Mẫu giấy phép môi trường nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp

Tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường theo Luật bảo vệ môi trường 2020, Mẫu giấy phép môi trường nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải nông nghiệp.

Ngày đăng: 30-01-2023

358 lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp

Giấy phép môi trường là loại giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cấp cho phép tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện một số hoạt động liên quan đến môi trườngMinh Phuong Corp - Đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường theo Luật bảo vệ môi trường 2020, cụ thể ở bài viết dưới đây: Mẫu giấy phép môi trường nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp.

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

  1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
  2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
    1. Tên dự án đầu tư 8
    2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư 8
    3. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về Dự án đầu tư         11
    4. Quy mô dự án đầu tư 11

1 3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ12

  1. Công suất của dự án đầu tư 12
  2. Công nghệ sản xuất 12
  3. Sản phẩm của Nhà máy 19
  4. Các hạng mục công trình của Nhà máy 19
  5. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC       20
    1. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào 20
    2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước 20
  6. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 21
    1. Vốn đầu tư 21
    2. Nhu cầu lao động tại Nhà máy 21

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

  1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG       
  2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG      

CHƯƠNG III CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI       

    1. Thu gom, thoát nước mưa 
    2. Thu gom, thoát nước thải 
    3. Công trình xử lý nước thải 
      1. Bể tự hoại 
      2. Hệ thống xử lý chất thải lỏng công suất 10 m3/giờ 
  1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI 
    1. Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ công đoạn nghiền, sàng sản xuất phân 
  2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG     
    1. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
    2. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 
  3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 
  4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 
  5. PHƯƠNG ÁN PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
    1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 
    2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động 
  6. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG       

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

  1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 
  2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 
    1. Bụi phát sinh từ công đoạn nghiền, sàng 
    2. CÁC NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI 
    1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh 
    2. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt   

CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

5.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

  1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 
  2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải         CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT        
    1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 
    2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 
  3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 

CHƯƠNG VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

PHỤ LỤC

Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp

1.1.TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường theo Luật bảo vệ môi trường 2020, Mẫu giấy phép môi trường nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải nông nghiệp.

  • Chủ dự án: CÔNG TY TNHH
  • Địa chỉ liên hệ: tỉnh Quảng Ngãi
  • Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Quảng Ngãi.
  • Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

+ Chức vụ:

- Điện thoại:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4300780238 do phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp.
  • Quyết định chủ trương đầu tư số 2379/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư số 815/QĐ- UBND ngày 19/9/2018.

1.2.TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

  1. Tên dự án đầu tư

NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP

  1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

   Vị trí dự án:

Giới cận dự án như sau:

Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu đất thực hiện dự án được nêu ở bảng 1.1.

Bảng 1. 1. Bảng thống kê tọa độ vị trí dự án

  Mối tương quan của vị trí dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác

  1. Các đối tượng tự nhiên

+ Hệ thống đường giao thông

  • Đường vào khu vực dự án là đường liên huyện, tiếp nối từ đường tỉnh 623B đi về phía Nam khoảng 4,7km sẽ đến khu vực dự án, chiều rộng khoảng 3m, đường đã được bê tông hóa.
Hiện tại đường này do các đơn vị khai thác đất, khai thác đá vận chuyển sản phẩm, Công ty cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi vận chuyển chất thải về bãi rác Nghĩa Kỳ và các trang trại xung quanh dự án vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm.

Hình 1. 1. Sơ đồ đường giao thông đi vào khu vực dự án

núi.

+ Hệ thống sông suối, đồi núi

  • Dự án nằm ở vùng đồi núi thấp xã Nghĩa Kỳ, xung quanh dự án chủ yếu là đồi
  • Kênh thủy lợi cách dự án khoảng 250m về phía Tây. Đây là kênh mương dẫn nước tưới tiêu nông nghiệp của người dân xung quanh dự án. Dự án đi vào hoạt động không xả nước thải vào k nh mương này.
  1. Các đối tượng kinh tế xã hội

+ Dân cư: Trong khu vực dự án không có nhà dân. Dân cư nằm về phía Bắc dự án, cách dự án khoảng 500m.

+ Các công trình khác:

- Phía Bắc dự án là trang trại chăn nuôi lợn cũng của Công ty TNHH Môi trường

  • Nông nghiệp An Phát (Trang trại chăn nuôi lợn thịt sạch An Hội), trang trại này giáp dự án.
    • Trang trại chăn nuôi heo nai đẻ và heo thịt Phú Sơn cách dự án về phía Bắc khoản 100m.
    • Phía Tây dự án là các trang trại chăn nuôi lợn của người dân cách dự án khoảng từ 150m.
    • Giáp phía Nam dự án là Nhà máy xử lý rác Nghĩa Kỳ đang hoạt động,
Phía Nam dự án là bãi rác Nghĩa Kỳ, cách Dự án khoảng 550 m về phía Nam, đây là bãi rác đang thực hiện chôn lấp chất thải sinh hoạt của thành phố và các huyện lân cận.

Hình 1. 2. Vị trí Nhà máy

  1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực Dự án:

+ Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa: Khu vực dự án có địa hình dạng mu rùa, cao ở giữa và thấp dần ở ph a Đông và ph a Tây. Căn cứ vào địa hình này, dự án cho thu gom nước mưa ở phần diện tích chủ yếu là sân đường và nước từ mái nhà theo mương thoát nước chảy vào hồ chứa nước sau xử lý của nhà máy và thoát vào mương ti u thoát nước ph a Đông nhà máy.

Hệ thống thoát nước thải: Nước sau xử lý của Nhà máy được lưu chứa vào hồ sinh học. Tại đây, nước được dùng cho mục đ ch tưới cây, ủ phân vi sinh, vệ sinh chuồng nuôi cho các trang trại xung quanh, phần còn lại được đưa qua hồ chứa nước xả thải và xả ra mương ti u thoát nước ở ph a Đông nhà máy.

Mương tiêu thoát nước này được hình thành tự nhiên, có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho toàn bộ khu vực xung quanh Nhà máy. Mương có chiều rộng từ 4 – 5m, chiều sâu khoảng 1 – 1,5m, hướng chảy từ Nam ra Bắc và đổ nước vào cầu Xóm Xiếc thuộc Nghĩa Lộ, thành phố Quảng Ngãi.

Hình 1. 3. Nguồn tiếp nhận nƣớc thải của dự án

1.2.3.Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về Dự án đầu tư

  • Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây Dựng tỉnh Quảng Ngãi.
  • Các văn bản thẩm định thiết kế cơ sở: Thông báo số 274/SXD-ĐT&HT ngày 25/1/2018 của sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công công trình Nhà máy xử lý chất thải nông nghiệp An Hội.
  • Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải nông nghiệp An Hội.

  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 50/TD-PCCC (P2) ngày 14/03/2018.

1.2.4.Quy mô dự án đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án là 16.756.596.000 đồng (Mười sáu tỷ bảy trăm năm mươi sáu triệu năm trăm ch n mươi sáu nghin đồng). Căn cứ phân loại dự án theo tiêu quy định của pháp luật về Đầu tư công tại Phụ lục I, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ thì Dự án thuộc nhóm C.

1.3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

  1. Công suất của dự án đầu tư
  • Xử lý chất thải lỏng: 10 m3/giờ, gồm: cặn thải từ các bể lắng, bể biogas của các trang trại, gia trại, bể phốt hộ gia đình, bùn thải không độc hại từ các công trình xử lý chất thải khác.
  • Xử lý chất thải rắn: 10 tấn/giờ, gồm: phân gà, phân bò, phân heo, bùn thải không độc hại, bã nấm, bã thải sản xuất nông nghiệp khác.

1.3.2.Công nghệ sản xuất

Quy trình vận hành của Nhà máy gồm các bước:

a.Thu gom chất thải

Chất thải được thu gom xử lý thành phân hữu cơ có 02 dạng:

  • Dạng rắn: phân gà, phân bò, bã thải sản xuất nông nghiệp, bùn thải không độc hại được thu gom, dùng xe thùng kín chở về nhà máy xử lý chất thải An Hội. Từ đây chất thải dạng này sẽ được xử lý theo công nghệ xử lý chất thải rắn.
  • Dạng lỏng: Cặn thải từ các bể lắng, bể biogas của các trang trại, gia trại, bể phốt hộ gia đình chăn nuôi heo trong khu vực được xe chuy n dùng hút bùn thu gom vận chuyển về nhà máy. Hiện tại Nhà máy đang thu gom xử lý chất thải lỏng của Trang trại chăn nuôi An Hội (cũng của Công ty TNHH Môi trường – Nông nghiệp An Phát) và Trang trại chăn nuôi heo nái và heo thịt Phú Sơn. Các trang trại này có vị tr lân cận Nhà máy nên lượng chất thải này được đưa về Nhà máy xử lý chất thải An Hội theo đường ống kín để thực hiện quá trình xử lý chất thải.

b.Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 10 m3/h

Nước thải đầu vào của hệ thống xử lý chất thải lỏng Nhà máy là nước thải chăn nuôi heo của các gia trại, trang trại lân cận. Quy trình xử lý nước thải cụ thể như sau:

Sơ đồ 1. 1. Quy trình xử lý nước thải

vThuyết mình quy trình

  • Chất thải lỏng từ các trang trại sau khi thu gom về được vào bể tạm chứa. Tại đây, nước thải được điều chỉnh pH về giá trị phù hợp pH = 6,8 – 7,5, trước khi đưa vào bể lắng. Bể điều chỉnh pH giúp điều chính pH của nước thải về giá trị phù hợp với quá trình xử lý tại bể UASB phía sau. Bể lắng giúp giảm bớt thành phần chất thải rắn trong nước thải.
  • Nước từ bể lắng sẽ được đưa qua bể UASB. Bể UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành phần chất rắn lơ lửng (TSS) ở mức thấp hơn 3000 mg/l [Nguồn: Vận hành và bảo dưỡng các Nhà máy xử lý nước thải tập

trung, PGS.TS. Nguyễn Việt Anh, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ]. Cấu tạo của bể UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.

Nước thải được phân phối từ dưới đáy bể đi l n, qua lớp bùn kỵ khí, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Chiều cao lớp bùn tính từ đáy bể chiếm khoảng ¼ tổng chiều cao bể. Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn, lỏng và khí, tại đây thì các chất khí sẽ bay l n và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.

  • Bể cigar: Bể cigar là một hồ kỵ khí có thu hồi khí sinh học. Hồ dược bao phủ toàn bộ bề mặt và lót đáy bằng bạt HDPE. Lớp bạt HDPE bao phủ bề mặt tạo ra điều kiện kỵ khí nghiêm ngặt, đồng thời ngăn không cho khí sinh học phát tán ra môi trường. Toàn bộ lượng khí sinh học (metan chiếm 55 – 70%) hình thành được thu hồi nhờ hệ thống ống dẫn khí lắp đặt bên trong bể cigar.
  • Bể anoxic: Tại bể anoxic, trong điều kiện thiếu khí, Nitơ và Photpho trong nước thải được xử lý thông qua quá trình khử nitrat và khử photpho. Vi sinh vật trong bể anoxic sẽ thực hiện quá trình khử nitrat thành N2, một loại khí trơ. Nước thải sau khi qua bể anoxic được dẫn về bể SBR.
  • Bể SBR: Tại đây, dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí, các chất ô nhiễm trong nước thải được chuyển hóa thành CO2 và H2O.

Chất hữu cơ + O2 => CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Quy trình xử lý tại bể SBR tương tự như quá trình xử lý bùn hoạt tính truyền thống. Bao gồm các công đoạn sục khí, lắng và thu nước vận hành luôn phiên nhau. Các công đoạn của SBR được thực hiện trong cùng một bể và tuần hoàn theo mẻ, không cần thêm bể lắng. Chu trình lặp lại theo mẻ tuần hoàn bao gồm các công đoạn: Điền đầy, sục khí, lắng, thu nước.

  • Bể lắng: Nước thải sau khi ra khỏi bể xử lý hiếu khí SBR được cho qua bể lắng để loại bỏ phần bùn sinh học còn sót lại. Sau đó được đưa về hồ sinh thái và cuối cùng là hồ xả thải. Nước sau xử lý đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT. Nước được lưu chứa ở hồ này sẽ được trích một phần khoảng 1m3/ngày sử dụng phun dung dịch men vi sinh, phun ẩm công đoạn sản xuất phân; phần còn lại chảy tràn vào mương tự nhiên ở phía Đông dự án. Đây là mương được hình thành tự nhiên do sự xói mòn đất khi có nước mưa chảy tràn.

Công suất xử lý của nhà máy là 10 m3/h, tương đương 240 m3/ngày. Tuy nhiên thực tế hiện nay hệ thống chỉ tiếp nhận nước thải chăn nuôi từ Trang trại chăn nuôi An Hội và Trang trại chăn nuôi heo nái và heo thịt Phú Sơn với lưu lượng tối đa 70,8 m3/ngày đ m. Cụ thể từ mỗi trang trại như sau:

+ Nước thải chăn nuôi tiếp nhận từ Trang trại chăn nuôi An Hội của Công ty: Tối đa 40,8 m3/ngày.

+ Nước thải chăn nuôi tiếp nhận từ Trang trại chăn nuôi heo giống và heo thịt Phú Sơn: Tối đa 10 m3/ngày

(Ghi chú: Việc thu gom xử lý nước thải từ các Trang trại này phù hợp với phương án xử lý nước thải đã được phê duyệt tại Quyết định số 391/QĐ-UBND ngày 7/3/2018 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án cơ sở chăn nuôi heo giống và heo thịt Phú Sơn và Quyết định số 171/QĐ-UBNDngày 25/1/2018 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi lợn thịt sạch An Hội).

d. Dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn

CHƯƠNG IV

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 

4.1.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

  1. Nguồn phát sinh nước thải: Nước thải phát sinh tại Nhà máy chỉ bao gồm nước thải sinh hoạt từ hoạt đông của CBCNV trong Nhà máy và nước thải (từ cặn thải các bể lắng, bể biogas các trang trại, gia trại) được thu gom về xử lý tại hệ thống xử lý chất thải lỏng, với tổng lưu lượng tối đa 10 m3/giờ, bao gồm các nguồn thải sau:

Bảng 4. 1. Các nguồn phát sinh nước thải tại Nhà máy

 

TT

Nguồn phát sinh nƣớc thải

 

Mô tả

 

Lƣu lƣợng

 

1

 

Nguồn số 1

Nước thải sau bể tự hoại của Nhà máy đặt ngầm tại khối nhà làm việc

1,2 m3/ngày

 

2

 

Nguồn số 2

Nước thải từ cặn thải các bể lắng, bể biogas các trang trại, gia trại được

thu gom về xử lý tại hệ thống xử lý chất thải lỏng

 

70,8 m3/ngày đêm

  1. Lưu lượng xả nước thải tối đa:

Công suất xử lý của hệ thống xử lý chất thải lỏng là 10 m3 chất thải lỏng/giờ, tương đương 240 m3 chất thải lỏng/ngày. Thực tế lượng nước tối đa Nhà máy xử lý khoảng 72 m3/ngày đêm.

Nước thải sau xử lý tại hồ chứa nước sau xử lý được Nhà máy trích một phần khoảng 1m3/ngày để tái sử dụng làm nước hòa men, phun ẩm cung cấp cho quá trình sản xuất phân, phần còn lại sẽ được xả thải. Lưu lượng xả thải tối đa khoảng 71 m3/ngày đêm.

Vào những ngày mưa, ngoài nước thải từ HTXL chất thải lỏng chảy về hồ còn có lượng nước mưa chảy tràn vào hồ với diện tích lưu vực phía Đông Nhà máy khoảng

7.000 m2. Lượng nước mưa lớn nhất trong khu vực lấy bằng 200 mm/ngày. Theo đó, lượng nước mưa chảy vào hồ trong ngày mưa lớn nhất ước tính bằng: 0,2 x 7.000 =

1.400 m3/ngày. Như vậy vào những ngày mưa liên tiếp, khi các hồ điều hòa (2.754m3), hồ sinh thái (3.375 m3), hồ xả thải (132m3 ) đã đầy thì, lưu lượng xả thải lớn nhất bao gồm cả nước mưa ước tính có thể đến 1.471 m3/ngày đêm.

+ Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép là 71 m3/ngày đêm (tính toán trên cơ sở lượng nước thải đi về HTXLNT của Nhà máy).

  1. Dòng nước thải: Một dòng nước thải sau xử lý tại HTXLNT Nhà máy được xả tràn ra mương nội đồng ở phía Đông của Nhà máy.
  2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cụ thể như sau:

 

Bảng 4. 2. Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn cho phép của nguồn nước thải

STT

Thông số

Đơn vị

QCVN 40:2011/BTNMT Kq = 0,9, Kf = 1,1

1

Nhiệt độ

oC

40

2

Màu

Pt-Co

150

3

pH

-

5,5-9

4

BOD5

mg/l

49,5

5

COD

mg/l

148,5

6

TSS

mg/l

99

7

As

mg/l

0,099

8

Hg

mg/l

0,0099

9

Pb

mg/l

0,495

10

Cd

mg/l

0,099

11

Cr (VI)

mg/l

0,099

12

Cr (III)

mg/l

0,99

13

Cu

mg/l

1,98

14

Zn

mg/l

2,97

15

Ni

mg/l

0,495

16

Mn

mg/l

0,99

17

Fe

mg/l

4,95

18

Tổng CN-

mg/l

0,099

19

Tổng phenol

mg/l

0,495

20

Tổng dầu mỡ khoáng

mg/l

9,9

21

Sunfua

mg/l

0,495

22

Florua

mg/l

9,9

23

Amoni (tính theo N)

mg/l

9,9

24

Tổng N

mg/l

39,6

25

Tổng P

mg/l

5,94

26

Cl-

mg/l

990

27

Clo dư

mg/l

1,98

28

Coliform

MPN/100ml

5000

  1. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

+ Vị trí xả thải: Thoát ra mương nội đồng phía Đông Nhà máy

+ Tọa độ vị trí xả nước thải: X = 1667895, Y = 580210 (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108o, múi chiếu 3o).

+ Phương thức xả thải: Phương thức xả thải là tự chảy tràn. Cụ thể:

Nước thải sau xử lý được chứa tại hồ xả thải. Tại hồ xả thải có bố trí ống xả tràn PVC Φ114 tại độ cao 1,5m với đáy bể. Khi nước tại hồ vượt cao độ ống xả tràn (vượt dung tích 132 m3) sẽ tự chảy vào mương nội đồng bên ngoài Nhà máy.

+ Chế độ xả thải: Khi nước tại hồ vượt cao độ ống xả tràn sẽ tự chảy vào mương nội đồng bên ngoài Nhà máy.

+ Nguồn tiếp nhận nước thải: Mương nội đồng phía Đông Nhà máy.

4.2.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI

4.2.1.Bụi phát sinh từ công đoạn nghiền, sàng

  1. Nguồn phát sinh khí thải: Bụi từ công đoạn nghiền trong sản xuất phân
  2. Phương thức xử lý và thu gom bụi: Nhà máy đặt các chụp hút và quạt hút tại máy nghiền phân. Quạt hút sẽ hút bụi phát sinh đưa về hệ thống lọc bằng ống tay áo (túi vải). Khí sạch sẽ thoát ra ngoài
  3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Bụi được quạt hút thu gom vào túi vải. Môi trường làm việc trong nhà xưởng đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường lao động quy định tại QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép tại nơi làm việc

Bảng 4. 3. Giá trị giới hạn đối với bụi tại khu vực nghiền, sàng

TT

Chất ô nhiễm

Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

1

Bụi toàn phần

mg/m3

≤ 0,8

4.4.CÁC NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường theo Luật bảo vệ môi trường 2020, Mẫu giấy phép môi trường nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải nông nghiệp.

  1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh

(1)Chất thải nguy hại

Bảng 4. 4. Loại CTNH và khối lượng phát sinh

 

TT

 

Tên chất thải

Tên chất thải theo Danh mục chi tiết của các CTNH, CTCNPKS, CTRCNTT đính kèm TT

02/2022/TT-BTNMT

 

Mã chất thải

 

Số lƣợng (kg/năm)

 

1

Bóng đèn huỳnh quang thải

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải

16 01 06 (NH)

 

2

 

2

 

Dầu bôi trơn thải

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải

17 02 03 (NH)

 

30

 

3

Giẻ lau dính dầu mỡ

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các

18 02 01 (KS)

 

10

 

TT

 

Tên chất thải

Tên chất thải theo Danh mục chi tiết của các CTNH, CTCNPKS,

CTRCNTT đính kèm TT 02/2022/TT-BTNMT

 

Mã chất thải

 

Số lƣợng (kg/năm)

 

 

mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải

bị nhiễm các thành phần nguy hại

 

 

 

4

 

Pin bỏ

 

Các loại pin, ắc quy khác

19 06 05 (NH)

 

10

 

Tổng

 

 

52

(2)Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Không phát sinh

(3)Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt gồm: giấy vụn, thức ăn thừa, bao bì,…Tổng khối lượng khoảng 10 kg/ngày.

4.4.2.Công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt

(1)Thiết bị, công trình lưu giữ chất thải nguy hại

  • Thiết bị lưu chứa: Các chất thải nguy hại được phân loại riêng theo mã chất thải và chứa trong thùng (120 lít) hoặc bao bì riêng đặt trong kho chứa CTNH
  • Kho, khu vực lưu chứa trong nhà: Công ty bố trí kho chất thải nguy hại có diện tích 6 m2 trong khu vực nhà sản xuất phân.

+ Diện tích kho: 6 m2

+ Thiết kế, cấu tạo của kho: Nền BTCT, mái lợp tole, tường, vách ngăn gạch không nung và tole, cửa thép chống cháy, có rãnh và hố thu gom chất thải lỏng chảy tràn.

(2)Thiết bị, công trình lưu giữ chất thải sinh hoạt

  • Thiết bị lưu chứa: Các thùng chứa chất thải sinh hoạt dung tích 120 lít đặt tại nơi phát sinh chất thải thường xuyên. Định kỳ hàng tuần các chất thải sinh hoạt này sẽ được tập trung tại vị trí thuận tiện để xe của công ty chức năng đến thu gom đưa đi xử lý.

Xem thêm: Mẫu giấy phép môi trường dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo và gà thịt

Tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường theo Luật bảo vệ môi trường 2020, Mẫu giấy phép môi trường nhà máy xử lí chất thải nông nghiệp và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải nông nghiệp.

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE