Thuyết minh dự án đầu tư kinh doanh: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc

Lập dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc

Ngày đăng: 02-12-2020

1,303 lượt xem

Mẫu lập dự án đầu tư

Thuyết minh dự án đầu tư kinh doanh: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1.       Giới thiệu chủ đầu tư

I.2.       Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

I.3.       Mô tả sơ bộ dự án

I.3.1.    Tên dự án:

I.3.2.    Địa điểm:

I.3.3.    Quy mô đầu tư:

I.3.4.    Mục tiêu đầu tư:

I.3.5.    Tiến độ thực hiện dự án:

I.3.6.    Quy mô sử dụng lao động dự án:

I.4.       Thời hạn đầu tư:

I.5.       Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.6.       Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1.      Phân tích thị trường

II.1.1.   Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2019

II.1.2.   Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019

II.1.3.   Kết cấu dân số

II.1.4.   Tập tính tiêu dùng

II.1.5.   Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh.

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1.     Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

III.2.     Thực trạng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

III.3.     Mục tiêu

III.4.     Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1.     Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

IV.2.     Phân tích địa điểm xây dựng dự án

IV.3.     Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

IV.4.     Phương án đền bù giải phóng mặt bằng

IV.5.     Nhận xét chung về hiện trạng

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

V.1.      Hình thức đầu tư

V.1.1.   Quy mô và tính chất:

V.1.2.   Cân bằng đất đai:

V.2.      Lựa chọn mô hình đầu tư

V.2.1.   Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch sinh thái:

V.2.2.   Hạ tầng kỹ thuật

V.3.      Khu du lịch sinh thái rừng hòa hội

V.4.      Tuyến du lịch đường sông

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ

VI.1.     Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

VI.2.     Quy hoạch sử dụng đất

VI.3.     Giải pháp thiết kế công trình

VI.4.     Giải pháp kỹ thuật

VI.4.1.  Hệ thống điện :

VI.4.2.  Hệ thống cấp thoát nước

VI.4.3.  Hệ thống chống sét

VI.4.4.  Hệ thống PCCC

VI.4.5.  Hệ thống thông tin liên lạc

CHƯƠNG VII: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÙNG TRỒNG BƯỞI CNC

VII.1.    Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

VII.1.1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm

VII.1.2. Hạ tầng kỹ thuật

VII.2.    Kỹ thuật trồng bưởi da xanh

VII.2.1. Kỹ thuật trồng bưởi da xanh.

VII.2.2. Chuẩn bị đất trồng cây.

VII.2.3. Chế độ tưới nước cho cây :

VII.2.4. Bón phân

VII.2.5. Phòng trừ sâu bệnh

VII.2.6. Kích thích ra hoa, đậu trái

VII.2.7. Thu hoạch bưởi da xanh:

VII.3.    Kỹ thuật trồng bưởi Diễn

VII.3.1. Cách trồng và nhân giống bưởi Diễn:

VII.3.2. Thu hoạch và bảo quản:

VII.4.    Kỹ thuật trồng cam

VII.4.1. Kĩ thuật trồng cây cam

VII.4.2. Kỹ thuật chăm sóc

VII.4.3. Sâu bệnh hại cam và cách phòng trừ

VII.5.    Trồng Dừa Xiêm dứa

VII.5.1. Yêu cầu chung

VII.5.2. Phương pháp chọn giống:

VII.5.3. Thời vụ và khoảng cách trồng:

VII.5.4. Phương pháp trồng:

VII.5.5. Chăm sóc bón phân:

VII.5.6. Quản lý một số đối tượng chính:

VII.5.7. Phòng trừ sâu – bệnh gây hại:

VII.6.    Trồng Chanh dây:

VII.6.1. Đặc điểm

VII.6.2. Phương pháp trồng

VII.7.    Khu trồng xoài

VII.7.1. Đặc điểm

VII.7.2. Kỹ thuật nhân giống

VII.7.3. Kỹ thuật trồng xoài

VII.7.4. Bón phân

VII.8.    Khu trồng Sầu riêng

VII.8.1. Yêu cầu khí hậu và đất đai

VII.8.2. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng Musang King (cây con)

VII.8.3. Chăm sóc cây sầu riêng

VII.9.    Công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp

VII.9.1. Hệ thống lọc nước trước khi tưới cho cây:

VII.9.2. Hệ thống tự động Tưới nước kiểu Israel: Tưới nhỏ giọt

VII.9.3. Hệ thống cảm ứng Internet vạn vật & Phần mềm quản lý

VII.9.4. Khu vực bảo quản sau thu hoạch

VII.9.5. Hệ thống quản lý sau thu hoạch

VII.9.6. Nhà máy đóng gói & chế biến.

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VIII.1.   Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức

VIII.2.   Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

VIII.3.   Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

CHƯƠNG IX: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

IX.1.     Giải pháp thi công xây dựng

IX.2.     Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN

X.1.      Đánh giá tác động môi trường

X.1.1.   Giới thiệu chung

X.1.2.   Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

X.1.3.   Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng

X.1.4.   Mức độ ảnh hưởng tới môi trường

X.1.5.   Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường

X.1.6.   Kết luận

CHƯƠNG XI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

XI.1.     Cơ sở lập Tổng mức đầu tư

XI.2.     Nội dung Tổng mức đầu tư

XI.2.1.  Chi phí xây dựng và lắp đặt

XI.2.2.  Chi phí thiết bị

XI.2.3.  Chi phí quản lý dự án

XI.2.4.  Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

XI.2.5.  Chi phí khác

XI.2.6.  Dự phòng chi

XI.2.7.  Lãi vay của dự án

XI.3.     Tổng mức đầu tư

CHƯƠNG XII: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

XII.1.    Nguồn vốn đầu tư của dự án

XII.2.    Tiến độ sử dụng vốn

XII.3.    Phương án hoàn trả vốn vay

CHƯƠNG XIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

XIII.1.   Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

XIII.2.   Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án

XIII.3.   Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội

CHƯƠNG XIV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XIV.1.  Kết luận

XIV.2.  Kiến nghị

 

 

Lập dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc

 

CHƯƠNG I:  GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1  Giới thiệu chủ đầu tư

  • Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Rừng Lộc
  • Địa chỉ: Tổ 7, Ấp Hòa Đông B, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại  :    (+84)    096.6881266  
  • Đại diện     :   Ông Trương Minh Thắng                     Chức vụ: Giám Đốc
  • Ngành nghề chính: Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn, điều hành tua du lịch, xây dựng công trình dân dụng…

I.2  Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
  • Điện thoại: (028) 22142126                Fax:    (08) 39118579

I.3  Mô tả sơ bộ dự án

I.3.1  Tên dự án:

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc.

Địa điểm:

Tại xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh;

I.3.3  Quy mô đầu tư:

Từ quỹ đất của dự án 1.205 ha thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh Tây Ninh đầu tư các hạng mục sau:

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (hecta)

TỶ LỆ (%)

I

PHẦN KHU RỪNG HÒA HỘI

1,302

99.49

1

Khu di tích lịch sử Sivôtha

2

0.15

2

Khu tâm linh thiền viện, công viên du lịch

150

11.46

3

Khu văn hóa vui chơi

20

1.53

4

Khu ăn uống, công viên hồ bơi

100

7.64

5

Khu thương mại, kho ngoại quan

10

0.76

6

Khu giao thông

100

7.64

7

Khu cơ sở hạ tầng, quản lý phục vụ, tưới tiêu

10

0.76

8

Khu đất nông nghiệp công nghệ cao

700

53.49

9

Khu rừng nguyên sinh

210

16.05

II

PHẦN KHU BẾN THUYỀN DU LỊCH

6.7

0.51

TỔNG CỘNG (I+II)

1,309

100

  • Khu di tích lịch sử căn cứ bộ đội hải ngoại 1 -Sivôtha : 02 ha
  • Khu rừng nguyên sinh: 210 ha
  • Khu rừng tâm linh thiền viện và công viên: 150 ha
  • Xây dựng khu văn hóa vui chơi: 20 ha
  • Hồ bơi khu ăn uống: 100 ha
  • Khu thương mại ngoại quan logistic bán hang lưu niệm: 10 ha
  •  Giao thông: 100 ha
  • Đất xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở quản lý: 10 ha
  • Đất nông nghiệp công nghệ cao: 700 ha

Mô hình “Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc” bao gồm đầu tư xây dựng mới tuyến du lịch đường sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ cầu dốc sỏi đến điểm dừng chân cầu Cây Ổi kết nối với khu đất 1205 Ha rừng Hòa Hội, bảo tồn di tích lịch sử và khai thác du lịch sinh thái kết hợp với trồng cây nông nghiệp, cây lương thực công nghệ cao bán trên thị trường Tây Ninh, toàn quốc và xuất khẩu ra thị trường thế giới, xây khu nghỉ dưỡng, bến tàu thủy, nhà hàng, khách sạn, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của người dân, phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của địa phương. “Xây dựng Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc” với mong muốn đáp ứng nhu cầu về du lịch sinh thái cho người dân và du khách, cung cấp sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao góp phần thực hiện chính sách và mục tiêu phát triển của nước ta về an ninh lương thực và bảo vệ sức khỏe cho người dân.

I.3.4  Mục tiêu đầu tư:

Xây dựng điểm du lịch sinh thái khu vực rừng Hòa Hội với 2 tiểu khu 70, 71, diện tích 1.205 ha; phát triển các dịch vụ, cơ sở lưu trú, khách sạn, khu vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng, kết hợp du lịch sinh thái đường sông Vàm Cỏ Đông, các điểm dừng chân du lịch.

Xây dựng các điểm dừng chân phục vụ khách du lịch trên tuyến sông Vàm Cỏ Đông như sau:

+ Bến tàu (thuộc ấp Xóm ruộng, xã Trí Bình); diện tích quy hoạch 03 ha. Nơi đây là điểm kết nối với du lịch của tỉnh theo tuyến sông Vàm Cỏ, khách du lịch sẽ dừng chân ăn uống, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí,...

+ Bến Hòa Hội ( trụ sở xã cũ) tham quan rừng sinh thái xã Hòa Hội 1.205 ha. Nơi đây có cây cầu máng đưa nước qua sông Vàm Cỏ, trên cầu có 2 làn xe mô tô qua lại để khách du lịch tham quan.

+ Bến phà Cây Ôỉ; diện tích quy hoạch 2 ha, nơi đây chuẩn bị đầu tư xây dựng cây cầu qua sông nối liền 2 xã Phước Vinh và Xã Hòa Thạnh.

+ Ngã Ba Vàm – Chốt dân quân Đồi thơ ( giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia), nơi đây sẽ xây dựng cây cầu qua sông theo tuyến đường tuần tra biên giới Quốc Gia.

  • Đề xuất dự án đầu tư nhằm mục đích:

1/ Giúp người dân địa phương tiếp cận các dịch du lịch sinh thái dễ dàng thuận lợi hơn.

2/ Xây dựng Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng cây nông nghiệp công nghệ cao năng tính cộng đồng gần gũi với thiên nhiên, giới thiệu đến du khách các nguồn sản vật đặc trưng của khu vực nam bộ.

3/ Tạo ra một hệ sinh thái bền vững có nguồn thu nhập ổn định và trích một phần trợ giúp những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Tiến độ thực hiện dự án:

+ Hoàn thiện thủ tục đầu tư, cấp Quyết Định phê duyệt chủ trương đầu tư: Quý IV/2020.

+ Hoàn thiện hồ sơ thuê đất chuyển đổi mục đích sử dụng, cấp GCN quyền sử dụng đất: Quý II/2021.

+ Hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư và GPXD: Quý II/2021- Quý III/2021

+ Khởi công xây dựng: Quý IV/2021

+ Hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động: Quý IV/2023.

  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:
  • Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Rừng Lộc trực tiếp quản lý dự án.
  • Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

I.3.5  Quy mô sử dụng lao động dự án: Tổng cộng 390 người.

+ Khu nông nghiệp công nghệ cao: 132 người

+ Khu du lịch sinh thái: 136 người.

+ Khu thiền viện tâm linh: 72 người.

+ Cán bộ quản lý: 30 người.

 + Lái xe bảo vệ: 20 người.

   Nguồn vốn đầu tư :(đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

 Tổng vốn đầu tư khoảng: 1,050,000,000,000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn không trăm năm mươi tỷ đồng chẵn).

Trong đó vốn chủ sỡ hữu của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Rừng Lộc và vốn góp cổ đông chiếm 50% tương đương với số tiền 525,000,000,000 đồng (Năm trăm hai mươi lăm  tỷ đồng).

        Vốn vay ngân hàng là 50% tương đương với số tiền 525,000,000,000 đồng (Năm trăm hai mươi lăm  tỷ đồng).

I.4  Thời hạn đầu tư:

  • Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.5  Cơ sở pháp lý triển khai dự án

  • Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014. Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12;
  •  Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
  • Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
  • Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
  • Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
  • Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;
  • Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
  • Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
  • Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
  •  Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
  • Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ & phát triển rừng;
  • Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
  • Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;
  • Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
  • Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình.
  • Thông tư số 26/2016/TT-BXD  ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng  Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.6  Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Rừng Lộc” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
  • Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2019/BXD);
  • TCVN 2737-1995            : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCXD 229-1999  : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió 
  • TCVN 375-2006  : Thiết kế công trình chống động đất;
  • TCXD 9362:2012            : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
  • TCVN 5760-1993            : Hệ thống chữa cháy YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
  • TCVN 6160– 996: YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
  • TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
  • TCVN 4760-1993            : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
  • TCXD 33-1985    : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 5576-1991            : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984    : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình
  • TCXD 27-1991    : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
  • TCVN-46-89                   : Chống sét cho các công trình xây dựng;
  • EVN                                 : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
  • TCVN 5576-1991            : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984    : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình
  • TCVN 4474-1987            : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
  • TCVN 4473:1988            : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
  • TCVN 5673:1992            : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
  • TCVN 6772                     : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
  • TCXDVN 175:2005         : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

CHƯƠNG II:  NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1  Phân tích thị trường

II.1.1  Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2019

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2018, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất.

Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). 

+  Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2019 như sau:

  • Tổng mức sản xuất: 542 tỷ USD.
  • Thu nhập trung bình: 2,845 USD.
  • Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: 7,61%.
  • Tỷ lệ thất nghiệp: 3,21%.

Năm 2019 khép lại với thắng lợi của nền kinh tế Việt Nam trên phương diện tăng trưởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,61%, cao hơn mục tiêu đặt ra với mốc 7,28% của GDP cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Kỷ lục tăng trưởng được cho là nhờ vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế nửa cuối năm. Mức tăng trưởng trên 7% quý III và quý IV là cú hích, biến tham vọng tăng trưởng 7% tưởng chừng “bất khả thi” thành “dấu ấn” mới của kinh tế Việt Nam, vượt mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế và Chính phủ Việt Nam..

 

Xem thêm Lập đề xuất dự an đầu tưVăn bản đề nghị dự án đầu tư

 

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE