Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án nhà máy chế biến mủ cao su

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường (gpmt) Dự án nhà máy chế biến mủ cao su. Công suất chế biến theo thiết kế của nhà máy là 15.000 tấn sản phẩm/ năm

Ngày đăng: 19-06-2024

144 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.............................................................4

DANH MỤC HÌNH..........................................................6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................7

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................8

1. Tên chủ cơ sở...............................................................................8

2. Tên cơ sở.............................................................................................8

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...........................8

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở.......................................................8

3.2.Công nghệ sản xuất...............................................................................8

3.3.Sản phẩm của cở sở......................................................................12

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,

nước của cơ sở.................................................................................14

4.1.Nhu cầu về lao động......................................................................14

4.2.Nhu cầu về nguyên liệu...........................................................................14

4.3.Nhu cầu về chế phẩm sinh học, hóa chất .......................................14

4.4.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu.................................................................15

4.5.Nhu cầu sử dụng điện nước và các sản phẩm ...........................................15

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...................................................17

5.1.Quá trình hình thành, hoạt động và thay đổi của cơ sở........................................17

5.2.Các văn bản pháp lý liên quan đến cơ sở......................................................17

5.3.Vị trí và ranh giới.............................................................................18

5.4.Quy mô nhà máy.....................................................................19

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG ................................24

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,

phân vùng môi trường................................................................24

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải môi trường ..................................24

2.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận bụi, khí thải, sức chịu tải của môi trường không khí:..24

2.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn tiếp nhận: ...............24

a. Giả thiết để áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ...............................................26

b. Tính toán, đánh giá đối với nhà máy........................................26

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁ CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................................................28

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.....................28

1.1.Thu gom, thoát nước mưa..............................................................28

1.2.Thu gom, thoát nước thải ..............................................................29

1.3.Công trình xử lý nước thải ........................................................................31

2. Công trình, biên pháp xử lý bụi, khí thải..................................................................49

2.1.Thu gom khí thải.........................................................................................................49

2.2.Công trình, biện pháp xử lý khí thải: ..........................................................................50

2.3.Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải khác............................................................52

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn ..................................................53

3.1.Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................54

3.2.Công trình, biên pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp..................................55

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại..........................................55

5. Công trình, biên pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................................56

6. Công trình, biện pháp môi trường khác....................................................................57

6.1.Quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ:........................................................57

6.2.Quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố an toàn lao động...........................................57

6.3.Quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ hóa chất ................................................57

6.4.Biện pháp, phòng ngừa ứng phó sự cố chất thải.........................................................58

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm đề án bảo vệ môi

trường.......................................................................59

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............62

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ...........................................................62

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ..............................................................62

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn..............................................................63

CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG.......................................64

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải .......................................64

a. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2021.............................64

b. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2022.............................65

c. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 6 tháng đầu năm 2023..........66

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải...................................67

a. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải năm 2021................................67

b. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải năm 2022................................68

c. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 6 tháng đầu năm 2023..........69

3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí xung quanh.................69

a. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí xung quanh năm 2021 ........70

b. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí xung quanh năm 2022 ........71

c. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường không khí 6 tháng đầu năm

2023......................................................72

4. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước mặt, nước ngầm..................74

a. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước mặt..............................................74

b. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước ngầm...........................................75

CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......77

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở ....................77

1.1.Đối với hệ thống xử lý nước thải ............................................77

1.2.Đối với hệ thống xử lý khí thải ............................................................77

2. Chương trình quan trắc ( tự động, liên tục, định kỳ) theo quy định của pháp luật .

........................................................78

2.1.Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.........................................78

2.2.Chương trình quan trắc môi trường tự động:...........................................78

2.3.Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác................................................79

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm..........................80

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ..................................................................82

1. Các đợt kiểm tra và yêu cầu về môi trường: .........................................82

2. Việc khắc phục và đáp ứng các yêu cầu:............................................82

CHƯƠNG VIII.CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................................83

Phụ lục 01. Hồ sơ pháp lý của cơ sở.......................................................84

Phụ lục 02. Bản vẽ hoàn công của cơ sở và các công trình bảo vệ môi trường, công trình

phòng ngữa, ứng phó sự cố môi trường...............................86

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

˗ Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Cao su

˗ Địa chỉ văn phòng: ........, Tp. Buôn Ma Thuột, T. Đắk Lắk

˗ Đại diện: ........

˗ Chức vụ: Tổng giám đốc

˗ Mã số doanh nghiệp: ...........

˗ Điện thoại: .........2. Tên cơ sở

˗ Tên cơ sở: CN Công ty CP Cao su .......... Nhà máy chế biến mủ cao su

˗ Địa chỉ: ........., Xã Ea-Drơng, Huyện Cư M’gar, Tỉnh Đắk Lắk

˗ Đại diện:..........

˗ Chức vụ; Giám đốc

˗ Điện thoại: ...........

˗ Chi nhánh công ty Cổ phần Cao su.... – Nhà máy chế biến mủ cao su (sau đây gọi tắt là “Nhà máy”) kinh doanh theo Giấy chứng nhân Đăng ký hoạt động chi nhánh số: 6000175829-010. Đăng ký lần đầu: ngày 07/01/2011; Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 04/10/2018.

˗ Quy mô của nhà máy: Tổng diện tích mặt bằng 108.563 m2. Đất được UBND tỉnh Đắk Lắk thuộc xãEa Drơng, huyện Cư M’gar, Tỉnh Đắk Lắk. Kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 19/07/2002 có thời hạn sử dụng đất 20 năm (đến năm 2022).

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

˗ Công suất chế biến theo thiết kế của nhà máy là 15.000 tấn sản phẩm/ năm, bao gồm:

+Mủ cốm: 10.000 tấn/ năm

+Mủ ly tâm: 5.000 tấn/năm

˗ Công suất chế biến thực tế của nhà máy năm 2022: +Mủ cốm: 6.914,05 tấn/ năm

+Mủ ly tâm: không sản xuất do nhu cầu của khách hàng

3.2.Công nghệ sản xuất

Hiện nay, nhà máy đang áp dụng hai dây chuyên công nghệ chính đó là:

˗ Dây chuyền chế biến mủ cốm, gồm:

+ Dây chuyền chế biến mủ cốm từ mủ tạp.

+ Dây chuyền chế biến mủ cốm từ mủ nước.

˗ Dây chuyền chế biến mủ ly tâm, gồm:

+ Dây chuyền chế biến mủ Latex (mủ kem).

+ Dây chuyền tận thu từ chế biến mủ ly tâm ( hay còn gọi là dây chuyền chế biến mủ Skim).

a. Dây chuyền chế biến mủ cốm:

Dây chuyền sơ chế mủ cốm từ nguyên liệu mủ nước:

Hình 1.1. Sơ đồ sơ chế mủ cốm từ nguyên liệu mủ nước

Nguyên liệu mủ nước được thu gom về từ các nông trường, trung tâm của Công ty CP Cao su Đắk Lắk để tránh mủ bị đông trước khi đưa về nhà máy mủ đã được chống đông bằng NH3 từ 1-3%. Trong mủ nước thành phần cao su chiểm khoảng 35%, pH 6.0 – 7.0.

Pha loãng, đánh đông: Để cho công đoạn gia công cơ được thuận lợi, nguyên liệu mủ khi nhập về được pha loãng đến mức cần thiết và sau đó tiến hành đánh đông hoàn toàn.

Cán, băm: Mủ sau khi đông sẽ được gia công cơ qua hệ thống 03 cán và 01 máy băm. Qua hệ thống cán băm, nguyên liệu mủ đông được tạo thành hạt cốm.

Xếp hộc: Hạt cốm được tách nước từ sàn rung và xếp vào hộc trong thùng sấy, chờ ráo nước.

Sấy: Hạt cốm sau thời gian chờ ráo nước sẽ được đẩy vào lò sấy, nhiệt độ sấy khoảng 115±2oC. Thời gian sấy giữa 2 thùng kế tiếp là 11±2 phút.

Ép kiện, đóng gói: Mủ sau khi sấy, làm nguội trước khi ép kiện. Khối lượng kiện: 33,33kg hoặc 35kg. Kiện mủ được đóng gói vào túi PE và sếp vào pallet SW.

Lưu kho sản phẩm: Sản phẩm sau chế biến được lưu vào kho ở nhiệt độ không quá 350C và xếp cao không quá 3 lớp pallet.

Xuất sản phẩm: Sản phẩm được xuất kho bằng hệ thống xe nâng và xe tải.

Dây chuyền sơ chế mủ cốm từ nguyên liệu mủ tạp:

Hình 1.2. Sơ đồ Công nghệ chế biến mủ cốm từ mủ tạp

Mô tả công nghệ:

Nguyên liệu mủ tạp được thu gom về từ các nông trường, trung tâm của Công ty CP Cao su Đắk Lắk hoặc bên ngoài về nhà máy. Mủ tạp ở dạng đông tự nhiên từ chén hứng mủ hay từ các thùng chứa.

Lưu trữ và phối trộn: Để chế biến sản phẩm từ nguyên liệu mủ tạp cần có thời gian lưu kho tối thiểu 1 ngày và tùy theo loại sản phầm mà sử dụng nguyên liệu theo công thức phối khác nhau.

Cán, băm: Nguyên liệu được gia công cơ qua hẹ thống các máy gồm: Cắt miếng, cắt nghiền tho, băm ly tâm, 07 máy cán và 02 máy băm. Sau khi qua hệ thống cán băm, nguyên liệu mru đông được tạo thành hạt cốm.

Xếp hộc: Hạt cốm được tách nước từ sàn rung và xếp vào hộc trong thùng sấy, chờ ráo nước.

Sấy: Hạt cốm sau thời gian chờ ráo nước sẽ được đẩy vào lò sấy, nhiệt độ sấy khoảng 114±2oC. Thời gian sấy giữa 2 thùng kế tiếp là 18±2 phút.

Ép kiện, đóng gói: Mủ sau khi sấy, làm nguội trước khi ép kiện. Khối lượng kiện: 33,33kg hoặc 35kg. Kiện mủ được đóng gói vào túi PE và sếp vào pallet SW.

Lưu kho sản phẩm: Sản phẩm sau chế biến được lưu vào kho ở nhiệt độ không quá 350C và xếp cao không quá 3 lớp pallet.

Xuất sản phẩm: Sản phẩm được xuất kho bằng hệ thống xe nâng và xe tải.

b. Dây chuyền chế biến mủ ly tâm

Mô tả công nghệ:

Hình 1.3. Sơ đồ Công nghệ chế biến mủ ly tâm và mủ Skim block

Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm mủ ly tâm

Công đoạn xử lý nguyên liệu: Mủ khai thác được bảo quản chống đông bằng dung dịch NH3 5%, từ các vườn cao su chúng được chuyển về nhà máy bằng xe bồn chuyên dụng có rây lọc thô. Việc đầu tiên công nhân kỹ thuật sẽ xác định hàm lượng cao su, NH3 và được xả vào hồ tiếp nhận mủ có rây lọc tinh. Ngăn cản sự kết dinh các hạt cao su với nhau bằng hàm lượng hóa chất.NH4OH có đặc tính hòa tan trong nước, không hòa tan trong cao su. Tại đây mủ được lưu trữ trong thời gian 12h để lắng tạp chất.

Công đoạn ly tâm: Mủ latex từ bồn chứa nguyên liệu chờ ly tâm được dẫn đi trong hệ thống ống dẫn qua bộ lọc vào các máy ly tâm. Qua máy ly tâm mủ Latex được phân ly cô đặc loại bỏ tạp chất và nước (mủ skim), hàm lượng DRC trong Latex (mủ kem) sẽ đạt trên 60%.

Công đoạn ổn định: Từ máy ly tâm, mủ theo máng dẫn được đưa vào bồn trung chuyển, chất bảo quản Laurate Ammunium và NH3 được thêm vào trộn đều, sau đó mủ được bơm vào các bồn thành phẩm chờ ổn định trong thời gian từ 15 – 25 ngày.

Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: Mủ latex tồn trữ tại bồn thành phẩm định kỳ được kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.

Công nghệ chế biến mủ Skim block

Công đoạn xử lý nguyên liệu: Mủ skim tách ra từ máy ly tâm qua máng dẫn chảy vào hồ chứa skim, mủ sẽ được bơm lên hệ thống mương khử NH3 chảy vào hồ và tiếp tục bơm lên tháp khuếch tán NH3 sau đó xả vào mương đánh đông và đánh bằng H2SO4.

Công đoạn lưu trữ: Mủ skim sau đánh đông được đưa vào máy cán kéo tạo thành từng tấm và được lưu trữ trong thời gian từ 2 – 4 ngày.

Công đoạn gia công cơ học: Sau thời gian lưu trữ sẽ được đưa vào chế biến giống như dây chuyền mủ tạp nhưng được chế biến riêng để sản phẩm mủ cốm có chất lượng tương đương SVR 20.

3.3.Sản phẩm của cở sở

Sản phẩm hiện tại của nhà máy gồm hai dạng:

Mủ cốm: SVR CV50, SVR CV60, SVR 10CV, SVR 20CV, SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20;

Tổng khối lượng mủ cốm năm 2022 là 6.914,050 tấn/năm. Khối lượng từng sản phầm được sản xuất dựa theo nhu cầu của thị trường, yêu cầu của khách hàng,…

Bảng 1.1. Khối lượng sản phẩm mủ cốm

Bảng 1.2. Chất lượng sản phẩm mủ cốm

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu về lao động

Tổng số công nhân viên của nhà máy là 110 người, bao gồm:

Ban giám đốc: 03 người

Phòng Tổ chức: 05 người

Hành chính Phòng Kế toán : 05 người

Tài vụ Phòng kỹ thuật : 05 người :

Cơ khí, điện, nước: 09 nguòi

Đội vận chuyển : 16 người

Bảo vệ : 05 người

Công nhân : 62 người

Thời gian làm việc được quy định đối với công nhân là 8h/ngày, 2ca/ngày. Ngày nghỉ là các ngày chủ nhật, các ngày lễ, nghỉ tết theo quy định của Nhà nước. Các quy định khác về chế độ làm việc như BHXH, làm việc theo ca, đau ốm, nghỉ sinh…được thực hiện trên cơ sở phù hợp với Luật Lao động hiện hành.

4.2. Nhu cầu về nguyên liệu

Nhu cầu nguyên liệu năm 2022 của nhà máy là 7.040,69 tấn/năm, như sau:

˗ Mủ nước: 3.888,37tấn/năm

˗ Mủ phụ : 3.056,82 tấn/năm

˗ Mủ phụ tồn năm 2021: 95,5 tấn/năm

Nguồn nguyên liệu được cung cấp từ các nông trường, các hộ cá nhân liên kết với nhà máy.

4.3. Nhu cầu về chế phẩm sinh học, hóa chất

Theo báo cáo thống kê chủng loại, khối lượng hóa chất sử dụng trong sản xuất bao gồm:

Bảng 1.4. Hóa chất sử dụng trong sản xuất

Khối lượng hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong quá trình xử lý nước thải và khí thải bao gồm:

Bảng 1.5. Hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong quá trình xử lý nước thải, năm 2022

4.4.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

˗ Theo công văn số 2232/STNMT-BVMT V/v thay đổi nhiên liệu đốt cấp nhiệt cho lò sấy mủ cao su của nhà máy chế biến mủ cao su ngày 13/09/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, dầu DO được sử dụng cho xe vận chuyển nguyên liệu và dùng máy phát điện với khối lượng 37.016 lít.

˗ Nhiên liệu đốt cấp nhiệt cho lò sấy mủ đốt năm 2022, nhà máy đã sử dụng là 1.274 tấn củi khô, tương đương »3,5 tấn củi/ngày.

˗ Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng một số nhiên liệu phục vụ cho quá trình vận hành máy móc – thiết bị trong hoạt động sản xuất gồm:

+ Xăng: 100 lít, Nhớt: 78 lít

+ Mỡ: 340kg, Nhớt Caltex Delo Silver 15W40: 223 lít, Nhớt Hydraulic AW68: 58 lít.

4.5.Nhu cầu sử dụng điện nước và các sản phẩm

a. Nhu cầu sử dụng điện

Tổng điện năng tiêu thụ năm 2022 của nhà máy là 2.102.109.240 kW.

Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng tiền điện của nhà máy, điện năng tiêu thụ trung bình là 109.785kwh/tháng.

Nguồn cung cấp điện: Công ty Điện lực Đắk Lắk

b. Nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh

Căn cứ:

- Căn cứ TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.

- Căn cứ TCVN 4513:1988 về cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế

- Căn cứ báo cáo định kỳ tình hình hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất năm 2021, năm 2022.

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất tại nhà máy: Hiện nay nhà máy có 2 nguồn cấp nước bao gồm: Nước mưa ( để phục vụ cho quá trình sản xuất) và nguồn từ 04 giếng đào.

Nguồn nước cấp phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhà máy được khai thác từ 04 giếng đào trong khu đất nhà máy. Nhà máy đã được cấp phép khai thác nước dưới đất theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 66/GP-UBND ngày 28/06/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk với lưu lượng khai thác lớn nhất là 1000m3/ngày đêm.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1.Quá trình hình thành, hoạt động và thay đổi của cơ sở

Chi nhánh Công ty Cổ phần cao su Đắk Lắk – Nhà máy chế biến mủ cao su kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 40.16.000037; Đăng ký lần đầu ngày 19/04/1994; Đăng ký thay đổi lần 01 ngày 12/12/1998, cấp đổi lại 22/06/2006 với tên đăng ký doanh nghiệp là Xí nghiệp chế biến và dịch vụ cao su – Công ty Cao su Đắk Lắk. Đăng ký hoạt động lại sau khi chuyển đổi công ty mẹ thành Công ty TNHH MTV theo giấy phép số 6000175829-010 ngày 07/01/2011 do phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp. Đăng ký hoạt động trở lại sau khi chuyển đổi công ty mẹ thành Công ty Cổ phần theo giấy phép sô 6000175829-010 ngày 04/10/2018 do phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp. + Xí nghiệp chế biến và dịch vụ cao su – Công ty Cao su Đắk Lắk được xây dựng năm 1993, đi vào hoạt động năm 1994 với công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm. Năm 1997, nhà máy mở rộng quy mô sản xuất lên 10.000 tấn sản phẩm /năm.

+ Tuy nhiên đến năm 2004, nhà máy đã đầu tư mở rộng thêm dây chuyền chế biến mủ ly tâm công suất 5.000 tấn sản phẩm /năm, nâng tổng công suất lên 15.000 tấn sản phẩm/ năm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy phân bón

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com