Mẫu báo cáo thuyết minh dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch sinh thái tỉnh Gia lai
MỤC LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2030
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
II. CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các căn cứ pháp lý
2. Các căn cứ khác
PHẦN I PHÂN TÍCH, ÐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI
I. ÐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI
1. Lược sử hình thành và tổ chức hành chính tỉnh Gia Lai
2. Ðiều kiện tự nhiên
3. Các nguồn tài nguyên
4. Dân số-Lao động
5. Ðặc điểm về văn hóa
6. Cấu trúc thành phần kinh tế
7. Hiện trạng sử dụng đất
8. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
9. Chất lượng môi trường
II. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
III. ÐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG LÃNH THO VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH TỈNH GIA LAI
1. Những lợi thế
2. Những hạn chế
IV. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIA LAI TRONG THỜI GIAN QUA
1. Bối cảnh phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong thời gian qua (2011-2015)
2. Thực trạng khách du lịch
3. Thực trạng hoạt động lữ hành
4. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú
5. Thực trạng các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch khác
6. Thực trạng tổng thu du lịch và tổng giá trị GRDP du lịch
7. Thực trạng lao động ngành du lịch
8. Ðầu tư du lịch
9. Thực trạng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
10. Liên kết du lịch Gia Lai với các địa phương trong nước
11. Chính sách phát triển du lịch
12. Tóm tắt thành tựu và hạn chế của thực trạng phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong thời gian qua
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC ÐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI TRONG THỜI GIAN QUA
1. Thuận lợi
2. Khó khăn, thách thức
PHẦN II ÐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI ÐEN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. DỰ BÁO TÁC ÐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TE, TRONG NƯỚC ÐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI TRONG THỜI GIAN ĐẾN
1. Những cơ hội, thuận lợi
2. Những khó khăn, thách thức
II. QUAN ÐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm chỉ đạo
2. Mục tiêu phát triển
III. DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1. Luận chứng
2. Các chỉ tiêu dự báo cụ thể
IV. ÐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Các điểm du lịch
2. Trung tâm du lịch
3. Các cụm du lịch
4. Hệ thống các tuyến du lịch
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU
1. Ðịnh hướng thị trường du lịch
2. Ðịnh hướng phát triển sản phẩm du lịch
3. Ðịnh hướng công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch
4. Ðịnh hướng phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch
5. Ðịnh hướng về hợp tác, liên kết trong nước, khu vực và quốc tế
6. Ðịnh hướng đầu tư phát triển du lịch
VI. CÁC DỰ ÁN DU LỊCH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2030
1. Các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 và những năm tiếp theo
2. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2020-2030
3. Nhóm dự án khác
PHẦN III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI GIAI ÐOẠN ĐẾN NĂM 2030
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch
3. Giải pháp về nguồn vốn
4. Giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch, phát triển thị trường
5. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
6. Ðẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch
7. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường
8. Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
2. Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch của tỉnh
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
4. Sở Kế hoạch và Ðầu tư
5. Sở Tài chính
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
7. Sở Xây dựng
8. Sở Giao thông Vận tải
9. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
10. Sở Thông tin và Truyền thông
11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
12. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
13. UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIEN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
3. BẢN ÐỒ
3.1. Vị trí du lịch gia lai trong tuyến điểm du lịch việt nam
3.2. Bản đồ thực trạng phân bổ tài nguyên du lịch
3.3. Bản đồ tuyến điểm du lịch
3.4. Bản đồ phân bổ mạng lưới cơ sở dịch vụ du lịch
3.5. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch
PHẦN MỞ ĐẦU SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Trong thời đại toàn cầu hóa, du lịch đang trở thành phương tiện hữu hiệu để kết nối các dân tộc, quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong vòng ba thập kỷ qua, du lịch thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành kinh tế khác và được xem là động lực quan trọng giúp các quốc gia đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. Tại nước ta, du lịch đã được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đã có những bước phát triển nhanh, ổn định.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; du lịch góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu tại chỗ, tác động tích cực với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ; du lịch góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau trong đó có cộng đồng dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh; thúc đẩy bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước; du lịch góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng đối với công tác gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Tỉnh Gia Lai là một địa phương có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển của khu vực Tây Nguyên và đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hùng vĩ, nhiều di tích văn hóa-lịch sử tiêu biểu, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo trong đời sống đương đại...Tuy nhiên, trong những năm qua ngành du lịch Gia Lai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc phục. Để du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Gia Lai thì việc xây dựng Quy hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu và dự báo các khả năng, định hướng, giải pháp phát triển của ngành là vô cùng cần thiết.
II.CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH
1.Các căn cứ pháp lý
Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005;
Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2009;
Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014;
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014;
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch Việt Nam;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch;
Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV (Nhiệm kỳ 2015-2020);
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai thời kỳ 1998-2010;
2. Các căn cứ khác
III. MỤC TIÊU, QUAN ÐIỂM, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, PH M VI VÀ GIỚI HẠM LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH
1. Mục tiêu
Lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm định hướng đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch và định hướng các cơ chế chính sách quản lý du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và tình hình phát triển du lịch của đất nước, khu vực và thế giới trong giai đoạn mới.
Lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” để làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư, các kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn mới.
2. Quan điểm lập quy hoạch
Quy hoạch du lịch của tỉnh đảm bảo tính đồng bộ của quy hoạch ngành-lĩnh vực chung của cả tỉnh.
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có sự vận dụng khoa học và thực tiễn về phát triển du lịch, có sự kế thừa và rút kinh nghiệm của giai đoạn “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Gia Lai giai đoạn 1998-2010”.
3. Nhiệm vụ
Kiểm kê, đánh giá về tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai.
Nghiên cứu đánh giá thị trường du lịch, dự báo khả năng phát triển thị trường
du lịch của tỉnh trong giai đoạn mới.
Nghiên cứu đề xuất các định hướng phát triển du lịch, tổ chức không gian lãnh thổ du lịch, các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch của tỉnh trong giai đoạn mới.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, các dự án ưu tiên phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn mới.
4. Phương pháp
Các phương pháp thực hiện quy hoạch:
Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: Trên cơ sở thu thập thông tin điều tra của 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, tiến hành khảo sát về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn trên địa bàn tỉnh để có cơ sở đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh.
Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập thông tin, dữ liệu từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê tỉnh, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch… để đánh giá tình hình chung của tỉnh và du lịch nói riêng, những ảnh hưởng, tác động liên quan đến du lịch như tình hình kinh tế-xã hội, chính trị của tỉnh và của cả nước có liên quan đến công tác quy hoạch du lịch.
Phương pháp dự báo, chuyên gia: Áp dụng các phương pháp tính toán khoa học đang được vận dụng hiện nay về tính toán, dự báo lượng khách, xu hướng và nhu cầu trong tương lai để xây dựng quy hoạch du lịch phù hợp và đảm bảo tính khả thi. Có sự tham gia tư vấn của một số chuyên gia trong nước về lĩnh vực du lịch trong các bước xây dựng quy hoạch.
Phương pháp bản đồ: Khảo sát thực địa là cơ sở để xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch. Sử dụng phương pháp bản đồ để mô phỏng những nội dung và ý tưởng quy hoạch.
5. Phạm vi
“Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với quy mô trong tỉnh, chú trọng những vùng có tiềm năng, thế mạnh về du lịch để xây dựng điểm nhấn thu hút du lịch của tỉnh. Quy hoạch được áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh từ thành phố đến huyện, thị xã và phường xã liên quan. Quy hoạch này còn ảnh hưởng đa ngành, theo mức độ liên quan, một số ngành, lĩnh vực khác có liên quan sẽ tham gia vào triển khai nội dung quy hoạch.
6. Giới hạn
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có giới hạn thời gian thực hiện cụ thể, giới hạn về khu vực (cụm) phát triển, đảm bảo lộ trình hợp lý để triển khai việc thực hiện quy hoạch.
BẢN ÐỒ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI
Vị trí du lịch gia lai trong tuyến điểm du lịch việt nam
3. Bản đồ thực trạng phân bổ tài nguyên du lịch
Thuyết minh dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch tỉnh Gia Lai
4. Bản đồ tuyến điểm du lịch
Gửi bình luận của bạn