Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi vịt quy mô 96.000 con

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) của dự án trang trại chăn nuôi vịt quy mô 96.000 con. Trại có 8 dãy chuồng, mỗi dãy nuôi 12.000 con. Vịt nuôi theo hình thức thả đàn. Thả đàn cuốn chiếu cách 20 ngày thả 2 chuồng và nuôi 45 ngày thì xuất chuồng, 15 ngày tiếp theo là thời gian vệ sinh chuồng.

Ngày đăng: 17-06-2024

336 lượt xem

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................3

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...........................................................................................5

Chương 1 - THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..........................................6

1.1         Tên chủ dự án đầu tư: .........................................................................................6

1.2         Tên dự án đầu tư: ................................................................................................6

1.3         Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:..............................7

1.3.1         Công suất của dự án đầu tư:.........................................................................7

1.3.2         Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: .......................................................10

1.3.3         Sản phẩm của dự án đầu tư:.......................................................................12

1.4         Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp

điện, nước của dự án đầu tư:..........................................................................................12

Chương 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...................................................................................20

2.1         Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:................................................................................20

2.2         Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường :........21

Chương 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................................23

3.1         Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:...............23

3.1.1         Thu gom, thoát nước mưa:.........................................................................23

3.1.2         Thu gom, thoát nước thải:..........................................................................24

3.1.3         Xử lý nước thải: .........................................................................................28

3.1.4         Các biện pháp xử lý nước thải khác...........................................................38

3.2         Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:.........................................................39

3.2.1         Công trình xử lý bụi, khí thải.....................................................................39

3.2.2         Các biện pháp, xử lý khí thải, mùi hôi.......................................................39

3.3         Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: ....................42

3.3.1         Công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường...........................................42

3.3.2         Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường...........................................43

3.4         Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:..................................46

3.4.1         Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:...............................................46

3.4.2         Công trình lưu giữ và biện pháp thu gom CTNH tại trang trại..................47

3.5         Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:........................................51

3.6         Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành

thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:.....................................................................51

3.6.1 Phòng chống dịch bệnh lan truyền ....................................................................51

3.6.2         Biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ ..........................................52

3.6.3         Phòng bệnh bắt buộc cho đàn vịt ...............................................................53

3.6.4         Biện pháp phòng, chống cháy nổ, hỏa hoạn ..............................................53

3.6.5         Đối với sự cố ở hệ thống xử lý nước thải...................................................54

3.7         Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trường: .......................................................................................55

Chương 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................59

4.1         Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:..................................................59

4.2         Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:.....................................................60

4.3         Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: .....................................61

Chương 5 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN62

5.1         Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án: .............62

5.1.1         Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:...................................................62

5.1.2         Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình,

thiết bị xử lý chất thải:................................................................................................62

5.2         Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định

của pháp luật...................................................................................................................63

5.2.1         Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:.............................................63

5.2.2         Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: không có....................64

5.3         Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.........................................64

Chương 6 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................65

Chương 1

- THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Tên chủ dự án đầu tư:

- Tên: CÔNG TY TNHH .......

- Địa chỉ văn phòng: ........., xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

- Người đại diện theo pháp luật: .........       Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: ..........

- Giấy đăng ký kinh doanh số: ........ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp ngày 04/01/2005.

1.2 Tên dự án đầu tư:

- Tên dự án: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI VỊT QUY MÔ 96.000 CON.

- Địa điểm thực hiện dự án: ......, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): giấy phép xây dựng số 38/GPXD do UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 4/06/2019.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: số 943/QĐ-UBND, do UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 16/04/2019.

- Quy mô của dự án đầu tư: (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): căn cứ vào tính chất, dự án được phân loại là dự án mở rộng quy mô, nâng công suất. Căn cứ vào mức độ quan trọng và quy mô, dự án được phân loại là dự án nhóm C có tổng mức đầu tư là 40 tỷ đồng.

- Quy mô phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: Dự án thuộc nhóm II.

- Loại hình dự án: Trang trại chăn nuôi vịt công nghiệp đã xây dựng hoàn thiện và đã đi vào hoạt động.

- Sơ lược về tình trạng hoạt động của dự án:

Dự án được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 943/QĐ-UBND vào ngày 4/6/2019; được cấp phép xây dựng ngày 04/06/2019. Từ tháng 09/2021 đến tháng 11/2022 chủ dự án đã tiến hành xây dựng hoàn thiện hầu hết các hạng mục công trình phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường. Chủ dự án đã và đang hoàn thành các thủ tục hành chánh để được cấp phép môi trường như đã ký hợp đồng thu gom rác thải nguy hại, xin phép khai thác nước dưới đất, xin cấp giấy phép môi trường,… Cụ thể từng hạng mục sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo của báo cáo này.

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Tổng số lượng vịt thịt nuôi bình quân 6 lứa/năm, mỗi lứa 96.000 con, tương đương 576.000 con/năm.

Quy mô diện tích đất của dự án: 104.328 m2 (một trăm linh bốn ngàn ba trăm hai mươi tám mét vuông), trong đó diện tích chuồng trại là 16.172 m2 (mười sáu ngàn một trăm bảy mưới hai mét vuông), diện tích ao hồ xử lý nước là 11.766,00 m2 ( mười một ngàn bảy trăm sáu mươi sáu mét vuông).

Các hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thiện. Liệt kê theo bảng sau:

Bảng 1-1 Các hạng mục công trình hiện hữu

Các công trình được xây dựng theo các tiêu chuẩn đảm bảo đúng theo trình tự thiết kế của Quy cách xây dựng như sau:

- Nhà nuôi vịt được chia làm 2 khu ( khu 1 và khu 2): Dự án xây dựng 8 dãy nhà nuôi vịt, mỗi dãy chuồng dài 120m rộng 16m, chia làm 2 khu cách nhau 200m và mỗi chuồng cách nhau 16m. Kết cấu chuồng nuôi được láng vữa và đánh bóng M100 đá 4x6 dày 10cm. Lót móng lớp bê tông 4x6 dày 10cm, xây gạch táp lô dày 10cm vữa M75, lót sàn bằng Inoc dưới mặt nền chuồng 1m, cột dầm tấm đan bằng bê tông đá 1x2 M200, mái lợp tôn kém sóng vuông dày 0,45 mm, xà gồ thép C, trần đóng bằng tôn lạnh. Bố trí 8 quạt công suất 2HP làm mát tại đầu hồi mỗi chuồng và 8 máy điều hòa nhiệt độ. Dưới nền, gắn hệ thống quét phân khô tự động. Bố trí hệ thống cho ăn, uống tự động.

- Nhà hủy xác vịt chết có diện tích 16m2. Sàn, tường xây gạch, nền cao hơn mặt đất 0.6m, có mái tone che kín và được chia thành chia làm 4 ngăn, có cửa công tác.

- Hai Hầm Biogas có kích thước 2x 10 x 25 x6 (m), thể tích 3.000m3. Bờ hầm có độ dốc 1:1, taluy 450; rãnh lấp chân bạt 1m:1m. Đáy hầm, bờ hầm, mặt trên lót và phủ HDPE chống thấm.

- Hồ chứa bùn thải từ hầm biogas có kích thước 25mx5mx1m = 125m3. Hồ được xây âm đất 0.5m, và xây nổi trên mặt đất 0.5m. Đáy hố rải lớp rỏi 0.3m, trên lớp bê tông cốt thép có đục lỗ để nước từ bùn rỉ xuống. Đáy có ống thoát nước. Nước thoát tự chảy sang ao lắng 1 để vào hệ thống xử lý nước thải.

- Ao chứa nước mưa gồm có 3 ao. 2 ao lắng nước mưa và 01 ao chứa nước mưa sau lắng. Kích thức ao lắng 1 là 60mx30mx3m; ao lắng nuớc mưa 2 có kích thước 30mx25mx3m; ao 3 chứa nước mưa sau xử lý có kích thước 60mx30mx6m. Bờ hồ tạo dốc 1: 1 (taluy 450). Nền đất tự nhiên đầm chặt

- Hệ thống xử lý nước thải có diện tích 250m2, xây gạch, bê tông cốt thép. - Hồ chứa nước thải gồm 3 hồ với tổng diện tích 5000m2.

- Các công trình khác đều có nền bê tông cốt thép, tráng vữa xi măng, tường xây gạch, tráng vữa xi măng và có mái tôn.

Hình 1-1 Ao chứa nước mưa trong trang trại

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Trại có 8 dãy chuồng, mỗi dãy nuôi 12.000 con. Vịt nuôi theo hình thức thả đàn. Thả đàn cuốn chiếu cách 20 ngày thả 2 chuồng và nuôi 45 ngày thì xuất chuồng, 15 ngày tiếp theo là thời gian vệ sinh chuồng.

a. Quy trình sản xuất

Hình 1-2 Quy trình chăn nuôi vịt thịt.

* Mô tả quy trình chăn vịt tại trang trại:

Chủ dự án nuôi gia công vịt thịt cho công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam theo mô hình chăn nuôi vịt công nghiệp. Quy trình chăn nuôi vịt thịt tại dự án được áp dụng mô hình chuồng lạnh và kín, mô hình nuôi vịt công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại và bảo vệ môi trường của công ty CP.

Chuồng được làm mát bằng hệ thống quạt hút và tấm làm mát giải nhiệt. Lưới mắt cáo được dùng lót sàn nơi vịt ở để thuận tiện thu phân vịt từ bên dưới. Chuồng có hệ thống thoát nước để thu gom nước thải khi vệ sinh chuồng. Nguồn thức ăn và thuốc thú y là thức ăn công nghiệp do công ty CP cung cấp. Vịt giống nhập về trại do công ty CP cấp.

Vịt giống nhập về trại được nuôi cách ly trong 10 ngày đầu. Vịt từ 1-5 ngày tuổi được nuôi sưởi ấm ở nhiệt độ 370C và giảm dần mỗi ngày 10C cho đến ngày thứ 6 thì ngưng sưởi ấm. Nhiệt sưởi ấm được lấy từ bóng đèn điện 250W. Mỗi dãy chuồng được trang bị 20 bóng.

Sau giai đoạn cách ly, vịt được nhập trại nuôi dưỡng theo 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: nuôi từ 7- 13 ngày tuổi và có trọng lượng từ 1-1,5kg. Thức ăn cho giai đoạn này có nhiều protein, khoáng chất và vitamin.

+ Giai đoạn 2: vịt được nuôi từ 25 – 30 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình 1,8 – 2kg. Thức ăn trong giai đoạn này có nhiều glucid, lupid. Sau 42 -45 ngày, trọng lượng vịt đạt 3,2 – 3,5 kg sẽ được cho xuất chuồng

* Các hoạt động chính trong quá trình chăn nuôi

a. Phương thức cung cấp thức ăn và nước uống cho vịt

Công ty CP cung cấp 100% thức ăn chăn nuôi công nghiệp đậm đặc dạng cám viên khô cho trang trại. Cám được đóng bao 50kg. Cám được cung cấp vào các máng ăn tự động dạng silo 8kg cho vịt ăn, mỗi ô chuồng có 3 máng ăn tự động. Thức ăn được bổ sung mỗi ngày.

Nước cho vịt uống được phân phối tự động bằng hệ thống cấp nước được bố trí dọc 2 bên tường chuồng và dẫn xuống các máng uống tự động được đạt dọc theo chiều dài chuồng. Máng uống tự động có núm uống tự động đáp ứng đủ nhu cầu nước uống của vịt, đảm bảo được môi trường chuồng nuôi khô ráo, không bị đọng nước.

b. Phương thức thu gom và xử lý chất thải:

Mặt nền chuồng được láng vữa xi măng, cách nền 1m là sàn lưới mắt cáo để vịt ở. Dưới sàn lưới này có bố trí máy quét phân tự động. Lượng phân dính bám trên nền chuồng được xịt rửa sau khi xuất chuồng. Nước thải này được thu gom về hố thu gom phân và nước thải, qua hầm bioga, sau đó qua hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt yêu cầu trước khi thải vào hồ chứa nước sau xử lý.

Hình 1-3 Bên trong chuồng vịt

c. Phương thức vệ sinh, khử trùng

Hoạt động khử trùng tại trang trại bao gồm:

- Khử trùng xe vào trại: Tại cổng chính của trại có bố trí một hố xát trùng xe. Xe ra vào trại được phun xát trùng bằng nước vôi pha loãng nồng độ 30%. Nước vôi được thay 3 ngày 1 lần, lượng vôi pha vào hố sát trùng khoảng 24kg/lần. Trước khuôn viên nhà điều hành trại có bố trí nhà sát trùng xe có hệ thống ống xịt trên trần xe, 2 bên và dưới gầm xe. Ngoài ra còn có nhà khử trùng xe để phun sương khử trùng. Thuốc sát trùng sử dụng là thuốc bestaquan hoặc virkon pha loãng ở nồng độ 0,1%.

- Khử trùng người ra vào trại: Người ra vào trại được thay quần áo chuyên dụng, vào phòng khử trùng để được phun sương khử trùng bằng dung dịch bestaquan hoặc virkon pha loãng ở nồng độ 0,1%. Đầu dãy chuồng có bố trí hố chứa nước có pha thuốc sát trùng nồng độ 0,1% để sát trùng giày dép. Nước từ hố này được thay mỗi ngày. Lượng thuốc pha khử trùng cho người và xe trung bình khoảng 8,5lít/ngày. Vậy lượng nước thải ra từ quá trình khử trùng trung bình mỗi ngày là 0,85m3/ngày.

Vệ sinh, khử trùng chuồng trại:

+ Khử trùng định kỳ: Đối với chuồng trại được vệ sinh định kỳ, sau khi vệ sinh chuồng trại, bên trong sử dụng vòi phun, phun thuốc sát trùng bằng dung dịch betaquam hoặc virkon pha loãng ở nồng độ 0,1% với liều lượng 150- 200ml/m2 sàn, phun 1 lần/ngày. Diện tích chuồng trại là 15.872 m2, lượng thuốc pha khử trùng trung bình khoảng 2,5lít/ngày.

+ Khử trùng định kỳ: Dự án sử dụng nước vôi pha loãng với nồng độ 10 – 20% để phun toàn bộ bên ngoài chuồng nuôi định kỳ 1 lần/tuần. Liều lượng phun khoảng 200ml.m2 sàn, lượng vôi pha khử trùng trung bình khoảng 35 kg/lần khử trùng.

+ Sau khi xuất hết tất cả vịt trong một hay một số ô liền nhau, các ô chuồng này được tổng vệ sinh bao gồm trần, sàn, tường, thiết bị, dụng cụ dùng trong chuồng. trại sử dụng vôi bột để khử trùng chuồng trại, lượng vôi khử trùng khoảng 200g/m2 sàn, với diện tích 15.872m2, tổng lượng vôi dùng sát trùng toàn bộ trại sau xuất chuồng là 2.520kg. Lượng vôi sát trùng dùng cho toàn bộ trại một năm là 7.560kg. Sau khi khử trùng bằng vôi bột 2-3 ngày, quét dọn vôi sạch sẽ mới cho vịt mới vào. Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi được khử trùng bằng thuốc sẽ được đưa vào sử dụng sau ít nhất 12 giờ.

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 

Vịt nuôi lấy thịt, khi xuất chuồng có trọng lượng đạt 3,2 – 3,5 kg/con.

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

a. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào)

Nguyên liệu:

Vịt con sau nở khoảng 1 ngày tuổi được công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp với số lượng 96.000 con/lứa.

Nhiên liệu:

Hầu hết các thiết bị trong trang trại đều dùng điện để hoạt động, riêng 02 máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Tổng mức tiêu hao khoảng 361 lít/giờ (tương đương 297kg/giờ). Máy chỉ dùng khi mất điện lưới Quốc gia.

Thức ăn:

10% lượng thức ăn được sử dụng tại trang trại là cám tổng hợp do Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp. Tùy theo giai đoạn phát triển mà thành phần thức ăn có khác nhau. Tổng lượng thức ăn cho một lứa 96.000 con được tính như sau:

Bảng 1-2 Nhu cầu thức ăn cho đàn vịt 96.000 con/lứa nuôi trong 45 ngày

Vậy lượng thức ăn được sử dụng cho một lứa nuôi 45 ngày với qui mô 96.000 con là 237.888kg.

Hóa chất được sử dụng tại trang trại là:

Hóa chất được sử dụng trong trang trại chủ yếu là thuốc khử trùng và thuốc thú y. Khối lượng các loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1-3 Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng

Các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu được nêu trên đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.

b. Nhu cầu cấp điện

Điện năng cần cung cấp cho hoạt động của dự án được lấy từ lưới điện Quốc gia tại khu vực.

Lượng điện năng tiêu thụ cho các mục đích sau:

- Sử dụng để vận hành máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi

- Sinh hoạt công nhân viên (thắp sáng, quạt máy,….).

Lượng điện sử dụng tối đa là 446,82 KWh/ngày. Dự phòng 10% là 44,682 KWh. Tổng nhu cầu điện cần thiết cho dự án là 492 KWh/ngày = 3.542.400 KWh.năm.

Dự án có trang bị 02 máy phát điện dự phòng: 01 máy có công suất 250 KVA và 01 máy 300 KVA, sử dụng nhiên liệu dầu diesel (DO) để dự phòng trong trường hợp mất điện.

c. Nhu cầu cấp nước

* Nước sinh hoạt

Tiêu chuẩn dùng nước (Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 Bộ Xây dựng ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2006 về “Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình”) tại bảng 3.1 là 100 lít/ người.

Nước cấp cho sinh hoạt:Tổng số lao động là 28 người, 12 nhân viên ở lại và 16 nhân viên làm việc theo ca. Vậy lượng nước sử dụng là: Qsh = (số công nhân) x (tiêu chuẩn dùng nước)= 12 x 100 + 16x50 = 2,0 m3/ngày.

Nước cấp cho nhà ăn: Định mức 1 suất ăn của 1 người là 25 lít. Như vậy nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động của công nhân là: Qnh =22 người x 25 lít/người = 0,55 m3/ngày.

* Nước chăn nuôi:

+Nước uống cho vịt: Quv= 10m3/ngày đêm. + Nước làm mát chuồng trại:

Với tổng diện tích chuồng là 1984 m2 với định mức mỗi 1m2 sẽ cần 1 lít nước cho nhu cầu làm mát chuồng trại thì lượng nước cần cung cấp cho nhu cầu làm mát chuồng trại là: Qlm= 1984 x 1= 1984 lít./ngày.đêm , tương đương 2m3/ngày.đêm.

Tại mỗi ô chuồng có bể chứa nước làm mát 2m3. Tuy nhiên, theo thực tế nước làm mát được sử dụng tuần hoàn không thải bỏ, chỉ bổ sung thêm 25% lượng nước do thất thoát bay hơi là Qlm = 0,5m3/ngàyđêm. Vậy lượng nước cấp cho hệ thống làm mát của trại là 0,5m3/ngàyđêm.

+ Nước vệ sinh chuồng: Vịt được nuôi theo phương pháp khô, công nhân chỉ thu gom và quét dọn, thu phân xịt nước vệ sinh chuồng nuôi với chu kỳ 12 ngày. Trong 1 lứa nuôi 45 ngày sẽ có 4 lần vệ sinh chuồng. Lượng nước lớn nhất khi vệ sinh chuồng là lúc xuất chuồng sau 45 ngày nuôi. Lượng nước này khoảng 8 m3/lần. Để làm cơ sở tính toán cho các công trình cấp nước và xử lý nước nên lấy lưu lượng nước vào ngày cấp nước lớn nhất. Vì vậy lấy lưu lượng cấp nước vệ sinh chuồng là Qvsc= 8 m3/ngày.

+ Nước cấp cho hố sát trùng trước khi vào trại: 4m3 lần. 3 ngày cấp 1 lần. Lấy theo lưu lượng cấp vào ngày cấp nước là Qhst = 4 m3/ngày.

+ Nước phun khử trùng xe khoảng 200 lít/xe/lần. Số xe ra vào trại trung bình 10 xe/ngày. Lượng nước dùng khử trùng xe là Qktxe = 2m3/ngày.

+ Nước khử trùng người: 45lít/người/lần, với 28 người ra vào trại chỉ khử trùng 1 lần/ngày. Lượng nước khử trùng khoảng 1260 lit/ngày, tương đương Qktn =1,3m3/ngày.

+ Nước pha thuốc sát trùng vệ sinh bên trong và bên ngoài chuồng trại, vệ sinh thiết bị khoảng Qxtct =3,0m3/ngày.

+ Nước phun sương khử mùi: 4m3/ngày đêm.

Như vậy, tổng lượng nước cung cấp cho trang trại trong ngày dùng nước lớn nhất là:

Qcsx= Qsh + Qnh + Quv + Qlm + Qvsc + Qhst + Qktxe + Qktn + Qxtct + Qps

= 2,0 + 0,55 + 10 + 0,5 + 8,0 + 4 + 2,0 + 1,3 + 3+4=35,35m3 Trong đó lượng cấp nước cho sinh hoạt là 2,55m3/ngày đêm.

Bảng 1-4Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi và sinh hoạt

Mục đích dùng nước

* Nước tưới cây:

Nước dùng cho tưới cây được căn cứ theo TCXDVN 33:2006/BXD, theo đó, tiêu chuẩn nước dùng cho việc tưới cây là: 0,5 l/m2. Diện tích cây xanh trong trại là 63.156m2. QTC= 59.331,3 x 0,5 = 29.666 lit/ngđ ~ 30 (m3/ngđ).

* Nước tưới rửa đường nội bộ để hạn chế bụi:

Diện tích đường nội bộ trong trại khoảng 13.000m2. Nước dùng cho tưới rửa đường căn cứ theo TCXDVN 33:2006/BXD, theo đó tiêu chuẩn dùng nước cho việc tưới rửa đường là: 1,5lit/m2.

QRĐ = 1,5 x 13.056,70 = 19.585 lit/ngđ ~ 2 (m3/ngđ).

* Nước phòng cháy chữa cháy

Theo TCVN – 2622:1995 – Tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- yêu cầu thiết kế, chọn:

+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy 2,5l/s/vòi phun.

+ Số vòi phun hoạt động đồng thời: 2 vòi.

+ Lượng nước chữa cháy trong 3 giờ: QCC3g= 3 x 2 x 2,5 x 3600/1000= 54(m3).

*Nhu cầu xả nước thải

Căn cứ vào nhu cầu cấp nước tại dự án thì lượng nước xả thải phát sinh chủ yếu từ nguồn nước sinh hoạt và nước chăn nuôi được tính như sau:

Lưu lượng nước thải sinh hoạt:

Căn cứ Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 (điều 39) quy định lượng nước thải sinh hoạt, bao gồm lượng nước cấp cho bếp ăn được tính bằng 100% lượng nước cấp.

Vậy QTSH = 2,55m3/ngày.đêm

Lưu lượng nước thải chăn nuôi:

Căn cứ Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 (điều 39) quy định lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp. Tuy nhiên, thực tế nền chuồng đã được bê tông, tráng vữa xi măng nên lượng nước tiêu hao trong quá trình vệ sinh chuồng trại không đáng kể. Do đó, Báo cáo tính toán lượng nước thải ra từ các nguồn sau bằng 100% lượng nước cấp.

- Nước thải vệ sinh chuồng trại, nước thải làm mát: Qtvs + =80% Qvs = 100% x 8 = 8 m3/ngày.đêm.

Lượng nước này thải với chu kỳ 12 ngày. Trong 1 lứa nuôi 45 ngày, sẽ có 4 lần vệ sinh chuồng.

- Nước thải thất thoát từ quá trình cấp nước cho vịt uống khoảng 50% lượng nước cấp: Qtu + =50% Quv = 50% x 10 = 5 m3/ngày.đêm.

- Nước thải khử trùng người Qtktng = 100% Qktng = 1,3 m3/ngày.đêm - Nước thải khử trùng xe Qtktx = 100%Qktx 2 m3/ngày.đêm.

- Nước thải từ hố sát trùng Qthst =100% Qhst = 4m3/lần

- Nước sát trùng chuồng Qthstc =100% Qxtct = 3m3/ngày đêm

- Nước làm mát và phun sương khử mùi: không phát sinh → Nước thải chăn nuôi: QTCN = Qtu +Qtvs + Qtktng + Qtktx + Qhst + Qthstc = 8 + 5+1,3 + 2 + 4+3 = 23.3 m3/ng.đ Tổng lưu lượng xả nước thải của toàn trại: 2.55+23.3= 25.85 (m3/ng.đ)

Vì nước thải chăn nuôi thường có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Do đó, để đảm bảo đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đáp ứng được yêu cầu và an toàn cho hệ thống xử lý nước thải, hồ bể trong hệ thống xử lý được tính toán trên cơ sở 70m3/ngày đêm

d. Nguồn cung cấp nước cho trang trại

Trang trại đã được cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 611/GP-UBND ngày 03/4/2023 cho 1 giếng khoan có lưu lượng là 30m3/ngày đêm để cung cấp cho chăn nuôi, sinh hoạt. Nước giếng được bơm lên hồ chứa nước sạch có khối tích 200 m3 bằng bơm có công suất 3Hp. Từ đây nước nước bơm lên 3 bồn có khối tích 4m3/bồn. Từ 3 bồn này, nước được phân phối đến từng trại bằng 8 bồn có khối tích 1m3/ bồn ở 8 trại. Nước giếng sau khi được xử lý sơ bộ thì đều nằm trong giới hạn cho phép, căn cứ vào các phiếu mẫu phân tích nước ngầm đều đạt QCVN 09-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất, QCVN 01:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống và QCVN 01-39:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi. Ngoài ra, trang trại còn sử dụng nước mưa được lưu trữ trong ao và nước thải sau xử lý. Cụ thể như sau:

+ Nước cung cấp cho vịt uống, nước sinh hoạt, nước khử trùng xe và người được lấy từ giếng khoan.

+ Nước vệ sinh chuồng trại, làm mát, phun sương khử mùi được lấy từ nước tái sử dụng từ nước thải sau xử lý và từ ao chứa nước mưa.

+Nước tưới cây, tưới đường được lấy từ nước giếng khoan, từ ao chứa nước mưa, ao chứa nước thải sau xử lý.

+ Nước phòng cháy chữa cháy được sử dụng khi có sự cố được lấy từ nước thải sau xử lý chứa ở ao chứa nước mưa, nước thải sau xử lý.

>>> XEM THÊM: Báo cáo cấp giấy phép môi trường Dự án trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com