Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm và chế biến dăm gỗ 60.000 tấn sản phẩm/năm. Dự án nhằm cung cấp và đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường trong và ngoài nước góp phần củng cố thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ngày đăng: 17-09-2024

123 lượt xem

DANH MỤC BẢNG................................................................................ 4

DANH MỤC HÌNH......................................................................... 6

CHƯƠNG I.............................................................................................. 7

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................... 7

1.  Tên chủ dự án đầu tư.................................................................................... 7

2.  Tên dự án đầu tư............................................................................... 7

2.1.  Địa điểm thực hiện dự án đầu tư..................................................... 7

2.2.  Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên

quan đến dự án đầu tư: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định....... 8

2.3.  Quy mô của dự án đầu tư....................................................................................... 8

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư.............................................. 9

3.1.  Công suất của dự án đầu tư................................................................................ 10

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.................................................................. 10

3.2.1.   Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư........................ 10

3.2.2. Công nghệ sản xuất của dự án......................................................................... 10

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư........................................................................... 14

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.... 14

4.1.  Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước trong giai đoạn xây dựng......... 14

4.2.   Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng, điện, nước trong giai đoạn hoạt động... 15

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư................................................. 19

5.1.  Tiến độ thực hiện dự án.................................................................................. 19

CHƯƠNG II..................................................................................................... 20

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 20

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 20

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.............. 21

CHƯƠNG III......................................................................................... 23

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ       23

1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật................................. 23

2.  Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án............................................. 23

3.  Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án...................................... 23

CHƯƠNG IV..................................................................................................... 27

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.......... 27

I.  Đánh giác tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.....

1.1.  Đánh giá, dự báo các tác động môi trường......................................... 27

1.1.1.   Các tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị......27

1.1.2.   Đánh giá tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng,

máy móc thiết bị và thi công các hạng mục công trình của dự án.... 27

1.1.2.1.   Đánh giá tác động của bụi và khí thải......................................................... 27

1.1.2.2.   Tác động của nước thải.............................................................................. 29

1.1.2.3.   Tác động đến môi trường từ chất thải rắn..................................................... 31

1.1.2.4.   Nguồn gây ô nhiễm không liên quan đến chất thải................................... 32

1.2.  Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện....................... 35

1.2.1.   Biện pháp giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm do bụi và khí thải.................................... 35

1.2.2.   Biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm do nước thải.................................................... 36

1.2.3.   Biện pháp giảm thiểu tác động nguồn ô nhiễm do chất thải rắn............................... 37

1.2.4.  Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động không liên quan đến chất thải.......................... 37

II.  Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành...... 39

2.1.  Đánh giá, dự báo các tác động môi trường......................................................... 39

2.1.1.   Nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường do bụi và khí thải........................... 39

2.1.2.   Nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường do nước thải...................................... 44

2.1.3.   Nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn................................ 48

2.1.4.    Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải........................................ 51

2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện......................... 53

2.2.1.    Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi và khí thải............................................. 53

2.2.2.    Biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm do nước thải........................................ 59

2.2.3.    Biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm do chất thải rắn.............................. 62

2.2.4.    Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải........................................... 64

3.  Tổ chức thực hiện các công trình bảo vệ môi trường........................................... 67

3.1.   Danh mục công trình biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư........................ 67

3.2.   Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, BVMT và dự toán kinh phí......... 68

3.3.   Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường................ 68

4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo................ 69

CHƯƠNG IV......................................................................................... 71

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................................. 71

CHƯƠNG V............................................................................................. 73

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........ 74

5.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án......................... 74

5.1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm...............74

5.1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải.......................

5.1.2.1   Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường.................................

5.1.2.2.   Kế hoạch đo đạc và lấy mẫu phân tích chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình thiết bị xử lý chất thải...................

5.1.2.3.   Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch......... 74

5.2.  Kinh phí thực hiện giám sát môi trường hằng năm................................... 75

CHƯƠNG VII....................................................................................... 77

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................ 77

PHỤ LỤC................................................................................................ 79

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI....

Địa chỉ trụ sở chính: ............., KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Người đại diện theo pháp luật của công ty: ............-  Điện thoại: ..............

Chức vụ: Giám đốc

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ................ đăng ký lần đầu ngày 23/4/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 20/02/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ............. chứng nhận lần đầu ngày 10/4/2023, chứng nhận điều chỉnh lần thứ ba ngày 24/4/2023 do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp.

2.Tên dự án đầu tư

“Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn và chế biến dăm gỗ”

(Sau đây gọi tắt là dự á​n)

2.1.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Dự án được thực hiện tại .........., KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trên khu đất có tổng diện tích 24.060,3 m2 (chuyển nhượng lại dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn của Công ty TNHH SX và ĐT .....).

Khu đất dự án có giới cận như sau:

  • Phía Đông giáp: Đường trục Trung tâm của KCN Phú Tài.
  • Phía Tây giáp: Công ty TNHH Việt Anh.
  • Phía Bắc giáp: Hành lang kỹ thuật và Công ty TNHH TM Ánh Vy.
  • Phía Nam giáp: Công ty TNHH Thành Long.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến dự án đầu tư: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định.

- Thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng điều chỉnh dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn và chế biến dăm gỗ của Công ty TNHH SX và TM  tại Văn bản số 1431/BQL-VPĐD ngày 20/09/2023.

2.3.Quy mô của dự án đầu tư

Quy mô dự án đầu tư: Dự án có tổng vốn đầu tư 140.000.000.000 đồng, trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là: 60.000.000.000 đồng. Căn cứ vào khoản 3, điều 9 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn và chế biến dăm gỗ thuộc loại hình xây dựng công nghiệp, nhóm B; thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Quy mô về diện tích: 24.060,3 m2             .

Quy mô đầu tư xây dựng:

Các hạng mục công trình chính:

Bảng 1.2: Các hạng mục công trình chính của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

I

Đất xây dựng công trình

3.626,5

15,1

 

1

Nhà làm việc

316,6

 

Hiện trạng

1A

Nhà làm việc (mở rộng)

102,0

 

Xây mới

2

Bể ngầm xử lý nước thải

31,4

 

Hiện trạng

3

Trạm cân

54,0

 

Hiện trạng

4

Nhà bảo vệ số 2

17,0

 

Hiện trạng

5

Xưởng băm dăm

178,9

 

Hiện trạng

6

Xưởng sản xuất

52,7

 

Hiện trạng

7

Nhà bảo vệ số 1

21,5

 

Hiện trạng

8

Móng máy cẩu 1

9,0

 

Xây mới

9

Móng máy cẩu 2

9,0

 

Xây mới

10

Trạm biến áp 1250kVA

42,0

 

Hiện trạng

11

Nhà chứa CTR, CTNH

12,5

 

Xây mới

II

Diện tích cây xanh

4.842,5

20,1

Hiện trạng và trồng bổ sung theo quy hoạch

III

Đất giao thông nội bộ, đất trống

4.870,3

20,2

 

IV

Sân bãi

10.721,0

44,6

 

 

Bãi chứa dăm gỗ và nguyên liệu

10.721,0

 

Hiện trạng

V

Tổng cộng

24.060,3

100

 

(Nguồn: Quy hoạch tổng mặt bằng điều chỉnh tỷ lệ 1/500 của dự án)

Các hạng mục công trình phụ trợ:

+ Hệ thống cấp nước: hiện trạng đã xây dựng đường ống cấp nước sạch trong mặt bằng nhà máy bằng ống nhựa PVC D32 và đấu nối vào tuyến ống cấp nước của KCN Phú Tài thông qua điểm đấu nối phía Đông mặt bằng nhà máy.

+ Hệ thống thoát nước mưa: hiện trạng đã xây dựng hệ thống mương thoát nước mưa phía Đông mặt bằng dự án. Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực Nhà máy được thu gom vào hệ thống hố ga, kết hợp cống BTCT để thoát nước và đấu nối vào mương thoát nước của KCN Phú Tài tại các điểm M1, M2, M3 phía Đông mặt bằng

+ Hệ thống thoát nước thải: hiện trạng đã xây dựng hệ thống thoát nước và công trình bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt. Bể tự hoại ba ngăn xây dựng ngầm dưới khu vệ sinh tại khu vực nhà làm việc; nước thải sản xuất tại dự án là nước rỉ từ bãi dăm đã được Công ty ..... trước đây xây dựng rãnh mương và gờ cao xung quanh bãi chứa dăm để thu gom nước rỉ về bể xử lý nước thải rỉ dăm (3 ngăn) tại phía Đông Nam bãi chứa dăm. Vị trí đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải chung của KCN tại vị trí T phía Đông mặt bằng.

+ Hệ thống giao thông: đường giao thông nội bộ trong mặt bằng đã được Công ty..... xây dựng hoàn chỉnh bằng bê tông và đấu nối vào đường trung tâm KCN thông qua 02 cổng phía Đông Nam mặt bằng dự án (cổng phụ phía Đông Bắc, cổng chính phía Đông Nam).

+ Hệ thống cây xanh: Cây xanh trong mặt bằng đã được Công ty ..... trồng trước đây, tuy nhiên chưa đảm bảo tỷ lệ theo quy hoạch.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Quy mô công suất dự án.

  • Viên nén sinh học: 60.000 tấn sản phẩm/năm;
  • Dăm gỗ: 60.000 tấn sản phẩm/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1.Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

  • Nâng cao giá trị sản phẩm tại dự án, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Tạo sự liên kết chặt chẽ và chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất.
  • Dự án nhằm cung cấp và đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường trong và ngoài nước góp phần củng cố thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

3.2.2.Công nghệ sản xuất của dự án

Quy trình sản xuất viên nén sinh học

Công ty sử dụng lại công nghệ các thiết bị sản xuất viên nén sinh học của Công ty. và cải tạo lại các công trình, thiết bị cho phù hợp với công suất sản xuất của dự án (giảm 50% công suất so với nhà máy hiện trạng trước đây). Quy trình sản xuất cụ thể như sau:

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất viên nén

Thuyết minh quy trình:

Quy trình sản xuất viên nén sinh học của dự án gồm các công đoạn chính như sau:

Nguyên liệu gồm: gỗ phế phẩm, củi, bìa cây các loại từ rừng trồng,…được đưa vào hệ thống máy băm tạo thành dăm gỗ có kích thước cỡ nhỏ hơn.

Công đoạn nghiền thô: Sau khi qua công đoạn băm, các mảnh gỗ, dăm bào có kích thước lớn sẽ được nghiền thành các hạt có kích thước nhỏ hơn cỡ 5mm x 25mm x 25mm trọng lượng cỡ 150 - 350 kg/m3, với lượng tạp chất thấp hơn 0,4%, để đạt kích thước đồng đều nhằm mục đích tạo ra viên nén đẹp và có tỷ trọng cao.

Công đoạn sấy: Là công đoạn điều chỉnh độ ẩm cho nguyên liệu sau khi nghiền thô vì độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm. Độ ẩm nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất viên nén là 09-11%. Đa số nguyên liệu tạo ra khi sử dụng máy nghiền gỗ vụn, dăm bào thường có độ ẩm cao từ 35 - 40 % do đó dự án phải sử dụng hệ thống sấy để làm giảm độ ẩm của khối nguyên liệu.

Công đoạn nghiền tinh: sau khi sấy hỗn hợp này được đưa qua công đoạn nghiền tinh, sau đó nguyên liệu sẽ được phối trộn để tạo thành một hỗn hợp thống nhất về thành phần và độ ẩm có kích thước cỡ 5mm x 10mm x 10mm, độ ẩm 09-11%, trọng lượng cỡ 100 -200 kg/m3, với lượng tạp chất thấp hơn 0,4%.

  • Công đoạn tạo viên nén:

Sau khi nguồn nguyên liệu đầu vào được nghiền và sấy đạt kích thước và độ ẩm thích hợp thì được đưa đến bộ phận ép viên. Nguyên liệu được đưa vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép viên bằng các hệ thống băng tải, vít tải, nhờ hệ thống này để cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên. Nguyên liệu sau khi được đưa vào sẽ được nén với áp suất cao sẽ cho ra viên có kích thước đồng đều và cứng mà không cần dùng phụ gia hay hóa chất.

  • Công đoạn làm nguội:

Viên nén sau khi được tạo ra có nhiệt độ khá cao sẽ được đưa qua băng tải để đưa vào hệ thống làm mát, tại đây sản phẩm viên nén sẽ được làm nguội nhằm giảm nhiệt độ của viên nén vì nếu đóng gói viên nén trong khi còn nóng thì sau khi được đóng bao nhiệt độ của viên nén sẽ làm hấp ẩm trong bao do vậy sẽ làm giảm chất lượng của viên nén. Viên nén sau khi làm mát sẽ được sàng tuyển lần cuối trước khi đóng bao và nhập kho.

  • Công đoạn đóng bao:

Thành phẩm viên nén sau khi được làm mát sẽ được đưa vào phễu chứa của máy đóng bao và được đóng kín bằng bao PE. Các bao sau khi được nạp đầy viên nén, được đóng kít và chứa xếp trên pallets sẵn sàng để xuất xưởng.

b) Quy trình chế biến dă​m gỗ

Trước đây Công ty đã đầu tư xưởng và hệ thống máy băm dăm phục vụ cho sản xuất viên nén nên Công ty ........ tận dụng lại xưởng băm dăm để hoạt động sản xuất dăm gỗ. Quy trình sản xuất như sau:

Hình 1.3. Quy trình chế biến dăm gỗ

Thuyết minh quy trình:

Quy trình công nghệ chế biến dăm gỗ là sự kết hợp giữa lao động thủ công, lao động cơ giới giản đơn, không qua khâu xử lý hoá chất à không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Quy trình công nghệ chế biến dăm gỗ như sau:

Gỗ keo đã được bóc sạch vỏ, có chiều dài khoảng 2 m, không bị cháy sém, mối mục, không dính kim loại, làm sạch bùn đất,… sẽ được máy gắp gỗ đưa vào guông nạp gỗ sau đó được băng lai chuyển vào máy băm.

Dăm sau khi băm được đưa qua băng tải dẫn vào máy sàng dăm, tại đây dăm được sàng phân loại, dăm có kích thước lớn chưa đạt yêu cầu sẽ được băng tải đưa về lại máy băm để đạt được kích thước theo yêu cầu; dăm đạt yêu cầu sẽ được băng tải vận chuyển đến bãi chứa dăm, còn mùn cưa phát sinh trong quá trình băm sẽ được thu gom làm nguyên liệu sản xuất viên nén.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

  • Viên nén sinh học: 60.000 tấn sản phẩm/năm;
  • Dăm gỗ: 60.000 tấn sản phẩm/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ..... chuyển nhượng lại dự án của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư.....có cùng ngành nghề sản xuất viên nén nên trong quá trình đầu tư xây dựng Công ty chỉ xây dựng bổ sung một vài công trình cho phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, tháo dỡ một số hạng mục công trình hiện trạng và tận dụng lại một số công trình sẵn có nên nhu cầu nguyên vật liệu thi công không nhiều gồm cát, gạch, xi măng,...

Nhu cầu dùng nước trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị

  • Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân:

Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế của Bộ xây dựng thì tiêu chuẩn cấp nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt là 45lít/người.ca. Dự kiến trong giai đoạn xây dựng của Dự án sẽ có khoảng 20 công nhân thường xuyên có mặt tại mặt bằng dự án do đó lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân là: Q1= 15 người x 45 lít/người.ca x 01 ca/ngày = 0,675 (m3/ngày)

Nhu cầu nước sử dụng cho xây dựng: ước tính khoảng 01m3/ngày.

  • Nhu cầu cấp điện

Nguồn cấp: nguồn điện cung cấp cho dự án lấy từ hệ thống cấp điện của KCN thông qua trạm biến áp 1250KVA.

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng điện

Stt

Thiết bị tiêu thụ

Số lượng

Công suất (KW)

Số giờ sử dụng trong

ngày (h)

Lượng điện tiêu thụ trong ngày

(KWh/ngày)

1

Máy cắt sắt

2

2,2

8

35,2

2

Máy hàn

3

9,4

4

112,8

3

Đèn huỳnh quang

10

0,04

12

4,8

4

Máy khoan

3

0,8

8

1,6

5

Máy quạt

5

0,055

12

0,66

Lượng điện tiêu thụ trong ngày

155,06

(Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ....)

Nhu cầu nhiên liệu

Trong giai đoạn thi công xây dựng, các thiết bị máy móc thi công sử dụng nhiên liệu như: xăng dầu cho ô tô vận chuyển, dầu nhớt dùng bôi trơn máy móc,…Khối lượng nhiên liệu tiêu hao trong một ca sản xuất được xác định như sau:

Bảng 1.4. Tiêu hao nhiên liệu trong 1 ca sản xuất

 

TT

 

Tên thiết bị

 

ĐVT

Số lượng

 

Định mức

Tổng nhiên liệu

sử dụng

Nhiên liệu sử dụng

1

Ô tô tải 10 tấn

Chiếc

2

38 (lit/ca)

1.520 lít

Dầu DO

2

Dầu chống gỉ

Thùng

1

 

20 lít

Dầu nhớt

Tổng

 

1.540

 

(Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại .....)

Ghi chú:

  • Định mức nhiên liệu được lấy theo Văn bản số 6633/UBND-KT ngày 02/10/2020 về việc Công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Bình Định năm 2020)
  • Nguồn cung cấp: Nhiên liệu được nhà thầu thi công thu mua tại các cơ sở bán trên địa bàn tỉnh.

4.2.Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng, điện, nước trong giai đoạn hoạt động

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ:

Nguyên liệu chính để sản xuất dăm gỗ và viên nén sinh học là từ dăm bào, củi phế phẩm của các nhà máy chế biến gỗ và từ gỗ cây rừng trồng. Với công suất của dự án thì lượng nguyên liệu cần thiết để phục vụ sản xuất được liệt kê cụ thể như sau:

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

STT

Loại nguyên phụ liệu

Định mức/năm

Mục đích sử dụng

Nguồn gốc

I

Nguyên liệu sản xuất viên nén

 

1

Dăm gỗ, củi phế phẩm

31.200 tấn/năm

Sản xuất viên nén sinh học

Mua tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh

2

Gỗ rừng trồng

46.800 tấn/năm

II

Nguyên liệu chế biến dăm gỗ

 

1

Gỗ keo

126.000 tấn/năm

Chế biến dăm gỗ

Mua tại các khu vực  trong và ngoài tỉnh

III

Nguyên liệu phụ trợ khác

 

1

Bao bì, nhãn mác

1.100 kg/tháng

 

Mua tại các cơ

2

Xăng, dầu diesel

7.500 lít/tháng

Sử      dụng      làm

nhiên liệu cho xe nâng, xe xúc

sở trong tỉnh

(Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại .....)

Nhu cầu sử dụng hoá chất: không

Nhu cầu sử dụng điện:

  • Nhu cầu sử dụng điện cho chiếu sáng và hoạt động sản xuất của dự án khoảng 84.856 KWh.
  • Nguồn cấp: từ trạm biến áp 1250KVA do chủ dự án lắp đặt tại phía Tây mặt bằng.

Nhu cầu sử dụng nước

  • Nguồn cấp: nguồn nước cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt, tưới cây của nhà máy được lấy từ hệ thống cấp nước tại KCN Phú Tài. Đường ống cấp nước sinh hoạt sử dụng ống HDPE F50mm, độ sau chôn ống 0,7m.
  • Nước cấp cho sinh hoạt Với lượng công nhân dự kiến làm việc tại Nhà máy khi đi vào hoạt động khoảng 27 người (chia làm 03 ca/ngày, mỗi người làm 01 ca/ngày). Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế của Bộ xây dựng thì tiêu chuẩn cấp nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt 45 (lít/người.ca), Qsinh hoạt = 27 người x 45 lít/người/ca x 01 ca/ngày = 1,215 m3/ngày

Nước tưới cây xanh

Căn cứ tiêu chuẩn QCVN 01:2021/BXD thì lượng nước dùng cho mục đích tưới cây xanh được tính như sau: 4.842,5 m2 x 3 lit/m2/ngày = 14,5 m3/ngày.

- Nước cấp cho PCCC: Công ty sử dụng hồ nước kết hợp bể PCCC có thể tích 350m3 (kích thước: 18,7m x 7,5m x 2,5m).

Nhu cho quá trình sản xuất: hoạt động sản xuất của Công ty không có nhu cầu sử dụng nước.

Tổng hợp nhu cầu cấp nước tại dự án như sau:

Bảng 1.6. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại nhà máy

TT

Mục đích sử dụng nước

Lưu lượng

1

Nước cấp sinh hoạt

1,215 m3/ngày

2

Nước tưới cây

14,5 m3/ngày

3

Nước cấp cho PCCC

350 m3

(Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ....)

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Quá trình sản xuất viên nén có sử dụng nhiệt để sấy nguyên liệu. Theo số liệu thực tế từ quá trình hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp, lượng nhiên liệu phục vụ lò sấy chiếm khoảng từ 08 – 10% khối lượng nguyên liệu đầu vào cần đưa vào sấy.

Theo nhu cầu sản xuất và tính toán lượng nguyên liệu phục vụ cho dự án, lượng nguyên liệu cần đưa vào sấy ước tính khoảng 78.000 tấn/năm, theo đó lượng nhiên liệu cần sử dụng cho lò sấy tương ứng khoảng 6.240 tấn/năm, tương đương 20,8 tấn/ngày (thời gian hoạt động trong 01 năm là 300 ngày).

Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

- Máy móc, thiết bị sản xuất được tiếp tục sử dụng lại máy móc của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư.... đã đầu tư.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường (GPMT) Nhà máy chế biến mủ cao su

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com