Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Bệnh viện Phụ sản

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Bệnh viện Phụ sản với quy mô 200 giường, trên 200 trang thiết bị y tế hiện đại (đáng chú ý là hệ thống Telecommedicine) và được chuyển giao một số dịch vụ kỹ thuật cao như: Đẻ không đau; Phẩu thuật nội soi cơ bản; Bệnh lý sàn chậu; Chuyển giao kỹ thuật IUI; Cấp cứu sản khoa; Cắt tử cung ng bụng; Cắt tử cung ngã âm đạo;…

Ngày đăng: 13-07-2024

164 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT....................................................4

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................5

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................6

Chương I ..............................................................................................................................7

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ......................................................................................7

1. Tên chủ cơ sở...............................................................................................................7

2. Tên cơ sở......................................................................................................................7

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...................................................8

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở ..............................................................................8

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................................9

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở..................10

. Hệ thống, thiết bị tái chế............................................................................................14

Chương II...........................................................................................................................17

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......................................17

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..................17

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường ..............................17

Chương III..........................................................................................................................19

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...............................19

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.........................19

1.1. Thu gom, thoát nước mưa.......................................................................................19

1.2. Thu gom, thoát nước thải........................................................................................19

1.2.1 Công trình thu gom nước thải...............................................................................20

a. Nguồn phát sinh nước thải.........................................................................................20

b. Công trình thu gom nước thải....................................................................................20

1.2.2 Công trình thoát nước thải....................................................................................21

1.2.3 Điểm xả nước thải sau xử lý.................................................................................22

1.3. Xử lý nước thải .......................................................................................................22

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...................................................................26

2.1 Các nguồn phát sinh bụi...........................................................................................26

2.2 Biện pháp giảm thiểu...............................................................................................26

2.2.1 Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông..........................................................26

2.2.2 Bụi, khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng...............................................27

2.2.3 Mùi hôi từ khu vực chứa rác, nhà vệ sinh.............................................................27

2.2.4 Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải tập trung......................................................27

2.2.5 Mùi từ hoạt động của phòng khám chuyên khoa, phòng xét nghiệm...................27

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..............................28

3.1. Thu gom chất thải y tế thông thường ......................................................................29

3.2. Lưu giữ chất thải y tế thông thường........................................................................30

3.3. Xử lý chất thải thông thường ..................................................................................30

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................31

4.1 Thu gom, lưu giữ chất thải y tế nguy hại.................................................................31

4.2 Xử lý chất thải y tế nguy hại....................................................................................31

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................................33

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường ..................................................34

6.1. Sự cố cháy nổ..........................................................................................................34

6.2. An toàn lao động.....................................................................................................34

6.3. Sự cố rò rỉ, tràn đổ dung môi, hóa chất...................................................................35

6.4. Sự cố liên quan đến hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả..............36

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác .........................................................36

7.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt và vi khí hậu.................................................36

7.2. Biện pháp giảm thiêu ô nhiễm bức xạ ....................................................................36

7.3. Biện pháp giảm thiểu nhiễm khuẩn vi khuẩn, vi trùng...........................................36

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đ

ánh giá tác động môi trường: Không...............................................36

Chương IV .........................................................................................................................37

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............................................37

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................................37

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải...............................................................38

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung ...............................................38

Chương V...........................................................................................................................39

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................................................39

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải...........................................39

CHƯƠNG VI.....................................................................................................................46

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................................46

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................................46

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của phápluật .....................46

2.1 Chương trình quan trắc môi trường địnhkỳ............................................................46

2.2 Chương trình quan trắc tự động liên tục chấtthải....................................................46

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự dộng liên tục khác

theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của cơ sở................46

CHƯƠNG VII....................................................................................................................48

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGĐỐI VỚI CƠ SỞ 48

CHƯƠNG VIII ..................................................................................................................49

CAM KẾT CỦA CƠ SỞ....................................................................................................49

PHỤ LỤC BÁO CÁO........................................................................................................50

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

- Bệnh viện Phụ sản 

- Địa chỉ văn phòng:......., đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Gian

- Người đại diện theo pháp luật: Ông ......... - Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ............

- Quyết định số 2417/QĐ-UBND ngày 01/7/2003 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc thành lập Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang

2. Tên cơ sở

- Bệnh viện Phụ sản ..........

- Địa điểm cơ sở: .........., đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

- Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang được xây dựng khu đất có diện tích 5.781m2 thuộc địa bàn phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Đông: Giáp khu dân cư

+ Phía Tây: Giáp đường Hùng Vương

+ Phía Nam: Giáp đường Thủ Khoa Huân và trụ sở Sở Y tế cũ + Phía Bắc: Giáp đường Lê Văn Duyệt

Hình 1 Sơ đồ vị trí khu vực Bệnh viện

- Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM Dự án Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang số 3959/QĐ-UBND ngày 13/11/2009 của UBND tỉnh.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 542/GP-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh.

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT số 2629/GXN-STNMT ngày 07/7/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Quy mô của Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang theo Luật Đầu tư công: nhóm B, dân dụng, loại IV (công trính y tế). Công trình Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang gồm 08 tầng bao gồm: 01 tầng trệt, 06 lầu và mái với tổng diện tích sàn xây dựng là 13.395m2.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

- Bệnh viện Phụ sản  được thành lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Sản của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang; là Bệnh viện chuyên khoa Phụ sản đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long, Bệnh viện chuyên khoa đầu tiên của tỉnh Tiền Giang. Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Y tế Tiền Giang, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước; thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa phụ sản cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui chế bệnh viện chuyên khoa do Bộ Y tế ban hành. Bệnh viện có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm Giám đốc và các phó giám đốc; 04 phòng chức năng và 07 khoa chuyên môn.

- Bệnh viện Phụ sản...... đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng với quy mô 200 giường, trên 200 trang thiết bị y tế hiện đại (đáng chú ý là hệ thống Telecommedicine) và được chuyển giao một số dịch vụ kỹ thuật cao như: Đẻ không đau; Phẩu thuật nội soi cơ bản; Bệnh lý sàn chậu; Chuyển giao kỹ thuật IUI; Cấp cứu sản khoa; Cắt tử cung ng bụng; Cắt tử cung ngã âm đạo;…

- Hiện trạng các công trình hạ tầng của Bệnh viện đã được xây dựng hoàn chỉnh và đi vào vận hành chính thức.

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang thuộc loại hình khám chữa bệnh và điều trị nội trú cho người bệnh nên không có quy trình công nghệ sản xuất mà có quy trình khám chữa bệnh và điều trị tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

3.2.1 Khám chữa bệnh ngoại trú

- Bước 1: Người bệnh đến Khu vực đón tiếp để đăng ký khám bệnh.

- Bước 2: Người bệnh vào khu vực Phòng khám để khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm...

- Bước 3: Người bệnh đến khu vực xét nghiệm làm xét nghiệm; đến khu vực chẩn đoán hình ảnh để Chụp X-Quang, siêu âm,....khu vực chẩn đoán hình ảnh để Chụp Nội soi, điện tim, điện não…

- Bước 4: Người bệnh cầm kết quả xét nghiệm về phòng khám lâm sàng đầu tiên.

- Bước 5: Sau khi khám chữa bệnh, người bệnh đến khu vực thu phí để chi trả chi phí khám chữa bệnh hoặc duyệt bảo hiểm y tế theo quy định.

- Bước 6: Người bệnh đến khu vực quầy thuốc để lãnh hoặc mua thuốc

Hình 2 Quy trình khám chữa bệnh ngoại trú

3.2.2 Khám chữa bệnh nội trú

- Bước 1: Người bệnh đến Khu vực đón tiếp để đăng ký khám bệnh và làm thủ tục nhập viện.

- Bước 2: Người bệnh vào khu vực điều trị nội trú để khám và điều trị theo kế hoạch chăm sóc và y lệnh của bác sĩ.

- Bước 3: Sau khi được điều trị ổn định, người bệnh làm thủ tục xuất viện và chi trả chi phí khám chữa bệnh hoặc duyệt bảo hiểm y tế theo quy định.

- Bước 4: Người bệnh đến khu vực quầy thuốc để lãnh hoặc mua thuốc.

Hình 3 Quy trình khám chữa bệnh nội trú

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang thuộc nhóm cơ sở y tế khám chữa bệnh, do đó sản phẩm là các loại hình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân trên địa bàn với quy mô hoạt động 200 giường bệnh và các dịch vụ ngoại trú.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Hóa chất, vật tư y tế

Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang thực hiện khám, xét nghiệm, và kê toa thuốc cho người bệnh. Ngoài ra, còn thực hiện các hồ sơ dịch vụ cho khách hàng về xét nghiệm. Bệnh viện là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh và điều trị nội trú nên nguyên, nhiên vật liệu phục vụ hoạt động của Bệnh viện chủ yếu là thuốc tây, thuốc tân dược, … để phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh; một số loại dung môi như cồn y tế, ete, hóa chất khử trùng, …; chất khí như Oxygen và nhiều loại dược liệu y tế khác như bông gòn, băng keo vải, băng keo cá nhân.

Bảng 2 Danh mục hóa chất vật tư sử dụng

Các loại vật tư, hóa chất được mua từ đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường; không mua và sử dụng các hóa chất bị cấm sử dụng.

4.2 Nhiên liệu

Nhu cầu sử dụng dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng công suất 500KVA (chỉ hoạt động khi bị mất điện hoặc hệ thống điện của Bệnh viện gặp sự cố, định mức tiêu hao của máy phát điện là 8 lít/giờ); thời gian cung cấp điện dự phòng cho các thiết bị y tế và chiếu sáng không quá 15 giây, kể từ lúc cúp điện từ lưới điện quốc gia.

4.3 Ðiện, nước

- Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang sử dụng lưới điện của tỉnh Tiền Giang để cung cấp cho hoạt động máy móc, thiết bị khám chữa bệnh, văn phòng và vận hành các công trình xử lý môi trường. Nguồn cấp từ trạm biến áp 15/0,4kV-200kVA đi dọc dường Thủ Khoa Huân. Hệ thống cấp điện là 01 hệ thống hạ thế 3 pha 5 dây. Ngoài ra, Bệnh viện có trang bị 01 máy phát điện dự phòng công suất 500 KVA.

- Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nguồn nước từ Công ty cấp nước. Nước được dẫn đến bể chứa ngầm và bơm lên tháp nước dự trữ trên mái phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và khám chữa bệnh tại Bệnh viện (ăn uống, lọc nước, máy giặt,…).

- Nhu cầu sử dụng: Trung bình từ 1.700 – 2.300 m3/tháng, phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện...; chủ yếu dùng rửa dụng cụ thiết bị, giặt giũ quần áo, ga giường bệnh nhân và dùng trong sinh hoạt của nhân viên và người đến khám bệnh.

5. Máy móc, thiết bị

Các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện bao gồm các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động khám chữa bệnh. Danh mục máy móc, thiết bị chủ yếu như sau:

Bảng 3. Danh mục máy móc thiết bị chính

6. Hệ thống, thiết bị tái chế

Hiện tại, các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đang được thu gom, lưu giữ và quản lý theo quy định của Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 28/7/2023 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, và các quy định của Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

- Chất thải tái chế (giấy, nhựa cứng, nhôm, sắt, đồng, inox… thuộc nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường): Hợp đồng với Công ty TNHH MTV SX TM DV Xử lý chất thải nguy hại Tùng Nguyên HS (hợp đồng số 75/HĐ-BVPS ngày 29/3/2024) và Công ty TNHH Minh Huân có địa chỉ ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, Châu Thành, Tiền Giang thu gom tái chế.

- Chất thải nguy hại (bao gồm chất thải y tế nguy hại lây nhiễm và chất thải nguy hại khác):

+ Rác y tế lây nhiễm: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang ký hợp đồng đốt rác y tế số 28/HĐ-TTYTCL ngày 02/1/2024 với Trung tâm Y tế huyện Cai Lậy, chuyển giao các loại rác y tế ướt (nhau thai, máu..) và các loại rác y tế sắc nhọn để xử lý theo mô hình cụm bệnh viện theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 28/7/2023 của UBND tỉnh Tiền Giang.

+ Các loại chất thải nguy hại khác: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang ký hợp đồng số 28/HĐ-BVPS ngày 08/1/2024 với Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường Trái Đất Xanh (đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).

- Chất thải sinh hoạt: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang ký hợp đồng số 55/2024/HDVSKL ngày 02/1/2024 với Công ty TNHH MTV CTĐT Mỹ Tho thu gom xử lý tại bãi rác Tân Lập, huyện Tân Phước xử lý.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ công ty TNHH nha khoa

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com