Mẫu báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến bột cá

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến bột cá. Các thủ tục xin trình các Cấp giấy phép môi trường của nhà máy chế biến bột cá. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.

Ngày đăng: 22-10-2022

348 lượt xem

Mẫu báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến bột cá

MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC HÌNH 5
CHƯƠNG I 6
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 6
1.1. Tên chủ cơ sở 6
1.2. Tên cơ sở 6
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 7
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở: 7
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở 7
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở 8
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 8
1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 9
CHƯƠNG II 29
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 29
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 29
2.1.1. Sự phù hợp về quy hoạch môi trường: 29
2.1.2. Phân vùng môi trường 29
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 30
2.2.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận 30
2.2.2. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước 30
2.2.3. Tác động đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh 31
2.2.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác 32
2.2.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 33
CHƯƠNG III 40
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP 40
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 40
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 40
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa 40
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 40
3.1.3. Xử lý nước thải 41
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 47
3.2.1. Công trình xử lý và giảm thiểu mùi, khí thải từ lò sấy 47
3.2.2. Công trình xử lý và giảm thiểu bụi, khí thải từ lò hơi: 50
3.2.3. Khống chế ô nhiễm do máy phát điện dự phòng 52
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 52
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 53
3.5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 54
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 54
3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 55
3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết 56
CHƯƠNG IV 61
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 61
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 61
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 62
CHƯƠNG V. 64
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 64
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 64
5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 66
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 70
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 70
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 70
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình thiết bị xử lý chất thải 70
6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 73
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 74
CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 76
CHƯƠNG VIII. 77
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 77
PHỤ LỤC BÁO CÁO 78
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CP Chính phủ 
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
HTXL Hệ thống xử lý
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TP Thành phố
TT-BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường
UBND Uỷ ban Nhân dân
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
XLNT Xử lý nước thải
BTCT Bê tông cốt thép
BTLT Bê tông ly tâm
CTNH Chất thải nguy hại
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật của 2 hệ thống máy sấy công suất 90 tấn/ngày 10
Bảng 1.2: Thông số kỹ thuật hệ thống máy sấy công suất 50 tấn/ngày 16
Bảng 2.1: Một số công ty lân cận xả thải vào Sông Cái Bé 32
Bảng 2.2: Giá trị trung bình kết quả phân tích các thông số ô nhiễm có trong nước thải 33
Bảng 2.3: Giá trị trung bình kết quả phân tích các thông số chất lượng nước tại sông Cái Bé 34
Bảng 2.4: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt 36
Bảng 2.5: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước 37
Bảng 2.6: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong  nguồn nước thải 37
Bảng 2.7: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông Cái Bé 38
Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải tập trung 44
Bảng 3.2: Nhu cầu điện năng và hóa chất phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải 45
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật của hệ thống tuần hoàn nước dập khói 46
Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí lò sấy số 1, 3 48
Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí lò sấy số 2 49
Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi và khí thải lò hơi 51
Bảng 3.7: Tổng hợp các hạng mục công trình tại cơ sở 59
Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT 61
Bảng 4.2: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo QCVN 19:2009/BTNMT 63
Bảng 5.1: Tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ năm 2020 và năm 2021 64
Bảng 5.2: Tổng hợp các kết quả quan trắc khí thải định kỳ năm 2020 và năm 2021 67
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến bột cá 8
Hình 1.2: Khu vực văn phòng và bãi đổ xe của cơ sở 23
Hình 1.3: Khu vực trạm biến áp 23
Hình 1.4: Khu vực chưa máy phát điện 500kVA 23
Hình 1.5: Kho chứa chất thải nguy hại tại dự án 24
Hình 1.6: Khu vực lắng tro và lưu chứa tro từ lò hơi 24
Hình 1.7: Khu vực kho vật tư và kho hóa chất 24
Hình 1.8: Khu vực chứa tạm bao bì, phế liệu 25
Hình 1.9: Khu vực chứa tạp chất sau khi phân loại 25
Hình 1.10: Khu vực xử lý nước ngầm của cơ sở 25
Hình 1.11: Khu vực bố trí 03 hệ thống xử lý mùi, khí thải lò sấy tại cơ sở 26
Hình 1.12: Khu vực hệ thống xử lý mùi, khí thải lò sấy 26
Hình 1.13: Khu vực lò hơi và ống thoát khí từ lò hơi 26
Hình 1.14: Khu vực nhà vệ sinh công nhân 27
Hình 1.15: Khu vực trạm xử lý nước thải công suất 40m3/ngày.đêm 27
Hình 1.16: Hệ thống thu gom nước mưa từ mái nhà và sân nền 27
Hình 1.17: Hệ thống thu gom nước rửa khu vực nhập liệu 28
Hình 1.18: Đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải 28
Hình 1.19: Khu vực khai thác nước mặt phục vụ cho hoạt động của dự án 28
Hình 2.1: Đoạn sông Cái Bé chảy qua khu vực dự án có nhiều lục bình và nước có màu vàng nhạt 39
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa 40
Hình 3.2: Sơ đồ thu gom nước thải của cơ sở 41
Hình 3.3: Quy trình xử lý nước thải tập trung, công suất Q = 40 m3/ngày 41
Hình 3.4: Quy trình tuần hoàn nước dập khói lò hơi 46
Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò sấy 47
Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi và khí thải lò hơi 50

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến bột cá

CHƯƠNG I 
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên chủ cơ sở
1.2. Tên cơ sở
- Tên cơ sở: Nhà máy chế biến bột cá K.H, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm.
- Địa điểm cơ sở: tỉnh Kiên Giang (nằm trong khu quy hoạch cụm Công nghiệp chế biến hải sản có mùi);
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Biên bản về việc nghiệm thu công việc xây dựng dự án Cải tạo, lắp đặt thiết bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến bột cá, công suất 40m3/ngày.đêm;
+ Biên bản về việc nghiệm thu hoàn thành hệ thống xử lý nước thải đưa vào sử dụng - Nhà máy chế biến bột cá, công suất 40m3/ngày.đêm
- Các giấy phép môi trường của cơ sở:
+ Quyết định của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến bột cá, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” 
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số Quản lý chất thải nguy hại 91.000163.T cấp lần 1 ngày 10/8/2015 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.
+ Công văn của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến bột cá Kiên Hùng, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm”.
+ Quyết định của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận điều chỉnh một số nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến bột cá, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” 
+ Giấy phép của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
+ Giấy phép của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.
+ Giấy phép của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (gia hạn lần thứ 01).
- Quy mô của cơ sở: thuộc Nhóm C (loại hình nhà máy chế biến thủy sản có vốn đầu tư < 60 tỷ đồng) được quy định tại Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công.
- Loại hình của cơ sở:
+ Cơ sở thuộc loại hình dự án chế biến thủy, hải sản quy định tại mục số 16, phụ lục II (Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Cơ sở thuộc mục số 1, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ sở “Nhà máy chế biến bột cá K.H, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy Ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
Nhà máy có tổng công suất hoạt động là 20.000 tấn sản phẩm/năm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
- Nguyên liệu cá khi nhập vào nhà tiếp nhận không cần rửa sạch bằng nước và được bộ phận nạp liệu với phểu và vít tải chuyển đến nơi cấp nguyên liệu vào máy hấp chín bằng nhiệt. Sau đó nguyên liệu được tiếp tục đưa sang máy sấy để loại bỏ tối đa lượng nước (70%).
- Từ công đoạn sấy chuyển sang công đoạn làm nguội sẽ tiếp tục qua công đoạn sàng để tách bỏ tạp chất trước khi đưa qua máy nghiền.
- Để có được thành phẩm với độ mịn thích hợp, nguyên liệu sẽ được nghiền, sàng theo kích cỡ hạt mong muốn. Sau khi trải qua các công đoạn chế biến trên, thành phẩm tạo ra sẽ được làm nguội trước khi đóng gói, vô bao và đưa vào lưu trữ tại kho thành phẩm trước khi xuất ra thị trường.
- Nhà máy bột cá K.H quyết định lựa chọn thiết bị chế biến do Thái Lan chế tạo với ưu điểm cho năng suất ổn định, ít tiêu hao năng lượng, chi phí bảo hành thấp và chu trình kép kín.
- Quy trình công nghệ của nhà máy được trình bày theo hình sau: 
Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến bột cá
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của quá trình chế biến thủy sản của cơ sở là bột cá thành phẩm.
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
* Nhu cầu nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu: Nhà máy bột cá K.H sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nguồn nguyên liệu cá tươi và có chất lượng tốt, tạo điều kiện cung ứng thuận tiện, giá cả thích hợp.
Theo thiết kế của nhà máy thì nhu cầu nguyên liệu cho quá trình chế biến là 72.000 tấn nguyên liệu/năm (nghĩa là 3,6 tấn nguyên liệu sau khi chế biến thành 1 tấn bột thành phẩm).
Với công suất mỗi ngày chế biến 230 tấn nguyên liệu/ngày. Thời gian hoạt động trong năm là 313 ngày.
*  Nhu cầu sử dụng nước: 
Các hoạt động sản xuất của nhà máy từ giếng khoan tại Nhà máy và nước mặt Sông Cái Bé phục vụ cho quá trình vệ sinh, làm mát máy móc và một phần nước cho quá trình xử lý khí thải, phòng cháy chữa cháy. Mỗi ngày thời gian làm việc 2 ca, nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất như sau:
Nguồn nước từ giếng khoan: Nhu cầu sử dụng tối đa là 80 m3/ngày:
- Nước sử dụng cho nồi hơi: 38 m3/ngày (sử dụng tuần hoàn, không thải ra bên ngoài môi trường).
- Nước rửa thiết bị, vệ sinh phân xưởng: 10 - 15 m3/ngày (không thường xuyên, vào những ngày nhà máy không hoạt động).
- Nước rửa sàn nhập nguyên liệu: 10 – 15 m3/ngày.
- Nước cấp cho quá trình sinh hoạt: 12 m3/ngày.
Với số lượng công nhân tối đa của dự án là 100 người. Theo tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt là 120 lít/ngày theo QCVN 01:2021/BXD. 
Nguồn nước mặt sông Cái Bé:
- Nước sử dụng cho quá trình dập khói tại ống khói lò hơi vào khoảng 160m3/ngày (sử dụng tuần hoàn, không thải ra môi trường, chỉ châm thêm do bốc hơi);
- Nước sử dụng cho quá trình xử lý khí thải lò sấy là 160m3/ngày (đưa về hệ thống xử lý nước thải để xử lý triệt để);
- Phòng cháy chữa cháy.
* Nhu cầu sử dụng điện
Hệ thống điện trung thế phục vụ cho dự án được nối từ lưới điện với công suất 275 KW/tháng vào dự án bằng các trạm hạ thế.
* Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động của nhà máy 
- Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, nguồn nhiên liệu sử dụng chủ yếu là trấu cho hoạt động của lò hơi.
- Nhà máy sử dụng 01 lò hơi đốt trấu công suất 10 tấn hơi/ngày.
- Lượng trấu sử dụng cho hoạt động sản xuất của Nhà máy trung bình khoảng: 2.000 tấn trấu/năm.
* Ngoài ra còn có nhu cầu sử dụng nhiên liệu khác như:
- Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng. Nhu cầu sử dụng: 600 lít/tháng.
- Nhu cầu về hóa chất phục vụ cho HTXL nước thải (NaOCl) khoảng 30kg/tháng.
1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
- Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng tại dự án:
CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
2.1.1. Sự phù hợp về quy hoạch môi trường:
- Dự án phù hợp với Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với các nội dung quy định điều tra, giám sát,  quản lý các nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải.
- Dự án phù hợp với Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030; 
- Dự án phù hợp với Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 26/1/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án “Xã hội hóa về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 trong đó ưu tiên phát triển các dự án xử lý chất   thải như rác thải, nước thải trên địa bàn tỉnh;
- Dự án phù hợp với Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Châu Thành năm 2022; 
- Dự án phù hợp với Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý, xử lý rác thải, nước thải ở các đô thị, khu dân cư giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”.
2.1.2. Phân vùng môi trường
Cơ sở hoạt động hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc điều chỉnh, bổ sung Dự án “Xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và phân vùng khí thải tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được phê duyệt tại Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 02/11/2009  của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Đối với hệ thống sông Cái Bé, việc phân vùng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường như sau:
Từ sông Cái Bé về phía thượng lưu và các sông/suối/kênh/mương/rạch, … từ chi lưu cấp 2 đến cấp n của sông Cái Bé đổ nước vào đoạn sông này được phân vùng là nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Các nguồn thải xả nước trực tiếp vào sông Cái Bé và các chi lưu sông/suối/kênh/mương/rạch, … cấp 2 đến cấp n của nó thì áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT, cột B -  Q3M2 (Q3 – lưu lượng dòng chảy < 50m3/s và M2 nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Đối với nước thải chế biến thủy sản thì áp dụng QCVN 11-MT:2015 cột B – Q3M2 (Q3 – lưu lượng dòng chảy < 50m3/s và M2 - nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Theo Quy định về xả thải vào các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thì nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy bột cá Kiên Hùng, thuộc hệ thống kênh có nguồn nước chưa dùng cho mục đích sinh hoạt. Qua kết quả phân tích Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm, trong nước thải chế biến thủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
- C: giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm;
- Kq: hệ số lưu lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải; với lưu lượng nguồn tiếp nhận Q2 ≤  50 m3/s thì Kq = 0,9;
- Kf: hệ số lưu lượng nguồn thải; với lưu lượng nguồn thải F < 50 m3/ngày.đêm thì Kf = 1,2.

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Tư vấn lập dự án xin chủ trương

- Tư vấn dự án đầu tư

- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư

- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án

- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Thi công Dự án Khoan ngầm

- Viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782

Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE