Tuổi gà con

Cấp thức ăn

Cấp nước uống

Sau khi nở đến 24 giờ

Không cho ăn

Nước pha 2g Nova C-Complex và 50g Gluco cho 1 lít nước, pha vừa đủ uống, trong 4 giờ phải pha nước mới

 

2 – 3 ngày

Cho ăn cám hỗn hợp 5g/con/ngày

4 – 7 ngày

Cho ăn cám hỗn hợp 10g/con/ngày

Nước sạch

+ Phòng bệnh:

Bảng 1. 6. Phòng bệnh cho gà con

Ngày tuổi

Vacine

Cách dùng

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Kháng sinh

 

1 ngày

 

Marek

Tiêm dưới da (phần da lỏng sau cổ gà)

 

 

 

Từ 2 - 4

ngày

 

 

 

Lỵ, CRD,

Ecoli

 

 

Nova Enro 10% (1ml/2 lít nước)

3 ngày

Newcastle

+ IB

Nhỏ mắt mũi

7 ngày

Gumboro

Cho uống

Trường hợp gà bị hở rốn thì sử dụng Iodine sát trùng rốn gà.

Ghi chú: Khi gà con từ 2 - 3 ngày tuổi phải phân chia giờ cho uống nước pha Nova C-Complex + Gluco riêng, giờ cho uống kháng sinh phòng bệnh riêng và tính liều lượng hợp lý.

Gà con thương phẩm

Chọn gà giống: Phải chọn loại cẩn thận, dựa vào các tiêu chuẩn sau:

+ Chân đứng vững, nhanh nhẹn, ngón chân thẳng.

+ Mắt tròn, sáng.

+ Lông bông, khô và sạch, có màu đặc trưng của giống.

+ Mỏ lành, đều, không lệch, vẹo.

+ Rốn khô và khép kín, không bị viêm.

+ Bụng thon, mềm

Loại bỏ gà: Loại bỏ những con gà có khuyết tật, bết lông, mỏ vẹt, nằm bệt, nặng bụng, hở rốn, mắt mù.

3.2.2.Quy trình chăn nuôi gà thịt của dự án:

Với quy mô 160.000 con gà thịt, chủ dự án tiến hành quy trình chăn nuôi như sau:

Hình 1. 3. Quy trình chăn nuôi gà thịt

Thuyết minh quy trình:

Lựa chọn và thả gà giống:

Chủ dự án lựa chọn một số lượng giống gà trong số gà con thương phẩm (sinh sản từ gà đẻ bố mẹ của dự án).

Nuôi dưỡng:

Tại dự án với chu kỳ nuôi gà thịt là 45 ngày, sau đó thời gian rửa, sát trùng chuồng trại và chờ ít nhất 15 ngày sau đó mới nhập lứa gà mới. Gà con sau khi được lựa chọn sẽ được nuôi trong điều kiện khép kín, đảm bảo nhiệt độ, nguồn nước và thức ăn. Trại chăn nuôi gà thịt được xây dựng chuồng riêng để nhận gà giống. Dãy chuồng được trang bị các vách ngăn di động, các vách ngăn được điều chỉnh phù hợp với không gian cần thiết cho đàn gà theo từng giai đoạn. Gà được chăm sóc và nuôi dưỡng với các thiết bị tự động và bán tự động, đảm bảo thức ăn và nước uống cung cấp cho gà không bị rơi vãi, gây mùi hôi và hao phí nguyên liệu đầu vào. Trong quá trình nuôi nếu phát hiện gà con bị nghi mắc bệnh dịch, chủ đầu tư sẽ báo cho thú ý đến kiểm tra và sẽ tiến hành xử lý theo đúng quy định về phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt diễn ra như sau:

-  Thức ăn và cách thức cho ăn:

+ Thức ăn: đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

+ Cách thức cho ăn: Cho ăn bằng máng, thường xuyên bổ sung thức ăn vào máng để gà ăn tự do cả ngày.

-  Quản lý đàn gà:

+ Quan sát, theo dõi hàng ngày khi cho ăn

+ Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tượng khác thường

-  Vệ sinh phòng bệnh:

+ Để đảm bảo đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và sát trùng.

+ Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch.

Xuất gà thịt:

Gà con nuôi sau 45 ngày (gà sẽ đạt khối lượng khoảng 2,5 – 3kg). Gà khỏe mạnh không mắc các bệnh dịch, đạt yêu cầu kiểm định của cơ quan chức năng sẽ được xuất chuồng toàn bộ trong vòng 02 ngày.

Vệ sinh chuồng trại và sát trùng:

Gà xuất chuồng sẽ được xe tải vận chuyển đến nơi xuất bán. Sau đó chuồng nuôi sẽ được vệ sinh, lau chùi sạch sẽ, còn nền được phun rửa, xử lý chất thải và chờ ít nhất 15 ngày sau đó mới nhập lứa gà mới.

+ Một năm trại gà nuôi 6 lứa gà thịt, mỗi lứa khoảng 26.670 con.

+ Gà nuôi đến khi đạt tiêu chuẩn sẽ được kiểm tra trước khi xuất bán. Sau mỗi đợt nuôi, phân gà cùng với trấu đệm lót sẽ được xử lý các mầm bệnh bằng chế phẩm sinh học EM và được thu gom tại nhà chứa phân tối thiểu 03 ngày, sau đó chủ đầu tư sẽ liên hệ với đơn vị có nhu cầu thu mua ngay tại chuồng.

Lứa gà mới nhập chuồng:

Sau khi chuồng trại đạt yêu cầu về vệ sinh và khử trùng, chủ dự án tiếp tục lựa chọn giống gà mới nhập chuồng từ giống gà con thương phẩm của dự án.

3.2.3.Quy trình trồng cây ăn quả của dự án:

Để tận dụng diện tích dư thừa của trang trại, tận dụng nguồn nước thải, nguồn chất thải rắn chăn nuôi (phân gà), chủ đầu tư dự kiến trồng cây ăn quả trong khuôn viên trang trại. Loại cây được lựa chọn là cây xoài, mít, nhãn, dừa... Số lượng cây và chủng loại cây được xác định cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

3.2.4. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ chăn nuôi của dự án:

So với chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tập trung sẽ giúp chủ trang trại dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, dễ tiếp cận và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với thực trạng chăn nuôi. Đồng thời có thể tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Ngoài ra, việc trồng cây ăn quả trong khuôn viên trang trại giúp tận dụng được nguồn chất thải chăn nuôi là phân gà, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư, vừa giảm thiểu được nguồn chất thải rắn chăn nuôi, giúp cải thiện, bảo vệ môi trường.

Do vậy, việc lựa chọn công nghệ chăn nuôi và trồng trọt của dự án là hoàn toàn phù hợp. Vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa giúp giữ gìn, bảo vệ môi trường khu vực.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án là gà đẻ trứng bố mẹ và gà thịt với quy mô, công suất như sau:

- Gà đẻ trứng bố mẹ: 20.000 con/lứa (mỗi lứa kéo dài 65 tuần).

- Gà thịt: 160.000 con/năm. Hộ chăn nuôi mỗi năm nuôi khoảng 06 lứa gà thịt, quy mô 26.670 con/lứa (mỗi lứa nuôi kéo dài khoảng 45 ngày).

Bảng 1. 7. Sản phẩm chính của dự án

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Công suất

Thị trường tiêu thụ

1

Gà đẻ trứng bố mẹ

Con/lứa

20.000

Việt Nam

2

Gà thịt

Con/năm

160.000

Việt Nam

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư]

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, vật liệu xây dựng

Căn cứ vào khối lượng các hạng mục cần xây dựng, tổng khối lượng nguyên, vật liệu xây dựng sử dụng cho dự án ước tính như sau:

Bảng 1. 8. Sản phẩm của dự án

STT

Nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng

Hệ số quy đổi

Quy đổi ra tấn

1

Gạch

Viên

1.100.000

0,0015 tấn/viên

1.650

2

Đất, cát xây dựng

m3

800

1,52 tấn/m3

1.216

3

Sắt, thép

Tấn

1.190

-

1.190

4

Đá, sỏi xây dựng

m3

1.600

1,7 tấn/m3

2.720

5

Xi măng

Tấn

900

-

800

6

Tôn chống nóng

m2

20.000

0,01 tấn/m2

200

7

Các loại vật liệu khác

-

-

-

50

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư]

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng: Các nguyên vật liệu xây dựng phục vụ thi công dự án được mua từ các đại lý cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Lập Thạch và các vùng lân cận thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

4.2.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng trong giai đoạn hoạt động

Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nguyên liệu, hóa chất:

Dựa theo quy mô các trang trại chăn nuôi gà tương tự, chủ dự án ước tính lượng nguyên liệu hoá chất sử dụng như sau:

- Nhu cầu về thức ăn cho gà:

Nguồn cung cấp thức ăn phục vụ việc chăn nuôi gà của dự án lấy từ Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Thức ăn chính cho gà là dạng cám tổng hợp gồm: bột ngô, cám gạo... Thành phần bao gồm nhóm nguyên liệu giàu năng lượng: tấm, gạo, ngô, sẵn, cám, khoai, mỳ, các loại củ giàu tinh bột; nhóm nguyên liệu giàu Protein: đậu lạc, khô dầu, đầu cá; nhóm nguyên liệu bổ sung: các chất muối khoáng, canxi, photpho...; nhóm phụ gia: chất bảo quản, chất tạo mùi (đầu cá, nước gan mực).

Thức ăn từ các xe vận chuyển nguyên liệu sẽ được đưa vào nhà kho chứa (nhà cám) của trại, sau đó vận chuyển đến các máng chứa thức ăn của nhà nuôi gà.

Nhu cầu thức ăn của gà được căn cứ theo lứa tuổi, trọng lượng của gà, cụ thể như sau:

+ Gà con dưới 6 tuần tuổi: cho ăn khoảng 40-50g thức ăn/con/ngày, lượng thức ăn tăng dần tùy theo thể trọng gà.

+ Gà từ 7 - 20 tuần tuổi: cho ăn khoảng 54 – 108g thức ăn/con/ngày, lượng thức ăn tăng dần tùy theo thể trọng gà.

+ Gà từ 21 - 64 tuần tuổi (gà hướng trứng): cho gà ăn tăng dần lượng thức ăn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng thức ăn để gà tăng trọng tốt, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản. Gà mái từ 25 - 40 tuần tuổi, lượng thức ăn khoảng 160g/con/ngày. Gà mái từ 41 - 64 tuần tuổi có thể giảm xuống khoảng 145g/con/ngày. Gà trống cho ăn khoảng 125 - 130 g/con/ngày trong suốt chu kỳ chăn nuôi.

Như vậy, theo tính toán lượng cám tiêu thụ khoảng 2 - 6 tấn/ngày, tùy thuộc vào từng thời điểm (phụ thuộc vào số lượng gà và trọng lượng gà của từng thời điểm).

- Nhu cầu về trấu:

Sau khi xuất gà thịt, việc vệ sinh chuồng trại sẽ làm phát sinh khối lượng lớn phân gà trộn với vỏ trấu đệm lót. Để chuẩn bị cho đợt gà mới nhập chuồng và kỳ chăn nuôi tiếp theo, cần cấp lại lớp trấu mới cho chuồng trại.

Diện tích chuồng gà = 7.980 m2 (06 nhà gà), ước tính 1m2 cần dùng khoảng 3,3 kg vỏ trấu (Tham khảo tại các dự án chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh và tham mưu từ Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam), vậy lượng trấu cần sử dụng là: 3,3 x 7.980 = 26,334 kg/lứa.

Nhu cầu vaccine, thuốc thú y:

Chương trình vaccine cho gà trong nội bộ trại được thực hiện như sau:

Bảng 1. 9. Bảng danh mục hóa chất, vắc xin, thuốc thú y

STT

Tên gọi

Phòng bệnh

Đơn vị tính

Số lượng/năm

Vaccine, thuốc thú y cho gà đẻ trứng

1

IB chủng H120

Viêm phế quản

100 ml/lọ

100 lọ

2

Gumboro G

Gumboro

100 ml/lọ

1.200 lọ

3

H5N1

Cúm gia cầm

100 ml/lọ

60 lọ

4

Povine

Đậu gà

100 ml/lọ

600 lọ

5

RTD – coccistop

Cầu trùng H

200 gr/bịch

50 bịch

6

Poulshot Lavyngo

Viêm thanh khí quản

1.000

ml/chai

12 chai

7

NDO – VAC

Newcastle

100 ml/chai

40 chai

8

Coryza B

Sổ mũi

500 ml/chai

20 chai

9

Ampicoli Gold

Viêm buồng trứng

100gr/bịch

1.200 bịch

10

RTDLipasol

Hô hấp, tiêu hóa, ăn nhiều, mau lớn

100 ml/lọ

1.200 lọ

11

Marek

Marek

200 ml/bịch

20 bịch

Ghi chú: Các vaccine Gumboro G, đậu gà, Ampicoli Gold, RTDLipasol, tiêm định kỳ 02 tháng/01 lần

Vaccine, thuốc thú y cho gà thịt

1

IB chủng H12o

Viêm phế quản

100 ml/lọ

800 lọ

2

Newcastle chủng F

Newcastle

20 ml/lọ

48.000 lọ

3

Povine

Đậu gà

100 ml/lọ

800 lọ

4

Gumboro

Gumboro

100 ml/lọ

9.600 lọ

5

H5N1

Cúm gia cầm

100 ml/lọ

480 lọ

6

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng

40 ml/lọ

2.000 lọ

7

Newcastle chủng M

Newcastle

20 ml/lọ

48.000 lọ

Ghi chú: Các vaccine Gumboro G, đậu gà tiêm định kỳ 02 tháng/01 lần

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư]

Nhu cầu về hóa chất khử trùng, vệ sinh chuồng trại:

STT

Tên hóa chất

Đơn vị

Số lượng

Mục đích

1

Chất sát trùng thuốc tím

Kg/năm

2.600

 

 

Khử trùng, vệ sinh chuồng trại

2

Vôi bột

Kg/năm

6.000

3

Formon 2%

Lít/năm

1.600

4

Chế phẩm EM

Lít/năm

2.600

5

Chế phẩm Trichoderma

Kg/năm

2.600

6

Clo

Kg/năm

2.006

Xử lý nước thải

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư]

Các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn hoạt động của dự án:

Bảng 1. 10. Danh mục máy móc, thiết bị

STT

Tên máy móc, thiết bị

Xuất xứ

Đơn vị

Số lượng

 

Máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi

1

Máy cắt mỏ gà

Việt Nam

Bộ

5

2

Máng ăn gà treo

Việt Nam

Bộ

100

3

Máng ăn gà tự động

Việt Nam

Bộ

100

4

Cốc hướng và núm uống

Việt Nam

Bộ

500

5

Núm uống cho gà

Việt Nam

Bộ

100

6

Khay tập ăn cho gà

Việt Nam

Bộ

50

7

Đường uống tự động cho gà

Trung Quốc

Bộ

10

8

Khay trứng 30 quả

Việt Nam

Chiếc

5.000

9

Hộp khay trứng

Việt Nam

Chiếc

2.000

10

Hệ thống quạt thông gió và làm mát

Trung Quốc

Hệ thống

06

11

Đèn sưởi hồng ngoại Interheat 100W

Trung Quốc

Hệ thống

10

12

Máy xịt thuốc sát trùng 3W

Việt Nam

Cái

02

13

Máy phát điện 150KV

Malaysia

cái

02

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư]

Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện:

-  Nhu cầu sử dụng điện tại dự án ước tính khoảng: 20.000 kW/tháng.

-  Nguồn cung cấp: Điện phục vụ cho hoạt động của dự án được lấy từ nguồn điện lưới của Chi nhánh Công ty điện lực Vĩnh Phúc - huyện Lập Thạch.

Nhu cầu về nhiên liệu (Dầu DO)

Nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của dự án là dầu DO chạy máy phát điện. Dầu DO chỉ mua dự trữ để chạy theo từng đợt, không mua về một lần để dữ trữ trong trại.

Hộ chăn nuôi dự kiến sử dụng 02 máy phát điện DO dự phòng với công suất 150KV mỗi máy.

Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước:

Nước cấp cho hoạt động chăn nuôi của trang trại chủ yếu là nước cấp cho sinh hoạt của công nhân, nước cấp cho nhà ăn, nước uống cho gà, nước làm mát, nước cấp cho hoạt động khử trùng, nước cấp cho hoạt động vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống của gà, nước tưới cây.

a.Cấp cho hoạt động sinh hoạt

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt (tắm, giặt, vệ sinh...):

Vào giai đoạn hoạt động ổn định, tại dự án sẽ có khoảng 25 CBCNV thường xuyên làm việc. Theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, áp dụng lượng nước cấp cho CBCNV sinh hoạt tại trang trại là 100 lít/người/ngày.đêm. Vậy nhu cầu nước dùng trong sinh hoạt của trang trại trong giai đoạn hoạt động ổn định là: 25 x 100/1000 = 2,5m3/ngày.đêm.

Nước cấp cho nhà ăn:

Dự án thực hiện nấu ăn tại nhà ăn để cấp suất ăn cho CBCNV. Lượng nước cấp sử dụng cho quá trình nấu nướng, vệ sinh dụng cụ nhà bếp và vệ sinh khu vực bếp ăn như sau: 25 suất ăn x 25 lít/suất ăn/ngày = 625 lít/ngày 0,63 m3/ngày.đêm Như vậy, tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng 3,13m3/ngày.đêm.

b.Cấp cho hoạt động chăn nuôi

Nhu cầu sử dụng nước uống cho gà:

Ước tính lượng nước uống cần sử dụng cho mỗi con gà trung bình trong một ngày là: 250ml/con.ngày. Như vậy, nước uống cho gà lớn nhất được tính như sau: 250ml/con.ngày x (26.670 con/lứa gà thịt + 20.000 con/lứa gà đẻ) x 10-6(m3/ml) ≈ 12m3/ngày).

Nước làm mát:

Trong quá trình hoạt động, một lượng nước sẽ thất thoát do bay hơi do đó sẽ cung cấp ra một lượng nước bổ sung là khoảng 0,5m3/ngày cho mỗi nhà chuồng. Lượng nước này được sử dụng tuần hoàn và không thải ra ngoài môi trường.

Vậy tổng lượng nước làm mát cần dùng là: 0,5m3/ngày x 6 nhà chuồng = 3m3/ngày.

Nước cho sát trùng:

+ Nước sát trùng người: Bình quân mỗi người ra vào trại cần là 5 lít/lần sát trùng và ước tính số người ra/vào trang trại khoảng 10 người. Vậy lượng nước sát trùng người là 0,05 m3/ngày.

+ Nước sát trùng xe: Dự kiến có khoảng 5 xe ra vào trại mỗi ngày, với lượng nước cần để sát trùng mỗi xe là 25 lít/lần sát trùng. Vậy lượng nước cần sát trùng xe khoảng 0,13 m3/ngày.

Tổng lượng nước cần để sát trùng người và xe là: 0,05 m3/ngày + ,013m3/ngày ≈ 0,2 m3/ngày.

Nước dùng cho vệ sinh chuồng trại, máng ăn:

+ Đối với gà thịt: Hộ chăn nuôi sẽ tiến hành vệ sinh chuồng trại gà sau khi xuất bán (45 ngày/lứa), ước tính trung bình nước dùng vệ sinh chuồng 01 lần là: 2 m3/dãy chuồng x 2 dãy chuồng = 4 m3/lần

Số lứa gà thịt/năm là khoảng 6 lứa, như vậy lượng nước vệ sinh chuồng trại cho gà thịt khoảng 4 x 6 = 24m3/năm.

+ Đối với gà đẻ trứng: Hộ chăn nuôi sẽ tiến hành vệ sinh chuồng trại hàng quý (3 tháng/1 lần), ước tính trung bình nước dùng vệ sinh chuồng 01 lần là: 2 m3/dãy chuồng x 4 dãy chuồng = 8 m3/lần

Nước vệ sinh chuồng trại gà đẻ trong 1 năm là: 8m3/lần x 4 lần/năm = 32m3/năm.

Tổng lượng nước cần để vệ sinh chuồng trại, máng ăn là: 56 m3/năm, tương đương khoảng 0,15 m3/ngày.

Vậy tổng lượng nước cấp cho hoạt động chăn nuôi của trang trại là: 12 m3/ngày + 3 m3/ngày + 0,2m3/ngày + 0,15 m3/ngày ≈ 15,35m3/ngày

-  Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước ngầm cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân và hoạt động chăn nuôi của dự án được khai thác từ 01 giếng khoan trong khuôn viên trang trại.

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1.Vị trí địa lý của dự án

Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt tập trung theo hướng công nghiệp và kết hợp trồng cây ăn quả được thực hiện tại Đồi Lọc Bọc, thôn Song Vân, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

-Dự án nằm trong khu đồi Lọc Bọc nên 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc của dự án đều là rừng trồng sản xuất của đồi Lọc Bọc.

-Dự án cách dân cư cạnh hồ Vân Trục khoảng 500m về phía Đông Nam. Vị trí dự án với các đối tượng xung quanh được thể hiện trong hình sau:

Hình 1. 4. Vị trí dự án trên bản đồ google map

5.2.Các hạng mục công trình chính của Dự án

Bảng 1. 11. Các hạng mục công trình xây dựng của dự án

TT

Hạng mục công trình

Số lượng

Đơn vị tính

Diện tích

I

Hạng mục công trình chính

1.

Nhà gà thương phẩm

06

m2

7.980

2.

Nhà điều hành trại

01

m2

95,2

3.

Nhà sát trùng xe

01

m2

1.000

4.

Nhà sát trùng người

01

m2

150

5.

Phòng công nhân

01

m2

100

6.

Silo cám

04

m2

12

7.

Nhà xuất gà

01

m2

15

8.

Nhà kho vaccine, vật tư

01

m2

244

II

Hạng mục công trình phụ trợ

9.

Nhà bảo vệ

02

m2

29,5

10.

Bể nước ngầm, tháp nước

01

m2

250

11.

Nhà máy phát điện

01

m2

28

12.

Nhà ăn, nhà bếp

01

m2

217,6

13.

Trạm biến áp

01

m2

16

14.

Sân bóng chuyền

01

m2

160

15.

Nhà tắm trước khi vào trại

01

m2

32

16.

Nhà khách

01

m2

120

17.

Vườn cây ăn quả

01

m2

1.000

18.

Sân đường nội bộ

-

m2

20.361,7

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

19.

Lò đốt xác gà

02

m2

20

20.

Nhà hủy gà

01

m2

5

21.

Hồ chứa nước sẵn có

01

m2

150

22.

Nhà chứa rác

01

m2

9

>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án đầu tư trồng, chế biến cây ăn quả

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com