Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy dệt kim

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy dệt kim. Các thủ tục xin trình các Cấp giấy phép môi trường của nhà máy dệt kim. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.

Ngày đăng: 24-10-2022

556 lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy dệt kim

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy dệt kim. Các thủ tục xin trình các Cấp giấy phép môi trường của nhà máy dệt kim. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................................4
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............................................6
1. Tên chủ dự án đầu tư.......................................................................................................6
2. Tên dự án đầu tư..............................................................................................................6
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư...........................................9
3.1. Công suất dự án đầu tư.................................................................................................9
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...........................................................................9
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư.........................................................................................19
4. Nhiên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện, nước của dự án đầu tư...............................................................................................20
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.............................................................27
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......................................................................................35
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phần vùng môi trường...............................................................................................35
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường ......................36
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..........................................................................40
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải ...........................40
1.1. Thu gom, thoát nước mưa..........................................................................................40
1.2. Thu gom, thoát nước thải............................................................................................41
1.3. Xử lý nước thải...........................................................................................................44
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.......................................................................46
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..................................63
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................................65
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)........................................68
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành................................................................................68
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động
xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có) ...................................................................79
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trường, phương
án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)..............................................................................79
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường.................................................................................................................................79
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................82
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có).................................................82
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có)....................................................83
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có).....................................85
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
(nếu có)..............................................................................................................................86
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất (nếu có)............................................................................................86
CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.....90
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.....................90
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm ...................................................................90
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử
lý chất thải .........................................................................................................................90
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp
luật     .................................................................................................................................92
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ...............................................................92
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải....................................................93
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục
khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.............93
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trƣờng hàng năm .....................................................93
CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................95
1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường...95
2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường
và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan...................................................95
PHỤ LỤC 1. CÁC GIẤY TỜ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN...................................................97
PHỤ LỤC 2. CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN CỦA DỰ ÁN...............................................98
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Toạ độ mốc ranh giới khu đất của đơn vị cho thuê nhà xưởng...........................7
Bảng 1.2. Chủng loại sản phẩm đầu ra của dự án .............................................................19
Bảng 1.3. Nhu cầu về nguyên liệu sử dụng.......................................................................20
Bảng 1.4. Nhu cầu tiêu thụ điện, nước của Nhà máy........................................................25
Bảng 1.5. Diện tích các hạng mục công trình của Dự án..................................................28
Bảng 1.6. Danh mục máy móc thiết bị giai đoạn vận hành dự án.....................................30
Bảng 1.7. Bảng nhu cầu lao động của Dự án ....................................................................33
Bảng 3.1. Thống kê vị trí xây dựng bể tự hoại 03 ngăn....................................................44
Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý hơi hóa chất các thiết bị nhuộm, kho chứa
hóa chất và khu vực giặt nhuộm........................................................................................50
Bảng 3.3. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi.......................................59
Bảng 3.4. Dự báo về thành phần, khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh.........63
Bảng 3.5. Dự báo về thành phần, khối lƣợng CTNH phát sinh ........................................65
Bảng 5.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm...........................................................90
Bảng 5.2. Dự kiến kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công
trình, thiết bị xử lý chất thải ..............................................................................................91
Bảng 5.3. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.....................................................92
Bảng 5.4. Dự toán kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kì hàng năm................93
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vị trí khu đất thực hiện dự án..............................................................................7
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất quần áo không dệt kim..............................................10
Hình 1.3. Quy trình sản xuất quần áo dệt kim...................................................................14
Hình 1.4. Một số hình ảnh về sản phẩm của dự án ...........................................................20
Hình 3.1. Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa chảy tràn của dự án........................................40
Hình 3.2. Sơ đồ thu gom, phân luồng dòng thải của dự án...............................................42
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt...........................................42
Hình 3.4. Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sản xuất...........................................................43
Hình 3.5. Hình ảnh hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ, đấu nối nước thải sản xuất của dự án ..
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình thiết bị xử lý bụi lắp đặt đồng bộ với máy dệt.........................47
Hình 3.7. Hình ảnh máy dệt đồng bộ bộ phận thu gom, xử lý bụi....................................48
Hình 3.8. Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý hơi hóa chất tại các thiết bị nhuộm, kho chứa
hóa chất và khu vực giặt nhuộm........................................................................................49
Hình 3.9. Hình ảnh hệ thống xử lý hơi hóa chất khu vực nhuộm, kho hoá chất...............53
Hình 3.10. Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý khí thải, mùi từ bể điều tiết nước thải........54
Hình 3.11. Hình ảnh HTXL khí thải bể điều tiết...............................................................56
Hình 3.12. Sơ đồ quy trình xử lý bụi, khí thải lò hơi ........................................................57
Hình 3.13. Hình ảnh hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi của dự án...................................60
Hình 3.14. Biện pháp giảm thiểu tác động của nhiệt dư khu vực sấy...............................62
Hình 3.15. Hình ảnh khu lưu giữ rác thải tạm thời của dự án...........................................67
Hình 3.16. Một số hình ảnh về hệ thống PCCC của dự án................................................76

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy dệt kim

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư
-Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH DỆT KIM 
2. Tên dự án đầu tư
*) Tên dự án đầu tư: 
*) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối, tỉnh Hưng Yên với diện tích nhà xưởng sử dụng 6.523,88 m2.
- Hình ảnh thể hiện vị trí của dự án như sau:
Nhà xưởng thực hiện dự án
Hình 1.1. Vị trí khu đất thực hiện dự án
Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh:
- Giao thông: Dự án nằm trong KCN dệt may Phố Nối, gần QL5A vì vậy điều kiện giao thông tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu và tiêu thụ, phân phối sản phẩm của dự án tới các địa phương, thành phố khác trên cả nước và xuất khẩu.
- Sông suối: Qua khu vực thị xã Mỹ Hào có hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, Sông Cửu An và các tuyến sông nội đồng của Huyện gồm sông Bần Vũ Xá (15km), kênh Trần Thành Ngọ (7,25km) và sông Cầu Lường giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống trong Huyện, đồng thời bồi đắp phù sa hàng năm. Nước thải của dự án theo tuyến kênh nội đồng đổ vào kênh Trần Thành Ngọ sau đó ra sông Bắc Hưng Hải.
- Kinh tế - xã hội: Dự án nằm trong KCN đã được quy hoạch. Xung quanh KCN là các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh và đường giao thông. Gần khu vực dự án không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và các khu di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng vì vậy hoạt động kinh doanh sản xuất của cơ sở không gây ảnh hưởng tới các đối tượng kinh tế, xã hội này.
- Khu dân cư: Khu công nghiệp nằm gần khu dân cư, các doanh nghiệp trong và ngoài KCN; khu đất thực hiện dự án cách khu dân cư gần nhất khoảng 0,5km (Thôn Rừng).
- Hiện trạng cấp điện: Điện cung cấp cho dự án được lấy từ Điện lực Hưng Yên; Xung quanh khu vực Dự án được đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện đầy đủ.
- Hiện trạng cấp, thoát nước: Dự án nằm trong KCN, chủ đầu tư hạ tầng KCN đã xây dựng hệ thống cấp nước sạch và thu gom thoát nước thải của các dự án trong KCN hoàn thiện do đó khi dự án đi vào hoạt động công ty sẽ sử dụng nước sạch từ KCN, không khai thác nước ngầm, nước thải đƣợc đấu nối vào hệ thống thu gom, thoát nước thải của KCN và được xử lý đảm bảo quy định trước khi xả thải ra môi trƣờng. Hệ thống cấp và thoát nước đã được đơn vị cho thuê nhà xưởng thiết kế và xây dựng đồng bộ với việc xây dựng nhà xưởng đảm bảo việc tiêu thoát nước, tránh tình trạng ngập úng cục bộ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của dự án.
*) Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hƣng Yên.
*) Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan tới môi trƣờng của dự án đầu tƣ: UBND tỉnh Hưng Yên.
*) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Hưng Yên về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy dệt kim Bangjie Việt Nam của Công ty TNHH dệt kim Bangjie (Việt Nam).
*) Quy mô hạng mục công trình của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
- Dự án công nghiệp (Sản xuất các loại quần áo dệt kim và quần áo không dệt kim có công đoạn giặt nhuộm) đầu tư mới, tổng vốn đầu tư 138.772.000.000 (một trăm sáu
mươi mốt tỷ bảy trăm triệu) đồng; 100% vốn đầu tư nước ngoài => dự án nhóm B (theo quy định tại khoản 3 điều 9 Luật đầu tư công năm 2019).
- Dự án thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; cơ sở có tiêu chí về môi trường là dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
- Các hạng mục công trình:
+ Các công trình chính: Nhà xƣởng với diện tích xây dựng là 2.912 m2, số tầng cao 02 tầng.
+ Các công trình phụ trợ: đường giao thông, sân bãi (sử dụng chung với đơn vị cho thuê nhà xưởng).
+ Công trình bảo vệ môi trường: Khu lƣu giữ chất thải; bể điều tiết nước thải sản xuất; hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi; hệ thống xử lý hơi hóa chất phát sinh từ các máy nhuộm, kho chứa hóa chất và khu vực giặt nhuộm; hệ thống xử lý mùi, khí thải phát sinh từ bể điều tiết.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất dự án đầu tư
*) Mục tiêu dự án:
-Sản xuất các loại quần áo dệt kim và quần áo không dệt kim.
*) Quy mô công suất: 10.000.000 sản phẩm/năm. Trong đó:
-Sản xuất các loại quần áo dệt kim: 5.500.000 sản phẩm/năm.
-Sản xuất các loại quần áo không dệt kim: 4.500.000 sản phẩm/năm.
-Quy đổi quy mô công suất:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
3.2.1. Quy trình sản xuất quần áo không dệt kim
Với sản phẩm không dệt kim của dự án, chủ dự án nhập vải nguyên liệu với màu sắc phù hợp tùy theo đơn hàng, qua các công đoạn cắt, may… tạo sản phẩm hoàn thiện.
Quy trình sản xuất quần áo không dệt kim
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất quần áo không dệt kim - Mẫu giấy phép môi trường mới nhất 2022
*) Thuyết minh quy trình:
- Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu gồm: vải, chỉ may, khóa, cúc, vải lót… được nhập về nhà máy từ các nhà cung cấp theo yêu cầu. Trong đó, loại vải dự án sử dụng là vải cotton và nylon.
- Công đoạn kiểm nguyên liệu: Sau khi nguyên liệu được nhập về, nhân viên bộ phận vật tư và bộ phận kho nguyên liệu cùng kiểm tra chất lƣợng, số lƣợng, chủng loại, với nguyên liệu đạt yêu cầu (chất lượng, kích thước, màu sắc…) được vận chuyển về khu vực bảo quản nguyên vật liệu chuẩn bị cho quy trình sản xuất. Trường hợp nguyên liệu bị lỗi (vải bị lỗi mực in, lỗi dệt với tần suất lặp lại lớn, chỉ may không đúng màu sắc, chủng loại, vải lót không đúng chất liệu, màu sắc….) sẽ được chủ dự án gửi trả lại đối tác cung cấp. Trường hợp vải nguyên liệu lỗi lặp lại với tần suất nhỏ thì sẽ loại bỏ những khu vực vải lỗi không sử dụng nữa. Sau khi kiểm tra xong vải nguyên liệu đạt yêu cầu được vận chuyển về khu vực bảo quản để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Trong quá trình kiểm tra nguyên liệu có thể phát sinh bao bì, đai, giấy gói.
- Công đoạn xử lý độ co của vải: Vải sau lần giặt đầu tiên thƣờng bị co hoặc giãn, tùy từng chất liệu vải mà độ co giãn này là nhiều hay ít. Chính vì vậy để hạn chế tác động của sự co giãn này đến chất lượng của sản phẩm thì trƣớc khi đƣa vải sang công đoạn cắt may chủ dự án sẽ tiến hành đưa vải nguyên liệu đạt yêu cầu trong kho vào máy xử lý độ co để xử lý độ co giãn này. Dự án sử dụng thiết bị xử lý độ co chuyên dụng với công nghệ tiên tiến và hoàn toàn tự động, vải được xử lý bằng nhiệt và hơi nƣớc, cụ thể:
+ Các cuộn vải nguyên liệu được lắp vào vị trí theo thiết kế của máy xử lý độ co, lớp vải từ cuộn vải vải đƣợc trải phẳng trên bề mặt băng chuyền (đầu vào thiết bị co), công nhân luôn kiểm soát đảm bảo lớp vải đƣợc trải căng trên mặt băng chuyền để vào thiết bị xử lý độ co. Sau khi nhấn nút điều khiển, lớp vải lần lượt đưa vào thiết bị xử lý độ co.
+ Trước tiên vải được đƣa qua bộ phận xử lý bằng nhiệt (gần như kiểu hấp vải), lớp vải được tạo độ rung nhẹ, gia nhiệt (bằng điện), đồng thời hơi nước từ nồi hơi (dùng điện) đƣợc cấp làm cho vải đƣợc làm mềm hoàn toàn. Nhiệt độ, lượng hơi nước được điều chỉnh phù hợp tùy theo từng loại vải.
+ Sau khi bề mặt vải ra khỏi khâu xử lý nhiệt của thiết bị, lớp vải được đưa qua khâu sấy khô (dùng điện) để làm khô nhanh chóng.
+ Vải sau khi được sấy khô đƣợc làm lạnh: thiết bị cấp khí lạnh đƣợc đƣa vào làm cho nhiệt độ của vải sẽ được làm mát xuống nhanh chóng. Các loại vải sẽ được hình thành tốt do sự khác biệt về nhiệt độ.
+ Vải sau khi làm lạnh được đưa ra khỏi thiết bị xử lý độ co sẽ đƣợc gấp vải lại và đi với cấu trúc swing để làm nguội nhanh chóng.
Thiết bị xử lý độ co với hệ điều hành máy có chế độ tự động điều chỉnh, phù hợp cho từng loại vải khác nhau. Vải sau khi xử lý sẽ đảm bảo 100% độ co rút đồng đều chính xác và không bị loang màu như các máy xử lý bằng giặt nước, đồng thời an toàn với môi trường.
- Công đoạn cắt vải: Vải sau khi đã xử lý độ co xong sẽ được công nhân của dự án vận chuyển sang khu vực cắt. Tại khu vực này, công nhân sẽ tiến hành cắt vải thành các chi tiết theo thiết kế. Tại dự án công nhân kỹ thuật thực hiện cắt tay tạo chi tiết. Ngoài ra, sử dụng 02 máy cắt vải tự động để thực hiện cắt vải. Với Máy cắt: Vải đƣợc trải căng trên bề mặt bàn cắt theo kích thước phù hợp đảm bảo không bị gấp, không bị xô để công đoạn cắt đƣợc chính xác. Các lớp vải được trải, xếp chồng lên nhau với độ cao từ 3-6cm; sau khi lớp vải đƣợc trải xong, một lớp bìa mỏng được trải lên phía trên cùng cùng lớp vải để đảm bảo vải không bị cộm trong quá trình cắt (Lớp này là bản vẽ giác đồ, và đánh dấu mã số chi tiết cắt để thực hiện công đoạn cắt theo đúng thiết kế). Cuối cùng, máy trải lớp nilon phủ lên trên cùng của lớp vải, lớp nilon đảm bảo bao chùm hết bề mặt bàn cắt, ngăn ngừa bụi phát sinh ra môi trường lao động. Mũi dao cắt các lớp vải theo kích thước yêu cầu gọi là bán thành phẩm.
- Công đoạn may hoàn thiện: các loại vải sau khi cắt đƣợc chuyển sang khu vực may. Tại công đoạn này, gồm các bƣớc: vắt sổ, sau đó may ghép các mẫu bán thành phẩm lại với nhau; Lược gấu, may chặn viền; May lớp lót, may trang trí (các đường zic zắc, may ren) tùy theo loại sản phẩm và yêu cầu của đơn hàng; gắn tem, nhãn mác tại vị trí nhất định; Thực hiện thùa khuy, dập cúc, đính khóa, dưỡng cạp tùy theo loại sản phẩm.
- Công đoạn dập in hình lên quần áo bằng máy dập nóng: Với một số sản phẩm theo yêu cầu sẽ được dập in các hình lên quần áo. Tại dự án sử dụng công nghệ in hình lên quần áo là công nghệ in hình bằng máy dập nóng, theo đó: các hình nhập về được đưa vào máy dập nóng (dùng điện) dập in hình lên quần áo theo yêu cầu của đơn hàng.
- Công đoạn KCS: Sau công đoạn may hoàn thiện, dập nóng với một số sản phẩm, sản phẩm sẽ được vận chuyển xuống khu vực kiểm hàng. Tại bộ phận này, nhân viên KCS tiến hành kiểm tra sản phẩm theo thông số kỹ thuật đƣợc quy định tại hồ sơ kỹ thuật của mẫu sống bằng mắt thƣờng và đo thông số, so sánh với sản phẩm mẫu. Sản phẩm lỗi có thể chỉnh sửa (đường may chưa đảm bảo, khóa, cúc hỏng…) sẽ được quay vòng lại để chỉnh sửa. Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang công đoạn hấp. Sản phẩm lỗi nặng (vải bị rách), không thể chỉnh sửa được vận chuyển về khu lưu giữ chất thải của dự án.
- Công đoạn hấp: Sản phẩm đảm bảo chất lượng được đưa vào máy hấp để định hình sản phẩm cho đẹp, chuẩn form dáng (không bị nhăn). Công đoạn hấp chỉ sử dụng hơi nước nóng cấp từ lò hơi.
- Công đoạn là hoàn thiện: Một số sản phẩm sau khi hấp cần có nếp sẽ được công nhân thực hiện là tay. Là tay là sử dụng nhiệt và hơi nước làm nóng bề mặt bàn là sau đó ép vào sản phẩm với một lực nhất định, công nhân sẽ tiến hành miết bàn là dọc theo chiều của sản phẩm cho đến khi sản phẩm không còn vết nhăn và vào nếp là đạt yêu cầu.
- Công đoạn đóng gói, xuất kho: Tại công đoạn này, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được công nhân vận chuyển sang công đoạn gấp đóng gói để đảm bảo sản phẩm không
3.2.2. Quy trình sản xuất quần áo dệt kim
Công ty sử dụng các máy dệt hiện đại thực hiện dệt trực tiếp ra sản phẩm là đồ lót, đồ thể thao (tập gym, thể hình, thể dục….) không có đường may, sau đó thực hiện giặt nhuộm và hoàn thiện sản phẩm của dự án.
* Khâu chuẩn bị cho sản xuất: khi nhận được đơn hàng hoặc thực hiện chiến lược sản xuất, bộ phận thiết kế lên phƣơng án, thiết kế trang phục trên máy tính, lựa chọn chất liệu sợi, màu sắc theo yêu cầu. Sau đó lựa chọn nguyên liệu và nhập nguyên liệu. Nguyên liệu sau khi nhập về sẽ thực hiện dệt mẫu. Mẫu sau khi dệt sẽ đƣợc kiểm duyệt và nhuộm mẫu. Sản phẩm mẫu đạt yêu cầu, được lãnh đạo công ty chấp thuận, các bộ phận trong công ty lên phương án để sản xuất hàng loạt.
- Bộ phận chuyên môn thực hiện nhập nguyên liệu theo chủng loại, khối lượng yêu cầu. Nguyên liệu nhập về đƣợc kiểm tra kỹ lưỡng, nguyên liệu đạt yêu cầu được nhập kho; nguyên liệu không đạt yêu cầu trả lại nhà cung cấp.
*) Quy trình sản xuất hàng loạt như sau:
Quy trình sản xuất quần áo dệt kim
Hình 1.3. Quy trình sản xuất quần áo dệt kim - Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép môi trường
*) Thuyết minh quy trình sản xuất:
- Công đoạn thiết kế: Sau khi tiếp nhận yêu cầu, bộ phận thiết kế thực hiện thiết kế và gửi bản vẽ thiết kế để khách hàng duyệt hoặc khách hàng gửi bản vẽ thiết kế đến cho công ty. Trên cơ sở bản vẽ thiết kế đƣợc duyệt, công ty tiến hành nhập nguyên liệu, vật tư để chuẩn bị cho sản xuất.
- Công đoạn nhập nguyên liệu, vật tư: Nguyên liệu vật tƣ dự án sử dụng là sợi, chỉ, Trong đó loại sợi dự án sử dụng là sợi cotton và nylon, sợi chỉ bọc. Sợi nhập về nhà máy là sợi nguyên liệu hoàn thiện, là sợi trắng đã được đánh thành từng cuộn hoàn chỉnh, sử dụng dệt trực tiếp. Sợi, vật tƣ sau khi nhập về đƣợc cán bộ công ty tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng chủng loại, số lượng theo đơn đặt hàng, nguyên liệu, vật tư đảm bảo yêu cầu được lưu kho chờ sản xuất, nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ được gửi trả lại nhà cung cấp.

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Tư vấn lập dự án xin chủ trương

- Tư vấn dự án đầu tư

- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư

- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án

- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Thi công Dự án Khoan ngầm

- Viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782

Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com