Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông
Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông. Các thủ tục xin trình các Cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC HÌNH 9
MỞ ĐẦU 10
I. XUẤT XỨ DỰ ÁN 10
I.1. Thông tin chung về dự án 10
I.2. Cơ quan phê duyệt dự án, chủ trương đầu tư 11
I.3. Mối quan hệ, sự phù hợp của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 11
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 12
II.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 12
II.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 14
II.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 15
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15
III.1. Đơn vị chủ đầu tư 15
III.2. Đơn vị tư vấn 16
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 18
IV.1. Các phương pháp ĐTM 18
IV.2. Các phương pháp khác 18
V. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 19
V.1. Thông tin về dự án 19
V.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: 23
V.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 24
V.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 24
V.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: 27
Chương 1 29
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 29
I.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 29
I.1.1. Tên dự án 29
I.1.2. Chủ dự án 29
I.1.3. Vị trí địa lý của Dự án 29
I.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng mặt nước của Dự án 30
I.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 31
I.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của Dự án 34
I.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 35
I.2.1. Các hạng mục công trình chính 35
I.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án 37
I.2.3. Các hoạt động của Dự án 37
I.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 37
I.2.5. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hàng mục công trình và hoạt động dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 37
I.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 38
I.3.2. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu 38
I.3.3. Sản phẩm đầu ra 38
I.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 39
I.4.1. Công nghệ khai thác 39
I.4.2. Phương án vận hành 40
I.5. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 43
I.6. TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 43
I.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 43
I.6.2. Vốn đầu tư 44
Chương 2 47
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG 47
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 47
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 47
II.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình 47
II.1.2. Điều kiện địa chất 48
II.1.3. Điều kiện khí hậu, khí tượng, thủy văn 51
II.1.4. Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án 59
II.1.5. Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án. 61
II.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 62
II.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 62
II.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động của Dự án 63
II.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 68
II.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 68
II.3.1. Giai đoạn triển khai Dự án 68
II.3.2. Giai đoạn vận hành của Dự án 68
II.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 69
II.4.1. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 69
II.4.2. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với nội dung bảo vệ môi trường trong Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan 70
II.4.3. Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về địa điểm thực hiện dự án đầu tư 70
Chương 3 71
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 71
III.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 71
III.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 71
III.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 76
III.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC 78
III.2.1. Nguồn tác động và đối tượng chịu tác động 78
III.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động Dự án 79
III.2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất 98
III.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 115
III.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 116
III.4.1. Độ tin cậy của phương pháp sử dụng 117
III.4.2. Độ tin cậy của đánh giá thực hiện 117
III.4.3. Mức độ chi tiết của các đánh giá 118
Chương 4 119
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 119
IV.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 119
IV.1.1. Đánh giá sự ảnh hưởng đến môi trường của dự án 119
IV.1.2. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường 121
IV.2. NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 123
IV.2.1. Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường 123
IV.2.3. Thiết bị máy móc, nguyên vật liệu cho quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 129
IV.2.4. Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án 129
IV.3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 130
IV.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo phục hồi môi trường 130
IV.3.2. Tiến độ thực hiện và chương trình kiểm tra và giám sát 130
IV.3.3. Kế hoạch tổ chức giám định và xác nhận hoàn thành các công trình cải tạo, phục hồi môi trường 131
IV.3.4. Chương trình giám sát môi trường trong quá trình CTPHMT 133
IV.4. DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 135
IV.4.1. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 135
IV.4.2. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 144
IV.4.3. Đơn vị nhận ký quỹ 144
Chương 5 145
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 145
V.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 145
V.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 147
V.2.1. Quan trắc nước thải, khí, bụi thải 147
V.2.2. Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại 147
V.2.3. Giám sát khác 147
Chương 6 150
KẾT QUẢ THAM VẤN 150
VI.1. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 150
VI.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 150
VI.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 152
VI.2. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN 154
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 155
I. KẾT LUẬN 155
II. KIẾN NGHỊ 156
III. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 156
III.1. Thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 157
III.2. Thực hiện thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM 157
III.3. Tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án 157
III.4. Cam kết khác 157
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án 17
Bảng 2 Trữ lượng cát địa chất đến cốt khai thác -15m 20
Bảng 3 Bảng tổng hợp thông số cơ bản khai trường 21
Bảng 4 Tổng hợp khối lượng các công tác CTPH môi trường của Dự án 26
Bảng 5 Chương trình quan trắc chất thải khu vực dự án giai đoạn khai thác 27
Bảng 6 Điểm giám sát sạt lở bờ sông tại khu vực dự án 28
Bảng 1.1 Tọa độ khép góc ranh giới khu vực khai thác 30
Bảng 1.2 Tọa độ các điểm gần bờ và xa bờ của khu vực dự án 32
Bảng 1.3 Trữ lượng cát địa chất đến cốt khai thác -15m 35
Bảng 1.4 Bảng tổng hợp thông số cơ bản khai trường 36
Bảng 1.5 Lịch khai thác mỏ 37
Bảng 1.6 Nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt dự án 38
Bảng 1.7 Thông số kỹ thuật của máy xúc tay gầu kéo Hitachi 41
Bảng 1.8 Tiến độ thực hiện dự án 44
Bảng 1.10 Bảng bố trí công việc bộ phận trực tiếp 45
Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng tại khu vực thực hiện dự án 51
Bảng 2.2. Đặc trưng độ ẩm không khí trung bình tháng khu vực thực hiện Dự án (%) 51
Bảng 2.3. Số giờ nắng trung bình tháng khu vực thực hiện dự án 52
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình giờ trong tháng khu vực thực hiện dự án 52
Bảng 2.5. Đặc trưng chế độ gió khu vực dự án (m/s) 53
Bảng 2.6. Mực nước trên sông Tiền tại trạm quan trắc TP. Hồng Ngự (cm) 56
Bảng 2.7. Chỉ số VN-WQI tại các vị trí quan trắc trong giai đoạn 2016-2020 62
Bảng 2.8. Các mức VN-WQI và sự phù hợp với mục đích sử dụng 62
Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu môi trường không khí khu vực dự án 63
Bảng 2.10. Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực dự án 64
Bảng 2.11. Vị trí lấy mẫu nước mặt khu vực thực hiện dự án 65
Bảng 2.12. Kết quả phân tích nước mặt tại vị trí thực hiện dự án 66
Bảng 2.13. Ma trận nhận dạng các đối tượng bị tác động giai đoạn thi công 68
Bảng 2.14. Ma trận nhận dạng các đối tượng bị tác động trong giai đoạn hoạt động của Dự án 69
Bảng 3.1. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải và đối tượng bị tác động giai đoạn thi công xây dựng 71
Bảng 3.2 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và đối tượng, quy mô tác động môi trường gây ra bởi dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 72
Bảng 3.3 Thải lượng ô nhiễm do hoạt động máy móc sử dụng động cơ đốt trong 73
Bảng 3.4 Mức độ tiếng ồn của các thiết bị thi công 75
Bảng 3.5 Nguồn tác động không liên quan tới chất thải 78
Bảng 3.6 Nguồn tác động liên quan tới chất thải 79
Bảng 3.7 Tải lượng bụi phát sinh trong giai đoạn hoạt động 80
Bảng 3.8 Kết quả tính toán phát tán của bụi tại khu vực hoạt động 80
Bảng 3.9 Thải lượng ô nhiễm do hoạt động của máy móc sử dụng động cơ đốt trong 81
Bảng 3.10 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 82
Bảng 3.11 Khoảng cách phán tán lan truyền các chất lơ lửng 84
Bảng 3.12 Khoảng cách bán kính (R) an toàn ứng với độ sâu khai thác (h) 87
Bảng 3.13 Mức ồn các thiết bị thi công 88
Bảng 3.14 Ước tính mức ồn từ 01 thiết bị theo khoảng cách tính từ vị trí thiết bị 89
Bảng 3.15 Ước tính mức ồn từ các thiết bị khai thác theo nhóm và công hưởng tất cả thiết bị theo khoảng cách 89
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với con người 90
Bảng 3.17 Nguồn phát sinh các rủi ro sự cố 96
Bảng 3.18 Tổng hợp các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 115
Bảng 3.19 Tổng hợp dự toán kinh phí phòng chống sự cố môi trường trong nạo vét 116
Bảng 3.20 Tổng hợp dự toán kinh phí xử lí môi trường trong giai đoạn vận hành 116
Bảng 4.1 Các bước thực hiện trồng cây chống sạt lở 125
Bảng 4.2 Các bước thực hiện đóng cọc 126
Bảng 4.3 Tổng hợp khối lượng các công tác CTPH môi trường 128
Bảng 4.4 Các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho quá trình CTPHMT 129
Bảng 4.5 Tiến độ thực hiện và chương trình kiểm tra và giám sát thực hiện CTPH môi trường 131
Bảng 4.6: Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 134
Bảng 4.7. Hệ số điều chỉnh giá vật liệu, nhân công, máy thi công 136
Bảng 4.8. Chi phí đóng cọc theo dõi sự ổn định đường bờ 139
Bảng 4.9 Tổng chi phí ổn định đường bờ 139
Bảng 4.10. Chí phí cải tạo phục hồi môi trường ổn định đường bờ sau thuế 140
Bảng 4.12. Tổng chi phí khác 142
Bảng 4.13. Chí phí khác sau thuế 142
Bảng 4.14. Chi phí hành chính để cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ 143
Bảng 4.15. Tổng dự toán kinh phí phục hồi môi trường trong khai thác mỏ 143
Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 145
Bảng 5.3 Điểm giám sát sạt lở bờ sông tại khu vực dự án 147
Bảng 6.1 Tổng hợp kết quả tham vấn 152
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Các hoạc động của Dự án 22
Hình 2 Các giai đọan dự án và các chất thải phát sinh 23
Hình 1.2 Khoảng cách từ khu vực dự án đến đường bờ 32
Hình 1.3 Các khu vực khai thác cát lân cận khu vực dự án 34
Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy xáng cạp 39
Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ khai thác kèm theo dòng thải phát sinh 40
Hình 1.6 Sơ đồ quản lý sản xuất 45
Hình 3.1 Vị trí đóng cọc giám sát sạt lở bờ sông 78
Hình 3.2 Sơ đồ các mỏ khai thác cát khu vực huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp lân cận Dự án 95
Hình 3.3 Bể composite xử lý nước thải cố định phục vụ dự án 99
Hình 3.4 Khoang chứa chất thải của nhà vệ sinh di động 100
Hình 3.5 Thùng chứa rác thải sinh hoạt 101
Hình 3.6 Thùng chứa chất thải nguy hại 102
Hình 3.7 Sơ đồ quy trình thu gom chất thải nguy hại 103
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý và giám sát thực hiện CTPHMT 130
MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ DỰ ÁN
I.1. Thông tin chung về dự án
Chính phủ đã có chủ trương phát triển tiềm năng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tại các tỉnh đã và đang xây dựng các khu công nghiệp, hệ thống đường giao thông,.. để thu hút vốn đầu tư trong cả nước. Hiện tại các công trình xây dựng trong tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận đang phát triển với tốc độ cao do đó nhu cầu thị trường về vật liệu xây dựng nói chung, vật liệu san lấp nói riêng đang cần một nguồn cung lớn.
Để đáp ứng nhu cầu về cát san lấp cho tỉnh Đồng Tháp và một số tỉnh lân cận, được sự chấp thuận của các ngành chức năng và của UBND tỉnh Đồng Tháp cho phép làm thủ tục cần thiết để xin giấy phép khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông Tiền đoạn thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Căn cứ Giấy phép thăm dò khoáng sản thu thập tài liệu, khảo sát thực địa và lập “Đề án thăm dò khoáng sản cát trên sông Tiền đoạn thuộc xã Long Khánh A, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự và phường An Lạc, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”. Báo cáo thăm dò đã được phê duyệt tại Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp.
Sau khi được có kết quả đánh giá trữ lượng, Công ty Cổ Phần đã tiến hành lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông Tiền đoạn thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Hiện tại, đáy sông đoạn khu vực Dự án có hình dáng chữ “U” lệch, đang hình thành doi cát ngầm ở giữa dòng sông và có su hướng lệch về phía bờ phải thuộc xã Long Khánh A. Do đó, dòng chủ lưu có xu hướng lệch về phía giữa sông và phía bờ phải thuộc xã Thường Lạc và phường An Lạc, tại đây bờ sông tạo thành vách dốc, mực nước sâu. Phía địa phận bờ thuộc xã Long Khánh A đang xảy ra hiện tượng bồi tụ, bờ sông thoải, mực nước nông hơn có độ sâu từ 1,8-2,8m. Vì vậy, việc khai thác cát trên đoạn thuộc xã Long Khánh A, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự và phường An Lạc, thành phố Hồng Ngự trên cơ sở khoa học vừa góp phần khai thông luồng lạch, điều chỉnh lại dòng chảy và hạn chế sạt lở bờ sông góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tận dụng được khoáng sản, tạo điều kiện cho việc quản lý hoạt động khoáng sản trên sông Tiền và đảm bảo phù hợp với Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (cát sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp quy định về hoạt động thăm dò, khai thác vận chuyển cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Để hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của nhà nước về môi trường, Công ty Cổ phần lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp”, công suất 250.000 m3/năm. Căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/QH14; tiểu mục 9 mục số III Phụ lục IV Nghị định 09/2022/NĐ-CP, Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh Đồng Tháp xem xét thẩm định.
Đây là loại hình Dự án đầu tư mới.
I.2. Cơ quan phê duyệt dự án, chủ trương đầu tư
Chủ dự án là Công ty Cổ Phần sẽ tự phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông Tiền đoạn thuộc xã Long Khánh A, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự và phường An Lạc, Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Chủ trương đầu tư Dự án “Đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông Tiền đoạn thuộc xã Long Khánh A, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự và phường An Lạc, Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” do UBND tỉnh Đồng Tháp cấp.
I.3. Mối quan hệ, sự phù hợp của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
I.3.1. Sự phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
Theo tiểu mục 1, mục 1 Điều 1 Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 05/9/2012 có quan điểm chỉ đạo:
Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vứng; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Do đó, việc triển khai Dự án, khai thác có quy hoạch quản lý sẽ làm giảm tổn thất tài nguyên, bảo vệ môi trường và đảm bảo được cả chỉ tiêu phát triển kin tế.
Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại.
Việc thực hiện Dự án sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng kiểm soát và thu được các khoản thu thuế, phí tài nguyên. Hay nói khác, việc triển khai Dự án hoàn toàn phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia.
I.3.2. Sự phù hợp với nội dung bảo vệ môi trường trong Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan
Dự án thực hiện sẽ góp phần giúp tỉnh Đồng Tháp có điều kiện thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 - 2025) và phù hợp với phương án tập trung khai thác cát phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã được chấp thuận của Văn phòng chính phủ bởi văn bản số 4301/VPCP-KTN ngày 10/06/2015.
Việc thực hiện Dự án hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phê duyệt quy hoạch (điều chỉnh) thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (cát sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Dự án thuộc thân cát C2, khối tài nguyên 6-333, phụ lục 2 Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC) và Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về hoạt động thăm dò, khai thác vận chuyển cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Vị trí thực hiện dự án không bị chồng lấn với các dự án khác, quy hoạch khác.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
II.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
II.1.1. Các văn bản pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 18/6/2014.
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua ngày 17/11/2010.
- Nghị định 09/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiế một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết thi hành một số điều luật khoáng sản.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
II.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn
- QCVN 39:2020/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;
- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- Quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 20:2015/BGTVT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải;
- Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- Quy chuẩn QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- Quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh;
- Quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- Quy chuẩn QCVN 04:2009/BCT ngày 7/7/2009 v/v Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;
- Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
II.1.3. Các hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
- Hướng dẫn lập Cam kết bảo vệ môi trường của các dự án khai thác khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2008. Hà Nội.
II.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 17/6/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 15/6/2004;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050;
- Quyết định số 1352/QĐ-UBND.HC ngày 09/9/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt trữ lượng cát san lấp trong “Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mỏ cát trên sông Tiền đoạn thuộc xã Long Khánh A, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự và phường An Lạc, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định số 1178/QĐ-UBND-HC ngày 24/12/2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Dự án quy hoạch sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng, bè của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
- Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Tháp về hoạt động thăm dò, nạo vét, vận chuyển cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
- Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thu hồi các mỏ cát giấy phép khai thác sông hết hiệu lực;
- Quyết định số 666/QĐ-UBND-HC ngày 14/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng bè tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
- Quyết định 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (cát sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
- Công văn số 4301/VPCP-KTN ngày 10/6/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt phương án khai thác cát phục vụ công trình trọng điểm trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
- Báo cáo số 24/BC-BTNMT ngày 6/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phương án tập trung khai thác cát phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
- Giấy phép thăm dò khoáng sản số 1451/GP-UBND ngày 18/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp cho Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Đồng Tháp;
Và một số văn bản pháp quy khác liên quan.
II.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Tài liệu địa chất, bản đồ hiện trạng do Chủ dự án cung cấp.
Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án “Đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông Tiền đoạn thuộc tỉnh Đồng Tháp” công suất 250.000 m3/năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
III.1. Đơn vị chủ đầu tư
Tên chủ đầu tư: Công ty Cổ phần
Địa chỉ: tỉnh Đồng Tháp.
Đại diện:
Chức vụ:
Điện thoại:
Giấy phép kinh doanh số:
III.2. Đơn vị tư vấn
* Phạm vi báo cáo ĐTM: Đánh giá, dự báo các tác động môi trường do hoạt động khai thác cát trên sông Tiền đến hệ sinh thái, đến môi trường khu vực thực hiện dự án và môi trường khu vực phía sau dự án.
* Các công việc thực hiện khi lập báo cáo ĐTM
- Lập đoàn khảo sát, nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và điều tra xã hội học khu vực dự án.
- Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực dự án theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Đánh giá hiện trạng khu vực dự án được quy hoạch, xem xét khả năng chịu tải của của môi trường đối với dự án.
- Dự báo các tác động môi trường do dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Lập chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án, đề xuất các phương án giảm thiểu tác động môi trường cho dự án;
- Xây dựng báo cáo tổng hợp.
- Báo cáo trước hội đồng thẩm định.
- Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo.
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án được liệt kê dưới đây:
IV.1. Các phương pháp ĐTM
(1) Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường:
Danh mục có ghi rõ mức độ tác động tới từng nhân tố của môi trường, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức độ tác động của Dự án tới từng nhân tố.
(2) Phương pháp đánh giá nhanh:
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhằm xác định nguồn ô nhiễm và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự án. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo để ước tính thải lượng chất thải phát sinh.
(3) Phương pháp mô hình hóa môi trường:
Để định lượng quy mô và mức độ tác động, mô hình hóa toán học (mô hình Gauss, Sutton và hình hộp) đã được áp dụng trong nghiên cứu, sử dụng trong chương 3 của báo cáo phần đánh giá các tác động liên quan tới chất thải.
(4) Phương pháp chồng chập bản đồ:
Nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thể có của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu định lượng bằng phương pháp định huớng nghiên cứu định lượng bằng phương pháp khác ở buớc tiếp theo.
Từng thành phần môi truờng được thể hiện trên bản đồ đơn tính (bản đồ địa hình, bản dồ thổ nhưỡng, bản đồ thủy vực, bản đồ thảm thực vật, bản dồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dân cư, …) có cùng tỷ lệ. Các bản đồ này đuợc vẽ trên máy vi tính (GIS) hay vẽ trên giấy trong suốt.
- Ðể xác định so bộ vị trí ảnh huởng của các hoạt động Dự án ta chỉ cần chồng lặp bản đồ Dự án lên từng bản đồ đơn tính
- Sử dụng phương pháp chồng bản dồ sẽ giúp việc xem xét rõ ràng hơn các tác động của Dự án đến khu vực.
Phương pháp này được sử dụng để dự báo phạm vi tác động và nguy cơ xảy ra rủi ro sự cố trong chương 3.
IV.2. Các phương pháp khác
(1) Phương pháp so sánh, kế thừa
- Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ tác động, mức độ ảnh hưởng của dự án dựa theo TCVN, QCVN.
- Ngoài các số liệu về hiện trạng, có thể sử dụng các số liệu thống kê về môi trường khu vực để giải thích, lập luận, đánh giá các tác động môi trường.
(2) Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
- Tổng hợp dữ liệu khí tượng, địa chất, thuỷ văn, động thực vật... trong khu vực dự án đánh giá.
- Công tác khảo sát thực địa bao gồm xác định những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu và thứ yếu do dự án gây tác động đến môi trường.
- Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường đã thực hiện tại khu vực.
- Quan trắc đo đạc bổ sung một số chỉ tiêu đặc trưng đối với chất lượng môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí ...
- Điều tra xã hội học để phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng dân cư khu vực xung quanh.
(3) Phương pháp lấy mẫu, đo đạc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp được sử dụng nhằm thu thập các dữ liệu thực tế trong quá trình khảo sát ban đầu. Các kết quả khảo sát phản ánh thực tế của dự án, giúp cho quá trình đánh giá nhanh hiện trạng môi trường khu vực. Tuy nhiên, do số lần khảo sát có hạn nên các số liệu thu được mang tính ngẫu nhiên, phải được cập nhật thường xuyên.
Mặt khác, kết quả đánh giá mang tính cảm quan, phụ thuộc vào quan điểm và trình độ năng lực của người thực hiện. Do đó, người thực hiện các khảo sát thực địa cần đáp ứng được các yêu cầu về mặt chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá.
(4) Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu: dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp từ những tài liệu gồm: kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, các tài liệu nghiên cứu trước đây về khu vực dự án,...
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương trong khu vực Dự án bằng các phương pháp: phương pháp phỏng vấn-trả lời; phương pháp sử dụng bảng câu hỏi-trả lời bằng viết; phương pháp nhật ký ghi chép.
(5) Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin
- Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc bổ sung, hiệu chỉnh số liệu nhằm chính xác hoá các thông tin về môi trường để có kết luận về hiện trạng và dự báo các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội trong khu vực.
Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Gửi bình luận của bạn