MẪU KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP I, II, III

Căn cứ vào Quyết định số 103/2005/QĐ-TT ngày 12/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp I, II, III.

Ngày đăng: 20-06-2022

1,073 lượt xem

MẪU KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP I, II, III

1. CÁC ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT

1.1. Các định nghĩa

Người thường trực xử lý thông tin (FSRO):
Là người thuộc Đội PCCC luôn luôn thường trực tại phòng xử lý thông tin 24/24 có nhiệm vụ xử lý thông tin và thông báo các tình huống khẩn cấp đến Đội ứng phó sự cố khẩn cấp và Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp.
Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp (EMT):
Là những thành viên thuộc Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp, Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp chỉ huy toàn bộ những sự cố có mức độ nghiêm trọng trong đó có sư cố tràn dầu, phối hợp với các lực lượng ứng cứu bên ngoài, cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông và người thân của những người tham gia xử các tình huống khẩn cấp hoặc người bị nạn.
Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp (ERT):
Là Đội ngũ vận hành, nhân viên phòng AT-SK-MT&PCCC, nhân viên phòng Quản lý Chất lượng, nhân viên vận hành Bảo dưỡng sửa chữa đã được huấn luyện và trang bị những kiến thức về sử dụng các thiết bị để xử lý các tình huống khẩn cấp tại chỗ và các đơn vị bên ngoài được Công ty TNHH CĐ thuê để xử lý các tình huống khẩn cấp.

1.2.  Các từ viết tắt

CBCNV: Cán bộ công nhân viên
EMT: Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp
ERT: Đội ứng cứu tình huống khẩn câp
IC: Trưởng ban chỉ đạo các tình huông khẩn cấp
PC66: Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Quảng Ngãi
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
Phòng ATMT : Phòng An toàn - Sức khỏe - Môi trường - Phòng cháy chữa  cháy
Phòng BDSC
Phòng QLCB : Phòng bảo dưỡng sửa chữa
Phòng Quản lý Cảng biển
OSC: Chỉ huy hiện trường
PO: Nhân viên vận hành trong Phòng điều khiển
SCTD: Sự cố tràn dầu
ƯPSCTD: Ứng phó sự cố tràn dầu
ƯPSC: Ứng phó sự cố
UBQG TKCN: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
PCLB: Phòng chống lụt bão
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
Bộ TNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ CA: Bộ Công an
CSPCCCCNCH: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ
Bộ QP: Bộ Quốc phòng
CHKDDVN: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
TLQCHQ: Tư lệnh Hải Quân
TLPKKQ: Tư lệnh Phòng không-Không quân
TLCSBVN: Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
VNMRCC: Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam
ƯPSCTD: Ứng phó sự cố tràn dầu
NASOS: Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu phía Nam
CỤC HHVN: Cục Hàng hải Việt Nam

2. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, thiết lập và duy trì hệ thống ứng phó sự cố là yêu cầu mang tính pháp lý đã được quy định tại Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí, ban hành theo Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 8/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Về nội dung, Kế hoạch này được xây dựng dựa trên tài liệu Hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về tổ chức và hệ thống PCLB và TKCN của Nhà nước.
Kế hoạch ứng phó sư cố là cơ sở cho việc chủ động tiến hành những hoạt động tác nghiệp của BCĐ THKC của CĐ RESORT LTD trong quá trình chỉ đạo công tác ƯPSC, ƯPSCTD, PCBL và TKCN.
Kế hoạch ƯPSC xác định và phân loại các THKC trong các hoạt động của CĐ RESORT LTD; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan và quy định các bước hành động, các thủ tục cần thực hiện như: báo cáo, thông tin liên lạc, quy trình xử lý trong các trường hợp khẩn cấp. Theo phân cấp ứng cứu, Kế hoạch này sẽ chủ yếu đề cập đến các hoạt động của BCĐ THKC của CĐ RESORT LTD trong trường hợp THKC phát triển đến cấp độ II, III.
Các THKC trong hoạt động dầu khí có thể gây tràn dầu ở các mức độ khác nhau và CĐ RESORT LTD đã xây dựng kế hoạch ƯPSCTD. Kế hoạch 
ứng phó sư cố và Kế hoạch ứng phó sư cố tràn dầu là những tài liệu cần thiết và thống nhất để BCĐ THKC triển khai các hoạt động ứng phó sư cốứng phó sư cố tràn dầu, PCLB và TKCN của CĐ RESORT LTD. Trong quá trình áp dụng, Kế hoạch ƯPSC của CĐ RESORT LTD được định kỳ soát xét, cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung để phù hợp với thay đổi về tổ chức, hệ thống quản lý của Nhà nước, tổ chức, hệ thống quản lý, phạm vi hoạt động của CĐ RESORT LTD và các đơn vị/Nhà thầu thuộc phạm vi quản lý của CĐ RESORT LTD.

3. Mục đích ứng phó sư cố

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD) của Công ty TNHH CĐ được thiết lập nhằm mục đích:
- Sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu một cách kịp thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại của sự cố tràn dầu lên con người, môi trường, tài sản của Công ty TNHH CĐ, khách du lịch và cộng đồng dân cư xung quanh;
- Cung cấp thông tin và phân định trách nhiệm đối với các thành viên trong Ban chỉ đạo/chỉ huy các tình huống khẩn cấp và các Đội tham gia ứng cứu;
- Hướng dẫn các CBCNV của Công ty TNHH CĐ, khách du lịch và Nhà thầu làm quen với Phương án ứng phó sự cố tràn dầu và biết được nhiệm vụ của họ khi có sự cố tràn dầu xảy ra;
- Phát triển, duy trì kỹ năng phối hợp và triển khai ứng phó sự cố tràn dầu thông qua các chương trình diễn tập và đào tạo;
- Tuân thủ luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường.

4. Phạm vi áp dụng

Quyết định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm cụ thể hoá Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp CĐR-000-01 cho trường hợp ứng cứu tràn dầu.
Phương án áp dụng cho toàn bộ các hạng mục Dự án Nhà máy phát điện bao gồm khu vực Nhà máy: 02 máy phát điện hiệu Caterpillar công suất 1000 KVA, 02 máy phát điện hiệu Volvo công suất 375 KVA, 02 bồn dầu chứa 25000 L. 

4.1 Vị trí địa lý, địa hình khu vực

Phương án này áp dụng cho những khu vực địa lý thuộc sự quản lý của Công ty TNHH CĐ cụ thể như sau:
- Khu vực Nhà máy phát điện. Đây là vùng biển hở, ảnh hưởng mạnh của gió mùa, chế độ triều và dòng chảy mặt ven bờ trong những tháng mưa.
- Chế độ thủy triều là nhật triều, biên độ dao động triều trung bình 1 – 1,5 cm.
-  Khu vực hệ thống đường ống bể chứa và khu vực công nghệ: Nằm trên địa hình cao hơn mực nước biển 10m-30m. Khu vực nhà máy có nền đá gốc chắc chắn. Khu vực bể chứa được bao quanh bởi đê chống tràn cao 3m.
- Hệ thống tuyến ống dẫn dầu phần lớn được lắp đặt trên các gối trụ ximăng, bên trên mặt đất.

4.2 Các loại dầu

Phương án này được áp dụng cho các loại dầu như: dầu thô tại SPM, các sản phẩm Xăng, KO, DO, dầu FO tại cảng xuất sản phẩm và các loại sản phẩm khác trong khu vực đường ống bể chứa và khu vực công nghệ. Tính chất của các loại dầu được thể hiện chi tiết trong bảng 1.
Bảng 1 Tính chất của các loại dầu
Tính chất của các loại dầu
Chú ý: Đối với các sản phẩm thuộc nhóm 1 cần chú trọng đến công tác PCCC hơn công tác ƯPSCTD.
Các phòng/Bộ phận liên quan có trách nhiệm thực hiện quy trình này.

5. Tài liệu viện dẫn

- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 29/11/2005 về việc Quy định chung về công tác bảo vệ môi trường;

- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2006/TT - BTNMT ngày 08/09/2006 về việc Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định 129/2001/QĐ - TTg ngày 29/08/2001 về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010;
- Quyết định 395/1998/QĐ - BKHCNMT ngày 10/04/1998 về quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận  chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan;
- Nghị định 145/2006/NĐ - CP ngày 30/ 11/2006 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí ;
- Công văn số 69/CV-UB ngày 05/03/2009 của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn về việc Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Bản đồ nhạy cảm của các tỉnh, thành phố ven biển;
- Đánh giá tác động môi trường cho dự án khu Resort CĐ.

6. Nội dung

6.1 Nội dung Kế hoạch

Kế hoạch ƯPSC của tất cả các đơn vị thành viên, của các nhà thầu đang hoạt động theo các hợp đồng Dầu khí đã ký kết với CĐ RESORT LTD là những tài liệu không tách rời và phải phù hợp với Kế hoạch ƯPSC của CĐ RESORT LTD, đáp ứng các yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và tuân thủ các quy định chung của Nhà nước về PCCC, ƯPSCTD, PCLB, TKCN.
Kế hoạch ƯPSC của các Đơn vị cơ sở phải bảo đảm ít nhất những nội dung sau:
Phần tổng quan: Tính cấp thiết và cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch; mục tiêu, phạm vi áp dụng và quản lý kế hoạch;
Mô tả dự án: Vị trí địa lý, hoạt động của dự án;
Các rủi ro trong quá trình hoạt động;
Chiến lược và phân cấp ứng cứu;
Nguồn lực ƯPSC: Phương tiện, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở; phương tiện, trang thiết bị và nhân lực từ bên ngoài;
Thông tin liên lạc và quy trình thông báo/báo động: Nội bộ, bên ngoài;
Quy trình/Phương án xử lý các THKC dự kiến - liệt kê/trích dẫn;
Tổ chức ƯPSC: Cơ cấu tổ chức của BCĐ/BCH và các đội ứng cứu; trách nhiệm và nhiệm vụ của đơn vị cơ sở và các thành viên; công tác đảm bảo kỹ thuật, hậu cần, an toàn trong quá trình ứng cứu;
Kết thúc ƯPSC và kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình;
Đào tạo, huấn luyện và diễn tập;
Phụ lục: Văn bản pháp quy; tài liệu hướng dẫn; tra cứu tham khảo phục vụ công tác ƯPSC.

6.2 Chiến lược ứng cứu sự cố tràn dầu

Quán triệt thực hiện phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ) nhằm mục tiêu chiến lược:
- Phát hiện sự cố hay THKC ở giai đoạn sớm nhất;
- Thông báo và báo cáo nhanh;
- Đánh giá tình hình chính xác;
- Triển khai nhanh lực lượng đã trải qua đào tạo huấn luyện ƯCKC;
- Thao tác ứng cứu hiệu quả;
- Xác định và làm rõ các nguyên nhân gây ra sự cố, THKC.

6.3 Phân loại cấp tràn dầu và mức độ ứng cứu

Căn cứ vào Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, tràn dầu được chia thành ba cấp độ khác nhau: Cấp I, cấp II, cấp III và được tóm tắt sau đây:
Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các THKC xảy ra trong các hoạt động của nhà máy, các THKC được phân thành 3 cấp độ khác nhau: Cấp I, cấp II và cấp III.
Phân loại cấp tràn dầu
6.4  Tổ chức ứng cứu

Hoạt động ƯCKC như các Tổ chức ƯCKC khác, được triển khai theo nguyên tắc chung bao gồm: Hệ thống chỉ đạo, chỉ huy; lực lượng ƯCKC; trung tâm chỉ đạo, chỉ huy ƯCKC và xây dựng, áp dụng kế hoạch ƯCKC – nội dung của kế hoạch này.
Hoạt động của BCĐ trong THKC
Trong mọi trường hợp xảy ra sự cố, hoạt động của tất cả các thành viên trong BCĐ và TCV được ưu tiên trước hết cho việc sẵn sàng tham gia công tác ƯCKC, ƯPSCTD, PCLB và TKCN. Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên sẽ tuỳ thuộc vào thực tế THKC và tuân theo sự chỉ đạo của Trưởng BCĐ THKC.
Khi xảy ra THKC tới cấp II, tuỳ theo tình hình thực tế, phạm vi, mức độ nguy hiểm và chiều hướng phát triển của tình huống, Trưởng BCĐ THKC sẽ quyết định triệu tập một số thành viên BCĐ THKC, TCV giúp việc BCĐ THKC và đưa ra những chỉ đạo cần thiết, phân công người tham gia trực tiếp vào các hoạt động ứng cứu.
Khi xảy ra sự cố tới cấp III, Trưởng BCĐ THKC sẽ triệu tập/huy động tối đa các thành viên BCĐ và các bộ phận giúp việc để nhanh chóng tổ chức triển khai các phương án/biện pháp xử lý. Hoạt động tác nghiệp của BCĐ THKC và TCV giúp việc sẽ được triển khai trên cơ sở sự phân công trách nhiệm đối với các thành viên BCĐ THKC.
Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tình huống khẩn cấp:
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc đôn đốc, chỉ đạo điều hành công tác ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thuộc phạm vi chức năng của Tập đoàn;
- Chỉ huy ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trong ngành Dầu khí;
- Phối hợp ứng phó ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp trên, của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;
- Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu và phòng chống lụt bão của Tập đoàn với các cấp quản lý theo quy định.

6.5 Sơ đồ tổ chức ứng cứu

6.1.1. Sơ đồ thông báo sự cố bên trong Nhà máy

Sơ đồ hệ thống ứng phó sự cố tràn dầu

5.2.3  Sơ đồ tổ chức đội ứng cứu
a. Sơ đồ tổ chức ứng cứu sự cố nhỏ hơn 10 tấn

Sơ đồ tổ chức ứng cứu sự cố tràn dầu
b. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu cấp 1 (10-100 tấn)

Sơ đồ tổ chức ứng cứu sự cố tràn dầu cấp 1

c. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu cấp 2 (100-2000 tấn)

Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu cấp 2
d. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu cấp 3 (>2000 tấn)

Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu cấp 3
5.3      Diễn giải
5.3.1 Người phát hiện sự cố

Khi phát hiện sự cố tràn dầu hoặc vệt dầu loang, người phát hiện sự cố phải báo cáo ngay theo các số điện thoại hoặc kênh bộ đàm sau:
Số điện thoại báo cáo sự cố tràn dầu

Ghi chú:
1- Đối với sự cố tràn dầu trên biển, người phát hiện sự cố thông báo cho điều độ cảng.
2- Đối với các sự cố tràn dầu trên bờ, người phát hiện sự cố thông báo cho FSRO hoặc PO
3- Đối với các sự cố do người dân bên ngoài phát hiện thì có thể thông báo cho chính quyền địa phương.
Người phát hiện sự cố cần thông báo các thông tin sau:
- Tên người thông báo;
- Nơi phát sinh dầu tràn;
- Loại dầu tràn (dầu thô, dầu FO, dầu DO, xăng...);
- Các biện pháp khắc phụ ban đầu (nếu có);
- Dầu có tiếp tục tràn nữa không;
- Nếu có thể ước lượng lượng dầu đã tràn.

5.3.2 Người xử lý thông tin/Bộ phận điều độ cảng

- Khi nhận được thông báo có sự cố tràn dầu, FSRO hoặc Bộ phận điều độ cảng sẽ thông báo cho chỉ huy hiện trường.
- Thông báo đên đội ứng phó sự cố khẩn cấp (ERT), ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp (EMT) khi có yêu cầu từ Chỉ huy hiện trường.

5.3.3  Chỉ huy hiện trường

Ngay sau khi nhận được báo cáo có dầu tràn hoặc có vệt dầu loang, chỉ huy hiện trường phải thực hiện các hành động sau:
- Đến ngay khu vực có dầu tràn;
- Xác minh tính xác thực của báo cáo;
- Xác định và ghi nhận lại:
- Tên của tàu/thiết bị xảy ra tràn đổ;
- Vị trí của tàu tại thời điểm quan sát thấy tràn dầu;
- Thời điểm báo cáo.
- Xác định nguồn dầu tràn đổ;
- Xác định quy mô và bản chất của vệt dầu loang/tràn;
- Điều kiện thời tiết;
- Xác định mức độ ứng phó thích hợp;
- Triển khai Kế hoạch ứng phó khẩn cấp và các hành động khắc phục ban đầu nếu cần thiết;
- Trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động ứng cứu ngoài hiện trường;
- Tính toán nhu cầu nguồn lực ứng cứu, dựa trên tình hình quy mô sự cố, mức độ rủi ro và nguồn lực hiện có… và đề nghị cung cấp bổ sung nguồn lực ứng cứu khi cần thiết.

5.3.4 Kích hoạt hệ thống báo động

Khi nhận được báo cáo về trường hợp khẩn cấp, PO của khu vực xảy ra THKC phải thực hiện các hành động sau:
- Báo cáo trường hợp khẩn cấp tới trưởng ca Nhà máy, FSRO và quản lý khu vực hoặc trưởng ca vận hành;   
- Kích hoạt áo động phù hợp với trường hợp khẩn cấp cho tất cả khu vực:
- Âm thanh báo động chung;
- Âm thanh báo hiệu sơ tán (khi được chỉ đạo của OSC).

Chú ý: Đối với các sự cố tràn dầu trên biển, PO chỉ kích hoạt hệ thống báo động khi có yêu cầu từ OSC.

5.3.5 Đội ứng cứu ngoài hiện trường

- Các đội ứng phó ngoài hiện trường chịu sự chỉ huy trực tiếp từ Chỉ huy hiện trường và phải tuân thủ phương án do Ban chỉ đạo, chỉ huy hiện trường vạch ra.
- Thu thập thông tin, đánh giá sơ bộ hiện trường, đề xuất phương án ứng cứu cho chỉ huy hiện trường.
- Trực tiếp triển khai thiết bị, phương tiện ứng cứu chuyên dụng để ứng cứu và hạn chế thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra như: ứng cứu trên biển, trong khu vực cầu cảng, đường bờ và trong khu vực nhà máy.
- Làm lực lượng ứng cứu nòng cốt trong phối hợp ứng cứu các sự cố lớn.
- Trong quá trình tổ chức ƯPSCTD ở các cấp nêu trên, đội trưởng phải chủ động xử lý, báo cáo kịp thời diễn biến sự cố, đề xuất các kiến nghị cần thiết đến cấp có thẩm quyền.

5.3.6 Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp

- Là đại diện lãnh đạo cao nhất của Công ty TNHH CĐ Resort chỉ đạo công tác ứng phó các tình huống khẩn cấp trong đó có sự cố tràn dầu;
- Thu thập các thông tin về sự cố tràn dầu thông qua các báo cáo của Chỉ huy hiện trường;
- Lập phương án ứng cứu cho sự cố tràn dầu và trình lên Trưởng Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp để phê duyệt;
- Kiểm tra các hành động khẩn cấp được thực hiện theo đúng quy trình đối với từng loại dầu, điều kiện thời tiết,...
- Chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia ứng phó tình huống khẩn cấp bao gồm cả ƯPSCTD;
- Cùng với ban chỉ huy các tình huống khẩn cấp kiểm tra việc cung cấp đủ nhân lực và phương tiện thiết bị phục vụ cho công tác ƯPSCTD;
- Thường xuyên cập nhật thông tin về công tác ƯPSCTD và các tình huống phát sinh trong quá trình triển khai ứng cứu, quyết định cấp độ tràn dầu trên cơ sở đề xuất của Chỉ huy hiện trường;
- Khi sự cố tràn dầu có khuynh hướng vượt cấp (cấp II) thì Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp liên hệ với các sở/ban ngành trong tỉnh có liên quan và đơn vị trợ giúp trong khu vực;
- Trưởng ban chỉ đạo tình huống khẩn cấp của Công ty là người đại diện duy nhất để làm việc với các cơ quan, ban ngành liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng.

5.3.7 Quy trình thông báo sự cố tràn dầu ra bên ngoài

- Tất cả các sự cố tràn dầu từ các khu vực phân xưởng phải được báo cáo cho Ban chỉ chỉ đạo các tình huống khẩn cấp của Nhà máy.
- Tùy theo cấp độ tràn dầu mà Ban chỉ đạo ứng phó tình huống khẩn cấp của Nhà máy sẽ báo cáo cho các cơ quan chức năng liên quan theo bảng dưới đây để thông tin hoặc yêu cầu hỗ trợ.
Quy trình thông báo sự cố tràn dầu
Ghi chú:
“+”: Báo cáo để thông tin.
“x”: Báo cáo để thông tin hoặc yêu cầu hỗ trợ.
 Trưởng Ban chỉ đạo ứng phó tình huống khẩn cấp của nhà máy hoặc người được ủy quyền là cấp thẩm quyền được phép cung cấp thông tin về sự cố tràn dầu cho các cơ quan ban ngành liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng.

5.3.8  Điều tra và báo cáo sự cố

Việc điều tra và báo cáo sự cố tuân thủ theo Quy trình BSR-000-007/WI-01: Hướng dẫn điều tra và báo cáo tai nạn sự cố.
5.4  Phương án ứng phó sự cố tràn dầu cho từng khu vực và kỹ thuật ứng phó

- Phương án ứng phó sự cố tràn dầu khu vực bến nhập dầu thô SPM BSR-000-023/WI-001/AX-003.
- Phương án ứng phó sự cố tràn dầu khu vực cảng xuất sản phẩm (Jetty) BSR-000-023/WI-001/AX-004.
- Phương án ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Nhà máy BSR-000-023/WI-001/AX-005.
- Kỹ thuật ứng phó sự cố tràn dầu BSR-000-023/WI-001/AX-006.

5.5 Công tác đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền định kỳ

5.5.1 Khóa huấn luyện cơ bản về UPSCTD:  IMO Mức 1

 Mục đích:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu và công tác ứng cứu;
- Thực hành một số kỹ năng cơ bản khi tham gia UPSCTD ngoài hiện trường.
- Thời gian:  3-4 ngày
- Địa điểm: Nhà máy phát điện
- Đối tượng tham gia: 10 người – 20 người/khóa
- Nhân viên vận hành trực tiếp tại khu vực có rủi ro tràn dầu;
- Đội trưởng, trưởng ca;
- Lực lượng phối hợp, hỗ trợ khi xảy ra sự cố;
- Lực lượng chuyên trách về ứng cứu khẩn cấp của Chính quyền địa phương.
- Nội dung cơ bản của lớp học
- Kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu: đánh giá rủi ro, phân loại & đặc tính cơ bản của dầu, quá trình phong hóa và sự di chuyển của dầu, tác hại do sự cố tràn dầu;
- Một số sự cố điển hình;
- Trang thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu;
- Chiến lược ứng cứu sự cố tràn dầu;
- Các phương pháp ứng cứu và quy trình triển khai ứng cứu;
- Bài tập xử lý tình huống;
- An toàn môi trường trong ứng cứu sự cố tràn dầu;
- Thực hành triển khai thiết bị tại cầu cảng theo nhiều phương án khác nhau.

5.5.2 Khóa huấn luyện nâng cao UPSCTD: IMO Mức 2

 Mục đích:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu và công tác ứng cứu;
- Thực hành một số kỹ năng cơ bản khi chỉ huy, điều hành hoạt động ứng cứu.
 Thời gian:  2-3 ngày
 Địa điểm: tại Nhà máy phát điện
 Đối tượng tham gia: 10 người – 20 người/khóa
- Chỉ huy hiện trường,  ban chỉ đạo;
- Các cấp quản lý khác có liên quan;
- Các cấp quản lý ứng cứu khẩn cấp của chính quyền địa phương.
 Nội dung cơ bản của lớp học
- Kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu: đánh giá rủi ro, phân loại và đặc tính cơ bản của dầu, quá trình phong hóa & sự di chuyển của dầu, tác hại do sự cố tràn dầu;
- Bài học kinh nghiệm qua sự cố tràn dầu điển hình;
- Thực hành xác định hướng di chuyển của dầu trên bản đồ;
- Trang thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu;
- Quy trình triển khai ứng cứu;
- Tổ chức và chỉ huy lực lượng ứng cứu;
- Làm sạch đường bờ và quản lý chất thải;
- Quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường tại hiện trường;
- Xây dựng kế hoạch hành động;
- Thực hành chỉ huy ứng cứu.

5.6 Diễn tập định kỳ:

 Mục đích:
- Kiểm tra tính năng hoạt động của thiết bị, phương tiện
- Huấn luyện khả năng phối hợp ứng cứu của các lực lượng
- Huấn luyện kỹ năng chỉ huy, điều hành hoạt động ứng cứu
 Thời gian:   1-2 ngày, 1 lần/năm
 Đối tượng tham gia:
- Đội ứng cứu tràn dầu chuyên nghiệp
- Nhân viên vận hành cảng nhập, cảng xuất
- Ban chỉ đạo ứng phó tình huống khẩn cấp của Nhà máy, các Sở/Ban ngành liên quan của địa phương, các Nhà máy và đơn vị trong khu vực.
 Hình thức diễn tập:
- Diễn tập xử lý thông tin
- Diễn tập triển khai thiết bị ngoài hiện trường
- Diễn tập tổng thể, xử lý thông tin
 Phương án diễn tập mẫu xem ở phụ lục 6 đính kèm

5.7 Tuyên truyền

 Mục đích:
- Nâng cao ý thức về bảo vệ các hạng mục công trình Nhà máy phát điện;
- Phổ biến cho mọi người hiểu được các mối nguy hại về cháy nổ của các sản phẩm của Nhà máy và các công trình trong khu vực;
- Những phản ứng cơ bản khi phát hiện sự cố, cung cấp số điện thoại khẩn cấp và người chịu trách nhiệm để thông báo khi phát hiện sự cố.
 Thời gian:   0.5 ngày, 1-2 lần/năm
 Địa điểm: Tại cộng đồng dân cư, Nhà máy
 Đối tượng tham gia: Cộng đồng dân cư trong khu vực có các công trình của Nhà máy.
 Hình thức tuyên truyền
- Chiếu phim về tai nạn sự cố;
- Thăm quan Nhà maý và trình bày về các mối nguy hiểm.

7. Hồ sơ thực hiện công việc

Hồ sơ thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu

PHỤ LỤC 1: CÁC BIỂU MẪU
1.1. A. Mẫu báo cáo các trường hợp khẩn cấp

Các đơn vị/Nhà thầu có thể dùng các biểu mẫu riêng để thực hiện thông tin nhanh các vấn đề liên quan tình huống khẩn cấp xảy ra tại cơ sở của mình về văn phòng CĐ RESORT LTD và bảo đảm ít nhất phản ảnh ngắn gọn các nội dung như mẫu sau:

BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
-----------

Báo cáo trường hợp sự cố tràn dầu khẩn cấp

2. Nơi xảy ra sự cố:……………………………….……………....………………...

3. Thời gian xảy ra sự cố:…………………………….…………………………….

4. Điều kiện thời tiết:…………………………….....………………………………

…………………………………………………….……………………………..

…………………………………………………………………………………....

5. Mô tả vắn tắt tình hình, dự kiến hướng phát triển của THKC:………………….

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………….…………………………………………….

6. Đánh giá sơ bộ thiệt hại:…………………………………………………………

………………………………………………………….……………………….

………………………………………………………………….……………….

……………………………………………………………….………………….

……………………………………………………………….………………….

7. Các biện pháp ứng cứu đã, đang và dự kiến sẽ áp dụng:………….…………….

………………………………………………………………….……………….

………………………………………………………………….……………….

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

8. Yêu cầu trợ giúp (lực lượng, phương tiện, thời gian v.v…)……………………

…………………………………………………………………….……………

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

9. Người báo cáo:

Tên:……………………………………

Kýtên:…………………………………

Chức danh:…………………………………………………………..………… .
Công ty:………………………..Tel:…………………………..………………..

10. Thời gian gửi điện cho CĐ RESORT LTD:………………….…………………………………

11. Thời gian chuyển điện đến BCĐ THKC:………………………………………..

12. Người chuyển điện: Tên:…………………………Ký tên……………………..

13. Người nhận điện:    Tên:………………………….Ký tên:…………….…….

1.2. B. Mẫu Kiến nghị sửa đổi
Nếu phát hiện các nội dung cần phải sửa đổi hoặc bổ sung, xin điền vào mẫu sau rồi gửi cho Ban An toàn Sức khỏe Môi trường của CĐ RESORT LTD.

Trang số: ………………………. ………………………………………………………

Phần: …………………………………….……………………………………………..

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Nội dung kiến nghị bổ sung, sửa đổi:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Ngày tháng:…………………………………………………………………………….

Tên và chữ ký của người đề xuất:……………………………………...………………

Số Tel:……………………Số fax:…………………………………………………….

1.3. C. Mẫu xác nhận đã sửa đổi
Sau mỗi lần nhận được danh mục và các thông tin cần hiệu chỉnh được gửi từ CĐ RESORT, các cán bộ giữ văn bản Kế hoạch này phải thực hiện hiệu chỉnh và gửi văn bản xác.

nhận này cho Ban ATSKMT CĐ RESORT LTD

Hiệu chỉnh lần thứ:…………………………., Ngày:………….………………………

Văn bản kế hoạch ƯCKC của CĐ RESORT LTD số …………..đã được chỉnh sửa lại.

Địa điểm / Ngày:………………………………………….…………….………………

Ký tên ……………. Tên (viết in)……………………

Minh Phương Corp là Đơn vị

 Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng 

 Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh, sông lớn trên Toàn Quốc

 Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường

 Giấy phép Môi trường

 Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường

 Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

- Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

- Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

- Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

- Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

- Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

- Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

- Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE