Dự án trồng cây Thanh Long ruột đỏ xuất khẩu hiệu quả kinh tế của cây thanh long ruột đỏ đem lại cao hơn từ 10 đến 12 lần so với các cây trồng khác.
Ngày đăng: 11-08-2020
1,124 lượt xem
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN………………………….
1.1. Căn cứ pháp luật…………………………………………………..
1.2. Căn cứ thực tiễn……………………………………………………
1.2.1. Vị trí địa lý………………………………………………………….
1.2.2. Đất đai………………………………………………………………
1.2.3. Dân sinh, kinh tế……………………………………………………
1.2.4. Thực trạng sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch trước Chương trình……
1.3. Mục tiêu của dự án………………………………………………….
CHƯƠNG II. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN…………………………...
2.1. Đánh giá nhu cầu thị trường………………………………………
2.1.1. Những thuận lợi……………………………………………………..10
2.1.2. Những khó khăn…………………………………………………….11
2.2. Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hà Nội………….12
2.2.1. Quan điểm phát triển………………………………………………..12
2.2.2. Mục tiêu phát triển………………………………………………….
132.2.3. Quy hoạch phát triển đến năm 2020………………………………... 14
2.2.4. Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2030………………… 14
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG MẶT BẰNG, ĐƯỜNG VÀO VƯỜN ƯƠM GIỐNG THANH LONG MỚI VÀ KHU BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH; XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG VÀ MUA TRANG THIÊT BỊ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH SẢN PHẨM THANH LONG RUỘT ĐỔ………………………………………………………..15
3.1. Các hạng mục triển khai…………………………………………..15
3.2. Thuyết minh dự án…………………………………………………17
3.2.1. Giới thiệu giống thanh long ruột đỏ………………………………… 17
3.2.2. Kỹ thuật – Công nghệ trồng, chăm sóc và thu hoạch……………….17
3.3. Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án để sản xuất giống…... 29
3.4. Xây dựng xưởng – kho bảo quản………………………………….
3.5. Về chuyển giao Công nghệ và thị trường đầu ra của sản phẩm… 39
CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ…………………………………….
4.1. Đánh giá tác động môi trường……………………………………..41
4.2. Giải pháp phòng chống…………………………………………….45
4.2.1. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh an toàn lao động…………… 45
4.2.2. giải pháp phòng chống cháy nổ……………………………………..
45CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………46
5.1. Kết luận…………………………………………………………….46
5.2. Kiến nghị………………………………………………….………..47
1.1. Căn cứ pháp luật
Căn cứ luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/06/2014 và Luật HTX số 23/2012/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành
Trung ương về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ các Nghị định của Chính Phủ: số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về Khuyến nông; số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư công; số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/11/2013 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 về Ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia; số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm
CHƯƠNG I. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Nhìn đến năm 2030; số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2015 về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020; số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về Chính sách khuyến khích sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 V/v hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ nông nghiệp & PTNT V/v ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020, định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh;
Căn cứ Kết luận của BTV tỉnh ủy tại thông báo số 274-TB/TU ngày 27/5/2016 và 312-TB/TU ngày 20/06/2016 về chủ trương thực hiện thí điểm đầu tư dự án" Phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ tại huyện Lập Thạch, Vĩnh phúc".
Căn cứ Văn bản 102/HĐND-KTNS ngày 23/5/2017 về việc bố trí kinh phí thực hiện đầu tư dự án thí điểm phát triển thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch;
Căn cứ Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Chương trình thí điểm phát triển vùng sản xuất Thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ tại huyện Lập Thạch;
Căn cứ Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê duyệt điều chỉnh bổ sung Chương trình thí điểm đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ tại huyện Lập Thạch.
1.2. Căn cứ thực tiễn
1.2.1. Vị trí địa lý
Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lị Vĩnh Yên 20 km, nằm ở vị trí từ 105độ 30’ đến 105 độ 45’ kinh độ đông và 21độ 10’ đến 21 độ 30’ vĩ bắc. Có vị trí địa lý như sau:
Phía bắc giáp huyện Sơn Dương - Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và Huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc.
Phía Tây giáp huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc và thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và một phần tỉnh Phú Thọ.
Tổng diện tích tự nhiên 173,102 km2, Dân số trung bình năm 2015 là 123.376 người, mật độ dân số 716 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
1.2.2. Đất đai
Diện tích đất tự nhiên của huyện Lập Thạch có 17.310,22 ha; trong đó 4 Vân Trục 1.219,14 ha; Xuân Hòa: 1.322,37 ha; Quang Sơn 1097 ha; Hợp lý: 716,5 ha.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện có 8.125,39 ha; trong đó Vân Trục 757 ha; Ngọc Mỹ 1.320,19 ha; Xuân Hòa: 593,64 ha; Quang Sơn 956,7 ha; Hợp Lý 661 ha.
Đất lâm nghiệp: 4.304,31 ha; trong đó Vân trục 450,6 ha; Ngọc Mỹ 881,1 ha; Xuân Hòa 411,72 ha; Quang Sơn 398 ha; Hợp lý 256 ha.
Đất trồng cây lâu năm có 2.370,07 ha; trong đó Vân trục 122,47 ha; Ngọc Mỹ 183,24 ha; Xuân Hòa 249,82 ha; Quang Sơn 278 ha; Hợp lý 201 ha
Đất trồng cây hàng năm: 5.755,32 ha; trong đó Vân trục 181,57 ha; Ngọc Mỹ 246,25 ha; Xuân Hòa 320,36 ha; Quang Sơn 122,5 ha; Hợp lý 56,58 ha.
Các điều kiện về đất đai trên đảm bảo thực hiện phát triển trồng cây Thanh Long trên tổng diện tích 300 ha, tầm nhìn dài hạn 1000 ha.
1.2.3. Dân sinh, kinh tế
Mật độ dân số huyện Lập Thạch khoản 716 người/km2; Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là khi được UBND tỉnh quan tâm cho thực hiện dự án trồng thí điểm cây thanh long ruột đỏ giai đoạn 2011 - 2013 và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ bà con nông dân trong việc khai thác ngày càng có hiệu quả tiềm năng đất đai thông qua các chương trình phát triển kinh tế trang trại,…đã góp phần nâng cao thu nhập của nông dân. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,88% số hộ làm giàu từ sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
1.2.4. Thực trạng sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch trước chương trình
a) Tình hình sản xuất:
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, việc trồng thanh long đã được một số bà con nông dân xã Vân Trục trồng thử từ năm 2005 - 2010. Trên cơ sở sự phù hợp của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đến sinh trưởng, phát triển cây thanh long ruột đỏ trong tiểu vùng khí hậu của 03 xã: Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa và một số địa phương của huyện Lập Thạch…đặc biệt sau khi triển khai “Dự án thí điểm trồng cây thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch giai đoạn 2011 - 2013” đã có những thành công bước đầu, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên vùng đất đồi núi, nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân trong xã theo tinh thần Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy.
Đến nay, hiệu quả kinh tế của cây thanh long ruột đỏ đem lại cao hơn từ 10 đến 12 lần so với các cây trồng đất đồi thấp như bạch đàn, sắn và các cây ăn quả truyền thống khác như nhãn, vải, xoài…sản phẩm quả thanh long có hình thức, chất lượng quả khá tốt, đã được đưa ra tiêu thụ tại thị trường các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên, việc phát triển cây Thanh Long trên địa bàn huyện vẫn chủ yếu là tự phát, phân tán, nhỏ lẻ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế, đầu tư thâm canh thấp, kiến thức, tay nghề của nông dân về kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm áp dụng, giá trị thu nhập chưa tương xứng với tiềm năng cây này và còn gặp khó khăn.
Do tranh thủ nguồn đầu tư của dự án giai đoạn 2011 - 2013 nên một số hộ trồng với diện tích lớn không cân đối được nguồn lực để thực hiện việc duy trì chăm sóc cho các năm tiếp theo, không đáp ứng được các yêu cầu về đầu tư chăm sóc của cây. Một số hộ trồng với diện tích quá nhỏ mang tính chất thử nghiệm nên không tập trung chăm sóc, một số vườn không chủ động nguồn nước tưới cho cây vào các thời kỳ cần nước làm cây chậm phát triển, giảm mạnh về năng suất nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Các hộ nông dân chưa có ý thức liên kết với nhau để sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết hay tổ chức sản xuất theo nhóm tự quản, sản phẩm tạo ra chưa được tiêu thụ một cách bài bản chủ yếu được các thương lái của địa phương bán ở các thị trường tỉnh phía Bắc. Hàng năm, với 6 diện tích hơn 100 ha đang cho từ 9 đến 10 đợt quả, sản lượng từ 1400 đến 1500 tấn, các vườn có diện tích lớn đã liên kết với nhau thực hiện sản xuất theo quy trình chuẩn, tạo được sản phẩm quả thanh long đều về hình thức và chất lượng nên việc tiêu thụ thuận lợi, sản phẩm quả thanh long ruột đỏ đã được bán ở các siêu thị lớn như Big C, CoopMart, Vinmart ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
b) Kết quả thực hiện triển khai “Chương trình thí điểm đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiên thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch”
Diện tích thanh long trồng mới: 60ha.
Diện tích thanh long đã được cải tạo: 60ha.
Các vùng trồng thanh long đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gồm có Evietgap, Globgap, kiểm soát Imentot 4.0 về độ ẩm, phân bón nươc tưới và dự báo khí hậu vùng sản xuất.
Xây dưng khu nhà màng sản xuất giống diện tích 500m2, trồng khảo nghiêm trái vu ̣trong nhà màng, ứng dụng đốt đèn, kho tâp trung, khu ̣ vườn sản xuất mẫu tại X̣ã Vân Truc (nơi tru ̣sở của HTX tại thôn Đồng Núi- Vân Trục Lập- Thạch) trên tổng số diện tích là 3,2 ha.
Xây dựng xong quy trình chăm sóc tuyển chọn giống đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế hóa.
Xây dựng xong Web của Thanh Long Lập thạch phụ vụ tuyên truyền và quảng bá sản phẩm.
Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án để sản xuất giống
Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao.
✓Phân biệt nhà màng và nhà lưới:
Nhà màng là nhà trên mái được bao phủ bởi màng polyethylene, xung quanh che lưới ngăn côn trùng. Nhà lưới là mái và xung quang bao phủ bằng lưới ngăn côn trùng.
✓ Dự án sử dụng Kiểu nhà màng: kiểu nhà Gotic, thông gió cố định
Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả.
✓ Thông gió:
+ Thông gió mái: Khẩu độ thông gió mái cố định, chỉ lắp lưới ngăn côn trùng, không có rèm mái.
+ Rèm hông mặt trước theo khẩu độ nhà màng: Vận hành lên xuống bằng mô-tơ. Rèm hông theo chiều máng nước: Vận hành lên xuống bằng mô- tơ
✓ Vật liệu che phủ: Phủ mái nhà màng và rèm hông
+ Màng bằng polyethylene đùn 5 lớp, dày 200 micron với các chất bổ sung:
+ UVA: Chống tia cực tím.30
+ AV - Anti virus: chống virus
+ Diffusion 50%: Khuyếch tán ánh sáng 50%, tạo ra ánh sáng khuyếch tán đồng đều trong nhà màng, cho phép ánh sáng đến với mọi cây trồng bên trong.
Lưới ngăn côn trùng
+ Khẩu độ thống gió mái che bằng lưới có kích thước lỗ 25 mesh (tương đương 0,7mm).
+ Bốn vách nhà màng che bằng lưới chống côn trùng với kích thước lỗ 50mesh (50 lỗ cho 1 inch dài), phần lưới bốn vách nhà màng tiếp đất bên dưới khổ 1.5m sẽ được lắp đặt màng bằng sợi plastic dệt được may liền với phần lưới chống côn trùng.
+ Lưới nhôm Aluminet phản xạ nhiệt và cắt nắng. Hệ thống lưới nhôm di động giảm sự gia nhiệt trong nhà màng và che bớt nắng giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng. Lưới nhôm được chế tạo từ sợi nhân tạo phủ nhôm, được dệt.
+ Xoắn kép, mức cắt nắng 60%. Lưới nhôm vừa là vật liệu cách nhiệt, vừa là vật liệu giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng, được sử dụng trong những thời điểm nắng nóng để giảm nhiệt độ tăng cao trong nhà màng. Hệ thống màng lưới nhôm cắt nắng được đóng mở nhờ hệ thống mô tơ và cơ khí truyền động, vận hành bằng cách đóng mở mô tơ.
Thanh nẹp màng PE và lưới ngăn côn trùng.
Thanh âm khoá định hình bằng thép mạ kẽm pre-galvanized, được thiết kế đồng bộ với kết cấu khung nhà màng, cùng với nẹp giữ bằng các lò xo thép bọc nhựa định hình zic-zac được thiết kế đồng bộ, đảm bảo nẹp giữ lưới ngăn côn trùng và màng PE căng, thẳng, kín.
Hệ thống tăng cường treo đỡ cây (chỉ cung cấp cho nhà màng trồng rau ăn quả).
+ Hệ thống treo đỡ cây cho nhà màng là hệ thống treo đỡ cây tiên tiến cho các cây trồng đảm bảo ứng dụng được các phương pháp canh tác tiên tiến trong nhà màng. Toàn bộ hệ thống treo đỡ cây được lắp dựng cho cây trồng từ khi cây còn rất nhỏ và hướng bố trí lắp đặt cho hệ thống này theo chiều từ đông sang tây và nằm ở hướng bắc cuả nhà màng nhằm tránh sự che khuất ánh sáng mặt trời giữa các cây trồng. Ngoài việc tiết kiệm không gian, rau quả được trồng theo phương pháp này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu hoạch và làm giảm đi tỷ lệ hao hụt bởi vì làm cho quả không bị tiếp xúc với đất.
+ Chất lượng quả và tốc độ tăng trưởng khi áp dụng hệ thống này rất cao do quả không va chạm và không cọ xát với các quả của cây khác trồng bên cạnh.
+ Một lợi ích nữa của hệ thống này sẽ tạo điều kiện cung cấp nhiều ánh sáng mặt trời cho nhà màng với tác dụng phân phối tối ưu của ánh sáng cho xung quanh cây trồng. Sử dụng hệ thống treo đỡ cho cây trồng làm giảm chiều cao của cây trong quá trình sinh trưởng, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây để đạt được sản lượng thu hoạch cao
Tham khảo thêm Các bước để tạo ra một mô hình trang trại giáo dục
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn