Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt, chế biến thành compost hữu cơ vi sinh, chôn lấp, hợp đồng xử lý đối với chất thải nguy hại, bán cho đơn vị thu mua đối với rác tái chế.

Ngày đăng: 02-07-2024

142 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................................................................1

DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... 3

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ 3

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................. 4

1. Tên chủ dự án đầu tư....................................................................................................... 4

2. Tên dự án đầu tư.............................................................................................................. 4

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư ......................................... 13

3.1. Công suất của đầu tư dự án ........................................................................................13

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư......................................................................... 13

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư.........................................................................................20

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cấp điện, nước của dự án... 21

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án ........................................................................ 22

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...................................................................................... 26

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,

phân vùng môi trường (nếu có).........................................................................................26

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.......................26

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................................................................... 28

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.............................28

1.1. Thu gom, thoát nước mưa ..........................................................................................28

1.2. Thu gom, thoát nước thải ...........................................................................................28

1.3. Xử lý nước thải........................................................................................................... 30

2. Công trình, thiết bị xử lý bụi và khí thải ....................................................................... 36

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.................................. 42

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................................ 43

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung.......................................................43

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm

và khi dự án đi vào vận hành.............................................................................................44

6.1. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải.......................44

6.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải............................................ 44

6.3. Phòng ngừa, ứng phó sự cố ô chôn lấp....................................................................... 45

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.............................................................46

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá

tác động môi trường........................................................................................................... 49

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................... 51

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ...............................................................51

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải .................................................................. 52

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.......................................................

CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN................ 55

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án...........................55

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..................................................................... 55

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý

chất thải..............................................................................................................................55

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật.........................57

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ...............................................................57

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải..................................................... 57

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc

theo đề xuất của chủ cơ sở................................................................................................. 58

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...................................................... 59

CHƯƠNG VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................ 60

PHỤ LỤC..........................................................................................................................61

PHỤ LỤC 1: CÁC VĂN BẢN, GIẤY TỜ LIÊN QUAN................................................. 62

PHỤ LỤC 2: CÁC BẢN ĐỒ, BẢN VẼ CỦA DỰ ÁN .................................................... 63

 CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ môi trường

- Địa chỉ: ........., thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

- Người đại diện theo pháp luật: Ông: ...... – Chức danh: Giám đốc.

- Điện thoại: ........; Fax: ...........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số ............ do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Kon Tum cấp lần đầu ngày 05/02/2018, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 10/10/2018.

2. Tên dự án đầu tư: Nhà máy xử lý chất thải rắn 

Địa điểm thực hiện

- Vị trí thực hiện dự án: Thôn 1, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

- Ranh giới tứ cận của dự án:

+ Phía Đông: Giáp đất canh tác của người dân.

+ Phía Tây: Giáp đất canh tác của người dân.

+ Phía Nam: Giáp mương thoát nước của khu vực.

+ Phía Bắc: Giáp đường dân sinh.

- Tọa độ vị trí khu vực dự án như sau:

Hình 1. Vị trí khu vực dự án

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

- Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 23/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà của Công ty TNHH TM&CN Môi trường DH;

- Thông báo số 116/SXD-CCGĐ ngày 23/01/2019 của Sở Xây dựng về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình: Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà;

- Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 24/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà của Công ty TNHH TM&CN Môi trường DH;

- Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà của Công ty TNHH TM&CN Môi trường DH;

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số QLCTNH: 62.000134.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cấp lần đầu ngày 03/8/2020;

- Giấychứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở vàtài sản khác gắn liềnvớiđất số vào sổ cấp GCN: CT04211 ngày 25/01/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Giấy chứng nhận hợp quy số QPVR 01731/PT8 ngày 05/7/2019 do Công ty CP Chứng nhận và kiểm định Vinacontrol chứng nhận;

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình (Hạng mục công trình) để đưa vào sử dụng Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà ngày 26/4/2020 giữa Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ môi trường DH và Công ty CP Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam;

- Văn bản số 440/NT-PCCC&CNCH ngày 07/8/2020 của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về việc nghiệm thu công trình Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà;

- Thông báo số 512/TB-CCGĐ ngày 19/8/2020 của Chi cục Giám định xây dựng về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà ngày 24/8/2020;

- Hợp đồng mua bán một phần đất rẫy cà phê ngày 06/10/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Môi trường DH và ông Trần Bình Vĩnh, bà Nguyễn Thị Tuyết;

- Hợp đồng kinh tế số 32.01-ASTN/HĐKT-CTNH/2022 ngày 18/01/2022 giữa Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ môi trường DH và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy xử lý chất thải rắn”.

Quy mô của dự án đầu tư

- Diện tích sử dụng đất của dự án: 30.840,1 m2.

Bảng 2. Cơ cấu diện tích chiếm đất của dự án

Bảng 3. Các hạng mục công trình của dự án

+ Khu nhà điều hành:

· Nhà 01 tầng có diện tích 154,8 m2; chiều cao thông thủy 3,9 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,45 m.

· Nền lát gạch Ceramic 400x400, bê tông nền đá 40x60 VXM M100. Nền nhà vệ sinh lát gạch Ceramic chống trượt 250x250, mặt tường ốp gạch Ceramic 400x450 cao 1,6 m; bậc cấp lát đá Granite màu đen, xây gạch chỉ.

· Móng trụ bằng bê tông cốt thép chịu lực đá 10x20 VXM M200; móng tường xây đá chẻ VMX M50.

· Tường bao che xây gạch 6 lỗ VXM M50: bả matic, sơn 3 nước toàn bộ tường. Toàn bộ cửa đi, cửa sổ, khung nhôm, hộp, kính dày 5 mm.

· Khung trần nhôm L25x25 ca rô 500x500, tấm trần nhựa; mái lợp tôn sóng vuông màu xanh rêu dày 0,45 mm; xà gồ thép hộp 100x45.

+ Phân xưởng lò đốt + tiếp nhận và phân loại rác:

· Nhà 01 tầng diện tích 1.764 m2, chiều cao thông thủy 7 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,15 m; móng đơn bê tông cốt thép chịu lực đá 10x20 VXM M250; móng tường xây đá chẻ VXM M75.

· Nền bê tông đá 10x20 VXM M250; kẽ roong ô vuông (2x2) m; khung cột, kèo thép tổ hợp khẩu độ 21 m; Tường xây gạch 6 lỗ VXM M75 dày 150 mm, cao 1 m, phía trên che bằng tôn dày 0,42 mm. Cửa chính sử dụng cửa nhôm cuốn. Mái lợp tôn màu sóng vuông dày 0,45 mm; xà gồ thép dập 150x50x20x2; khung kèo thép tổng hợp; cùm chống bão làm bằng nhựa lõi thép.

· Hố tiếp nhận rác: 01 hố, được đặt trước dây chuyền phân loại của nhà máy, kích thước: DxRxC = 12 m x 12 m x 5,0 m, đáy và tường dùng bê tông đá 10x20, mác 200, độ sụt từ 2 – 4 cm, bê tông lót đá 40 x 60, M100, thép lan can chôn trong tường bê tông cốt thép DxH = 01 m x 12 m.

+ Phân xưởng ủ Compost và tái chế:

· Nhà 01 tầng diện tích 2.142 m2. Trong đó: Diện tích Xưởng compost có diện tích 1.386 m2 (D x R x C= 66 m x 21 m x 07 m); Xưởng tái chế có diện tích 756 m2 (D x R x C= 36 m x 21 m x 07 m (kho chứa thành phẩm diện tích 378 m2 nằm trong xưởng tái chế);

· Chiều cao thông thủy 7 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,15 m; nền bê tông đá 10x20 VXM M250; móng tường xây đá chẻ VXM M75.

· Móng đơn BTCT chịu lực đá 10x20 VXM M250; móng tường xây bằng đá chẻ VXM M75; nền bê tông đá 10x20 VXM M250; kẽ roong ô vuông (2x2) m; khung cột, kèo thép tổ hợp khẩu độ 21 m; tường xây gạch 6 lỗ VXM M75 dày 150 mm, cao 1 m, phía trên che bằng tôn dày 0,42 mm. Cửa chính sử dụng cửa nhôm cuốn.

· Mái lợp tôn màu sóng vuông dày 0,45 mm; xà gồ thép dập 150x50x20x2; khung kèo thép tổng hợp; cùm chống bão làm bằng nhựa lõi thép.

+ Phân xưởng cơ khí:

· Nhà 01 tầng diện tích 192 m2 (bố trí thêm kho chứa hóa chất diện tích 15 m2 nằm trong xưởng cơ khí) chiều cao thông thủy 5 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,2 m; móng đơn bê tông cốt thép chịu lực đá 10x20 VXM M250; móng tường xây đá chẻ VXM M75.

· Nền bê tông đá l0x20 VXM M250; kẽ roong ô vuông (2x2) m; khung cột, kèo thép tổ hợp khẩu độ 21 m; tường xây gạch 6 lỗ VXM M75 dày 150 mm, cao 2 m, phía trên che bằng tôn dày 0,42 mm.

· Mái lợp tôn màu sóng vuông dày 0,45 m; xà gồ thép dập 150x50x20x2; thanh kèo thép dập 150x45x15x3.

+ Hố chôn lấp: Hố chôn lấp có diện tích 7.573,27 m2 (chôn lấp chất thải của dự án: Rác trơ trong quá trình phân loại): Hố chôn lấp này được xây dựng trên mặt bằng khu vực bãi chứa chất thải rắn cũ của huyện Đăk Hà, tuy nhiên hiện tại chất thải của dự án đang được tập kết tại hố chôn lấp tạm có lót bạc HPPE dày 1,5 mm; kích thước 6.216 m3 (dài 37 m x rộng 21 m x sâu 8 m) vì khối lượng chất thải rắn cũ chưa được xử lý.

Trong quá trình hoạt động của nhà máy, sau khi xử lý hết lượng rác tồn đọng từ bãi rác cũ, Công ty sẽ tiến hành thi công hố chôn lấp. Do đó, trong phạm vi báo cáo này, Công ty không đề nghị cấp phép đối với các hạng mục công trình bảo vệ môi trường tại hố chôn lấp.

- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án:

+ Nhà bảo vệ (02 nhà):

· Nhà 01 tầng, tổng diện tích 35,2 m2 (17,6 m2 x 2); chiều cao 03 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,3 m.

· Móng trụ bê tông cốt thép VXM M200, chịu lực.

· Nền lát gạch Ceramic 400x400, nền nhà vệ sinh lát gạch Ceramic chống trượt 250x250, mặt bậc cấp trát đá mài.

· Tường bao che xâygạch 6 lỗ VXM M50; Bả Matit sơn 3 nước toàn bộ tường. Toàn bộ cửa đi, cửa sổ, khung nhôm, hộp kính dày 5 mm.

· Khung trần nhôm L25x25 ca rô 500x500. Tấm trần lam bri nhựa.

· Mái lợp tôn mạ kẽm dày 0,35mm; xà gồ thép hộp 40x40x1,5; hệ kèo thép hộp 45x100x1,5.

+ Nhà để xe:

· Nhà 01 tầng diện tích 134 m2; cao 03 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,15 m

· Móng BTCT chịu lực đá 10x20 VXM M200; móng bó nền xây đá chẻ VXM M50.

· Nền bằng bê tông sỏi đá 20x40 VXM M200, dày 100 làm nhóm bề mặt.

· Mái lợp tôn tráng kẽm dày 0,45 mm; xà gồ thép hộp 80x40x2; khung kèo thép; trụ làm bằng ống thép tráng kẽm Ф60, Ф114.

+ Nhà ăn + nhà nghỉ:

· Nhà 01 tầng, diện tích 150,38 m2; chiều cao thông thủy 3,9 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,3 m.

· Móng bê tông cốt thép chịu lực đá 10x20 VXM M200; móng bó nền xây đá chẻ VXM M50.

· Nền lát gạch Ceramic 300x300, nền nhà vệ sinh lát gạch Ceramic chống trượt 250x250, bậc cấp lát đá Granite màu đen, xây gạch chỉ.

· Tường bao che xây gạch 6 lỗ VXM M50; bả Matit, sơn 3 nước toàn bộ tường. Toàn bộ cửa đi, cửa sổ, khung nhôm, hộp kính dày 5 mm.

· Khung trần nhôm L25x25 ca rô 500x500. Tấm trần nhựa.

· Mái lợp tôn sóng vuông màu xanh rêu dày 0,45 mm; xà gồ thép hộp 100x45.

+ Nhà vệ sinh (02 nhà):

· Nhà 01 tầng, tổng diện tích 58,8 m2 (29,4 m2 x 2); chiều cao thông thủy2,7m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,45 m.

· Móng bê tông cốt thép chịu lực đá 10x20 VXM M200; móng bó nền xây đá chẻ VXM M50.

· Nền lát gạch Ceramic 300x300 chống trượt.

· Tường bao che xây gạch 6 lỗ VXM M75; phía trong ốp gạch men 250x400 cao 1,8 m; bả Matit, sơn 3 nước toàn bộ tường.

· Khung trần hộp tráng kẽm 30x30x1,5 carô 700x700, trần tôn lạnh.

· Mái lợp tôn màu sóng vuông dày 0,42 mm; xà gồ thép hộp 40x80x2.

+ Tường rào, cổng ngõ:

· Tổng chiều dài 832,84 m, chiều cao tường 2,2 m; móng xây đá chẻ VXM M50; tường rào xây gạch 6 lỗ VXM M50; giằng bê tông đá 10x20 VXM M200.

· Cổng chính sử dụng thép ống màu đen đường kính Ф60, Ф90, Ф114.

· Tường, trụ sơn vôi 3 nước.

+ Trạm cân:

· Móng trụ BTCT chịu lực đá 10x20 VXM M200; móng tường xây bằng đá chẻ VXM M50.

· Nền bê tông đá 10x20 VXM M200 dày 150 mm.

+ Bể nước phòng cháy chữa cháy:

· Diện tích 50 m2, thể tích chứa 100 m3; chiều cao thông thủy 2 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,8 m; bể âm dưới đất 1,3 m so với coste sân hoàn thiện; nền đáy bể làm bằng BTCT đá 10x20 dày 300 mm.

· Tường xây gạch chỉ trát VXM M75; sàn BTCT đá 10x20 VXM M200.

+ Cấp điện và hệ thống chiếu sáng:

· Trạm điện có diện tích 16 m2; móng trụ bê tông đá 10x20 VXM M250 và khung móng bằng thép M24x750.

· Trụ điện chiếu sáng dùng trụ thép mạ kẽm nhúng nóng cao 7 m (TBG7-78), cần đơn mạ kẽm nhúng nóng (CBG-1-2-1,5).

· Sử dụng cáp CXV/DSTA-4x16 mm2; ống nhựa bảo vệ cáp ngầm chiếu sáng dùng loại ống nhựa xoắn chịu lực HDPE D50/40.

· Bóng đèn cao áp chiếu sáng sử dụng loại bóng tiết kiệm năng lượng LED 90W-IP66 thân đèn hợp kim nhôm đúc áp lực cao.

· Điều khiển bằng mạch điều khiển cho 02 lộ; tiếp địa an toàn trụ điện dùng 01 cọc đồng D16-2,4 m dùng dây đồng trần M10 nối liên kết.

· Dây lên đèn sử dụng loại dây điện đồng bọc nhựa PVC VC-2x2,5 mm2.

+ Đài nước: Diện tích 16 m2; chiều cao thông thủy 5,4 m; chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,15m; móng trụ BTCT chịu lực đá 10x20 VXM M200; móng dầm xây bằng đá chẻ VXM M50; bên ngoài sơn 3 nước không bả, nền bê tông đá 10x20 VXM M200 dày 150 mm.

+ Hệ thống cấp nước:

· Khoan giếng độ sâu 100m, sử dụng bơm chìm Q=24 M3/h, H=160 m.

· Ống nước sử dụng loại ống nhựa PVC D27, D42, D49.

+ Đường giao thông nội bộ, sân bãi, taluy, cây xanh bãi cỏ:

· Đường giao thông nội bộ có diện tích 4.966,92 m2; sân bãi bê tông trung chuyển diện tích 1.382,89 m2, sân thể thao diện tích 214,27 m2; đất taluy diện tích 3.165,67 m2; cây xanh bãi cỏ diện tích 8.364,80 m2.

· Đường giao thông: Đắp đất san nền bằng đất cấp phối đồi lu lèn đầm chặt K = 0,95; lớp đá san nền bằng cấp phối đá dăm 0,075 – 50 mm lu lèn đầm chặt K = 0,98; Mặt đường nội bộ và mặt sân bãi bê tông xi măng đá 10x20 VXM M250 dày 250 mm; tất cả đều làm khe co dãn cách ly giữa cấp phối đá dăm và bê tông xi măng lát giấy dầu; bó vỉa giữa hè, đường làm bằng tấm bê tông đúc sẵn 18x33x100.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất của đầu tư dự án

Công suất thiết kế 130 tấn/ngày đêm. Trong đó:

- Xử lý rác thải bằng công nghệ lò đốt: 72 tấn/ngày đêm.

- Xử lý rác thải thành Compost hữu cơ vi sinh: 52 tấn/ngày đêm.

- Xử lý rác tái chế - nguy hại và rác trơ (khối lượng này sẽ thu gom bán phế liệu đối với rác là chai nhựa, ống nhựa..., chất thải nguy hại sẽ thu gom và lưu trữ rồi hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý; chôn lấp đối với rác trơ): 6 tấn/ngày đêm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất của dự án:

Xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, chế biến thành compost hữu cơ vi sinh, chôn lấp, hợp đồng xử lý đối với chất thải nguy hại, bán cho đơn vị thu mua đối với rác tái chế.

Quy trình công nghệ vận hành của nhà máy như sau:

a. Thu gom rác từ khu dân cư tập kết về nhà máy

Nguồn rác thải sinh hoạt được thu gom trên địa bàn huyện Đăk Hà và các vùng lân cận. Công ty sẽ phối hợp với các tổ chức, hộ gia đình tiến hành phân loại chất thải ngay tại nguồn theo quy định nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hữu cơ vi sinh. Rác từ các khu dân cư được thu gom đưa về nhà máy, qua trạm cân và tập kết vào khu vực chứa rác thải. Tại đây sử dụng dung dịch gồm chế phẩm EM, gỉ đường và nước pha theo tỉ lệ thích hợp phun tự động vào rác để khử trùng, diệt ruồi muỗi và khử trùng. Sau đó rác được cầu trục gắp rác đưa lên thiết bị xé bao để đưa lên băng tải vào khâu phân loại.

b. Phân loại rác thải, xử lý rác thải

Rác thải khi đưa về nhà máy sẽ được tập kết tại hố tiếp nhận, hệ thống cầu trục – gầu ngoạm gắp đưa rác vào máy xé bao, sau đó máy xé bao thực hiện xé các bao chứa rác thải theo thời gian cài đặt tự động từ bộ phận điều khiển, sau khi rác được xé tơi sẽ rơi xuống băng tải để chuyển rác thải đến sàng lồng quay phân loại như sau:

- Chất thải hữu cơ (mùn Compost) được tách ra và rớt xuống băng tải phía dưới sàng lồng, rác thải trên băng tải được chạy qua xưởng ủ Compost.

- Tất cả rác thải còn lại được tách ra đưa về hệ thống băng tải, tại đây công nhân thực hiện phân loại bằng phương pháp thủ công, rác thải phân loại như sau:

+ Các chất thải như: Lon nhôm, chai nhựa, thùng carton ... đưa vào khu vực lưu trữ phế liệu để bán cho các đơn vị tái chế.

+ Các chất thải có thể cháy được như: Giẻ lau, nilon, cây gỗ, bàn ghế hỏng ... đưa vào lò đốt (tro, xỉ phát sinh từ lò đốt được thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp để xử lý bằng biện pháp chôn lấp cùng với các loại chất thải trơ khác).

+ Chất thải chứa thành phần nguy hại (bóng đèn, ắc quy, thủy tinh, pin ...) đưa về kho chứa CTNH của nhà máy, hợp đồng đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định hiện hành.

+ Các chất thải trơ (xà bần, gốm, sứ, ngói, gạch...) đưa về khu chôn lấp.

Bảng 5. Các phương án xử lý rác thải

Hình 2. Sơ đồ quy trình xử lý rác bằng lò đốt

Thuyết minh quy trình đốt:

Lò đốt thực hiện đốt rác theo 2 chế độ:

- Chế độ đốt sơ cấp: Rác đốt được cấp vào lò đốt bằng hệ thống băng tải, rác được đưa vào phễu đựng, rồi từ từ rơi xuống sàn sấy (buồng đốt sơ cấp) bằng cánh tay thủy lực. Tại khoang buồng đốt sơ cấp có hệ thống ghi nghiêng, rác được đốt cháy giảm dần thể tích. Rác được sấy ẩm ngay tại khoang buồng đốt sơ cấp ghi nghiêng và cháy sơ bộ với nhiệt độ 5000C – 7000C. Thể tích rác được sụt giảm đáng kể.

- Chế độ đốt thứ cấp: Buồng đốt được thiết kế theo nguyên lý đốt khí xoáy lốc. Thời gian lưu khí trung bình tại buồng đốt thứ cấp là 1,5 – 2,5s tạo điều kiện đốt cháy triệt để các loại khí thải độc hại như furan, dioxin trước khi ra khỏi lò đốt. Nhiệt độ ở buồng đốt thứ cấp ≥ 9500C.

Sau khi đốt, rác thải phân hủy thành dạng khí và chất tro xỉ. Các quá trình phản ứng hóa học xảy ra trong khi cháy tại buồng đốt:

- Sự cháy của các bon (C):

+ Cháy hoàn toàn:

· Các bon (C) sẽ được kết hợp với oxi (O2) trong quá trình cháy sẽ sinh ra khí cacbonnic (CO2). Phản ứng hóa học: C + O2 ®CO2

· Quá trình này sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt là cứ 1 kg C sinh ra 8.100 kcal.

+ Cháy không hoàn toàn: Phản ứng hóa học: 2C + O2 ® 2CO: Quá trình này sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt là cứ 1 kg C sinh ra 2.440 kcal. 1 kg C + 12 kg O2 ® 12 kg CO + 2440 kcal/kgC - Sự cháy của hydro (H):

+ Hydro (H) sẽ được kết hợp với oxi (O2) trong quá trình cháy sẽ sinh ra hơi nước (H2O). Phản ứng hóa học: 2H2 + O2 ® 2H2O

+ Quá trình này sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt là cứ 1 kg H2 sinh ra 34.200 kcal. 1 kg H2 + 32 kg O2 ® 36 kg H2O + 34200 kcal/kgH2

- Sự cháy của lưu huỳnh (S):

+ Lưu huỳnh (S) sẽ được kết hợp với oxi (O2) trong quá trình cháy sẽ sinh ra khí (SO2). Phản ứng hóa học: S + O2 ® SO2

+ Quá trình này sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt là cứ 1 kg S sinh ra 2.600 kcal. 1 kg S + 32 kg O2 ® 32 kg SO2 + 2600 kcal/kgS - Sự cháy của ni tơ (N):

+ Nitơ (N) sẽ được kết hợp với oxi (O2) trong quá trình cháy sẽ sinh ra khí (NO).

+ Phản ứng hóa học: 2N + O2 ® 2NO+ QN: Quá trình này sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt. Trong điều kiện có oxi, khí NO tiếp tục cháy tạo ra khí NO2.

+ Phản ứng hóa học: 2NO + O2 ® 2NO2 : Khi ở nhiệt độ cao thì NO2 sẽ bị phân hủy gần hết theo phản ứng nghịch.

- Sự cháy của photpho (P):

+ Photpho (P) sẽ được kết hợp với oxi (O2) trong quá trình cháy sẽ sinh ra P2O5

+ Phản ứng hóa học: 4P + 5O2 ® 2P2O5 + QN; Quá trình này sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt.

- Phản ứng cháy của clo (Cl):

+ Trong quá trình cháy ở buồng đốt, clo chứa trong chất thải rắn và nhiên liệu kết hợp với nhau tạo thành phân tử khí Cl2, khí Cl2 sẽ gặp hơi nước trong buồng đốt và phản ứng theo phương trình:

+ Phản ứng hóa học: 2Cl2 + 2H2O ® 4HCl + O2

· Các phản ứng cháy xảy ra liên tục sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn và sẽ được giữ lại trong lò, một phần nhỏ bị tổn thất theo khói, khí ra ngoài môi trường.

Trong thành phần hóa học thì lưu huỳnh (S) sẽ dễ cháy trong điều kiện có oxi sẽ tạo ra SO2, SO3 khi chúng tác dụng với hơi nước tạo thành các axit sẽ rất dễ gây ăn mòn kim loại đặc biệt là thành lò. Tuy nhiên, vật liệu xây dựng tường lò sử dụng gạch chịu lửa cao cấp su mốt, phía bên trong xâygạch cách nhiệt có trọng lượng xốp, nhẹ, vữa xâylà xi măng chịu nhiệt, bột sa mốt A.

+ Phản ứng hóa học: SO3 + H2O ® H2SO4

· Các thành phần như C, H, O, N, S…sẽ tham gia vào phản ứng hóa học trong quá trình cháy và tạo thành khói khí ra ngoài môi trường. Còn các tạp chất không cháy không tạo ra nhiệt lượng mà chỉ thu bớt nhiệt lượng để gây phản ứng hóa học và tạo tro xỉ.

· Lượng tro xỉ rơi xuống ghilòrồirơixuốngvíttảixỉ và được đưara ngoài.Khối lượng tro xỉ chiếm khoảng 2%. Lượng tro xỉ này được đưa về khu chôn lấp ở phía Nam dự án.

· Các khí sinh ra sau quá trình cháy trong lò chủ yếu: CO2 (chiếm khoảng 50%), SO2 (chiếm khoảng 0,5%), NO2 (chiếm khoảng 1,5%), còn lại là hơi nước và oxy.

· Các khói khí, bụi này có nồng độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép do đó cần có hệ thống xử lý để các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt thải ra môi trường không được vượt quá các giá trị quyđịnh của QCVN 61- MT:2016/BTNMT - Quychuẩn kỹthuật quốc gia về lò đốt chất thải sinh hoạt.

Sản xuất compost hữu cơ vi sinh:

- Công nghệ: Nhà máy áp dụng công nghệ ủ sinh học hiếu khí, chuyển hóa chất thải hữu cơ trong điều kiện có oxy với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí thành Compost hữu cơ vi sinh.

- Cơ sở lựa chọn công nghệ: Nguyên liệu để sản xuất Compost hữu cơ vi sinh chủ yếu là rác thải hữu cơ, nên sử dụng phương pháp sinh học là phù hợp nhất. Thực tế cho thấy việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ thành Compost hữu cơ vi sinh so với phương pháp chôn lấp và thiêu huỷ có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước; bên cạnh đó tận thu sản phẩm Compost vi sinh phục vụ cho hoạt động nông - lâm nghiệp; ngoài ra việc sử dụng Compost hữu cơ vi sinh để tạo phân hữu cơ vi sinh giảm nhu cầu sử dụng phân bón hoá học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ về bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

- Thành phần chất lượng mùn compost:

+ Hàm lượng hữu cơ: 29,8%;

+ Hàm lượng Nitơ tổng số: 1,01%;

+ Hàm lượng P2O5 hữu hiệu: 0,43%;

+ Hàm lượng K2O hữu hiệu: 0,73%;

+ Vi sinh vật phân giải Xenluloza: 1,0×106 cfu/g;

+ Men vi sinh vật dạng bột: 1 kg/bao PE;

+ Độ ẩm: 25%.

Hình 3. Quy trình sản xuất Compost hữu cơ vi sinh

Thuyết minh quy trình ủ Compost:
 
- Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu:
 
Thành phần là chất thải hữu cơ dễ phân hủy, tại sàng phân loại chất thải trong quy trình vận hành của nhà máy, chất thải hữu cơ được phân loại ra khỏi sàng quay và theo băng tải chuyển qua nhà xưởng ủ để thực hiện sản xuất compost (khối lượng ước khoảng 52 tấn rác/ngày đêm).
 
- Bước 2 – Bổ sung chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng:

Thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học được bổ sung thêm vi sinh, chất dinh dưỡng, độ ẩm phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy của vi sinh vật.

- Bước 3 – Ủ cấp khí tự nhiên:

Sau khi bổ sung phụ gia, hỗn hợp nguyên liệu hữu cơ được đưa vào ngăn ủ với thời gian ủ lên men khoảng 12 ngày.

- Bước 4 – Ủ chín:

+ Rác thải sau khi ủ sau đó đem ra ủ đánh luống. Quá trình ủ mùn diễn ra tại các luống ủ. Suốt trong quá trình ủ cần phải có lực tác động để làm biến đổi chất hữu cơ thành compost hữu cơ kèm theo việc làm ẩm. Điều này được thực hiện nhờ một xe đảo đống di động chuyên dụng và bơm nước tưới ẩm (hoặc có thể sử dụng phương pháp đảo trộn thủ công). Luống ủ có kích thước: D x R x C= 60 m x 02 m x 03 m, với 08 luống ủ. Với kích cỡ luống như vậy, quá trình sinh học sẽ diễn ra nhanh chóng, nhiệt độ được giữ ổn định, luống ủ có tiết diện đủ lớn để trao đổi khí. Hoạt động sinh học có thể làm tăng nhiệt độ lên tới 700C ở tâm của luống ủ. Bằng cách đảo luống đều đặn các phần bên ngoài được chuyển vào phần lõi của luống ủ. Như vậy, các vi sinh vật có hại (mầm bệnh) và các hạt cỏ dại sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

+ Tùy thuộc vào điều kiện của luống ủ, quá trình đảo sẽ được thực hiện hai hoặc ba lần trong tuần. Nếu độ ẩm ở dưới ngưỡng 40% thì việc tưới nước làm ẩm nguyên liệu ủ là điều cần thiết.

+ Sau khoảng 4 tuần diễn ra sự phân hủy mạnh, quá trình ủ cơ bản hoàn tất. Điều này được đánh dấu bởi sự giảm nhiệt độ ở tâm của luống ủ xuống dưới 400C. Nếu để thêm 4 tuần ủ nguội, mùn compost sẽ đạt độ chín nhất. Giờ đây nguyên liệu đã sẵn sàng cho việc sàng tinh.

+ Qua quá trình ủ trong quá trình lên men, gây nhiệt bằng chủng men phân giải Celluloza, Celluose (nhóm vi sinh vật dạng bào tử gồm các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí có hoạt tính cao và ổn định), nhiệt độ đống ủ đạt tới 70oC- 80oC. Gây phân hủy nhanh, hết mùi hôi, không có nước rỉ rác, không ô nhiễm môi trường. Với 52 tấn rác hữu cơ/ngày đêm sau phân loại sau quá trình ủ chín, khối lượng mùn còn loại khoảng 45% tức khoảng 23,4 tấn Compost hữu cơ vi sinh thành phẩm/ngày đêm.

+ Khi ủ compost khối lượng bay hơi, chuyển hóa trong quá trình ủ chiếm tỷ lệ 40% khối lượng rác đem ủ compost. Với khối lượng rác đem ủ là 52 tấn rác hữu cơ/ngày đêm thì khối lượng bay hơi, chuyển hóa là 20,8 tấn/ngày đêm. Tại xưởng ủ compost bố trí 8 luống ủ, kích thước: D x R x C = 60 m x 02 m x 03 m, luống cách luống 0,5 m. Lượng rác ủ còn lại là 31,2 tấn/ngày đêm chiếm diện tích 10,4 m2. Xưởng compost có diện tích 1.386 m2 (D x R x C = 66 m x 21 m x 07 m), tổng diện tích các luống ủ 960 m2 có thể chứa tối đa trong 92 ngày tương đương khoảng 13 tuần, quá trình ủ 01 mẻ khoảng 8 – 12 tuần nên diện tích Nhà xưởng đảm bảo cho quá trình ủ compost.

- Bước 5 – Giai đoạn tinh chế:

+ Sản phẩm sau ủ luống sẽ được chuyển đến nạp liệu qua bộ phận đánh tơi. Tại đây có sử dụng thiết bị tuyển từ để tách kim loại còn sót lại. Sau khi tách kim loại xong, mùn thô được đưa vào thiết bị sàng quay qua băng tải để tách phần rác thải chưa phân hủy (chưa hoại mục). Hỗn hợp sau khi tách kim loại được cho vào thiết bị sàng quay, khi thiết bị khởi động, phần chất thải có kích thước nhỏ (đã hoại mục) sẽ lọt qua khe hở của thiết bị sàng và được công nhân thu gom lại. Phần chất thải còn sót lại trong thiết bị được đem đi xử lý (có thể đem ủ lại nếu phần rác là hợp chất hữu cơ hoặc chuyển qua lò đốt để thiêu hủy hoặc có thể đem chôn lấp nếu phần rác khó phân hủy và khó đốt).

+ Phần Compost qua thiết bị sàng được xe xúc lật đưa lên phễu cho vào thiết bị nghiền để nghiền mịn. Compost hữu cơ vi sinh được sản xuất từ chất thải sinh hoạt sau khi ra thành phần Compost tinh sẽ được được vận chuyển đến kho để lưu trữ (kho chứa thành phẩm diện tích 378 m2 nằm trong xưởng tái chế). Công ty sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để phân tích kiểm định các chỉ tiêu dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng theo quy định, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ trên thị trường.

Chôn lấp rác thải trơ:

- Sau khi phân loại, các loại rác thải trơ như: Xà bần, gốm, sứ, mảnh ngói, gạch... không đốt cháyđược sẽ được vận chuyển đưa về hố chôn lấp có diện tích 7.573,27 m2 ở phía Nam dự án. Hố chôn lấp này được xây dựng trên mặt bằng khu vực bãi chứa chất thải rắn cũ của huyện Đăk Hà, tuy nhiên hiện tại chất thải của dự án đang được tập kết tại hố chôn lấp tạm có lót bạc HDPE dày 1,5 mm; kích thước 6.216 m3 (dài 37 m x rộng 21 m x sâu 8 m) vì khối lượng chất thải rắn cũ chưa được xử lý. Trong quá trình hoạt động của nhà máy, sau khi xử lý hết lượng rác tồn đọng từ bãi rác cũ, Công ty sẽ tiến hành thi công hố chôn lấp. Do đó, trong phạm vi báo cáo này, Công ty không đề nghị cấp phép đối với các hạng mục công trình bảo vệ môi trường tại hố chôn lấp.

- Hố chôn lấp chủ yếu chứa tro xỉ của lò đốt và các chất thải trơ sau phân loại như sành sứ, gạch vụn, xà bần,... Bản chất của chất thải đem chôn là dạng trơ, không có khả năng hòa tan trong nước nên không phát sinh nước thải rỉ từ ô chôn lấp gây ảnh hưởng đến môi trường. Lượng nước phát sinh từ hố chôn lấp chủ yếu là nước mưa thấm vào hố chôn lấp sẽ được thu gom về hố gom nước phía cuối ô chôn lấp, tại đây được lắp đặt một bơm tự động để bơm lượng nước rác về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy để xử lý.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Loại hình hoạt động của dự án là xử lý, tiêu hủy chất thải rắn. Nhà máy hoạt động với công suất 130 tấn rác thải/ngày đêm, hoạt động xử lý chất thải rắn tại nhà máy như sau:

- Xử lý chất thải rắn sử dụng công nghệ hệ thống Lò đốt Model CNC3000 với công suất 3 tấn/giờ (tương đương 72 tấn/ngày đêm).

- Xử lý chất thải rắn sử dụng dây chuyền sản xuất compost hữu cơ vi sinh công suất xử lý 52 tấn rác thải/ngày đêm. Nhằm tăng hiệu quả xử lý rác thải theo hướng tốt hơn cho môi trường và mang lại lợi ích kinh tế, nhà máy tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để tái chế thành Compost hữu cơ vi sinh khoảng 23,4 tấn/ngày đêm. Compost là một sản phẩm mùn hữu cơ, được sử dụng để cải tạo độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

- Xử lý chất thải rắn sau khi phân loại là rác tái chế - nguy hại và rác trơ công suất 06 tấn/ngày đêm. Khối lượng này sẽ thu gom bán phế liệu đối với rác là chai nhựa, ống nhựa … chất thải nguy hại sẽ thu gom lưu trữ rồi hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý; chôn lấp đối với rác trơ.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com