Mẫu đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy xử lý chất thải rắn

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư nhà máy sản xuất chất thải rắn: Xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, chế biến thành compost hữu cơ vi sinh, chôn lấp, hợp đồng xử lý đối với chất thải nguy hại, bán cho đơn vị thu mua đối với rác tái chế va thủ tục xin câp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý chất thải rắn.

Ngày đăng: 20-03-2023

644 lượt xem

Mẫu đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy xử lý chất thải rắn 

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư: Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư nhà máy sản xuất chất thải rắn: Xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, chế biến thành compost hữu cơ vi sinh, chôn lấp, hợp đồng xử lý đối với chất thải nguy hại, bán cho đơn vị thu mua đối với rác tái chế va thủ tục xin câp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý chất thải rắn.

2. Tên dự án đầu tư: Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà

Địa điểm thực hiện

  • Vị trí thực hiện dự án: tỉnh Kon Tum.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 

3.1. Công suất của đầu tư dự án nhà máy xử lý chất thải rắn 

Công suất thiết kế 130 tấn/ngày đêm. Trong đó:

  • Xử lý rác thải bằng công nghệ lò đốt: 72 tấn/ngày đêm.
  • Xử lý rác thải thành Compost hữu cơ vi sinh: 52 tấn/ngày đêm.
  • Xử lý rác tái chế - nguy hại và rác trơ (khối lượng này sẽ thu gom bán phế liệu đối với rác là chai nhựa, ống nhựa..., chất thải nguy hại sẽ thu gom và lưu trữ rồi hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý; chôn lấp đối với rác trơ): 6 tấn/ngày đêm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư nhà máy sản xuất chất thải rắn

  • Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư nhà máy sản xuất chất thải rắn:

Xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, chế biến thành compost hữu cơ vi sinh, chôn lấp, hợp đồng xử lý đối với chất thải nguy hại, bán cho đơn vị thu mua đối với rác tái chế.

Quy trình công nghệ vận hành của nhà máy xử lí chất thải rắn Đắk Hà như sau:

Nhà máy xử lý chất thải rắn

Quy trình công nghệ vận hành của nhà máy xử lí chất thải rắn

  1. Thu gom rác từ khu dân cư tập kết về nhà máy

Nguồn rác thải sinh hoạt được thu gom trên địa bàn huyện Đăk Hà và các vùng lân cận. Công ty sẽ phối hợp với các tổ chức, hộ gia đình tiến hành phân loại chất thải ngay tại nguồn theo quy định nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hữu cơ vi sinh. Rác từ các khu dân cư được thu gom đưa về nhà máy, qua trạm cân và tập kết vào khu vực chứa rác thải. Tại đây sử dụng dung dịch gồm chế phẩm EM, gỉ đường và nước pha theo tỉ lệ thích hợp phun tự động vào rác để khử trùng, diệt ruồi muỗi và khử trùng. Sau đó rác được cầu trục gắp rác đưa lên thiết bị xé bao để đưa lên băng tải vào khâu phân loại.

  1. Phân loại rác thải, xử lý rác thải

Rác thải khi đưa về nhà máy xử lý chất thải rắn Đắk Hà sẽ được tập kết tại hố tiếp nhận, hệ thống cầu trục – gầu ngoạm gắp đưa rác vào máy xé bao, sau đó máy xé bao thực hiện xé các bao chứa rác thải theo thời gian cài đặt tự động từ bộ phận điều khiển, sau khi rác được xé tơi sẽ rơi xuống băng tải để chuyển rác thải đến sàng lồng quay phân loại như sau:

  • Chất thải hữu cơ (mùn Compost) được tách ra và rớt xuống băng tải phía dưới sàng lồng, rác thải trên băng tải được chạy qua xưởng ủ Compost.
  • Tất cả rác thải còn lại được tách ra đưa về hệ thống băng tải, tại đây công nhân thực hiện phân loại bằng phương pháp thủ công, rác thải phân loại như sau:

+ Các chất thải như: Lon nhôm, chai nhựa, thùng carton ... đưa vào khu vực lưu trữ phế liệu để bán cho các đơn vị tái chế.

+ Các chất thải có thể cháy được như: Giẻ lau, nilon, cây gỗ, bàn ghế hỏng ... đưa vào lò đốt (tro, xỉ phát sinh từ lò đốt được thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp để xử lý bằng biện pháp chôn lấp cùng với các loại chất thải trơ khác).

+ Chất thải chứa thành phần nguy hại (bóng đèn, ắc quy, thủy tinh, pin ...) đưa về kho chứa CTNH của nhà máy, hợp đồng đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định hiện hành.

+ Các chất thải trơ (xà bần, gốm, sứ, ngói, gạch...) đưa về khu chôn lấp.

Bảng 5. Các phương án xử lý rác thải

TT

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Tỷ lệ (%)

Khối lượng (tấn)

Phương án xử lý

I

Thành phần chất thải hữu cơ

40

52

Sản xuất compost hữu

cơ vi sinh

a

Khối lượng bay hơi, chuyển hóa trong quá trình ủ

40

20,8

 

b

Khối lượng đưa vào sàng mùn

60

31,2

 

b.1

Khối lượng phế thải sau tuyển từ

10

3,12

Tái chế

b.2

Khối lượng mùn hữu cơ không qua sàng

15

4,66

Tái chế

b.3

Khối lượng compost hữu cơ vi sinh

75

23,4

Thành phẩm

II

Chai nhựa, ống nhựa, nilon

1,85

2,4

Thu gom bán phế liệu

III

Các chất có thể cháy được, giẻ lau, cây gỗ, bàn ghế hỏng,...

55,4

72

Đốt

IV

Chất trơ

2,6

3,4

Chôn lấp

 

V

 

CTNH

 

0,15

 

0,2

Thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.

Tổng cộng

100%

130

 

  1. Xử lý rác bằng lò đốt:

Quy trình xử lý rác bằng lò đốt

 

Hình 2. Sơ đồ quy trình xử lý rác bằng lò đốt

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư nhà máy sản xuất chất thải rắn: Xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, chế biến thành compost hữu cơ vi sinh, chôn lấp, hợp đồng xử lý đối với chất thải nguy hại, bán cho đơn vị thu mua đối với rác tái chế va thủ tục xin câp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý chất thải rắn.

Thuyết minh quy trình đốt cho dự án nhà máy xử lý chất thải rắn:

Lò đốt thực hiện đốt rác theo 2 chế độ:

  • Chế độ đốt sơ cấp: Rác đốt được cấp vào lò đốt bằng hệ thống băng tải, rác được đưa vào phễu đựng, rồi từ từ rơi xuống sàn sấy (buồng đốt sơ cấp) bằng cánh tay thủy lực. Tại khoang buồng đốt sơ cấp có hệ thống ghi nghiêng, rác được đốt cháy giảm dần thể tích. Rác được sấy ẩm ngay tại khoang buồng đốt sơ cấp ghi nghiêng và cháy sơ bộ với nhiệt độ 5000C – 7000C. Thể tích rác được sụt giảm đáng kể.
  • Chế độ đốt thứ cấp: Buồng đốt được thiết kế theo nguyên lý đốt khí xoáy lốc. Thời gian lưu khí trung bình tại buồng đốt thứ cấp là 1,5 – 2,5s tạo điều kiện đốt cháy triệt để các loại khí thải độc hại như furan, dioxin trước khi ra khỏi lò đốt. Nhiệt độ ở buồng đốt thứ cấp ≥ 9500C.

Sau khi đốt, rác thải phân hủy thành dạng khí và chất tro xỉ. Sản xuất compost hữu cơ vi sinh:

  • Công nghệ: Nhà máy xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ ủ sinh học hiếu khí, chuyển hóa chất thải hữu cơ trong điều kiện có oxy với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí thành Compost hữu cơ vi sinh.
  • Cơ sở lựa chọn công nghệ: Nguyên liệu để sản xuất Compost hữu cơ vi sinh chủ yếu là rác thải hữu cơ, nên sử dụng phương pháp sinh học là phù hợp nhất. Thực tế cho thấy việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ thành Compost hữu cơ vi sinh so với phương pháp chôn lấp và thiêu huỷ có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước; bên cạnh đó tận thu sản phẩm Compost vi sinh phục vụ cho hoạt động nông - lâm nghiệp; ngoài ra việc sử dụng Compost hữu cơ vi sinh để tạo phân hữu cơ vi sinh giảm nhu cầu sử dụng phân bón hoá học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ về bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
  • Thành phần chất lượng mùn compost:

+ Hàm lượng hữu cơ: 29,8%;

+ Hàm lượng Nitơ tổng số: 1,01%;

+ Hàm lượng P2O5 hữu hiệu: 0,43%;

+ Hàm lượng K2O hữu hiệu: 0,73%;

+ Vi sinh vật phân giải Xenluloza: 1,0×106 cfu/g;

+ Men vi sinh vật dạng bột: 1 kg/bao PE;

Quy trình sản xuất compost hữu cơ

Hình 3. Quy trình sản xuất Compost hữu cơ vi sinh

Thuyết minh quy trình ủ Compost cho nhà máy xử lý chất thải rắn:

  • Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu:

Thành phần là chất thải hữu cơ dễ phân hủy, tại sàng phân loại chất thải trong quy trình vận hành của nhà máy, chất thải hữu cơ được phân loại ra khỏi sàng quay và theo băng tải chuyển qua nhà xưởng ủ để thực hiện sản xuất compost (khối lượng ước khoảng 52 tấn rác/ngày đêm).

  • Bước 2 – Bổ sung chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng:

Thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học được bổ sung thêm vi sinh, chất

dinh dưỡng, độ ẩm phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy của vi sinh vật.

  • Bước 3 – Ủ cấp khí tự nhiên:

Sau khi bổ sung phụ gia, hỗn hợp nguyên liệu hữu cơ được đưa vào ngăn ủ với thời gian ủ lên men khoảng 12 ngày.

  • Bước 4 – Ủ chín
  • Rác thải sau khi ủ sau đó đem ra ủ đánh luống. Quá trình ủ mùn diễn ra tại các luống ủ. Suốt trong quá trình ủ cần phải có lực tác động để làm biến đổi chất hữu cơ thành compost hữu cơ kèm theo việc làm ẩm. Điều này được thực hiện nhờ một xe đảo đống di động chuyên dụng và bơm nước tưới ẩm (hoặc có thể sử dụng phương pháp đảo trộn thủ công). Luống ủ có kích thước: D x R x C= 60 m x 02 m x 03 m, với 08 luống ủ. Với kích cỡ luống như vậy, quá trình sinh học sẽ diễn ra nhanh chóng, nhiệt độ được giữ ổn định, luống ủ có tiết diện đủ lớn để trao đổi khí. Hoạt động sinh học có thể làm tăng nhiệt độ lên tới 700C ở tâm của luống ủ. Bằng cách đảo luống đều đặn các phần bên ngoài được chuyển vào phần lõi của luống ủ. Như vậy, các vi sinh vật có hại (mầm bệnh) và các hạt cỏ dại sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Tùy thuộc vào điều kiện của luống ủ, quá trình đảo sẽ được thực hiện hai hoặc ba lần trong tuần. Nếu độ ẩm ở dưới ngưỡng 40% thì việc tưới nước làm ẩm nguyên liệu ủ là điều cần thiết.
  • Sau khoảng 4 tuần diễn ra sự phân hủy mạnh, quá trình ủ cơ bản hoàn tất. Điều này được đánh dấu bởi sự giảm nhiệt độ ở tâm của luống ủ xuống dưới 400C. Nếu để thêm 4 tuần ủ nguội, mùn compost sẽ đạt độ chín nhất. Giờ đây nguyên liệu đã sẵn sàng cho việc sàng tinh.
  • Qua quá trình ủ trong quá trình lên men, gây nhiệt bằng chủng men phân giải Celluloza, Celluose (nhóm vi sinh vật dạng bào tử gồm các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí có hoạt tính cao và ổn định), nhiệt độ đống ủ đạt tới 70oC- 80oC. Gây phân hủy nhanh, hết mùi hôi, không có nước rỉ rác, không ô nhiễm môi trường. Với 52 tấn rác hữu cơ/ngày đêm sau phân loại sau quá trình ủ chín, khối lượng mùn còn loại khoảng 45% tức khoảng 23,4 tấn Compost hữu cơ vi sinh thành phẩm/ngày đêm.
  • Khi ủ compost khối lượng bay hơi, chuyển hóa trong quá trình ủ chiếm tỷ lệ 40% khối lượng rác đem ủ compost. Với khối lượng rác đem ủ là 52 tấn rác hữu cơ/ngày đêm thì khối lượng bay hơi, chuyển hóa là 20,8 tấn/ngày đêm. Tại xưởng ủ compost bố trí 8 luống ủ, kích thước: D x R x C = 60 m x 02 m x 03 m, luống cách luống 0,5 m. Lượng rác ủ còn lại là 31,2 tấn/ngày đêm chiếm diện tích 10,4 m2. Xưởng compost có diện tích 1.386 m2 (D x R x C = 66 m x 21 m x 07 m), tổng diện tích các luống ủ 960 m2 có thể chứa tối đa trong 92 ngày tương đương khoảng 13 tuần, quá trình ủ 01 mẻ khoảng 8 – 12 tuần nên diện tích Nhà xưởng đảm bảo cho quá trình ủ compost.
    • Bước 5 – Giai đoạn tinh chế:
  • Sản phẩm sau ủ luống sẽ được chuyển đến nạp liệu qua bộ phận đánh tơi. Tại đây có sử dụng thiết bị tuyển từ để tách kim loại còn sót lại. Sau khi tách kim loại xong, mùn thô được đưa vào thiết bị sàng quay qua băng tải để tách phần rác thải chưa phân hủy (chưa hoại mục). Hỗn hợp sau khi tách kim loại được cho vào thiết bị sàng quay, khi thiết bị khởi động, phần chất thải có kích thước nhỏ (đã hoại mục) sẽ lọt qua khe hở của thiết bị sàng và được công nhân thu gom lại. Phần chất thải còn sót lại trong thiết bị được đem đi xử lý (có thể đem ủ lại nếu phần rác là hợp chất hữu cơ hoặc chuyển qua lò đốt để thiêu hủy hoặc có thể đem chôn lấp nếu phần rác khó phân hủy và khó đốt).
  • Phần Compost qua thiết bị sàng được xe xúc lật đưa lên phễu cho vào thiết bị nghiền để nghiền mịn. Compost hữu cơ vi sinh được sản xuất từ chất thải sinh hoạt sau khi ra thành phần Compost tinh sẽ được được vận chuyển đến kho để lưu trữ (kho chứa thành phẩm diện tích 378 m2 nằm trong xưởng tái chế). Công ty sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để phân tích kiểm định các chỉ tiêu dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng theo quy định, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ trên thị trường.
Chôn lấp rác thải trơ:
  • Sau khi phân loại, các loại rác thải trơ như: Xà bần, gốm, sứ, mảnh ngói, gạch... không đốt cháy được sẽ được vận chuyển đưa về hố chôn lấp có diện tích 7.573,27 m2 ở phía Nam dự án. Hố chôn lấp này được xây dựng trên mặt bằng khu vực bãi chứa chất thải rắn cũ của huyện Đăk Hà, tuy nhiên hiện tại chất thải của dự án đang được tập kết tại hố chôn lấp tạm có lót bạc HDPE dày 1,5 mm; kích thước 6.216 m3 (dài 37 m x rộng 21 m x sâu 8 m) vì khối lượng chất thải rắn cũ chưa được xử lý. Trong quá trình hoạt động của nhà máy, sau khi xử lý hết lượng rác tồn đọng từ bãi rác cũ, Công ty sẽ tiến hành thi công hố chôn lấp. Do đó, trong phạm vi báo cáo này, Công ty không đề nghị cấp phép đối với các hạng mục công trình bảo vệ môi trường tại hố chôn lấp.
  • Hố chôn lấp chủ yếu chứa tro xỉ của lò đốt và các chất thải trơ sau phân loại như sành sứ, gạch vụn, xà bần,... Bản chất của chất thải đem chôn là dạng trơ, không có khả năng hòa tan trong nước nên không phát sinh nước thải rỉ từ ô chôn lấp gây ảnh hưởng đến môi trường. Lượng nước phát sinh từ hố chôn lấp chủ yếu là nước mưa thấm vào hố chôn lấp sẽ được thu gom về hố gom nước phía cuối ô chôn lấp, tại đây được lắp đặt một bơm tự động để bơm lượng nước rác về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy để xử lý.
3.3.Sản phẩm của dự án nhà máy xử lý chất thải rắn

Loại hình hoạt động của dự án là xử lý, tiêu hủy chất thải rắn. Nhà máy xử lý chất thải rắn hoạt động với công suất 130 tấn rác thải/ngày đêm, hoạt động xử lý chất thải rắn tại nhà máy như sau:

  • Xử lý chất thải rắn sử dụng công nghệ hệ thống Lò đốt Model CNC3000 với công suất 3 tấn/giờ (tương đương 72 tấn/ngày đêm).
  • Xử lý chất thải rắn sử dụng dây chuyền sản xuất compost hữu cơ vi sinh công suất xử lý 52 tấn rác thải/ngày đêm. Nhằm tăng hiệu quả xử lý rác thải theo hướng tốt hơn cho môi trường và mang lại lợi ích kinh tế, nhà máy tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để tái chế thành Compost hữu cơ vi sinh khoảng 23,4 tấn/ngày đêm. Compost là một sản phẩm mùn hữu cơ, được sử dụng để cải tạo độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
  • Xử lý chất thải rắn sau khi phân loại là rác tái chế - nguy hại và rác trơ công suất 06 tấn/ngày đêm. Khối lượng này sẽ thu gom bán phế liệu đối với rác là chai nhựa, ống nhựa … chất thải nguy hại sẽ thu gom lưu trữ rồi hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý; chôn lấp đối với rác trơ

Xem thêm <tại đây>: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất đá thạch anh nhân tạo

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư nhà máy sản xuất chất thải rắn: Xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, chế biến thành compost hữu cơ vi sinh, chôn lấp, hợp đồng xử lý đối với chất thải nguy hại, bán cho đơn vị thu mua đối với rác tái chế va thủ tục xin câp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy xử lý chất thải rắn.

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE