Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy thủy điện

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy thủy điện. Các thủ tục xin trình các Cấp giấy phép môi trường của nhà máy thủy điện. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho Nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.

Ngày đăng: 19-10-2022

907 lượt xem

Tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường của nhà máy thủy điện

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................I
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................
CHƯƠNG I.................................................................................................................1
1.1. Chủ dự án đầu tư...................................................................................................1
1.2. Dự án đầu tư.........................................................................................................1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:..................................2
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư ................................................................................2
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.................................................................2
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư ................................................................................5
1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................5
1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện nước.....................................................................................................................5
1.4.2. Nhu cầu điện......................................................................................................5
1.4.3. Nhu cầu nước.....................................................................................................5
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư......................................................6
CHƯƠNG II................................................................................................................8
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường ...............................................................................8
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải môi trường.......................8
CHƯƠNG III...............................................................................................................9
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.......................9
3.1.1. Hệ thống thu gom thoát nước mưa.....................................................................9
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải.................................................................................11
3.1.3. Hệ thống xử lý nước thải..................................................................................15
3.2. Công trình, thiết bị xử lý bụi và khí thải..............................................................18
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..........................19
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.......................................20
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung..............................................22
3.7. Công trình duy trì dòng chảy tối thiểu.................................................................27
3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.............................................................................................27
CHƯƠNG IV ............................................................................................................28
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................................28
4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải ...............................................................................28
4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa......................................................................28
4.1.3. Dòng nước thải............................................................................................28 
4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải....................29
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.........................................................29
4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn........................................................30
4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại .............................................................................................................................30
4.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất............................................................................................30
CHƯƠNG V..............................................................................................................31
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án...................31
5.1.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án................31
5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải............................................................................................................31
5.2. Chương trình giám sát môi trường ......................................................................32
5.2.1. Chương trình giám sát môi trường định kỳ.......................................................32
5.2.2. Chương trình giám sát môi trường tự động liên tục..........................................33
5.2.3. Chương trình giám sát môi trường khác...........................................................33
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.............................................34
CHƯƠNG VI ............................................................................................................36
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................38
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................39

Giấy phép môi trường cho nhà máy thủy điện gồm những gì?

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt...............................................................5
Bảng 2. Lưu lượng phát điện thủy điện Thượng Đăk Psi - HC.....................................6
Bảng 3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy ................................................6
Bảng 4. Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty .................................7
Bảng 5. Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy thủy điện...........10
Bảng 6. Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt.....................13
Bảng 7. Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất...................................14
Bảng 8. Nhu cầu sử dụng hóa chất trong giai đoạn vận hành .....................................16
Bảng 9. Thông số các hạng mục xử lý nước thải sinh hoạt.........................................16
Bảng 10. Thông số, kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải sản xuất...........................18
Bảng 11. Thông số thiết bị, máy móc.........................................................................18
Bảng 12. Dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành...21
Bảng 13. Sự cố phát sinh và biện pháp giảm thiểu, ứng phó trong quá trình vận hành bể tự hoại............................................................................................................................26
Bảng 14. Sự cố phát sinh và biện pháp giảm thiểu, ứng phó trong quá trình vận hành bể xử lý nước thải sản xuất....................................................................................................26
Bảng 15. Bảng giới hạn thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải ...............29
Bảng 16. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm các công trình xử lý nước thải tại Dự án thủy điện C............................................................................31
Bảng 17. Kế hoạch đo đạc lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý các công trình xử lý nước thải tại Dự án thủy điện ............................................................31
Bảng 18. Chương trình giám sát môi trường định kỳ tại Dự án Thủy điện .....................................................................................................................33
Bảng 19. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm ....................................34
 
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ quy trình vận hành sản xuất Dự án Thủy điện .............3
Hình 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất của công ty........................................7
Hình 3. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy thủy điện.........................9
Hình 4. Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại nhà máy..............................10
Hình 5. Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của nhà máy thủy điện.................11
Hình 6. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt........................................12
Hình 7. Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tại nhà máy................13
Hình 8. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất .........................................14
Hình 9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất........................................................17
Hình 10. Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại nhà máy..............................18
Hình 11. Sơ đồ xử lý chất thải rắn của nhà máy.........................................................19
Hình 12. Bản vẽ bãi chôn lấp của nhà máy ................................................................20
Hình 13. Hình ảnh kho chứa và thùng chất thải của nhà máy.....................................22
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Chủ dự án đầu tư
Công ty Cổ phần 
- Địa chỉ văn phòng: Tỉnh Kon Tum, Việt nam.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
Đại diện (Ông): 
Điện thoại: 
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 
1.2. Dự án đầu tư
- Tên Dự án: Dự án Thủy điện Thượng Đăk.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tỉnh Kon Tum.
- Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
- Dự án được Sở Công thương tỉnh Kon Tum thẩm định thiết kế kỹ thuật tại Văn bản số 
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Thủy điện Thượng Đăk  hiện nay đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 với tổng số vốn là 346.696.655.701 đồng VNĐ. Vậy nên theo Luật đầu tư công được quốc hội thông qua số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019, dự án thuộc điều 09 khoản 02 và được tiêu chí phân loại dự án nhóm B.
Dự án Thủy điện Thượng Đăk , có tổng công suất lắp máy là 9MW, gồm 02 công trình:
Đến nay, Chủ đầu tư đã hoàn thành xây dựng Công trình thủy điện Thượng Đăk – HC chuẩn bị đưa vào phát điện; Công trình thủy điện Thượng Đăk Psi – HP đang trong quá trình xây dựng, dự kiến đến tháng 9/2022 sẽ hoàn thành, đưa vào phát điện. Vì vậy, phạm vi Báo cáo này xin đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Công trình thủy điện Thượng Đăk  – HC.
Chủ dự án: Công ty Cổ phần 
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Thủy điện Thượng ĐĂk  – Nhà máy thủy điện hồ chính (6,6 MW)
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư
Công trình thủy điện Thượng Đăk  – HC là công trình công nghiệp cấp III, có công suất lắp máy là 6,6 MW (2 tổ máy), lượng điện trung bình năm hòa vào lưới điện quốc gia E0 = 24,95 triệu KWh.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
1.3.2.1. Phương thức khai thác, sử dụng nước
Công trình Công trình thủy điện Thượng Đăk  – HC là dạng thủy điện đường dẫn, có đập chắn ngang dòng sông Đăk Pu Chiang lấy nước phát điện và chuyển nước sang sông Đăk Psi gây gián đoạn 5,2km dòng sông Đăk Pu Chiang phía sau đập đến điểm nhập lưu với sông Đăk. Tuyến đập chính của Công trình được xây dựng trên dòng chính sông Đăk Pu Chiang tạo thành hồ chứa có dung tích toàn bộ 0,117 triệu m3, dung tích hữu ích 0,062 triệu m3. Nước từ hồ chứa được lấy qua cống lấy nước có kích thước BxH=1,8x2,0m đặt ở bờ phải đập dâng. Từ đó nước được dẫn qua kênh chính số 1 dài 151,5m đến tường tràn đặt trên suối Đăk Rôy. Tường tràn nằm chặn ngang dòng suối Đăk Rôy, nằm cách đoạn nhập lưu của suối Đăk Rôy với sông Đăk Pu Chiang khoảng 100m, tường tràn có nhiệm vụ thoát nước lũ tại khe tụ thủy trên suối Đăk Rôy, đồng thời là công trình chuyển tiếp giữa kênh dẫn nước 1 và kênh dẫn nước 2 và có nhiệm vụ dẫn nước xả sau phát điện của Công trình Thủy điện Thượng Đăk  - Nhà máy thủy điện hồ phụ vào tuyến năng lượng bổ sung nước cho nhà máy thủy điện.
Từ đây, ngoài lượng nước từ đập chính còn có nước từ dòng chính suối Đăk Rôy và lượng nước sau phát điện của nhà máy thủy điện Thượng Đăk  – hồ phụ được lấy vào kênh dẫn nước của nhà máy hồ chính. Nước được lấy vào kênh dẫn nước số 2 có chiều dài 357,6m dẫn tới đường hầm dẫn nước dài 796,3m vào tháp điều áp. Sau đó nước theo đường ống áp lực dài 390,5m về nhà máy thủy điện đặt bên bờ trái sông Đăk  để phát điện với công suất 6,6 MW (02 tổ máy), nước sau phát điện được xả vào sông Đăk.
Sơ đồ minh họa quy trình vận hành sản xuất:
Sơ đồ quy trình vận hành thủy điện
- Phát sinh CTNH, chất thải sinh hoạt;
- Phát sinh tiếng ồn, độ rung, điện và từ trường; - Sự cố cháy nổ;
- Tai nạn lao động.
- Điện, từ trường;
- Sự cố cháy nổ, tràn dầu;
- Đứt dây điện và đổ cột.
1.3.2.2. Chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình theo các thời kỳ trong năm
a. Vận hành trong mùa lũ
Quy định thời kỳ vận hành trong mùa lũ từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm. Cao trình mực nước trước lũ của hồ chứa thời kỳ mùa lũ không vượt quá cao trình MNDBT. Duy trì mực nước hồ ở cao trình MNDBT bằng chế độ xả nước qua tổ máy phát điện, qua đập tràn, đảm bảo công suất hoạt động của nhà máy. Trong mọi trường hợp vận hành từ thời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc vận hành hồ chứa được tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng nước xả qua tổ máy phát điện, đập tràn và cống xả không được lớn hơn lưu lượng tự nhiên vào hồ.
Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình MNDBT. Tùy theo điều kiện thực tế công trình, hạ lưu và dự báo lưu lượng vào hồ, mực nước hồ chứa, tiến hành đóng dần các cửa van đập tràn theo trình tự ngược với trình tự mở cả về thứ tự cửa van và thứ tự độ mở.
b. Vận hành trong mùa kiệt
Quy định thời kỳ vận hành trong mùa kiệt từ 1 tháng 12 đến 30 tháng 6 năm sau. Đảm bảo phát điện và duy trì dòng chảy tối thiểu xả về hạ lưu. Tích nước trong các giờ thấp điểm để phát điện trong các giờ cao điểm.
- Khi mực nước hồ ở cao trình MNDBT:
+ Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn lưu lượng thiết kế nhà máy, phát bằng lưu lượng lớn nhất có thể qua Tuabin. Lưu lượng còn lại sau khi phát điện phải xả qua đập tràn;
+ Nếu lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin và nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng thiết kế nhà máy, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng đến, lưu lượng thiếu được lấy từ phần dung tích hữu ích của hồ chứa;
+ Nếu lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, lưu lượng thiếu được lấy từ phần dung tích hữu ích của hồ chứa.
- Khi mực nước hồ nằm trong khoảng cao trình từ MNC đến dưới MNDBT:
+ Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn lưu lượng thiết kế nhà máy, theo thực tế dự báo lưu lượng nước vào hồ để tận dụng tối đa lưu lượng nước đến hồ để tăng khả năng phát điện, giảm xả thừa;
+ Nếu lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin và nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng thiết kế nhà máy, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, lưu lượng còn lại được tích vào hồ chứa;
+ Nếu lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, tuỳ theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, lưu lượng thiếu được lấy từ phần dung tích hữu ích của hồ chứa.
- Khi mực nước hồ đang ở MNC:
+ Nếu lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, lưu lượng còn lại được tích vào hồ chứa;
+ Nếu lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường Tuabin, nhà máy ngừng phát điện. Lưu lượng đến được tích vào hồ chứa.
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm đầu ra của nhà máy điện là điện năng với tổng công suất 6,6 MW và sản lượng trung bình năm khoảng 24,95 triệu kWh. Nguồn điện này sẽ được đấu nối vào lưới điện quốc gia để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân trong và ngoài khu vực.
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện nước
Đối với nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng.
Nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện là nguồn nước từ hồ chứa thủy điện, biến thủy năng thành điện năng trước khi hoàn trả lại nước vào sông Đăk Psi sau nhà máy.
Ngoài ra, cũng sử sụng các loại dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn,... để phục vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy.
1.4.2. Nhu cầu điện
Điện năng sử dụng của dự án khoảng 10 kWh được dùng cho hoạt động của cán bộ công nhân trong nhà máy.
1.4.3. Nhu cầu nước
* Nhu cầu nước sinh hoạt:
Số lượng công nhân viên hiện tại là 18 người. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt như sau:
Bảng 1. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt
Bảng 2. Lưu lượng phát điện thủy điện Thượng Đăk Psi - HC
* Nhu cầu sử dụng nước cho PCCC
Lượng nước dự trữ cho hoạt động này ít nhất 324 m3, được tính cho 2 đám cháy trong 3 giờ liên tục với lưu lượng 15 lít/giây/đám.
Qcc = 15 lít/giây/đám cháy x 3 giờ x 2 đám cháy x 3.600 giây/1.000 = 324 m3.
Bảng 3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty như sau:
Hình 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất của công ty
Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4. Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi
Một năm công ty làm việc 300 ngày mỗi ngày làm việc 3ca/ngày, mỗi ca làm việc 8h. Ngày nghỉ làm việc là các ngày chủ nhật, các ngày lễ, nghỉ tết theo quy định của Nhà nước. Các quy định khác về chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, thai sản, ốm đau, hiếu hỉ…) sẽ được công ty thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với Luật lao động do Nhà nước ban hành.
Công ty bố trí khu vực nhà ăn cho toàn bộ công nhân viên, 1 khu nhà ký túc xá cho chuyên gia và công nhân xa nhà lưu trú.
CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án đầu tư phù hợp với các văn bản pháp lý sau về quy hoạch bảo vệ môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH 14 ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022;
- Phù hợp với quy định về Phân vùng môi trường được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể: Tuân theo Điều 22, Điều 23, Điều 25, Mục 1, Chương III của Nghị định;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/1/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết tiến hành một số điều của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/1/2017;
- Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 16/08/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 4646/QĐ-BCT ngày 07/12/2018 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt bổ sung Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum;
- Quyết định số 696/QĐ-UBND ngày 09/7/2019 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Thượng Đăk Psi của Công ty Cổ phần thủy điện Minh Phát;
- Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 02/01/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Thượng Đăk Psi của Công ty Cổ phần thủy điện Minh Phát;
- Quyết định số 1664/QĐ-BCT ngày 24/6/2020 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Dự án thủy điện Thượng Đăk Psi trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
- Quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Thượng Đăk Psi.
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải môi trường
Nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1. Hệ thống thu gom thoát nước mưa
Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa tại nhà máy được thể hiện tại hình sau:
Nước mưa trên mái Nước mưa chảy tràn
Hình 3. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy thủy điện
Tư vấn giấy phép môi trường
Hiện nay, dự án đã hoàn thành xây dựng hệ thống thoát nước mưa xung quanh nhà máy hồ chính:
- Nước mưa từ mái nhà được thu gom bằng hệ thống máng tôn (kích thước: 200x300cm, dài L=71,1m dọc theo chiều dài nhà máy) và dẫn xuống bằng các ống PVC-D90 cao H=11,01m, được bố trí xung quanh nhà máy chảy vào rãnh thoát nước xây dựng ngoài nhà máy.
- Nước mưa chảy tràn được thu theo đường mương thu nước hình thang được xây dựng xung quanh nhà máy, kết cấu bê tông cốt thép với kích thước LxBxH=50,60,7x0,85m. Mương được bố trí các song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1 cm cuốn theo nước mưa. Toàn bộ nước mưa sau khi thu theo mương thoát nước quanh nhà máy được dẫn về 02 hố thu lắng kích thước 1,5x1,0x1,5m. Tại đây, các loại đất cát, bụi bẩn cuốn theo nước mưa được lắng xuống đáy hố thu. Nạo vét định kỳ hố lắng trước mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài, ngoài ra hàng năm tiến hành khơi thông nạo vét hệ thống rãnh thoát nước bề mặt.
Nước mưa sau đó được dẫn theo đường ống thoát nước PVC D140 chiều dài khoảng 14m chảy ra nguồn tiếp nhận là sông Đăk qua 01 điểm xả.
Bảng 5. Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy thủy điện
Hình 4. Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại nhà máy
Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước mưa đính kèm tại Phụ lục 2 của Báo cáo.
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt (nước thải từ khu vệ sinh của công nhân viên,…) và nước thải sản xuất (nước từ khu sửa chữa, bảo dưỡng cơ khí; nước rò rỉ…). Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của dự án được thể hiện như hình trên.
Tư vấn giấy phép môi trường
3.1.2.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ khu nhà vệ sinh
Hình 6. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
a. Công trình thu gom nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh của công nhân viên được thu gom bằng đường ống PVC D90 chiều dài khoảng 2 m từ khu nhà vệ sinh về bể tự hoại đặt ngầm phía bên ngoài nhà máy.
b. Công trình thoát nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể phốt 3 ngăn được dẫn theo đường ống PVC D90, chiều dài 2 m đến hố thu nước thải.
Nước thải từ hố thu nước thải được dẫn theo 02 đường ống PVC D140 chiều dài 14m xả vào kênh xả hạ lưu nhà máy thông qua 01 điểm xả tới nguồn tiếp nhận là sông Đăk Psi.
c. Điểm xả nước thải sinh hoạt sau xử lý
Số điểm xả: 01
Vị trí: Kênh xả hạ lưu nhà máy (trùng với điểm xả nước mưa).
Thông số kỹ thuật cửa xả: PVC D140
Phương thức xả thải: Tự chảy
Chế độ xả thải: Liên tục.
Hố thu lắng Bể tự hoại
Hình 7. Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tại nhà máy
- Các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 6. Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
3.1.2.2. Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất
Tư vấn giấy phép môi trường
 
 

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE