Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trang trại nuôi vịt thịt lạnh

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trang trại nuôi vịt thịt lạnh với 19.000 con vịt/ lứa. Tương đương 95 đơn vị vật nuôi (Quy đổi theo phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 46/2022/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi);

Ngày đăng: 03-07-2024

144 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC. 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT. 5

DANH MỤC BẢNG.. 6

DANH MỤC HÌNH.. 7

Chương I 8

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẤU TƯ.. 8

1. Tên chủ cơ sở: 8

2. Tên Cơ sở: “Trang trại nuôi vịt thịt lạnh Thành Thảo”. 8

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở. 10

3.1. Quy mô, công suất, công nghệ của cơ sở. 10

3.1.1. Quy mô, công suất của cơ sở. 10

3.1.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở. 15

3.1.3. Sản phẩm của dự án. 17

4. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở: 17

4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở. 17

4.1.1. Nhu cầu nguyên liệu. 17

4.1.2. Nguồn cung cấp điện và nhu cầu điện năng. 19

4.1.3. Nguồn cấp nước và nhu cầu sử dụng nước. 19

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở. 22

5.1. Tiến độ thực hiện cơ sở. 22

5.2. Tổng vốn đầu tư. 22

5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở. 22

Chương II 23

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG   23

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường  23

2. Sự  phù hợp của cơ sở với khả năng chị tải của môi trường. 23

Chương III 25

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 25

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý chất thải 25

1.1. Công trình thu, thoát nước mưa. 25

1.2. Công trình thu gom, thoát nước thải 25

1.2.1. Công trình thu gom nước thải 25

1.2.2. Công trình thoát nước thải 26

1.2.3. Địa điểm xả nước thải 26

1.2.4. Sơ đồ tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải của Cơ Sở  (Đính kèm phụ lục) 26

1.3. Xử lý nước thải 26

1.3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt 26

1.3.2. Xử lý nước thải vệ sinh chuồng trại chăn nuôi 29

1.3.3. Hóa chất và chế phẩm sinh học sử dụng. 36

1.3.4. Định mức tiêu hao điện năng, hóa chất trong quá trình vận hành. 37

1.3.5. Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục. 37

2. Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, mùi, khí thải 37

2.1. Công trình xử lý mùi từ khu vực chuồng nuôi 38

2.2. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển. 40

2.3. Biện pháp giảm thiểu bụi từ quá trình nhập thức ăn. 40

2.4. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi ẩm mốc từ kho chứa thức ăn. 41

2.5. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi xung quanh chuồng trại 41

2.6. Biện pháp giảm thiểu mùi từ quá trình giao – nhận, vận chuyển vịt 42

2.7. Biện pháp giảm thiểu khí thải từ máy phát điện dự phòng. 42

2.8. Biện pháp giảm thiểu hơi từ quá trình khử trùng chuồng trại 43

3. Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường. 44

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 44

3.2. Chất thải rắn chăn nuôi 45

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 46

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn. 47

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 47

6.1. Tai nạn lao động. 47

6.2. Sự cố cháy nổ. 47

6.3. Tai nạn giao thông. 48

6.4. Sự cố dịch bệnh. 48

6.5. Sự cố hệ thống xử lý nước thải 52

6.5.1. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến tình hình KT-VH-XH. 52

6.5.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, đảm bảo điều kiện vi khí hậu. 53

Chương IV. 54

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 54

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 54

1.1. Nguồn phát sinh nước thải 54

1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải 54

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 55

2.1. Nguồn phát sinh khí thải 55

2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải: 55

3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung. 56

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn. 56

3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn và độ rung. 57

3.3. Tiếng ồn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 26:2010/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau: 57

4. Nội dung cấp phép về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. 57

4.1. Nội dung cấp phép về quản lý chất thải 57

4.1.1. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại: 58

4.2. Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 59

4.2.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ. 59

4.2.2. Sự cố dịch bệnh. 60

4.3. Sự cố hệ thống xử lý nước thải 60

Chương V. 61

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 61

Chương VI 62

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 62

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 62

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 62

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 62

1.3. Tổ chức/đơn vị thu mẫu. 63

2. Chương trình quan trắc chất thải 64

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 64

2.1.1. Quan trắc môi trường không khí xung quanh. 64

2.1.2. Quan trắc môi trường nước thải 64

2.1.3. Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục. 65

2.2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.. 65

2.2.1. Chi phí đo đạc, phân tích mẫu không khí xung quanh. 65

2.2.2. Chi phí đo đạc, phân tích mẫu khí thải 66

2.2.3. Chi phí đo đạc, phân tích mẫu nước thải 66

2.2.4. Chi phí nhân công, vận chuyển và viết báo cáo. 67

2.2.5. Tổng chi phí lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường của dự án. 67

Chương VII 68

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ   68

Chương VIII 70

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 70

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường. 70

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường  70

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẤU TƯ

1.  Tên chủ cơ sở: Hộ kinh doanh Trang trại vịt thịt lạnh 

- Ông: .......             Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh

- Sinh ngày: 1988                             Quốc tịch: Việt Nam

- Giấy CMND/CCCD số: ........,  Ngày cấp: 13/04/2021,  

Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

- Số điện thoại liên hệ:.............

- Địa chỉ thường trú:........, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

2. Tên Cơ sở: “Trang trại nuôi vịt thịt lạnh ”.

- Địa điểm thực hiện dự án: ........, xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp;

+ Phía  Bắc: Giáp đất ruộng.

+ Phía Nam : Giáp kênh thủy lợi.

+ Phía Tây: Giáp đường nông thôn.

+ Phía Đông:Giáp đất ruộng.

* Các đối tượng tự nhiên – KTXH xung quanh khu vực Cơ sở:

- Vị trí dự án nằm cặp đường nông thôn nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa của dự án bằng đường bộ.

 - Xung quanh khu vực dự án dân cư thưa thớt chủ yếu là làm nông nghiệp nên rất thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi và sản xuất của dự án.

* Các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh khu vực dự án:

Trong phạm vi 150m có các hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ kênh và khu đất canh tác, trồng trọt nông nghiệp của người dân.

Xung quanh khu vực dự án trong bán kính 500m nhà dân thưa thớt, không có khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,...

Xung quanh bán kính 2km khu vực dự án không có công trình di tích lịch sử, khu bảo tồn hay các khu vực yếu tố tâm linh (chùa, đình, miếu, nhà thờ..). Không có các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất tại khu vực dự án.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án

Bảng 1.1. Các mốc ranh giới của dự án (VN2000)

Mốc ranh giới

Tọa độ X

Tọa độ Y

Mốc A

1156851

586540

Mốc B

1156948

586552

Mốc C

1156958

586857

Mốc D

1156858

586845

- Cơ Sở pháp lý thực hiện Giấy phép giấy phép môi trường dự án

+ Hồ sơ trang trại chăn nuôi do Ủy ban nhân dân xã Tân Hội Trung xác nhận ngày 22 tháng 10 năm 2021;

+ Giấy xác đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường dự án “Trang trại nuôi vịt thịt lạnh Thành Thảo” 1887/GXN-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh ngày 30 tháng 11 năm 2021

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số 1073 tờ bản đồ số 7 tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích 14.500m2, mục đích sử dụng đất đã đăng ký chuyển đổi mục đích nông nghiệp khác;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số 1596 tờ bản đồ số 7 tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích 4.262,6m2, mục đích sử dụng đất đã đăng ký chuyển đổi mục đích nông nghiệp khác;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số 1346 tờ bản đồ số 7 tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích 9.000m2, mục đích sử dụng đất đã đăng ký chuyển đổi mục đích nông nghiệp khác;

+ Giấy phép xây dựng trang trại vịt thịt lạnh Thành Thảo của ông Trần Phước Thành do Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Cao Lãnh cấp ngày 22 tháng 11 năm 2021.

- Loại hình hoạt động của cơ sở: Trang trại chăn nuôi vừa với công suất 19.000 con vịt/lứa, tương đương 95 đơn vị vật nuôi (chuyển đổi theo phụ lục V Nghị định 13/2020/ NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi);

- Quy mô cơ sở: Cơ sở thuộc nhóm C theo khoản 4, điều 8,  tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, thuộc loại sản xuất nông nghiệp với tổng mức đầu tư 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng). Thuộc quy mô trang trại vừa theo điểm b, mục 2, điều 21, Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi).

- Cơ sở pháp lý lập giấy phép môi trường: Cơ sở thuộc nhóm III, phụ lục V, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường (Số thứ tự 01, thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, công suất thấp). Căn cứ điều 39 của Luật bảo vệ môi trường, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường, thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND huyện Cao Lãnh.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

3.1.  Quy mô, công suất, công nghệ của cơ sở

3.1.1. Quy mô, công suất của cơ sở

- Tổng diện tích đất sử dụng tại dự án là 27.762,6 m2

- Công suất chăn nuôi vịt thịt lạnh với 19.000 con vịt/ lứa. Tương đương 95 đơn vị vật nuôi (Quy đổi theo phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 46/2022/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi);

- Cơ sở hoạt động có 6 lao động làm việc tại dự án gồm: 5 công nhân, 1 cán bộ quản lý.

Bảng 1.2. các hạng mục công trình của Cơ sở

STT

Hạng mục

Diện tích, m2

Tỷ lệ %

1

Chuồng nuôi vịt

6.800

24,49

2

Cổng và nhà sát trùng xe tải

20

0,07

3

Nhà sát trùng khách

9

0,03

4

Nhà ăn và ở công nhân

200

0,72

5

Kho thức ăn và kho vôi

80

0,29

6

Nhà sát trùng công nhân

6

0,02

7

Nhà đặt máy phát điện, trạm điện

9

0,03

8

Tháp nước

9

0,03

9

Kho CTNH

4

0,02

10

Hầm biogas

875

3,16

11

Bể lắng 1, 2

2.100

7,56

12

Ao sinh học

5.150

18,55

13

Công trình xử lý khí thải

302

1,09

14

Đất cây xanh

5.600

20,17

15

Đường giao thông

6.598,6

23,77

Tổng dự án

27.762,6

100

(Nguồn: Cơ sở thống kê từ hiện trạng đầu tư)

- Trại chăn nuôi vịt:

+ Tổng diện tích xây dựng: 6.800 m2.

+ Số lượng: 04 trại.

+ Kích thước xây dựng mỗi trại: 16m x 106,25m.

+ Kết cấu: Nhà trệt, móng cột bê tông cốt thép, vĩ kèo thép, mái tole tráng kẽm, tường xây gạch D100, tô trát 2 mặt, nên bê tông cốt thép được so phẳng, tạo độ dốc hướng cuối chuồng đảm bảo thoát nước tốt.

- Nhà Văn phòng và nhà ở công nhân:

+ Tổng diện tích xây dựng 200m2

+ Số lượng: 01 nhà

+ Kích thước: 8m x 25m

+ Kết cấu: Nhà trệt, móng cột đà bê tông cốt thép, tường xây gạch trát 2 mặt sơn P, nền lát gạch.

- Nhà sát trùng xe

+ Tổng diện tích xây dựng 20m2

+ Số lượng: 01 nhà

+ Kích thước: 3,3m x 6m

+ Kết cấu: Nhà khung thép, vách tôn, trang bị các hệ thống phun tự động đm bo yêu cầu sát trùng trước khi ra vào trại.

- Khu đặt tháp nước

+ Tổng diện tích xây dựng 9m2

+ Số lượng: tháp

+ Kích thước và kết cấu: 3m x 3m kết cấu nền gạch, khung thép cao 3m, phía trên đặt 02 bồn nước inox có dung tích 2,5m3/bồn.

- Nhà đặt máy phát điện và trạm điện:

+ Tổng diện tích xây dựng 9m2. Máy phát điện có công suất 50 KVA

+ Số lượng: 01 nhà

+ Kích thước 3m x 3m

+ Kết cấu: Nhà trệt, móng cột đà bê tông cốt thép, tường xây gạch trát 2 mặt sơn P, nền lát gạch.

- Nhà chứa chất thải nguy hại

+ Tổng diện tích xây dựng 4m2.

+ Số lượng: 01 nhà

+ Kích thước 2m x 2m

+ Kết cấu: Nhà trệt, móng cột đà bê tông cốt thép, tường xây gạch trát 2 mặt sơn P, nền lát gạch.

Cổng chính: gồm lối đi chính rộng 4m và lối đi phụ rộng 1,45m, cao 2,5m. Hai trụ cột của cổng chính làm bằng BTCT 0,6m x 0,6m cao 2,5m được sơn phủ P.

- Tường rào

Ranh giới dự án với các đối tượng xung quanh có tường rào ngăn cách kết cấu tường rào bằng tường gạch cao 3m, cứ mỗi 2,5 - 3m bố trí cột kiêng cố.

Hệ thống cấp nước

Dự án sử dụng nguồn nước khai thác từ kênh nội đồng qua hệ thống xử lý lắng lọc. Nước sau xử lý đạt QCVN 01-1-2018/BYT để cấp mục đích sinh hoạt, cho vịt uống và vệ sinh chuồng nuôi.

b.3. Hệ thống thoát nước mưa

Nước mưa trên mái các công trình trại chăn nuôi, nhà  văn phòng, nhà kho... được xả nước thẳng xuống vỉa hè bên ngoài, nước mưa sau đó chảy tràn trên bề mặt trước khi đi vào cống thoát bố trí dọc theo tuyến đường nội bộ của dự án, bên dưới phần vỉa hè nhà xưởng bố trí hệ thống cống ngầm uPVC fi200, độ dốc 0,3%. Các hố ga lắng cát kích thước 1.000x1.000x1.500mm, khoảng cách giữa các hố ga từ 13 - 37m. Tại các hố ga có bố trí khe thu nước chảy tràn với lưới chắn rác. Ra khỏi ranh dự án các ống uPVC fi200 sẽ được đấu nối liên tục không qua hố ga để dẫn nước mưa của cơ sở thoát ra hướng kênh nội đồng. Tổng chiều dài tuyến cống thoát nước mưa là 1.010m.

- Khu xử lý nước thải chăn nuôi:

Hệ thống thu gom và xử lý phân vịt: nước rửa chuồng hàng ngày được thu gom theo hệ thống ống PVC Ø200 đặt sau mỗi trại có độ dốc 1% về hầm Biogas có dung tích: 2.625m3 (35m x 25m x 3m), sử dụng tm HDPE dày 1mm. Hm lắng 1, 2 có dung tích mỗi hầm 2.100m3 (70m x 15m x 2m) nhằm luân chuyển nước thải từ hầm biogas theo tuần tự để về ao sinh học xử lý. Tổng dung tích 2 hầm: 4.200m3. Ao sinh học có dung tích 7.725m3 (50m x 103m x 1,5m).

Nước sau xử lý đảm bảo đạt cột B theo QCVN 62-2016/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là kênh nội động (Không dùng cho mục đích sinh hoạt).

- Hệ thống giao thông: Có tổng diện tích 6.598m2; Gồm loại đường date đảm bảo xe tải trọng 8 tấn vận chuyển thức ăn, con giống và vịt thảnh phẩm xuất chuồng. và đường đất xung quanh các ao xử lý nước thải.

- Cây xanh: Toàn bộ diện tích còn lại của dự án được trồng các loại cây ăn trái có tán rộng, dày để hạn chế bụi, mùi phát tán ra bên ngoài (chuối, dừa, xoài, mít…). Diện tích cây xanh của dự án là: 5.600m2.

- Thiết bị chăn nuôi: Mỗi trại nuôi gồm hệ thống cung cấp nước qua màn tổ ong cấp cho toàn bộ trại sử dụng; hệ thống quạt hút đặt ở cuối trại để tạo không khí đối lưu cho toàn trại đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu chăn nuôi; hệ thống nước sạch cung cấp tự động cho vịt uống; hệ thống cung cấp thức ăn tự động; hệ thống rửa chuồng.

Bảng 1.3. Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của cơ sở

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

S.lượng

Xuất xứ

Tình trạng

1

    Hệ thống quạt và làm mát

Hệ thống

40

Hà Lan

Mới 100%

2

    Tủ động lực

Cái

01

Trung Quốc

Mới 100%

3

Hệ thống dây điện, dây tín hiệu điều khiển thiết bị

Hệ thống

1

Malaysia

Mới 100%

4

    Hệ thống bạt trần

Hệ thống

4

Việt Nam

Mới 100%

5

    Hệ thống bạt hông 2 bên

Hệ thống

4

Việt Nam

Mới 100%

6

    Hệ thống cho uống

Hệ thống

4

Trung Quốc

Mới 100%

7

    Đèn sưởi hồng ngoại Interheat

Hệ thống

4

Trung Quốc

Mới 100%

8

    Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống

4

Trung Quốc

Mới 100%

10

    Hệ thống ăn tự động

Hệ thống

4

Đan Mạch

Mới 100%

11

    Máy phát điện

Cái

01

Malaysia

Mới 100%

12

    Máy xịt thuốc sát trùng

Cái

02

Việt Nam

Mới 100%

13

    Máy bơm nước

Cái

01

Việt Nam

Mới 100%

 

(Nguồn: Cơ sở thống kê từ hiện trạng đầu tư)

3.1.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sấy cám tại dự án

b. Thuyết minh quy trình

- Chuẩn bị chuồng trại:

Khu chuồng trại có kích thước dài x rộng x chiều cao = 106,25x16x4 (m) nền được xây bằng BTCT, tường xây gạch, mái lợp tôn với độ dốc i=0,2% tạo độ nghiêng, đảm bảo nước mưa được thoát dễ dàng. Nền xây bê tông có độ dốc thích hợp để đảm bảo vệ sinh và dễ dàng thu gom phân, giảm thiểu tối đa ô nhiễm, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Mỗi dãy chuồng đều được lắp đặt hệ thống làm mát, quạt thông gió đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn giữ trong khoảng 23-27ºC.

Do nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá cao, đàn vịt nuôi sẽ chậm phát triển, vịt thịt sẽ chậm lớn,…. có khi làm cho đàn vịt nuôi công nghiệp giảm sức đề kháng, dẫn đến dịch bệnh cho cả đàn. Vịt nuôi theo kiểu chuồng lạnh sẽ giảm thiểu những rủi ro này, cách ly với nguồn dịch, chim, chuột từ bên ngoài. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh cúm gia cầm hiện nay vẫn chưa bị dập tắt, mô hình nuôi vịt theo kiểu chuồng lạnh sẽ hạn chế mức thấp nhất sự lây lan và thiệt hại không đáng cho người chăn nuôi.

Trước khi thả vịt giống, Chủ trang trại phun sát trùng toàn bộ chuồng.

- Vịt giống:

Vịt giống 1 ngày tuổi (có khối lượng 0,2 - 0,3kg) được nhập từ Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam đảm bảo chất lượng và số lượng. Toàn bộ vịt được vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng, được che chắn để hạn chế tác động đến môi trường không khí trong quá trình vận chuyển.

- Cách úm vịt con:

Vịt sau khi được nhập về trang trại sẽ được nuôi trong điều kiện đảm bảo nhiệt độ, nguồn nước và thức ăn. Trại vịt được xây dựng thành 04 dãy chuồng trại, toàn bộ vịt giống được nhập trong 04 ngày.

- Chăm sóc, quản lý, phòng bệnh:

Vịt được chăm sóc nuôi dưỡng với các thiết bị tự động và bán tự động, đảm bảo thức ăn và nước uống cung cấp không bị rơi vãi gây mùi hôi và hao phí nguyên liệu đầu vào. Đồng thời với kỹ thuật chăn nuôi chuồng kín ở nhiệt độ thấp hạn chế được quá trình di chuyển, tiêu thụ thức ăn, nước uống của vịt và dễ dàng kiểm soát dịch bệnh so với kỹ thuật chăn nuôi thông thường.

Trong quá trình nuôi nếu phát hiện vịt con mắc bệnh sẽ báo cho thú y Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam đến kiểm tra và sẽ tiến hành xử lý theo quy định.

- Xuất chuồng:

Vịt nuôi sau 45 ngày (đạt khối lượng khoảng 3,2kg/con) sẽ được xuất chuồng trong vòng 04 ngày. Vịt xuất chuồng sẽ được đưa lên xe tải vận chuyển đến điểm xuất bán. Chuồng nuôi sẽ được vệ sinh lau chùi sạch trần, vách, còn nền sẽ được phun rửa, xử lý chất thải.

Trước khi nhập giống mới, chuồng được khử trùng và sẽ được đóng kín trong vòng 24h.

Thời gian nghỉ giữa 02 lứa tối thiểu 15 ngày. Đối với dự án, thời gian nghỉ giữa 02 lứa dao động từ 20-25 ngày.

3.1.3. Sản phẩm của dự án

Sản phẩm của cơ sở là vịt thịt đạt từ 3,2 kg/con. Vịt khỏe mạnh không mắc các loại bệnh dịch, đạt yêu cầu kiểm định của cơ quan chức năng với sản lượng đạt 60,8 tấn/lứa ~ 304 tấn/năm (mỗi năm nuôi 5 lứa).

4. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở:

4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở

4.1.1. Nhu cầu nguyên liệu

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi chủ yếu gồm nhiều nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là thức ăn và thuốc phòng bệnh. Tất cả nguyên phụ liệu nuôi vịt sẽ do Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam cung cấp.

a. Nhu cầu về con giống

Vịt con giống được nhập từ Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam, được quản lý theo hệ thống quản lý tiên tiến của Công ty, có xuất xứ, mã số rõ ràng. Vịt giống (1 ngày tuổi) với quy mô 95.000 con/năm.

b. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi

- Nhu cầu dinh dưỡng/kg thức ăn của vịt từ 1-45 ngày tuổi chia làm nhiều giai  đoạn:

Bảng 1.4.  Nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho từng lứa

STT

Ngày tuổi

1-3

4-7

8-10

11-14

15-21

22-45

1

Định mức thức ăn (g/con/ngày/bữa)

10

19

31

50

82

85

2

Định mức thức ăn cho toàn trại (tấn/19.000 con/ngày)

0,19

0,361

0,589

0,95

1,558

1,615

Lượng thức ăn cho chu kỳ nuôi

(tấn/19.000 con)

0,57

1,444

1,767

3,8

10,906

37,145

Tổng nhu cầu thức ăn cho 1 lứa nuôi 19.000 con (tấn)

55,632

(Nguồn: Định mức thức ăn theo quy trình nuôi của Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam được đơn vị báo cáo tính toán theo số lượng chăn  nuôi)

Ghi chú: Thức ăn cho vịt là được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam với nhu cầu 55,632 tấn/lứa.

c. Nhu cầu hóa chất sử dụng

Hoá chất sử dụng chủ yếu là vacxin tiêm vịt, thuốc sát trùng vệ sinh xe, sàn nhà xưởng, thuốc diệt côn trùng, hoá chất xử lý môi trường, hoá chất xử lý nước thải.

Bảng 1.5. Danh mục thuốc, vacxin, hoá chất sử dụng tại cơ sở

STT

Tên vacxin, thuốc

Quy cách

Đối tượng sử dụng

Liều lượng

Lượng sử dụng

I

Vacxin

1

Viêm gan

100 ml

Vịt 3 ngày tuổi

0,3 ml/con

60 (chai/lứa)

2

Cúm gia cầm (H5N1 Re-6)

100 ml

Vịt 15-18 ngày tuổi

0,5 ml/con

95 (chai/lứa)

3

Dịch tả vịt (Vaxiduk)

100 ml

Vịt 7 ngày tuổi

0,5 ml/con

95 (chai/lứa)

II

Thuốc sát trùng

 

1

Omnicide  (Glutaraldehyde 10%;

Coco-QAC 10%)

5 lít

Sát trùng trại, xe và dụng cụ

0,5

(lít/ngày)

109,5 (lít/năm)

2

Vôi (CaO)

30 kg

Sát trùng và vệ sinh chuồng

2 (kg/ngày)

730 (kg/năm)

III

Thuốc diệt côn trùng

1

Flocoumafen 0,005%

1 kg

Thuốc diệt chuột

0,025 kg/tuần

1,2 (kg/năm)

2

Fipronil 25 g/l

25 ml

Thuốc diệt gián

25 (ml/tuần)

1.200 (ml/năm)

IV

Hoá chất xử lý môi trường

1

Chloramin

1kg

Xịt chuồng

5kg/chuồng/lứa

100kg/năm

2

Chế phẩm sinh học EM

0,5 kg

Xịt chuồng

2,5

(kg/tháng)

30 (kg/năm)

3

Chế    phẩm   sinh           học Ecosorb505

1 lít

Khử mùi hôi

3 (lít/tuần)

156 (lít/năm)

4

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

5kg

Xử lý hầm biogas, bồn sinh học hiếu khí học

3,75kg/tháng

45 kg/năm

(Nguồn: Cơ sở thống kê từ thực tế chăn nuôi)

4.1.2. Nguồn cung cấp điện và nhu cầu điện năng

Cơ sở sử dụng nguồn điện từ Công ty điện lực Đồng Tháp – Điện lực huyện Cao Lãnh (Tổng công ty điện lực miền nam).

Điện được sử dụng chủ yếu chạy thiết bị, máy móc phục vụ chăn nuôi, thiết bị văn phòng và các thiết bị thắp sáng trong khu vực hoạt động.

Nhu cầu sử dụng điện tại trang trại trung bình khoảng 1.000 kWh/tháng.

4.1.3. Nguồn cấp nước và nhu cầu sử dụng nước

Nước phục vụ cho trang trại chủ yếu là cung cấp nước sinh hoạt cho nhân viên, nước uống cho vịt, nước làm mát, nước vệ sinh chuồng trại và nước dùng để sát trùng.

Dự án sử dụng nguồn nước khai thác từ kênh nội đồng qua hệ thống xử lý lắng lọc. Nước sau xử lý đạt QCVN 01-1-2018/BYT để cấp mục đích sinh hoạt, cho vịt uống và vệ sinh chuồng nuôi.

- Nước phục vụ sinh hoạt của công nhân.

Số công nhân làm việc tại cơ sở là 6 người. Lượng lao động này sinh hoạt tại dự án như hộ gia đình. Do dó, nhu cầu sử dụng nước áp dụng theo QCVN 01:2021/BXD Quy hoạch xây dựng với định mức nhu cầu sử dụng nước cho 01 người trong 01 ngày đêm là 80 lít/người (tối thiểu). Vậy nhu cầu sử dụng nước là: 6 (người) x 80 (lít/người/ngày.đêm) = 0,48m3/ngày.đêm

- Nhu cầu nước uống cho vịt:

 Thực tế nhu cầu nước uống cho vịt theo độ tuổi trung bình khoảng 150 ml/con/ngày. Theo đó, tổng lượng nước cho vịt uống khi áp dụng công nghệ chăn nuôi kín ước tính khoảng 2,85m3/ngày.

- Nhu cầu nước làm mát chuồng trại:

Với nhiệt độ bên trong chuồng nuôi ở khoảng 23-27ºC, cho nên nhu cầu cung cấp nước làm mát cho trại là rất cần thiết.

Theo thực tế tại cơ sở, lượng nước cung cấp cho quá trình làm mát trung bình khoảng 0,5 m3/chuồng.ngày. Như vậy, với quy mô 3 chuồng thì nhu cầu dùng nước là:

0,5 (m3/chuồng.ngày) x 4 (chuồng) = 2 (m3/ngày)

- Nhu cầu nước cấp cho hệ thống sát trùng:

Hệ thống sát trùng được sử dụng để sát trùng xe trước khi vào, ra khu vực Dự án và sát trùng nhân viên trước khi vào ra khu vực chuồng nuôi. Nước được dùng để pha loãng dung dịch sát trùng, pha trong bồn nhựa, thông qua hệ thống phun sương để sát trùng cho xe và công nhân ra vào. Do đặc điểm phun sương nên lượng nước này rất ít, ước tính khoảng 10 lít/ngày. Lượng nước này được thất thoát và bay hơi.

Nước phun sát trùng chuồng trại định kỳ được pha trong bồn nhựa và được phun xung quanh chuồng trại. Lượng nước sát trùng khoảng 3m3/tuần = 0,4m3/ngày.đêm. Do đặc điểm phun sương nên lượng nước sát trùng rất ít và được thất thoát, bay hơi.

- Nhu cầu nước vệ sinh chuồng trại:

Mỗi đợt chăn nuôi kéo dài khoảng 70 ngày (bao gồm thời gian vệ sinh chuồng và cách ly sau lứa nuôi), vịt sẽ được loại thải. Để tiến hành đợt chăn nuôi mới, Chủ trang trại sẽ thực hiện quy trình vệ sinh chuồng trại đúng theo sự hướng dẫn của nvịtnh thú y.

Theo thực tế tại cơ sở. Với 1 chuồng chăn nuôi sẽ tiến hành vệ sinh liên tục trong 2 ngày mỗi ngày sử dụng 10,2m3 nước để vệ sinh tương đương định mức khoảng 12 lít/m2. Lượng nước sử dụng vệ sinh chuồng tại cơ sở được tính như sau:

Bảng 1.6.  Lượng nước vệ sinh 1 chuồng sau mỗi đợt nuôi.

Diện tích chuồng (m2)

Định mức sử dụng

nước rửa (lít/m2)

Lượng nước rửa chuồng (m3)

2.176

12

20,4

(Nguồn: Cơ sở tính toán và thống kê)

Chuồng nuôi được vệ sinh một lần sau mỗi đợt nuôi trước khi nuôi đợt mới. Với diện tích mỗi chuồng nuôi 1.700m2 sẽ được tiến hành vệ sinh trong 2 ngày mỗi ngày cần 10,2m3

Với tổng lượng chuồng nuôi tại cơ sở là 4 chuồng thì sau mỗi lần thu hoạch lượng nước cần để vệ sinh là: 81,6m3

- Nhu cầu nước rửa đường, tưới cây xanh:

Lượng nước rửa đường, tưới cây xanh ước tính khoảng 5m3/ngày. Lượng nước này được sử dụng từ sau Ao sinh học xử lý nước thải của cơ sở.

- Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại cơ sở:

Bảng 1.7. Nhu cầu sử dụng nước tại cơ sở hàng ngày

STT

Mục đích sử dụng

Nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày)

Nguồn có phát sinh nước thải

I

Nhu cầu nước sinh hoạt

0,48

 

1

Nước sinh hoạt

0,48

0,48

II

Nhu cầu nước sản xuất

20,46

 

1

Nước uống cho vịt

2,85

Không phát sinh

2

Nước làm mát

2

Không phát sinh

3

Nước sát trùng

0,41

Không phát sinh

4

Nước vệ sinh chuồng trại

10,2

10,2

5

Nước rửa đường, tưới cây xanh

5

Không phát sinh

Tổng cộng (I+II)

20,94

10,68

(Nguồn: Cơ sở tính toán và thống kê)

Ghi chú: Nhu cầu sử dụng nước tại bảng trên là nhu cầu sử dụng nước hàng ngày lớn nhất trong giai đoạn nuôi vịt. Do sau mỗi đợt chăn nuôi, Chủ trang trại sẽ thực hiện quy trình vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Khối lượng nước vệ sinh chuồng trại, dụng cụ theo tính toán khoảng là 10,2 m3/ngày/lần vệ sinh. Những ngày không vệ sinh lượng nước sử dụng lớn nhất là 10,74m3/ngày.đêm.

- Ngoài các nhu cầu sử dụng nước nêu trên cơ sở còn sử dụng nước cho hệ thống cấp nước chữa cháy: Nước sử dụng PCCC được tính có 01 đám cháy xảy ra đồng thời, thời gian dập tắt đám cháy liên tục trong 3 giờ, lưu lượng dập tắt đám cháy là Q = 10 L/s = 36 m3/h. Bố trí trụ cứu hỏa xung quanh Nhà máy tại những nơi dễ vận hành và thao tác khi có cháy xảy ra.

Qcc = 1 đám cháy × 10 lít/s ×3 giờ ×3.600 = 108.000 lít/giờ = 108 m3

Lượng nước cấp cho mục đích phòng cháy chữa cháy được bơm trực tiếp từ kênh nội đồng và là trường hợp sự cố nên tổng nhu cầu dùng nước không bao gồm lượng nước phục vụ PCCC.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Tiến độ thực hiện cơ sở

Tiến độ thực hiện cơ sở được thể hiện như sau:

+ Chuẩn bị thủ tục hành chính: từ tháng 04/2021 đến tháng 11/2021;

+ Xây dựng trang trại: tháng 11-12/2021;

+ Đi vào hoạt động: Tháng 01/2022;

+ Lắp đặt bổ sung hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở: Từ tháng 12/2022 đến tháng 3 năm 2023;

+ Lập thủ tục giấy phép môi trường của cơ sở: Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2023;

5.2. Tổng vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư cơ sở: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng).

5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở

Tổng số người làm việc tại cơ sở là 6 người. Trong đó:

  • Quản lý: 01 người (chủ cơ sở);
  • Công nhân: 05 người;

Với nhu cầu lao động như trên, chủ cá nhân ông Trần Phước Thành sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức quản lý cơ sở.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án Các trạm biến áp và tuyến đường dây 110kV

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com