Tên dự án: Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Phúc gắn với tham quan danh thắng Quốc gia động Tả Phìn. Địa điểm: Tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai;
Ngày đăng: 21-12-2020
868 lượt xem
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Phúc gắn với tham quan danh thắng Quốc gia động Tả Phìn
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
I.2. ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I.3. MÔ TẢ SƠ BỘ DỰ ÁN
I.4. THỜI HẠN ĐẦU TƯ:
I.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
I.5.1. Luật, nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện
I.6. TÍNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
II.1. KHẢO SÁT, THU THẬP TÀI LIỆU VỀ YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH
II.1.1. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa
II.1.2. Tỉnh Lào Cai
II.1.3. Vị trí địa lý
II.1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
II.2. TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ SA PA.
II.2.1. Thị xã Sa Pa
II.2.2. Điều kiện tự nhiên
II.3. KHẢO SÁT DI TÍCH DANH THẮNG QUỐC GIA ĐỘNG TẢ PHÌN
II.3.1. Giới thiệu động Tả Phìn
II.3.2. Khám phá động Tả Phìn
II.3.3. Giới thiệu khái quát về giá trị lịch sử, văn hóa hang động Tả Phìn
II.4. NHẬN ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
II.4.2. Dự báo lượng khách du lịch đến Sa Pa
II.4.3. Tình hình phát triển du lịch và định hướng phát triển triển du lịch
II.4.4. Một số giải pháp phát triển du lịch
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
III.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ KHU DU LỊCH
CHƯƠNG IV: VỊ TRÍ DỰ ÁN KHU DU LỊCH
IV.1. MÔ TẢ ĐỊA ĐIỂM
IV.1.1. Đặc điểm hiện trạng địa điểm xây dựng
IV.2. PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN
IV.2.1. Hiện trạng hạ tầng xã hội
IV.2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
IV.3. NHẬN XÉT ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN
IV.4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
IV.4.1. Thuận lợi
IV.4.2. Khó khăn
IV.5. PHƯƠNG ÁN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
IV.6. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
V.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
V.2. QUY MÔ ĐẦU TƯ
V.2.1. Hạng mục, công trình vui chơi giải trí
V.2.2. Diện tích mặt bằng khu du lịch dự kiến
V.2.3. Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái
V.2.4. Ý đồ tổ chức không gian cảnh quan
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ
VI.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU PHÂN KHU CHỨC NĂNG
VI.2. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
VI.2.1. Quan điểm sử dụng đất
VI.3. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
VI.4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
VI.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án
VI.4.2. Giải pháp quy hoạch
VI.4.3. Giải pháp kiến trúc
VI.5. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
VI.5.1. Hệ thống điện:
VI.5.2. Hệ thống cấp thoát nước
VI.5.3. Hệ thống chống sét
VI.5.4. Hệ thống PCCC
VI.5.5. Hệ thống thông tin liên lạc
VI.6. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CẢI TẠO HANG ĐỘNG TẢ PHÌN
VI.6.1. Cải tạo mở rộng lối đi vào hang:
VI.6.2. Lắp đặt hệ thống điện ngầm với đèn âm chiếu sáng hắt lên trần
VI.6.3. Cải tạo mở rộng của hang cho lối vào hang và lối ra và các khu vực trần hang mở rộng
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VII.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY - MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VII.2. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
VII.3. NHU CẦU VÀ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
VIII.1. GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG
VIII.2. HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN
IX.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
IX.1.1. Giới thiệu chung
IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng
IX.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
IX.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường
IX.1.6. Kết luận
CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
X.1. CƠ SỞ LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
X.2. NỘI DUNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt
X.2.2. Chi phí thiết bị
X.2.3. Chi phí quản lý dự án
X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm
X.2.5. Chi phí khác
X.2.6. Dự phòng chi
X.2.7. Lãi vay của dự án
X.3. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
XI.1. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
XI.2. TIẾN ĐỘ SỬ DỤNG VỐN
XI.3. PHƯƠNG ÁN HOÀN TRẢ VỐN VAY
CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
XII.1. CÁC GIẢ ĐỊNH KINH TẾ VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN
XII.2. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
XII.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG KINH TẾ - XÃ HỘI
CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XIII.1. KẾT LUẬN
XIII.2. KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Tên chủ đầu tư: Ban quản lý di tích huyện Sa Pa
- Địa chỉ: Phố Fansipan, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Điện thoại:
- Đại diện: Ông Nguyễn Xuân Cường; Chức vụ: Giám Đốc
- Ngành nghề chính: Hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá và các dịch vụ xã hội khác (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc) …
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại: (028) 3514 6426; Fax: (028) 3911 8579
I.3. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án: Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Phúc gắn với tham quan danh thắng Quốc gia động Tả Phìn.
- Địa điểm: Tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai;
- Quỹ đất của dự án: 42.140,38 m2 có một phần thuộc đất do nhà nước quản lý giao cho các hộ dân thuê sử dụng vào việc trồng rừng và trồng cây lâu năm, một phần đất ở nông thôn do người dân sở hữu...
- Mục tiêu đầu tư:
o Tu bổ, tôn tạo và khai thác di tích danh thắng Quốc gia Động Tả Phìn;
o Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Phúc gắn với tham quan danh thắng Quốc gia động Tả Phìn;
- Hình thức đầu tư:
Đầu tư xây dựng dự án mới hoàn toàn theo mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: Khu vui chơi giải trí, kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, tham quan hang động, tham quan quanh khu du lịch… Các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng.
- Tổng vốn đầu tư: 20.000.000.000 đồng,
Bằng Chữ: Hai mươi tỷ đồng.
Trong đó: Nguồn vốn được huy động theo hình thức xã hội hóa
Tiến độ thực hiện dự án:
+ Thời gian xây dựng: từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022.
+ Thời gian vận hành kinh doanh: từ tháng 6 năm 2022.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
+ Ban quản lý di tích huyện Sa Pa trực tiếp quản lý dự án.
+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.
- Nguồn vốn đầu tư: đầu tư bằng huy động từ nguồn vốn xã hội hóa
I.4. Thời hạn đầu tư:
- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
II.1.Khảo sát, thu thập tài liệu về yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên và những vấn đề liên quan đến di tích.
II.1.1. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa.
II.1.2. Tỉnh Lào Cai
Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 55 về số dân, xếp thứ 45 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 16 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 705.600 người dân, GRDP đạt 43.634 tỉ Đồng (tương ứng với 1,8951 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 61,84 triệu đồng (tương ứng với 2.686 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,23%.
II.1.3.Vị trí địa lý
Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Lào Cai, cách Thủ đô Hà Nội 290 km.
II.1.4.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Dân số: Dân số năm 2007 của tỉnh Lào Cai là 593.600 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53%. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh là 613.075 người.
Dân số năm 2014 của tỉnh Lào Cai là 665.200 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 412.600 người, chiếm khoảng 62%. Dân số thành thị chiếm 28%, nông thôn chiếm 72%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 30.162 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 10.996 người, tiếp theo là Công giáo đạt 9.009 người, Phật giáo có 8.680 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 12 người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo chỉ có một người.
Dân số tính đến ngày 1/4/2019 của toàn tỉnh đạt 730.420 người, bao gồm dân số thành thị 171.401 người, chiếm 23,5%; dân số nông thôn 559.019 người, chiếm 76,5%; dân số nam 371.306 người, chiếm 50,83%; dân số nữ 359.114 nghìn người, chiếm 49,17%. Dân tộc Kinh có 246.756 người, chiếm 33,8% dân số toàn tỉnh, còn lại các dân tộc khác có 483.664 người, chiếm 66,2% dân số toàn tỉnh.
Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú.
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất 160C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 – 1.600 mm, độ ẩm không khí bình quân là 81%.
Hạ tầng: Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2015 - 2020 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư nước ngoài đối với dự án này.
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu tại nút giao của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.
Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD), trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Với tổng mức đầu tư lên tới 1,24 tỷ USD, Dự án có thể coi là "một gói kích cầu lớn" đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cho vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng. Tuyến đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Theo kế hoạch, toàn bộ Dự án được hoàn thành vào năm 2013, dự kiến hoàn vốn sau 32 năm khai thác thu phí, với mức phí là 1000 đồng/km/phương tiện quy đổi.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm.
Du lịch: Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng, các tỉnh Phú Thọ,Thái Bình, Hà Nam...lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Người Dáy,... Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quan tâm của du khách.
Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam - và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.
Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm...
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam (Trung Quốc) tách nhau qua sông Nậm Thi cũng là một điểm du lịch thú vị..
Có thể bạn muốn biết:
Dự án: Showroom ô tô Nguyên Gia Phát
Xây dựng dự án: Bãi giữ xe kết hợp showroom và spa xe Vĩnh Tín
Dự án: Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn