Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường dự án Đầu tư xây dựng trụ sở Chi cục Hải quan nhằm đảm bảo diện tích và điều kiện làm việc của cán bộ công chức công tác tại đơn vị, giúp Cục Hải quan tỉnh phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị được nhà nước và Tổng cục Hải quan giao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Hải quan và hội nhập quốc tế.
Ngày đăng: 14-10-2024
96 lượt xem
CHƯƠNGI.THÔNGTINCHUNGVỀDỰÁNĐẦU TƯ.........................................................8
2. Tên dự án đầu tư: xây dựng Trụ sở Chi cục Hải quan Phú Quốc ...........................8
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: .............................................13
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
4.1.3 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước..............................................17
4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước.................................................19
5.1.Căncứ pháplývàkỹthuật của việcthựchiện lậpbáocáođềxuấtcấpGPMT................21
5.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án...................................22
C. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường..............................27
5.4. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................29
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...................................................................31
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải môi trường tiếp nhận chất thải .31
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.32
1. Dự liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.......................................32
1.1.Chất lượng hiện trạng không khí tại khu vực thực hiện dự án............................32
3. Các đối tượng nhạy cảm về môi trường...........................................................38
6. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án....40
CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH,BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG………………..44
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................69
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn
3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện..........................83
3.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác....91
4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ...........................94
4.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư...................94
4.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan
4.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình bảo vệ môi trường....................95
5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:.............96
CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN
ĐA DẠNG SINH HỌC....................................................................98
CHƯƠNG VI.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG………..99
1.Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải..............................................99
CHƯƠNG VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT
THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN……………...100
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:.........100
1.2.Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật....102
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..................................................102
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..............................................103
CHƯƠNGVIII.CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................................104
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Đại diện chủ đầu tư:............
- Chức vụ: Cục Trưởng
- Địa chỉ văn phòng: ........, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Điện thoại:......... Fax: ......
- Tên dự án đầu tư:
“ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ CHI CỤC HẢI QUAN ”
- Địa điểm thực hiện dự án: .......,xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
- Vị trí của dự án được thể hiện trong hình sau:
Hình 1. 1 Vị trí của dự án
a. Hiện trạng khu đất thực hiện dự án
Khu đất đầu tư xây dựng công trình dự án có tổng diện tích 5.158,15 m2. Hiện trạng khu
đất tương đối bằng phẳng, chủ yếu là cây xanh và cây bụi, trên khu đất hiện có 9 hộ dân: trong đó có 06 hộ sinh sống và 03 hộ xây dựng nhà tạm, nhà kho chứa.
Theo khảo sát thực tế, khu vực thực hiện dự án hiện có 6 bể tự hoại được xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh trước khi thoát ra môi trường.
b. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.
- Hiện trạng giao thông: dự án tiếp giáp với đường Tỉnh 973.
- Hiện trạng cấp điện: Nguồn điện được đấu nối từ đường dây trung thế hiện hứu trên trục đường Tỉnh 973.
- Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
+ Hiện trạng cấp nước: Nước cấp cho tòa nhà và toàn bộ công trình được lấy từ hệ thống cấp nước chung cho khu vực.
+Hiện trạng thoát nước: Nước mưa và nước thải thoát ra mương thoát nước dọc theo đường Tỉnh 973 và một phần tự thấm xuống nước.
+ Hiện trạng vệ sinh môi trường và rác thải: đã có tuyến thu gom rác, tuy nhiên hiện nay các hộ dân sống trên khu đất chủ yếu là đốt và chôn.
c. Bổ sung hiện trạng đất thu hồi đền bù :
- Theo quyết định 6514/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2019 của UBND huyện Phú Quốc với tổng diện tích là 5.158,15 m2 cụ thể như sau:
+ Diện tích được bồi thường, hỗ trợ: 5,135 m2
+ Tổng số hộ dân được bồi thường, hỗ trợ là 09 hộ dân ( trong đó: có 6 hộ dân bị thu hồi về dất và 03 hộ dân bồi thường vật kiến trúc).
+ Đất Nhà nước quản lý là 14,30 m2.
+ Đất giao thông là 8,85 m2.
- Tiến độ chi trả đến ngày 06/6/2023:
Tổng số hộ dân nhận được tiền bồi thường hỗ trợ 09/09 hộ dân và thống nhất bàn giao đất cho Nhà nước.
- Diện tích đất đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng:
Diện tích đất các hộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và diện tích đất do Nhà nước quản lý là 5.158,15 m2 = 100%, bao gồm:
- Diện tích 2.109,05 m2, Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (nay là UBND thành phố Phú Quốc)) đã có Báo cáo số 531/BC-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2020.
- Diện tích 3.049,10 m2 đấtcho Sở Tài nguyên và Môitrườngtỉnh Kiên Giangthực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Dự án: “ Đàu tư xây dựng Trụ sở Chi cục Hải quan” do Cục Hải Quan tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, thiết kế thi công: Sở xây dựng tỉnh Kiên Giang. - Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật, dự án thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT) trình UBND tỉnh Kiên Giang cấp phép.
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quyđịnh của pháp luật về đầu tư công):
+ Loại hình dự án: Dự án thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng.
+ Nhóm dự án: dự án nhóm B
+ Tổng mức đầu tư: 60.955.188.628 đồng.
(Bằng chữ: Sáu mươi tỷ chín trăm năm mươi lăm triệu một trăm tám mươi tám nghìn sáu trăm hai mươi tám đồng).
Dự án thuộc nhóm B (theo quy định tại Khoản 4 điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2019) và thuộc mục số 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 (danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường).
Căn cứ vào Khoản 1 điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án đầu tư nhóm II thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường do UBND tỉnh Kiên Giang cấp và báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư được lập theo mẫu Phụ lục IX của nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
Báo cáo đề nghị cấp phép (chi tiết tại chương IV) đối với các nội dung sau: - Đề nghị cấp phép đối với nước thải;
- Đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.
a) Quy mô diện tích
Tổng diện tích đất khu đất thực hiện của dự án là 5.158,15 m2. Quy mô sử dụng đất được thể hiện tại các bảng sau:
Bảng 1.2 Cơ cấu sử dụng đất của dự án
Đất xây dựng công trình:
+ Khối nhà làm việc 6 tầng, chiều cao công trình là 26,8 m,
+ Công trình 6 tầng diện tích 2.515,6 m2 sàn ,gồm:
+ Tầng 1 diện tích 438,8 m2 + Tầng 2 diện tích 362,0 m2
+ Tầng 3 diện tích 432,0 m2
+ Tầng 4 diện tích 417,6 m2 + Tầng 5 diện tích 417,6 m2
+ Tầng 6 diện tích 417,6 m2
Bảng 1. 3 Thống kê diện tích cho từng khu vực chức năng cho khối công trình
Đất các công trình phụ trợ: có diện tích là 62 m2, chiếm tỷ lệ 1,2% diện tích toàn khu. vĐường giao thông nội bộ, sân bãi: có diện tích là 2.878,642m2, chiếm tỷ lệ 55,8% diện tích toàn khu.
Cây xanh, thảm cỏ: có diện tích 1.650,608 m2, chiếm tỷ lệ 32% diện tích toàn khu.
b) Quy mô các hạng mục
Dự án sẽ đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với quy mô của các hạng mục công trình của dự án như sau:
- Nhà làm việc kết hợp nhà nghỉ cán bộ trực ca, kho tạm giữ: cao 06 tầng+ tầng kỹ thuật thang máy, diện tích sàn khoảng 2.500 m2;
- Nhà ăn + bếp kết hợp với nhà để xe: Cao 01 tầng, diện tích sàn khoảng 125 m2;
- Nhà thường trực: cao 01 tầng, diện tích sàn khoảng 12 m2;
- Nhà để máy phát điện: cao 01 tầng, diện tích sàn khoảng 15 m2;
- Nhà trạm bơm: Cao 01 tầng, diện tích sàn khoảng 10 m2;
- Phần hạ tầng kỹ thuật gồm các hạng mục: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét, hệ thống PCCC, thang máy, san nền, phòng chống mối…
c) Quy mô cán bộ - nhân viên chức.
Với chức năng chính là khối nhà làm việc cho các cán bộ - nhân viên chức, công trình:“ Đầu Tư Xây Dựng Trụ sở Chi cục Hải quan Phú Quốc – Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang” có quy mô là 6 tầng, Cán bộ - nhân viên chức làm việc khoảng 46 người.
Về công nghệ vận hành: Dự án sau khi nghiệm thu hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý và vận hành để hoạt động.
Hình1.2.Sơ đồ hoạt động dự án
Về loại hình: Dự án thuộc loại hình Dự án xây mới.
Đầu tư xây dựng Trụ sở Chi cục Hải quan nhằm đảm bảo diện tích và điều kiện làm việc của cán bộ công chức công tác tại đơn vị, giúp Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị được nhà nước và Tổng cục Hải quan giao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Hải quan và hội nhập quốc tế.
Bảng 1. 4 Sản phẩm đầu ra của dự án
Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm kết cấu các hạng mục công trình và tiến độ thi công công trình, các Nhà thầu thi công sử dụng các phương tiện thiết bị, máy thi công chính cần thiết như sau:
Thi công xây dựng các công trình của dự án
- Dọn dẹp chuẩn bị mặt bằng
- Thi công hệ thống móng
- Thi công hệ thống cột, dầm
- Lắp đặt hệ thống thiết b
- Thi công hệ thống tiện ích
- Thi công hệ thống mái.
Biện pháp thi công xây
- Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây;
- Chuẩn bị chỗ để vật liệu: gạch, vữa xây;
- Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây: hộc gỗ hoặc hộc tôn;
- Chuẩn bị hộc 0,1m3 để đong vật liệu (kích thước 50 × 50 × 40 cm);
- Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra;
- Bố trí các vị trí đặt máy trộn;
- Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.
- Dự tính máy móc thiết bị phục vụ thi công Dự án như sau:
Bảng 1. 5 Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong thi công
(Nguồn: Thuyết minh thiết kế,2023)
Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các Công ty liên doanh, các cơ sở máy sản xuất sẵn có tại địa phương.
Nhu cầu nguyên liệu xây dựng phục vụ việc xây dựng dự án bao gồm sắt, thép, đá, cát, bê tông nhựa, bê tông xi măng, xi măng,…
Đối với vật liệu xây dựng công trình sẽ lấy từ các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng tại địa phương.Khối lượng vật liệu dự kiến cho các hạng mục công trình được mô tả cụ thể như sau:
Bảng 1.6 Khối lượng vật tư dự kiến
Các chủng loại vật liệu được nghiên cứu sử dụng một cách kỹ lưỡng trên cơ sở những nguyên tắc bảo đảm độ bền công trình và phát huy tốt nhất chất cảm bề mặt xây dựng, mô tả chi tiết như sau:
a. Vật liệu hoàn thiện tường
- Tường ngoài được xây bằng gạch đặc, tường ngăn xây bằng gạch lỗ, vữa xi măng mác 75 xây trát, tường mặt ngoài nhà sơn bả matit loại chống thấm chống mốc.
- Tường mặt trong nhà bả matits sau đó mới sơn.
- Tường trong khu vệ sinh được ốp gạch Ceramic cao cấp sản xuất trong nước.
- Tường các phòng họp, Hội trường có thể kết hợp giữa sơn, ốp gỗ hoặc đá để trang trí nội thất cho phù hợp và hút âm theo tiêu chuẩn.
b. Vật liệu hoàn thiện sàn
- Nền các tầng lát gạch cermamic kích thước 800x800 sản xuât trong nước có thể dùng đá nhiều màu sắc khác nhau để tạo diềm hoặc hoa văn.
- Sàn khu WC lát gạch Ceramic chống trơn.
- Bậc tam cấp, bậc cầu thang ốp đá granit tự nhiên hoặc nhân tạo.
c. Vật liệu hoàn thiện trần
- Trần không giao giao dịch, phòng họp, hội trường dùng trần thạch cao theo thiết kế, bả matits và lăn sơn.
- Trần các phòng còn lại bả matits trực tiếp vào lớp vữa trát trần sau đó lăn sơn.
d. Vật liệu hoàn thiện mái
Sàn mái đổ BTCT liền khối sử lý chống thấm bằng công nghẹ hiện đại, dùng mái ngối kết hợp với mái vát bằng BTCT dán ngói để chống nóng và tạo dáng kiến trúc.
e. Cửa, vách kính:
- Phần cửa của công trình dùng kính khuôn nhựa, nhôm kính hoặc gỗ kính, mầu sắc của công trình được cân nhắc cho phù hợp với điều kiện cảnh quan môi trường, ưu tiên sử dụng màu sắc tự nhiên của bề mặt vật liệu.
- Cửa gỗ dùng gỗ nhóm III hoặc gỗ công nghiệp.
- Cửa ngoài nhà dùng nhôm kính hoặc cửa nhựa lõi thép sản xuất trong nước có thể dùng cửa gỗ tùy theo thiết kế kiến trúc công trình và nguồn vật liệu địa phương.
- Khóa và phụ kiện dùng sản phẩm sản xuất trong nước.
Nguồn cấp nước
Nước cấp sử dụng cho thi công dự án được lấy từ mạng lưới cấp nước chung để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng.
Nhu cầu sử dụng nước
Căn cứ vào theo Quyết định số 633/2010/QĐ-TTg ban hành ngày 11/05/2010 quy định định mức sử dụng nước 150 lít/người.ngày. Với số lượng công nhân là 100 người cho giai đoạn xây dựng của trụ sở làm việc. Như vậy, lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân xây dựng là:
Qcông nhân xây dựng = 100 người x 150 lít/ngày.đêm = 15 m3/ngày.đêm
Dự án là tòa nhà làm việc của cán bộ - công chức công tác tại đơn vị nên nguyên liệu, nhiên liệu chủ yếu khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu là điện nước, hóa chất xử lý nước thải, xăng dầu chạy máy phát điện dự phòng của dự án.
a. Nguồn điện:
- Công trình được thiết kế riêng một máy biến áp 250 Kva cấp cho toàn bộ công trình và một máy phát điện dự phòng 250KVA thông qua tủ ATS.
- Nguồn cung cấp điện cho công trình là 3 pha 4 dây 380/220V được lấy từ trạm biến áp của công trình cấp cho tủ điện tổng.
- Từ tủ điện tổng đặt tại nhà làm việc sẽ cấp điện cho toàn bộ công trình (nhà làm việc, nhà phụ trợ, điện ngoài nhà…).
b. Công suất điện:
- Các thiết bị sử dụng điện trong công trình bao gồm: hệ thống chiếu sáng, ổ cắm điện, bơm nớc sinh hoạt và quạt hút mùi, điều hòa…
c. Hệ thống điện chiếu sáng trong công trình:
- Yêu cầu thiết kế chiếu sáng là phải đáp ứng được yêu cầu về độ rọi và hiệu quả chiếu sáng đối với thị giác. Không bị loá mắt, không bị lóa do phản xạ, không có bóng tối, phải có độ rọi đồng đều, phải tạo đợc ánh sáng giống ánh sáng ban ngày.
- Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng (TCXD 7114:2008), chiếu sáng trong công trình chủ yếu dùng đèn huỳnh quang; chiếu sáng các khu vực phụ trợ như: cầu thang, hành lang, gara, kho, khu WC, phòng kỹ thuật v…v… chủ yếu dùng đèn compact tiết kiệm điện. Tại các khu vực có yêu cầu về thẩm mỹ cao, sử dụng các loại đèn trang trí lắp trên tường, trần…
- Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào, lối đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất.
- Ngoài ra còn bố trí các ổ cắm điện nhằm phục vụ cho chiếu sáng cục bộ và các mục đích khác.
d. Lắp đặt thiết bị điện:
- Tủ điện tổng đặt ở dưới sàn nhà có giá đỡ.
- Vị trí đặt tủ điện trên bản vẽ cao 1500mm so với mặt hoàn thiện. - Các ổ cắm cách sàn nhà: 400mm.
- Các ổ cắm máy điều hoà cách trần nhà: 400mm.
- Các đèn tường lắp ở độ cao: 2000mm, các đèn neon cách trần nhà 400mm.
- Đèn hành lang, cầu thang đợc bật tắt thông qua một tủ điện điều khiển H… (lắp đặt tại phòng kỹ thuật tại mối tầng).
e. Thiết bị điện:
- Thiết bị điện chiếu sáng: là các loại đèn sử dụng đèn led tiết kiệm điện.
- Các phòng có thiết kế trần nội thất thì sử dụng loại âm trần. Các phòng không có trần nội thất thì sử dụng loại đặt nổi. Các loại đèn này đều có chụp phản xạ, tán quang ánh sáng.
- Đèn Exit: đèn chỉ dẫn đường đi và sử dụng làm đèn thoát hiểm khi có sự cố.
- Ổ cắm loại có 3 tiếp điểm đặt âm tường, có hộp nối bên trong đáy, đặt cách sàn 0.5m. - Công tắc loại có 1, 2, 3, 4 phía bật lắp âm tường vị trí đặt xem hình vẽ, đặt ở độ cao +1,4m so với cốt sàn.
- Hộp điện các tầng hoặc các phòng đặt sao cho mép trên của hộp cách sàn + 1,6m.
f. Mạng lưới điện trong nhà:
- Mạng lưới điện trong nhà là mạng lưới điện hạ thế 380/220 W 3 pha có dây tiếp đất an toàn điện.
- Dây dẫn, dây cáp là loại lõi đồng có cách điện nhựa PVC để trong ống nhựa cứng SP F20, 25, 32 đặtngầm trong tường,trongtrần.Cáp cấp điện cáctầnglà loại có bọc PVC/XPLE. Cáp nguồn là loại có cách điện XLPE/DSTA/PVC (loại có bọc cách điện PVC, vỏ có đai thép) đặt trực tiếp trong đất từ trạm biến áp vào tủ điện tổng. Đoạn qua móng công trình dây đi qua ống thép. Dây dẫn, dây cáp đi ra từ tủ điện tổng, tủ điện các tầng đều có đầu cốt, bọc cách điện kín đoạn từ đầu cốt đến các lớp cách điện.
- Dây dẫn cấp điện cho các loại đèn nhỏ nhất là 1.5 mm2, cho các ổ cắm nhỏ nhất là 2.5 mm2, cho điều hoà là 4mm2. Dây nối từ ổ cắm này đến ổ cắm kia nối từ họp ổ cắm. Riêng máy điều hoà, dây nguồn nối độc lập đến từng máy.
Nguồn cấp nước
Nước cấp cho tòa nhà và toàn bộ công trình được lấy từ mạng lưới cấp nước chung cho khu vực . Nước từ mạng lưới cấp nước chung sẽ được bơm vào bể chứa của công trình sau đó được bơm lên bể nước đặt trên mái tòa nhà
Hình1.3.Sơ đô nguyên lý hệ thống cấp nước Dự án – giai đoạn vận hành
Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước của dự án bao gồm: phục vụ cho mục đích sinh hoạt của cán bộ công chức, nước dùng cho quá trình hoạt động, nước dùng để tưới cây, phòng cháy chữa cháy và dự phòng.
- Nước cấp cho mục đích sinh hoạt gồm nước cấp cho nhu cầu vệ sinh cá nhân: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1988 cấp nước bên trong, lượng nước sử dụng là 150 lít/người/ngày đêm. Dự án sử dụng 45 cán bộ - công chức làm việc.
- Nước cấp cho nhân viên bảo vệ. Theo Bảng 3.1 Bộ xây dựng TCXDVN 33:2006 cấp nước, lượng nước sử dụng là 150 lít/người/ngày. Dự án sử dụng 01 cán bộ bảo vệ.
- Nước cấp cho hoạt động nấu ăn tại trụ sở, theo TCVN 4513:1988 cấp nước bên trong, lượng nước sử dụng là 25 lít/ngày đêm để phục vụ cho 46 cán bộ lưu trú tại trụ sở.
- Nước phục vụ tưới cây, rửa đường: Diện tích đất quyhoạch cho câyxanh trong khuôn viên dự án thiết kế là 1.650,608 m2 và đường giao thông là 2.878,642 m2. Chỉ tiêu cấp nước cho hoạt động tưới cây, rửa đường của dự án cho một lần tưới theo tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN 33:2006/BXD).
- Nước cấp phòng cháy chữa cháy (PCCC): Lưu lượng nước cấp cho một đám cháy 2,5 l/s; số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán 1 (theo QCXDVN 01:2008/BXD).
Dự báo tổng mức nước sử dụng cho hoạt động của Dự án ước tính cụ thể như sau:
Bảng 1.7 Tiêu chuẩn cấp nước và Nhu cầu sử dụng nước của dự án
>>> XEM THÊM: Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn