Triển vọng làm giàu từ trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng

Triển vọng làm giàu từ trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng, Tổng vốn đầu tư khoảng: 15.000.000.000 đồng,

Ngày đăng: 16-07-2021

1,772 lượt xem

Triển vọng làm giàu từ trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu chủ đầu tư

  • Tên công ty   :  Công ty C
  • Địa chỉ           :  Thôn Làng Càng 1, Xã Hòa Bình, Huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.
  • Điện thoại     :    ….……..   ;           MST:
  • Đại diện         :                     ;           Chức vụ:  Giám Đốc
  • Ngành nghề chính: Xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, Kinh doanh bất động sản, trồng rừng, trồng cây dược liệu và sản xuất chế biến dược liệu…

I.2 Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
  • Điện thoại: (028) 3514 6426                       ;           Fax:   028 3911 8579

I.3 Mô tả sơ bộ dự án

-    Tên dự án: Trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng.

  • Địa điểm: Tại xã Hùng Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn;
  • Quỹ đất của dự án: 30 Ha thuộc đất rừng sản xuất được quy hoạch sử dụng vào việc trồng cây dược liệu chủ yếu là cây Cát Sâm và trồng rừng sản xuất và trồng các cây dược liệu khác như Dương quy, đinh lăng, chè vằng, sâm cau, giảo cổ lam, ngũ vị tử, sa nhân tím.….
  • Mục tiêu đầu tư: Trồng rừng, trồng cây dược liệu phủ xanh đất trống; bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, Khu nhà xưởng chế biến dược liệu, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên.
  • Tổng vốn đầu tư khoảng: 15.000.000.000 đồng,

Bằng Chữ: Mười lăm tỷ đồng.

  •  Trong đó vốn chủ sở hữu của Công ty C là 7,5 tỷ đồng, vốn vay thương mại 7,5 tỷ đồng;
  • Tiến độ thực hiện dự án:
  • Thời gian xây dựng: từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 1 năm 2024.
  • Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 1 năm 2024.
  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:

Công ty C trực tiếp quản lý dự án. Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

  • Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

I.4 Thời hạn đầu tư:

  • Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.5 Cơ sở pháp lý triển khai dự án

  • Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
  • Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
  • Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  • Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
  • Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.6 Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
  • Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
  • TCVN 2737-1995    : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 375-2006      : Thiết kế công trình chống động đất;
  • TCXD 45-1978        : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
  • TCVN 5760-1993    : Hệ thống chữa cháy- YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
  • TCVN 6160– 996    : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
  • TCVN 7,660-1993   : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
  • TCXD 33-1985: Cấp nước mạng lưới bên ngoài, Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984        : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCXD 27-1991        : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
  • TCVN-46-89             : Chống sét cho các công trình xây dựng;
  • EVN                           : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
  • TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984: Thoát nước- mạng lưới bên trong và ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 6772:2000    : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
  • TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

 

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1 Phân tích thị trường

II.1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2020

             Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất. Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). 

+  Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2020 như sau:

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%.
  • GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD.
  • Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

             Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%.

       GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.

II.1.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

             Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quý IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%. Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.

             GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.

             Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.

             Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).

   Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%..

II.1.3 Kết cấu dân số

             Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,... mỗi dân tộc có dân số khoảng 1 triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời.

             Cơ cấu tuổi của Việt Nam

+

Năm 2020:

 

-

0-14 tuổi

: 25.2%(12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)

-

15-64 tuổi

: 69.3%(32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)

-

65 tuổi trở lên

: 5.5%(2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)

             Dự tính lực lượng lao động trẻ vẫn có thể tăng trưởng mạnh trong 10 đến 15 năm tới kéo theo là một thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam.

II.2 Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn .

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc Việt Nam, năm 2018, Lạng Sơn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 52 về số dân, xếp thứ 51 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 47 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 790.500 người dân, GRDP đạt 30.355 tỉ Đồng (tương ứng với 1,3184 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (tương ứng với 1.668 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.

II.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí: Có vị trí 21°19'-22°27'B, 106°06'-107°21'Đ.

  • Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng
  • Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc)
  • Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang
  • Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh
  • Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn
  • Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình)và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc.

Địa hình

  • sông Kỳ Cùng và tuyến phố nằm bên sông
  • Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh.

Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.

Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200–1600 mm

Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%

Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời

Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ

Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.

Hệ thống sông ngòi

Sông Kỳ Cùng Độ dài: bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; dài 243 km; diện tích lưu vực khoảng 6660 km2, hầu hết thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, từ nơi bắt nguồn qua các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng, Tràng Định và cháy theo hướng đông nhập vào hệ thống sông Tây Giang thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây Trung Quốc. Do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược".

Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, chiều dài 52 km, diện tích lưu vực: 320 km², bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Ninh Minh,Quảng Tây (Trung Quốc) chảy vào nước ta ở xã Tam Gia huyện Lộc Bình; nhập vào sông Kỳ Cùng tại xã Khuất Xá huyện Lộc Bình. (Trong các tài liệu và Maps đang nói về con sông này có tên là Ba Thín. Thực tế tên nó là Sông Bản Thín, đặt tên chung đoạn qua thôn Bản Thín, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình).

Sông Bắc Giang, phụ lưu lớn nhất của sông Kỳ Cùng: bắt nguồn từ vùng núi xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, dài 114 km, diện tích lưu vực 2670 km², nhập vào sông Kỳ Cùng tại huyện tràng Định.

Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, dài 54 km, diện tích lưu vực 801 km², thuộc huyện Tràng Định.

Sông Thương là sông lớn thứ hai của tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, dài: 157 km, diện tích lưu vực: 6640 km²

Sông Hoá, chi lưu của sông Thương, dài: 47 km, diện tích lưu vực: 385 km²

Sông Trung, chi lưu của sông Thương, bắt nguồn từ vùng núi phía đông huyện Võ Nhai tỉnh Thái nguyên, dài: 35 km; diện tích lưu vực: 1270 km².(Cũng có tài liệu viết dòng sông này là dòng chính của sông Thương, ngược lại dòng bắt nguồn từ huyện Chi lăng là phụ lưu). Sông Trung với lưu vực chủ yếu là vùng núi đá vôi thuộc vòng cung Bắc Sơn nên nước thường xuyên trong xanh. Còn nhánh còn lại lưu vực một phần là núi đất nên khi mưa lũ dòng chảy đục có màu đỏ dài ngày hơn. Từ đây dòng sông Thương mới có bên trong bên đục khi hai dòng hợp lưu tại xã Hồ Sơn Hữu Lũng trở đi đến địa đầu tỉnh Bắc Giang.

Ngọn nguồn dòng chính sông Lục Nam bắt nguồn từ huyện Đình Lập.

Một chi lưu của sông lục Nam là sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ các xã phía nam huyện Lộc Bình.

Giao Thông: Có quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 3B, quốc lộ 31, quốc lộ 4A, quốc lộ 4B, quốc lộ 279, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, sông Kỳ Cùng đi qua.

Dân cư: Dân số 781.655 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019); có 7 dân tộc chính, trong đó dân tộc Nùng 42,97%, Tày 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông, khác: 4,61%. Dân số sống ở đô thị 20,40%; dân số sống ở nông thôn 79,60%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau với 14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Công giáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người. Còn lại các tôn giáo khác như Minh Lý đạo có sáu người, Hồi giáo có năm người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có hai người và 1 người theo đạo Cao Đài.

II.2.2 Phát triển cây dược liệu tại Lạng Sơn

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có 35 loài thuộc 27 họ thực vật quý hiếm cần được bảo tồn, 30 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc được trồng có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao. Nhiều năm qua, tỉnh đã xác định bảo tồn, phát triển cây dược liệu quý hiếm từ tiềm năng, lợi thế sẵn có là hướng đi phù hợp, nhằm hướng tới phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Do vậy, trong quá trình phát triển, tỉnh đã xác lập được các vùng phát triển dược liệu trọng tâm tại 03 huyện, đồng thời định hướng các loại dược liệu chủ lực của từng địa phương để tập trung phát triển một cách đồng bộ. Bài viết phân tích thực trạng của việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lạng Sơn, dự đoán giá trị kinh tế và đề xuất một số giải pháp để khắc phục những rào cản trong quá trình phát triển cây dược liệu, nhằm góp tiếng nói cho việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu từ tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng đất này.

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu - Bộ Y tế về đa dạng sinh học, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, thuộc 549 chi, 191 họ của 6 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 35 loài, thuộc 27 họ thực vật thuộc diện quý hiếm cần được bảo tồn, 30 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao như: Cây Cát sâm, Đương quy, Ngũ vị tử và một số loài khác...

Do đó, nhiệm vụ quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng kết hợp với trồng, khai thác dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh là hướng đi đúng và cần được đặc biệt quan tâm.

Công tác quản lý, khai thác và phát triển dược liệu dưới tán rừng những năm qua, công tác bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các loại dược liệu đã được cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Lạng Sơn quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

II.3 Thị trường cây dược liệu

II.3.1 Thị trường cây Cát sâm

Cây cát sâm có tên khoa học: Millettia speciosa Champ, thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida). Tên gọi khác là sâm nam, sâm chèo mèo, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự…. Cát là sắn, vị thuốc giống củ sắn lại có tác dụng bổ do đó có tên gọi là cát sâm.

Cát sâm là cây dây leo gỗ, có rễ củ nạc. Cành non phủ lông trắng mềm như nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7-13, thường là 11, hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 4-7cm, rộng 2-3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cụm hoa tận cùng thành chùy, có lông, dài 10-20 cm; hoa rất nhiều, màu trắng ngà; lá bắc dạng lá; đài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông; tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài, cánh cờ rộng 1,8 cm, những cánh  bên gần thẳng; bộ nhị 2 bó, bầu có lông. Quả phủ đầy lông mềm, thắt lại ở các hạt;  hạt 4-6 có vỏ khá dày, màu nâu đen. Mùa hoa từ tháng 7-9; mùa quả tháng 10-12.

II.3.1.1 Xuất khẩu cây Cát sâm

Ngành công nghiệp cây Cát sâm đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều việc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu cây Cát sâm chính trên thế giới, xuất khẩu cây Cát sâm đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn cung cây Cát sâm cho xuất khẩu và giá cây Cát sâm có tác động lớn tới thu nhập của người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những hộ gia đình trồng cây Cát sâm cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn. Do thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền nên người trồng cây Cát sâm không mặn mà với canh tác cây Cát sâm, dẫn đến sản lượng thấp và khối lượng cây Cát sâm xuất khẩu cũng thấp.

II.3.2 Thị trường cây Cát sâm xuất khẩu tại Việt Nam

Thống kê dân số Việt Nam có khoảng sáu triệu trẻ em ở độ tuổi từ 1-6 tuổi, cần dùng đến bột dinh dưỡng mà hiện nay phải nhập khẩu bột dinh dưỡng từ các nước, do nhu cầu dinh dưỡng trẻ em trong nước tăng cao, trung bình mỗi em trong 1 năm dùng khoảng 10 kg/năm bột dinh dưỡng. Như vậy, Việt nam cần phải đến 60 ngàn tấn dinh dưỡng mỗi năm, giá bột trung bình nhập 10 USD/kg, tương đương 210.000 VNĐ. Từ đầu năm 2014, các thị trường Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và nhiều nước gia tăng nhập khẩu cây Cát sâm Việt Nam. Thậm chí, giá cây Cát sâm thu mua tại vườn tăng hơn 20% mà Việt Nam vẫn không đủ hàng để xuất khẩu… Hiện tại thị trường cây Cát sâm Trung Quốc luôn sẵn sàng thu mua hơn 10-20 tấn/ngày, song Việt Nam chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu. Đây là một loại cây Cát sâm đặc sản của tỉnh Lạng Sơn, có vị dẻo, thơm đặt biệt.

Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, từ 2015 đến nay, diện tích cây Cát sâm theo đà tăng giá xuất khẩu cũng liên tục tăng, từ khoảng hơn 100 nghìn ha năm 2010 lên ổn định ở mức 25 nghìn ha từ năm 2015 trở lại đây, tổng diện tích cây Cát sâm của Việt Nam không thua kém quá nhiều, nhưng lượng cây Cát sâm xuất khẩu của Việt Nam  trong đó chủ yếu là sang Trung Quốc.

Thế nhưng nghịch cảnh là cây Cát sâm trong nước thừa, nhưng doanh nghiệp lại không thể kiếm đâu ra hàng để xuất khẩu, nguyên do chất lượng chưa đảm bảo, mặc dù giá cây Cát sâm xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, tuy nhiên hiện giá cây Cát sâm xuất khẩu sang các thị trường khác vẫn giữ ở mức khá, chấp nhận được, mặc dù tổng diện tích, sản lượng cây Cát sâm rất lớn nhưng mỗi nơi trồng một ít, chẳng theo quy trình kỹ thuật nào nên không những giá thành bị đội lên, mà chất lượng, mẫu mã rất xấu, hầu hết không đáp ứng được yêu cầu nhà nhập khẩu. Trong khi đó, yêu cầu kiểm soát chất lượng của nhà nhập khẩu rất nghiêm ngặt khiến doanh nghiệp xuất khẩu nào cũng sợ dính chuyện kiểm tra chất lượng. Việc trồng nhỏ lẻ, rải rác khắp nơi cũng khiến việc thu mua, sơ chế, bảo quản, đóng gói rất khó, chi phí quá lớn.

II.3.3 Cây Cát sâm

- Tên khoa học: Millettia speciosa Champ.

- Tên thường gọi: Cát sâm.

- Họ:  Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

- Tên gọi khác: Tài lệch, sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự, sâm chèo mèo.

- Đặc điểm sinh học: Là cây dây leo thân gỗ, có thể leo tới 5-6m. Rễ củ nạc. Cành non phủ lông mềm mịn màu trắng. Lá mọc so le, lá kép lông chim lẻ gồm 7-13 lá chét; lá chét non có nhiều lông. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành hay ở nách lá. Quả đậu dẹt, có lông mềm, có 3-5 hạt, hình gần vuông. Ra hoa tháng 6-8, quả chín tháng 9-12.

Rễ củ cát sâm hình trụ đều hay hai đầu thuôn nhỏ. Mặt ngoài mầu vàng nhạt  đến vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc và rãnh ngang. Mặt cắt ngang mầu trắng ngà, nhiều bột. Một khóm có thể thu hoạch  được 3 - 6 kg rễ củ.

- Sinh thái: Cây sinh trưởng bình thường ở hầu hết các dạng đất, cây mọc tự nhiên ở rừng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ. Lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm, nhiệt độ từ 180C-340C. Mọc tốt trên đất có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm.

- Công dụng: Bộ phận sử dụng để làm dược liệu là rễ củ. Cát sâm được gọi như là một vị thuốc bổ mát, do đó mới có tên sâm. Thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt, khát nước, nhức đầu, đau nhức xương, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay kết hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng sắc. 

II.3.4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến cây Cát sâm

1. Chuẩn bị cây giống

* Gieo hạt, tạo cây giống:

Hạt giống: Thu hái quả vào tháng 11 khi quả chín. Quả loại đậu, khi xanh quả phồng, có long mịn, màu xanh. Khi chín quả hơi dẹt, chuyển màu vàng nâu. Sau khi thu hái phơi khô (không phơi trực tiếp trên nền bê tông), khi khô quả chuyển màu đen và tự tách hạt ra. Hạt củ cát sâm giầu dinh dưỡng nên dễ bị thối hỏng. Gieo hạt tươi sau khi thu hái càng tốt. Nếu để bảo quản phải phơi hoặc sấy khô đạt độ ẩm 12%, bảo quản trong lọ thủy tinh màu tối, kín. Trong lượng 1.000 hạt trung bình: 280,7 gam.

Xử lý hạt giống qua nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 4-6 giờ, ủ hạt giống trong túi vải sạch hoặc ủ trong cát sạch. Hàng ngày rửa chua, sau 5-10 ngày hạt nứt nanh đem cấy vào bầu.

* Giâm hom, tạo cây giống:

Chọn cây cắt hom có thời gian sinh trưởng 2-3 năm, chọn cành bánh tẻ, cắt hom lấy 2-3 mắt ngủ, nhúng vào thuốc kích thích ra rễ. Sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ hiện có bán sẵn trên thị trường, cách pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên vỏ bao bì thuốc.

Pha chế thuốc kích thích ra rễ: Sử dụng α -NAA (α -Naphthalene aceticd). Cách pha chế: Dung dịch mẹ (nồng độ 1.000mg/l): Cân 1 gam α –NAA (dạng tinh thể) cho vào cốc thủy tinh, nhỏ 2-3 giọt NaOH 1N lắc đều, thêm chút nước nóng lắc đến khi tan. Dùng nước cất pha định dung 1 lít, cho vào lọ sử dụng dần. Dung dịch sử dụng để giâm hom cây (nồng độ 150 mg/l): Lấy 150 ml dung dịch mẹ pha với 1 lít nước. Sử dụng: Cắt hom theo tiêu chuẩn, buộc hom lại thành từng bó, nhúng phần gốc gom ngập 1-2 cm trong dung dịch đã pha chế, ngâm sau 15 phút thì vớt hom ra cấy vào giá thể đã chuẩn bị sẵn.

Giá thể giâm hom bằng cát mịn, sạch làm thành luống rộng 1,2m, cao 15-20cm hoặc đất tầng B đóng bầu. Che vòm cho luống hom bằng nilon kết hợp lưới đen che cắt nắng, tưới giữ ẩm thường xuyên cho hom giống, độ ẩm tốt nhất từ 60-65%. Sau 3-4 tuần hom bắt đầu ra rễ.

* Chăm sóc cây giống (cây gieo hạt và cây hom):

- Tưới nước: Tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây giống. Cây trước khi xuất vườn 15-30 ngày, hạn chế tưới nước, chỉ tưới đủ ẩm, 3-4 lần/tuần.

- Làm cỏ, bón phân: Làm cỏ mặt luống định kỳ 1 lần/tháng. Bón thúc cây bằng phân bón NPK đầu trâu (30:10:10). Sau khi cấy cây 15-20 ngày tiến hành bón thúc lần đầu (bón nhử); lượng bón 0,1 kg/10.000 cây. Định kỳ bón thúc 3 tuần/lần. Lượng bón tăng dần lên 0,3 kg/10.000 cây; dừng bón thúc đến trước thời điểm xuất cây 1 tháng.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại: Hiện chưa phát hiện được loài sâu bệnh hại chính nào trên cây cát sâm. Tuy nhiên tại vườn ươm nên định kỳ phun phòng bệnh 1 lần/tháng. Sử dụng thuốc Tilt Super 300EC (thuốc trừ nấm bệnh phỏ rộng); nồng độ, liều lượng như hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

- Đảo bầu phân loại cây: Khi cây được 3-4 tháng tuổi; bộ rễ vượt qua khỏi đáy bầu thì tiến hành đảo bầu. Đảo bầu được bố trí thực hiện vào những ngày râm mát. Khi đảo bầu kết hợp phân loại cây con ra từng khu vực để tiện cho việc chăm sóc. Phân loại cây con trước khi xuất vườn làm 3 loại:

          + Cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

          + Cây gần đạt tiêu chuẩn: Số cây này có thể chăm sóc tiếp trong thời gian ngắn là có thể xuất vườn.

          + Cây loại nhỏ: Tiếp tục chăm sóc để trồng cuối vụ hoặc trồng dặm. Cây chất lượng kém thì loại bỏ.

Đảo bầu phân loại xong phải tưới đẫm nước và che chắn bằng lưới che râm 2-3 ngày tiếp tục chăm sóc tưới nước đủ ẩm.

* Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Tuổi cây 4-6 tháng; Chiều cao cây: 25-35cm;  Đường kính cổ rễ: 0,25-0,3cm; Cây không bị sâu bệnh; Cây không bị cụt ngọn;  Cây không bị vỡ bầu.

2. Làm đất, bón phân

* Chọn đất trồng: Chọn đất đồi rừng, vườn rừng có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm. Độ dốc dưới 15 độ, độ cao dưới 700m so với mực nước biển, lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm, nhiệt độ từ 180C-350C.

- Làm đất, bón phân lót: 

+ Làm đất toàn diện, lên luống. Luống rộng 1,2-1,5 m, rãnh luống rộng 60-70cm, tạo hố trên luống, kích thước 25 x 25 x 25cm. Làm đất cục bộ: Dọn sạch vườn đồi, vận chuyển cỏ rác ra khỏi khu trồng. Cuốc hố theo hàng, kích thước 40 x 40 x 40cm.

+ Bón lót và lấp hố: Bón lót 3-5kg phân chuồng hoai mục và 0,2kg phân NPK + 0,5kg phân vi sinh/hố. Việc bón phân lót được kết hợp với khi lấp hố và phải hoàn thành trước khi trồng từ 8-10 ngày. Lấp hố bằng đất mặt không lẫn đá, được nhặt sạch cỏ, rễ cây và đập nhỏ.

Cách bón và lấp hố: Dùng cuốc cào lớp mặt lấp đầy 1/2 chiều sâu của hố, sau đó bỏ phân theo lượng quy định xuống hố, tiếp tục lấp đất màu đến 2/3 chiều sâu của hố rồi trộn đều với phân trong hố. Cuối cùng lấp đất đầy hố, vun thành hình mu rùa cao hơn miệng hố 5cm.

II.3.5 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

  • Trồng cây

- Thời vụ trồng:  Có 2 vụ trồng cây trong năm; vụ Xuân - Hè là vụ chính: từ tháng 2 đến tháng 5. Vụ Thu là vụ trồng phụ: từ tháng 8 đến tháng 9.

-  Mật độ: 5.000-6.000 cây/ha; tương đương với khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây như sau: Mật độ 5.000 cây/ha (2,0m x 1m), Mật độ 6.000 cây/ha (1,5m x 1,1m).

- Kỹ thuật trồng: Cây giống đạt tiêu chuẩn được vận chuyển khỏi vườn ươm đi trồng, bảo quản tránh cây bị đứt rễ, gẫy thân, ngọn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây sau khi trồng.

+ Tiến hành trồng cây khi đất trong hố đủ ẩm. Nên chọn những ngày sau mưa, trời râm mát hoặc nắng nhẹ để trồng cây. Dùng cuốc hay bay moi một hốc ở giữa  hố đã lấp, sâu hơn bầu cây từ 2-3 cm, xé vỏ bầu, đưa bầu cây đặt  ngay ngắn xuống giữa hố đã moi, gạt đất lấp 1/2 chiều cao bầu, dùng tay kéo nhẹ vỏ bầu lên sau đó vun đất lấp kín cổ rễ và ấn chặt xung quanh bầu cây.

- Trồng dặm: Sau khi trồng cây từ 8-10 ngày phải tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành trồng dặm. Cây con trồng dặm phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như trồng chính. Việc trồng dặm phải tiến hành làm 2-3 đợt nhưng không kéo dài quá một tháng, đảm bảo tỷ lệ sống đạt trên 90%.

3.2. Chăm sóc

- Phủ thảm mục hoặc rơm rạ lên kín miệng hố để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Khi cây đã vươn cao, cắm cây hoặc làm giàn giá đỡ cây, cho cây leo. 

- Thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng.

- Chăm sóc 2 năm liền, mỗi năm 2 lần. Bón thúc lần 1 vào thời điểm trước ra hoa (tháng 4-6), lần 2 bón sau khi thu quả (tháng 11-12). Bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc rộng 0,8-1,0m. Mỗi lần bón thúc 0,2 kg phân NPK Lâm Thao (5;10;3) và 1,0 kg phân vi sinh hoặc bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục tùy theo điều kiện nông hộ, mức bón 3-5 kg/cây.

II.3.6 Thu hoạch và chế biến

 Thu hoạch:

- Sau khi trồng 3 năm có thể tiến hành thu hoạch, tuy nhiên thu hoạch tốt nhất sau khi trồng 5-7 năm.

- Thời gian thu hoạch: Vào tháng 11-12 (sau vụ quả), khi thu hoạch, cắt bỏ lá, đào củ tránh làm đứt hoặc phạm vào củ. Củ đào xong rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi 1 - 2 ngày cho củ hơi héo. Phân loại củ để tiện bảo quản, chế biến. Nếu để bảo quản thì phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm 12-15%.

Chế biến:

Hiện nay chế biến dược liệu nói chung, Cát sâm nói riêng đều được rửa sạch bằng nước ozon và cho vào sấy ngay, không xông diêm sinh. Cách chế biến này giúp dược liệu khô cứng, giữ được màu sắc tự nhiên.

- Cách dùng: Có thể dùng củ tươi hoặc khô.

+  Chữa đau lưng, đau xương, thấp khớp: Ngày dùng 60-80 gam khô dưới dạng sắc nước uống.

+ Bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh: Hầm với gà hoặc chân giò: dùng 20-40 gam khô/ngày.

+ Ngâm rượu: 1kg tươi ngâm với 5 lít rượu 30-35 độ, sau 3 tháng có thể sử dụng, hương vị rượu rất thơm ngon.

+ Đơn thuốc trong y học cổ truyền dùng cho người ho kéo dài, yếu: Cát sâm 12g, mạch môn 12g, thiên môn 8g, vỏ rễ dâu 8g, nước 500ml, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

+ Đơn thuốc chữa sốt: Cát sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo 4g, nước 400ml, sắc còn 200g chia 3 lần uống trong ngày.

II.3.7 Bảo quản và vận chuyển

- Bảo quản Cát sâm khô trong túi polyetylen ngoài có bao tải, hoặc bảo quản kín trong chum vại. Cát sâm rất dễ bị mốc mọt, cần kiểm tra thường xuyên để xử lý. Bao tải ngoài ghi đầy đủ thông tin sản xuất gồm mã số lô sản xuất, hộ sản xuất, đơn vị sản xuất, ngày đóng gói, khối lượng...

- Bảo quản trong kho khô, thoáng, có kệ kê bao cách nền và tường, theo hàng cho thuận tiện kiểm tra định kỳ đánh giá độ ẩm, mốc mọt...

- Vận chuyển trong xe tải kín, tránh mưa nắng làm hỏng dược liệu.

Hình thái:

+ Dây leo gỗ, leo bằng thân quấn, có rễ củ trạc. Cành non phủ lông trắng mềm như nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7 - 13 cái, mọc đối hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 4 - 7cm, rộng 2 - 3cm, gốc tròn đầu nhọn, gân phụ hình mạng lưới.

 

 + Cụm hoa mọc ở đầu cành, thành chuỳ dài 10 – 20cm, cuống có lông. Lá bắc dạng lá kèm. Hoa màu trắng ngà, đài có răng hình tam giác, mặt ngoài có lông, tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài. Bộ nhị 2 bó, bầu có lông.

+ Quả đậu, thắt lại giữa các hạt, có lông dày mềm. Hạt 4 – 6, có vỏ dày, màu đen.

  

Phân bố

Việt Nam: Rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du, chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra. Nghệ An (Kỳ Sơn, Anh Sơn), Thanh Hoá (Cẩm Thuỷ, Bá Thước), Ninh Bình (Đồng Giao, Nho Quan), Hà Nam, Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Lao Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên. 

Thế giới: Lào, Trung Quốc.

 

 3.    Đặc điểm sinh học

Cây ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Thường  leo trùm lên những cây bụi và cây gỗ nhỏ ở ven rừng, rừng thứ sinh, nhất là rừng núi đá vôi, độ cao dưới 1.000m. Sinh trưởng mạnh trong mùa xuân, hè. Ra hoa tháng 4 – 5, quả già tháng 9 – 10. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và tái sinh chồi sau khi bị chặt.

4. Bộ phận dùng và công dụng

+ Bộ phận dùng: Rễ củ, phơi hay sấy khô.

 + Thành phần hoá học: Rễ củ chứa tinh bột và al caloid.

+ Công dụng: Cát sâm được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền làm thuốc bổ, chữa ho, sốt, bí tiểu tiện… với liều lượng 10 – 20g, dưới dạng thuốc sắc uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

 + Có thể gây trồng được bằng hạt.

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1  Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

         Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm. Trồng rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng. Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác kiệt quệ. Vì vậy, để đảm bảo được nguồn tài nguyên này và phòng tránh những hệ lụy về sau thì chính phủ đang kêu gọi toàn dân trồng rừng.

         Những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực bảo vệ hàng ngàn diện tích rừng hiện có, nhà nước đang nỗ lực phủ xanh đất trống đồi trọc bằng hàng trăm hecta rừng trồng.

         Huyện Tràng Định trong tương lai với cơ chế có nhiều chính sách ưu đãi phát triền nguồn dược liệu quý là nơi có nhiều đất rừng hiện nay còn để trống chưa được quan tâm bằng các chính sách khuyến khích người dân trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc với tiềm năng phát triển cây Cát sâm dưới tán rừng, do địa bàn dự án nằm ở vùng đang còn hoang sơ. Dựa trên các cơ sở phân tích về điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên chung của khu vực cũng như trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan. Việc đầu tư dự án Trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng tại xã Hùng Việt, huyện Tràng Định có tính khả thi cao bởi các yếu tố sau:

         Thực hiện chiến lược phát triển hình thành khu rừng trồng kết hợp cây Cát sâm trong sự hoang sơ của môi trường tự nhiên, tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung. Thống nhất quản lý về quy hoạch và xây dựng, Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án, thì vị thế cũng như uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, có vị trí vững mạnh trong lĩnh vực cây Cát sâm, kết hợp dịch vụ du lịch dã ngoại. Thực hiện chiến lược phát triển Trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng, chủ đầu tư đã hợp tác với hiệp hội Nam dược để quản lý và điều hành dự án Trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng do vậy chắc chắn sẽ mang lại hiệu kinh tế cao. Ngoài ra chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của địa phương đặc biệt là cây Cát sâm, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng, Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND huyện Tràng Định cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương. Đầu tư xây dựng dự án Trồng rừng và cây Cát Sâm dưới tán rừng, sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quỹ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung.

   Thực hiện chiến lược phát triển dự án, chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện và tỉnh Lạng Sơn đặc biệt là trồng rừng và trồng cây Cát sâm kết hợp.

        Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu du lịch, công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư, dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND tỉnh Lạng Sơn cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch, dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung.

         Khu du lịch có tính khả thi bởi các yếu tố sau:

       - Thực hiện chiến lược phát triển, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển cây Cát sâm của tỉnh Lạng Sơn đưa ra. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Xem thêm THUYẾT MINH BÁO CÁO NCKT DỰ ÁN KHU NHÀ Ở PHƯỜNG BÌNH TRƯNG ĐÔNG, TP. THỦ ĐỨC

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com