Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao công suất 160.000 tấn/năm.
MỞ ĐẦU
1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1.Thông tin chung về dự án
Huyện Bù Đốp nằm về phía Bắc tỉnh Bình Phước, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia khoảng 73,3 km; nằm trên Tỉnh lộ ĐT 748. Bù Đốp nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, với khí hậu nhiệt đới ôn hòa, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tài nguyên đất có chất lượng cao. Chính điều kiện đó đã hình thành những vùng sản xuất tập trung một số cây trồng có sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu cao vào loại hàng đầu của toàn quốc như cao su, tiêu, điều, chăn nuôi đại gia súc.
Sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng là tập quán truyền thống của nông dân Việt Nam. Tập quán này vẫn được duy trì, phát triển và có giá trị cho đến ngày nay theo tốc độ phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nông sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. Vân đề đặt ra là các nhà khoa học, nhà quản lý cần phải tiếp tục hoàn thiện các biện pháp sản xuất, chế biến, sử dụng và quản lý phân hữu cơ để đạt hiệu quả cao hơn, bao gồm cả nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón khoáng trên cơ sở bón phân cân đối hữu cơ – vô cơ để đạt được mục tiêu sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao theo hướng bền vững.
Nông nghiệp thế kỷ 21 không phải là nền nông nghiệp sinh học mà là một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, nhiệm vụ của loài người là phải tạo ra một nền nông nghiệp thâm canh bền vững. Trong đó cùng với việc sử dụng tối thích phân khoáng, tái sử dụng tàn dư thực vật làm phân bón, giảm đến tối đa những chất phế thải và việc mất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh. Đồng thời phải làm cho đất phát huy tác dụng tích cực hơn, trở thành nơi đồng hóa chất thải, biến chất thải thành nguồn chất dinh dưỡng, phụ phế phẩm nông nghiệp trở thành một phần của hệ thống sản xuất.
Trong thập kỷ gần đây, vì nhiều lý do, việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ giảm mạnh, thay vào đó sử dụng phân bón hóa học tràn lan để “kích” cây tăng trưởng nhanh, tăng nâng suất trong thời gian ngắn đã tàn phá môi trường đất và nước, giảm chất lượng nông sản, gây hại đến sức khỏe nông dân và người tiêu thụ nông sản.
Nhằm vừa đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm ngày càng tăng, vừa giảm tối đa chất thải, mất dinh dưỡng, đồng thời không làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các nhà khoa học, nhà sản xuất, nông dân cần phải hoàn thiện các biện pháp sản xuất, chế biến, xử lý và sử dụng phân hữu cơ để tăng năng suất, chất lượng nông sản, xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp, không gây tác động xấu đến sức khỏe con người.
Nhận thấy nhu cầu của xã hội, sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất phân bón hữu cơ, Công ty TNHH Thanh Tòng chúng tôi quyết định nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao QTM – Bình Phước” là một cơ sở sản xuất với các thiết bị hiện đại, công suất cao được nhập khẩu từ các nước phát triển tại tỉnh Bình Phước, một nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để sản xuất và kinh doanh mặt hàng phân vi sinh cho sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững.
Đứng trước thực trạng có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Bù Đốp nói riêng, tuân thủ theo định hướng phát triển chung của ngành công nghiệp phân bón cộng với những thuận lợi từ các chính sách ưu đãi đầu tư và khả năng tài chính. Vì vậy, sự ra đời của dự án “Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao QTM – Bình Phước” là phù hợp và cần thiết với tình hình thực tế. Đây là dự án khu dân cư xây mới, để tuân thủ nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020 và theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, Chủ dự án tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao QTM – Bình Phước” tại xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước để trình UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước xem xét, thẩm định và phê duyệt.
Căn cứ theo Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dựa vào loại dự án và tổng mức đầu tư thì dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao QTM – Bình Phước” thuộc dự án nhóm B, điều 9 luật này.
Căn cứ theo mục 2-I và 9-III, Phụ lục IV của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, với lượng nước thải phát sinh tại dự án ước tính khoảng 1.800 m3/ngày.đêm thì dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao QTM – Bình Phước” thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty TNHH Thanh Tòng phối hợp với Công ty TNHH Xây dựng và Môi trường Blue Galaxy lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội tại khu vực dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực thích hợp.
1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao QTM – Bình Phước” tại xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước do Công ty TNHH Thanh Tòng làm chủ đầu tư. Ngày 29/06/2023 Công ty TNHH Thanh Tòng làm văn bản và gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước xin ý kiến về Chủ trương đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất phân bón” tại xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước và nhận được công văn phúc đáp số 2183/SKHĐT-ĐKKD ngày 31/08/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước với nội dung “Khu đất Công ty TNHH Thanh Tòng xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón đã được UBND chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời, được UBND tỉnh cho thuê đất, được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (hình thức thuê đất trả tiền một lần). Do vậy, không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành”.
1.3.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Dự án không nằm trong diện tích đất Quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương, Quy hoạch an ninh - quốc phòng và khu vực phòng thủ của tỉnh; không nằm trong Quy hoạch du lịch và các công trình văn hóa lịch sử trên địa bàn và các quy hoạch khác của địa phương.
Dự án được đầu tư phù hợp với Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/06/2020, một trong những năm điểm của Đề án là: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng: tăng cường và áp dựng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học…) trong sản xuất nông nghiệp và từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới”.
Dự án phù hợp với chỉ thị về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Chỉ thị số 117/CT-BNN-BVTV ngày 07/01/2022. Để tăng cường hơn nữa việc phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ góp phần nâng cao chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “Ưu tiên kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ”.
Dự án được đầu tư góp phần phát triển lĩnh vực cung cấp phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, vào mục tiêu phát triển các lĩnh vực đang được thu hút đầu tư, đóng góp quan trọng trong chiến lược và quy hoạch phát triển ngành, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy và tạo ra sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện Tân Uyên nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung. Với mục tiêu này sẽ đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ – TTg ngày 18/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Một trong những nội dung quyết định là xác định nhiệm vụ giảm thiểu tác động đến môi trường từ phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát nguồn ô nhiễm quản lý chất thải.
1. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
1.1. Thông tin về dự án
− Thông tin chung:
+ Tên dự án: “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao......Bình Phước”.
+ Địa điểm thực hiện: ............., huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
+ Chủ dự án: Công ty TNHH .............
+ Địa chỉ trụ sở chính: ............, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
+ Đại diện: .......... Chức vụ: ...........
− Phạm vi, quy mô, công suất của dự án: “Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao....Bình Phước, công suất thiết kế 160.000 tấn/năm” tại ........, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
− Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:
+ Hạng mục khu nhà xưởng sản xuất, gồm: Xưởng sản xuất phân bón và kho.
+ Hạng mục nhà điều hành và phụ trợ, gồm: Nhà điều hành; nhà để xe; nhà bảo vệ; nhà vệ sinh, hàng rào, hệ thống cây xanh, hệ thống phòng cháy chữa cháy, đường giao thông, sân bãi.
+ Máy móc, thiết bị: gồm 01 dây chuyền sản xuất phân bón.
− Nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao ..... – Bình Phước được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư số 1354/QĐ-UBND ngày 27/06/2019 với mục tiêu:
+ Xây dựng Nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao QTM – Bình Phước
+ Đáp ứng nhu cầu về việc làm cho người dân trong khu vực.
+ Là cơ sở cho việc đầu tư xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng.
+ Đồng bộ cơ sở hạ tầng, kết nối với các khu chức năng khác của khu vực.
+ Từng bước xây dựng bộ mặt kiến trúc và góp phần vào quá trình phát triển kinh tế tại ............, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước nói chung.
1.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Tác động trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng:
− Nước thải sinh hoạt của công nhân, nước mưa chảy tràn trong quá trình san nền, thi công xây dựng có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu, thoát nước của khu vực và gây ô nhiễm nguồn nước mặt của khu vực.
− Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển phương tiện nguyên vật liệu, chất thải xây dựng; từ hoạt động thi công xây dựng thi công san nền, đào móng; từ hoạt động hàn cắt kim loại, chà nhám, sơn tường có thể gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực.
− Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân; chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất, mất mỹ quan khu vực.
− Tiếng ồn và độ rung từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, nguyên nhiên liệu, máy móc thi công có thể ảnh hưởng tới công nhân làm việc trên công trường.
Tác động trong giai đoạn vận hành:
− Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và chất lượng nguồn nước khi nước thải dự án thải vào nguồn tiếp nhận
− Bụi, khí thải từ phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án, có thể gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực Dự án
− Bụi, khí thải từ hoạt động sản xuất của Dự án, có thể gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực Dự án
− Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát sinh từ văn phòng làm việc có thể ảnh hưởng tới khu vực Dự án và lân cận.
− Tiếng ồn và độ rung từ các phương tiện giao thông; hoạt động của các phương tiện, máy móc, thiết bị có thể ảnh hưởng tới khu vực Dự án và lân cận.
1.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
a. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
Trong giai đoạn xây dựng dự án:
Bụi từ quá trình đào đắp, san nền: hoạt động san nền, xây dựng các hạng mục công trình nhà xưởng và các hạng mục công trình phụ trợ sẽ phát sinh nhiều do quá trình đào, đắp đất. Tải lượng bụi phát sinh là 123,36 mg/s.
Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc: hoạt động vận chuyển có chứa nhiều bụi, NOx, HC, CO; nồng độ bụi khoảng 0,215mg/m3, NOx + HC khoảng 1,45×10-4 mg/m3 và CO có nồng độ 2,06×10-4 mg/m3.
Bụi và khí thải từ các thiết bị thi công: Nồng độ các chất ô nhiễm như sau bụi (187,75mg/Nm3), SO2 (43,66 mg/Nm3), NOx (3.056,41 mg/Nm3), CO (611,28 mg/Nm3), VOC (174,65 mg/Nm3). So sánh với QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép (riêng chỉ tiêu NOx vượt quy chuẩn cho phép).
Hoạt động phối đá, trộn bê tông, xây dựng nhà xưởng phục vụ Dự án. Toàn bộ lượng đất phát sinh do hoạt động đào đắp không nhiều và được sử dụng lại để san nền. Thế nhưng, trong giai đoạn này phát sinh bụi do đào xới đất nên công nhân trực tiếp xây dựng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi hít phải một lượng bụi này. Hoạt động trải nhựa đường phát sinh bụi từ hoạt động vệ sinh mặt đường trước khi trải nhựa; Mùi hôi phát sinh do đốt nóng chảy nhựa, trải nhựa dính bám; Ô nhiễm nhiệt từ quá trình trải nhựa làm mặt đường. Chủ yếu chứa các thành phần ô nhiễm như: bụi, CO, NO2, SO2, CO, VOC.
Bụi từ quá trình chà nhám: Quá trình chà nhám làm phát sinh một lượng bụi do hoạt động chà nhám chỉ diễn ra khi chuẩn bị sơn tường. Nồng độ bụi phát sinh khoảng 3 - 6 mg/m3.
Hơi dung môi từ quá trình sơn: Trong quá trình sơn có có nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) như: xylen, toluene, benzene,…có trong thành phần của dung môi, chúng rất dễ bay hơi vào trong không khí khi sơn. Lượng bay hơi sau khi sơn xung quanh mỗi thợ sơn khoảng 385g/h.
Bụi, khí thải từ các hoạt động hàn, cắt, xì kim loại: Quá trình này phát sinh chủ yếu là khói hàn, CO, NOx,…
Trong giai đoạn vận hành dự án:
Khí thải từ phương tiện vận tải ra vào khu vực Dự án: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: Bụi, NOx, SO2, CO, VOC.
Mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy rác tại các vị trí tập trung rác của dự án: Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO... các khí gây mùi chủ yếu là NH3, H2S.
Khí thải phát sinh từ việc đun nấu thức ăn của hộ dân: Khí thải phát sinh từ quá trình đốt gas phục vụ cho nấu nướng sẽ phát sinh khí NO2, CO2, CO,…
Mùi từ hệ thống xử lý nước thải: Chất gây mùi bao gồm các phân tử vô cơ và hữu cơ. Hai chất vô cơ gây mùi chính là hydrogen sulfide (H2S) và amonia (NH3). Chất gây mùi hữu cơ thường phát sinh từ quá trình sinh học phân hủy các hợp chất hữu cơ và tạo ra các khí có mùi hôi như indoles, skatoles, mercaptan và amine.
Mùi từ quá trình phân hủy rác tại các vị trí tập trung rác: Tại vị trí tập trung chất thải trong dự án sẽ phát sinh các khí gây mùi khó chịu từ việc lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO...các khí gây mùi chủ yếu là NH3, H2S.
Mùi do quá trình sử dụng hóa chất, thuốc BVTV và phân bón: Thành phần các khí chủ yếu trong phân bón là khí amoniac có mùi khai và các thành phần khác có trong thuốc bảo vệ thực vật có trong việc chăm sóc cây xanh, thảm cỏ.
b.Quy mô tính chất của nước thải
Trong giai đoạn xây dựng dự án:
Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải khoảng 8 m3/ngày, thành phần gồm: BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ động, thực vật, Amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng photpho, tổng coliform.
Nước mưa chảy tràn: lượng nước mưa chảy tràn trung bình trong khu vực dự án 2.792,95 m3/ngày đối với tháng mưa nhiều nhất. Thành phần gồm: đất, đá,…
Nước thải xây dựng: Lưu lượng phát sinh khoảng 0,39 m3/ngày do hoạt động rửa xe, thành phần chủ yếu là cặn bẩn và các chất rắn lơ lửng.
Trong giai đoạn vận hành dự án:
Nước thải sinh hoạt: Trong trường hợp dự án đạt tổng công suất dân số 100 người và đi vào hoạt động chính thức lưu lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp khoảng 30 m3/ngày.đêm, thành phần gồm: BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ động, thực vật, Amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng photpho, tổng coliform.
Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn trung bình trong khu vực dự án 4.373,15 m3/ngày đối với tháng mưa nhiều nhất. Thành phần gồm: một số chất bẩn, bụi trên mái nhà và đường nội bộ.
c.CTR thông thường
Trong giai đoạn xây dựng dự án:
Chất thải rắn xây dựng: Phát sinh trong cả quá trình xây dựng khoảng 280,78 tấn, chủ yếu là xi măng rơi vãi, sắt thép vụn, bao bì đựng vật liệu,…
Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh khoảng 100 kg/ngày, thành phần gồm rau, vỏ hoa quả, thực phẩm dư thừa, giấy, bao bì thực phẩm, Chất thải rắn sinh hoạt có chứa 60% - 70% chất hữu cơ và 30% - 40% chất khác.
Trong giai đoạn vận hành dự án:
Chất thải rắn sinh hoạt từ công nhân viên làm việc tại nhà máy: Chất thải phát sinh 100kg/ngày. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại chất khác nhau như rau, vỏ hoa quả, thực phẩm dư thừa, giấy, bao bì đựng thực phẩm,… Chất thải rắn sinh hoạt có chứa 60% - 70% chất hữu cơ và 30% - 40% chất khác.
Bùn thải: Lượng cặn bùn từ bể tự hoại của các hộ dân trong 1 ngày khoảng 8,15 kg/ngày; Bùn từ hệ thống xử lý nước thải: lượng bùn thải phát sinh khi HTXLNT đạt công suất 1.800 m3/ngày.đêm khoảng 311,26 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học lẫn các vi sinh vật,…
d. CTNH
Trong giai đoạn xây dựng dự án: Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là dầu nhớt thải; giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt thải,…với tổng khối lượng khoảng 440 kg.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án: lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động dân cư khoảng 6.523,2 kg/năm, thành phần chất thải bóng đèn hư hỏng, pin, ắc quy, chai xịt côn trùng….Chất thải nguy hại từ hóa chất như bao bì chứa hóa chất, phân bón khoảng 10,8kg/năm. Tổng khối lượng CTNH phát sinh khi dự án đi vào hoạt động 6.534 kg/năm.
e. Tiếng ồn, độ rung
Trong giai đoạn xây dựng dự án:
Tiếng ồn: Tiếng ồn gây ra do phương tiện vận tải từ việc chuyên chở bốc dỡ vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ thi công trên công trường xây dựng như máy xúc, máy ủi, máy trộn bê tông, máy khoan, máy nén khí, Tiếng ồn có tần số cao khi các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục, nhất là vào khoảng thời gian ban ngày trong giờ làm việc.
Độ rung: Mức rung động của các phương tiện máy móc trong quá trình thi công có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào các yếu tố như: chất đất lòng đường, tốc độ chuyển động của xe. Quá trình thi công có thể là nguyên nhân gây ra rung động nền đất do các phương tiện thi công và các thiết bị. Hoạt động đồng loạt của các thiết bị thi công có thể gây ra hiện tượng chấn động nền đất lan truyền theo môi trường đất, tuy nhiên các chất động này sẽ bị giảm mạnh theo khoảng cách. Các khu vực lân cận gần khu xây dựng có thể bị ảnh hưởng bởi các chấn động phát động này.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án:
Tiếng ồn: Nguồn phát sinh tiếng ồn là từ hoạt động của các phương tiện giao thông, cũng như hoạt động sinh hoạt của khu dự án. Theo kết quả khảo sát tại các khu dân cư đã đi vào hoạt động tiếng ồn dao động trong khoảng từ 55 – 67 dBA, tuy nhiên nguồn ồn này không liên tục nên ảnh hưởng là không đáng kể.
1.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
a. Đối với bụi, khí thải
Trong giai đoạn xây dựng: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; các xe vận chuyển chở đúng trọng tải và phủ bạt kín nhằm giảm thiểu bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dỡ. Bố trí hợp lý các chuyến xe chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng ra vào hợp lý. Lịch làm việc tránh chồng chéo gây ùn tắc giao thông nơi cổng ra vào của công trình Không sử dụng các loại máy móc thi công quá cũ để đảm bảo giảm thiểu phát thải ô nhiễm bụi, khí thải. Tính toán và sử dụng đúng số lượng máy móc, thiết bị để hạn chế tối đa mức độ gây tác động đến môi trường không khí khu vực; Kiểm soát ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn và mức rung nhằm bổ sung áp dụng các biện pháp hạn chế khi cần thiết; Tuân thủ thời gian biểu của hoạt động thi công và biện pháp tổ chức thi công hợp lý,…
Trong giai đoạn vận hành:
Giảm thiểu bụi, khí thải từ phương tiện giao thông: Thực hiện một số biện pháp giảm thiểu như đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong khu dân cư, rửa đường nội bộ thường xuyên nhằm giảm lượng bụi từ các phương tiện vận chuyển trong khu dân cư, lắp đặt biển báo giảm tốc khi vào khu dân cư,…
Giảm thiểu mùi hôi từ các thùng chứa rác: Bố trí số lượng thùng thu gom rác có nắp đậy ở các khu vực công cộng, trên các tuyến đường trong khu dự án với khoảng cách giữa 2 thùng rác khoảng 100m; Rác thải sinh hoạt phát sinh được thu gom mỗi ngày, không để tập trung thời gian dài. Hoạt động thu gom rác chỉ ảnh hưởng cục bộ trong thời gian ngắn và được nhân viên quản lý của dự án phun chế phẩm EM để khử mùi hôi.
Mùi hệ thống xử lý nước thải: Thường xuyên kiểm tra và bảo quản hệ thống phân phối khí và sục khí ở các bể điều hòa, bể hiếu khí để duy trì điều kiện hiếu khí, giảm thiểu việc phát sinh các khí gây mùi H2S, NH3…Kiểm tra tốc độ dòng chảy nước thải tại các bể chứa, bể tiếp nhận, để đảm bảo thời gian lưu nước của các bể, tránh xảy ra tình trạng phân hủy kị khí ở các bể. Mùi phát sinh từ các bể: hố gom, bể điều hòa, bể kị khí, bể thiếu khí, bể phân hủy bùn, sẽ được dẫn tới hệ thống xử lý mùi để xử lý giảm thiểu mùi hôi.
b. Đối với nước mưa và nước thải
Trong giai đoạn xây dựng:
Biện pháp giảm thiểu nước mưa: Tạo các hố lắng cặn tạm thời trước khi nước mưa chảy vào nguồn tiếp nhận, ưu tiên xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, định kỳ khơi thông dòng chảy tránh ngập úng.
Biện pháp giảm thiểu do nước thải từ quá trình thi công xây dựng: Nước thải từ quá trình thi công xây dựng được thu gom vào hố lắng sơ bộ bằng đất có thể tích 03 m3. Bụi, đất, cát có trong nước thải được lắng xuống và phần nước sau lắng được tái sử dụng cho quá trình tưới đường để giảm thiểu bụi trong giai đoạn xây dựng.
Biện pháp giảm thiểu nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng 9 nhà vệ sinh di động với kích thước 01 nhà: dài x rộng x cao = 2,05m x 1,45m x 2,85m, dung tích bồn chứa nước là 500 lít, dung tính bồn chứa phân là 1.600 lít. Khi các hầm chứa tại các nhà vệ sinh di động đầy, Chủ Dự án sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
Trong giai đoạn vận hành:
- Biện pháp giảm thiểu nước mưa: Hệ thống thoát nước mặt được thiết kế riêng biệt đối với thoát nước thải, nước mưa trên toàn bộ bề mặt khu vực thiết kế sẽ được gom về các trục giao thông sau đó được xả thẳng ra Mương công cộng tiếp giáp phía Bắc dự án thông qua các cửa xả. Cống thoát nước mưa sử dụng cống tròn BTCT D800 mm đến D2000mm, được đặt dưới vỉa hè độ sâu tối thiểu 0,7 m đảm bảo độ dốc cống tối thiểu là 1/D.
- Biện pháp giảm thiểu nước thải sinh hoạt: Chủ Dự án xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Nước thải sinh hoạt từ cán bộ công nhân viên được thu gom và xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 03 ngăn, sau đó lượng nước thải này được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án để xử lý. Chủ dự án bố trí xây dựng 01 trạm xử lý nước thải tập trung tại phía Bắc (X: 1298809.308; Y: 541037.223) với công suất 15 m3/ngày.đêm để thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải tập trung như sau: Nước thải sinh hoạt → Bể tự hoại 03 ngăn → Hố thu gom→ Bể điều hòa → Bể Anoxic → Bể SBR (xử lý theo mẻ) → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Bồn lọc áp lực → Mương công cộng.
Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau khi xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Bảng v. Kích thước các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải công suất 15 m3/ngày.đêm
TT
|
Hạng mục
|
Hệ thống xử lý nước thải:
15 m3/ngày.đêm
|
Số
lượng
|
Vật liệu xây dựng
|
1
|
Bể thu gom
|
-Kích thước (Dài×Rộng×Cao): 0,5 m × 0,5 m × 3,0 m
-Thể tích bể: 0,75 m3
|
01
|
BTCT, chống thấm
|
|
|
-Thời gian lưu: 40 phút
|
|
|
2
|
Bể điều hòa
|
-Kích thước (Dài×Rộng×Cao): 2,0 m × 1,5 m × 3,0 m
-Thể tích bể: 9,0 m3
-Thời gian lưu: 10 giờ
|
01
|
BTCT, chống thấm
|
3
|
Bể Anoxic
|
-Kích thước (Dài×Rộng×Cao): 1,0 m ×0,5 m × 3,0 m
-Thể tích bể: 1,5 m3
-Thời gian lưu: 1,81 giờ
|
01
|
BTCT, chống thấm
|
4
|
Bể SBR (xử lý theo mẻ)
|
-Kích thước (Dài×Rộng×Cao): 1,5 m × 1,0 m × 3,0 m
-Thể tích bể: 4,5 m3
-Thời gian lưu: 7,14 giờ
|
01
|
BTCT, chống thấm
|
5
|
Bể lắng sinh học
|
-Kích thước (Dài×Rộng×Cao): 1,0 m × 1,0 m × 3,0 m
-Thể tích bể: 3,0 m3
-Thời gian lưu: 04 giờ
|
01
|
BTCT, chống thấm
|
6
|
Bể khử trùng
|
-Kích thước (Dài×Rộng×Cao): 0,5 m × 0,5 m × 3,0 m
-Thể tích bể: 0,75 m3
-Thời gian lưu: 01 giờ
|
01
|
BTCT, chống thấm
|
7
|
Bồn lọc áp lực
|
-Vật liệu: Composite
-Áp lực: 150PSI
-Lưới lọc gồm: lưới sidemount trên miệng và dưới đáy
|
01
|
Bồn lọc Composite
|
8
|
Bể chứa bùn
|
-Kích thước (Dài×Rộng×Cao): 1,0 m × 0,5 m × 3,0 m = 1,5 m3
-Thể tích bể: 1,5 m3
-Thời gian lưu: 10 ngày
|
01
|
BTCT, chống thấm
|
c. Đối với CTR công nghiệp thông thường
Trong giai đoạn xây dựng:
Chất thải xây dựng: Bố trí kho chứa CTR tạm thời kích thước 03 × 03 m tại vị trí đất quy hoạch bãi đỗ xe theo dạng nhà tiền chế tường và mái bằng tôn. CTR xây dựng được công nhân thu gom, phân loại hàng ngày và lưu chứa tại khu vực lưu chứa CTR xây dựng tạm thời, Chủ dự án sẽ định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom, xử lý theo quy định.
Đối với phần đất dư trong quá trình đào đắp, chủ dự án cam kết chỉ sử dụng phần đất dư này trong phạm vi của dự án và hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý theo đúng quy định hiện hành, cam kết không chở và thải bỏ trái phép ra bên ngoài dự án.
Chất thải sinh hoạt: Chủ dự án sẽ trang bị 3 thùng chứa rác với thể tích 120 lít có nắp đậy, tại công trường láng trại, khu vực sinh hoạt của công nhân để chứa lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Bố trí công nhân vệ sinh thường xuyên trên công trường để thu gom rác thải sinh hoạt, bao nilon vương vãi của công nhân trên công trường. Lượng chất thải rắn sinh hoạt này sẽ được chủ dự án ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom hằng ngày rác thải sinh hoạt tại địa phương.
Trong giai đoạn vận hành:
- Chất thải sinh hoạt: Đối với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình được phân loại, thu gom vào các thùng chứa rác vật liệu HDPE có 3 ngăn (thể tích 80 lít) có nắp đậy, bố trí cho từng căn hộ; Đối với rác thải đường phố: Bố trí 50 thùng rác có nắp đậy (1 thùng hữu cơ, 1 thùng vô cơ), vật liệu HDPE (thể tích 360 lít), trên các tuyến đường với khoảng cách 100m/thùng; Đối với khu vực thương mại – dịch vụ: Bố trí 3 thùng chứa loại 360 lít, có nắp đậy, vật liệu HDPE trong khuôn viên trường học và khu thương mại dịch vụ. Đối với khu hạ tầng kỹ thuật: Bố trí 2 thùng chứa HDPE loại 550 lít. Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của dự án với tần suất 01 lần/ngày theo đúng quy định.
- Đối với bùn thải: Đối với bùn, cặn từ bể tự hoại: Các hộ gia đình, khu dịch vụ công cộng, khu trường học, khu y tế định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý; Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, Chủ dự án sẽ định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định.
d. Đối với CTNH
Trong giai đoạn xây dựng: Các chất thải nguy hại phát sinh sẽ được lưu chứa tại các thùng chứa bằng nhựa HDPE, dung tích 60 lít, có nắp đậy, dán nhãn, lưu chứa tại nhà kho chứa chất thải nguy hại tạm thời với diện tích khoảng 4m2, bố trí tại khu vực quy hoạch đất hạ tầng kỹ thuật, kết cấu: tường gạch, nền bê tông, tường bằng tôn bao xung quanh, mái che được lợp bằng tole sóng vuông, có gờ vây, hố thu gom chất thải rò rỉ,…theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
Trong giai đoạn hoạt động: Đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường. Hướng dẫn phân loại CTNH tách riêng với chất thải rắn sinh hoạt và mang về kho chứa CTNH được đặt tại khu vực quy hoạch đất hạ tầng kỹ thuật (diện tích 4m2), kết cấu: tường gạch, nền bê tông, tường bằng tôn bao xung quanh, mái che được lợp bằng tole sóng vuông, có gờ vây, hố thu gom chất thải rò rỉ,….; Kho chứa có bố trí các thùng chứa riêng biệt, thùng chứa có nắp đậy, được làm bằng nhựa HDPE, có nhãn dán phân biệt. Trong khu vực kho chứa bố trí các thùng như sau: 01 thùng chứa ắc quy chì thải (mã 16 01 12); 01 chất hấp thụ vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (mã 18 02 01); 01 thùng chứa bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải (mã 16 01 06); Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển theo quy định.
e. Đối với tiếng ồn, độ rung
- Trong giai đoạn xây dựng: Sử dụng các loại xe chuyên dụng ít gây tiếng ồn; quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công; thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra các phương tiện giao thông.
- Trong giai đoạn hoạt động: Quy định tốc độ lưu thông tối đa của các loại xe bên trong khu vực nhà máy; trồng cây xanh tạo hành lang cách ly,…
f. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
- Biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ: Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quy phạm, quy định về phòng cháy chữa cháy; đầu tư các thiết bị phòng cháy chữa cháy; bố trí đường ống dẫn nước chống cháy theo mạng lưới vòng tại tất cả các khu vực chính; đặt các họng cứu hỏa tại các điểm gần các khu chức năng thuận tiện cho việc chữa cháy,…
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố vỡ đường ống cấp nước, thoát nước thải: Sử dụng các nguyên liệu có độ bền cao và đạt yêu cầu kỹ thuật; thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng công trình; khi có sự cố vỡ ống nước xảy ra cần nhanh chóng xử lý kịp thời;…
- Biện pháp phòng ngừa sự cố hệ thống xử lý nước thải: Thường xuyên kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời sự cố không chống thấm của các bể, để có biện pháp cải tạo kịp thời.
1.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án
1.5.1. Chương trình giám sát giai đoạn xây dựng
a/ Giám sát môi trường không khí:
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực thi công.
- Thông số giám sát: Vi khí hậu, tiếng ồn, bụi, SO2, NOx, CO.
- Tần suất giám sát: 01 lần trong quá trình thi công xây dựng.
- Quy định áp dụng: Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động; QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc; QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
b/ Giám sát chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại:
- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
- Thông số giám sát: Khối lượng, thành phần, chứng từ giao nhận.
- Tần suất giám sát: Thường xuyên, liên tục; định kỳ báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.
- Quy định áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và theo qui định hiện hành.
4.2.2. Giám sát trong giai đoạn hoạt động của dự án
a/ Giám sát môi trường nước thải
Giám sát định kỳ:
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào và 01 điểm đầu ra tại hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, tổng chất rắn hòa tan, sunfua, amoni, nitrat, dầu mỡ động thực vật, phosphat, tổng Coliform.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: Cột A, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (k = 1).
b/ giám sát môi trường không khí
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực nhà xưởng sản xuất, 01 điểm tại khu vực nhà điều hành.
- Thông số giám sát: : Tiếng ồn, Bụi, SO2, NO2, CO, H2S, NH3, CH4.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
b/ Giám sát môi trường nước mặt
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại Mương công cộng
- Thông số giám sát: pH, BOD5, SS, COD, amoni, tổng photpho, tổng nitơ, tổng colifom.
- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1.
c/ Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
- Thông số giám sát: Khối lượng, thành phần, chứng từ giao nhận
- Tần suất giám sát: Thường xuyên, liên tục; định kỳ báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.
Quy định áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và theo qui định hiện hành.
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn