Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy dệt kim và may mặc

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy dệt kim và may mặc. Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) quy mô 5.000 tấn/năm tương đương 20.000.000 m2/năm; May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất trang phục dệt kim, đan móc quy mô 250.000 sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 19-08-2024

140 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................... i

DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................ iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................... vi

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................... 6

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................ 6

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ........................................................................... 6

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ............. 9

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư................................................. 9

1.3.2. Quy mô xây dựng của dự án đầu tư....................................................... 9

1.3.3. Giải pháp kiến trúc xây dựng các hạng mục công trình.......................... 10

1.3.4. Phương án thiết kế tổng mặt bằng................................................. 11

1.3.5. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư................................................. 12

1.3.6. Sản phẩm của dự án đầu tư............................................................. 16

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA

CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.... 16

1.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng ......................... 16

1.4.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ dự án........................................... 30

1.4.3. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư ..................................... 32

1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............. 35

1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư............................................. 35

1.5.2. Vốn đầu tư .............................................................................. 36

1.5.3. Biện pháp tổ chức, thi công xây dựng của Dự án............................... 36

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......................................................... 41

2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG......... 41

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN

ĐẦU TƯ........................................ 47

3.1. DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT:  47

3.2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN......... 51

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU

TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..... 54

4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU

TƯ:........................................... 54

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng.......... 54

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................ 74

4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG..... 83

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động......................................... 83

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................ 106

4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ................................................................. 126

4.3.1. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án và kế hoạch thực hiện: 126

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường:............... 127

4.3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác (không có) 127

4.3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.......... 127

4.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH

GIÁ, DỰ BÁO:..................................................... 128

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN

BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC............................................... 130

CHƯƠNG VI: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 131

6.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI................ 131

6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ......................................... 132

6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:.......................... 133

6.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI

NGUY HẠI...................................................................... 135

CHƯƠNG VII: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 138

7.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................................... 138

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm............................... 138

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải. .............................................................. 138

7.1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp

để thực hiện kế hoạch ....................................................... 139

7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ ĐỊNH

KỲ) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT. .................................. 140

7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:................................... 140

7.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải........................... 140

7.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm........................ 140

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................... 141

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

A. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN

Trải qua nhiều năm quan sát và nghiên cứu thị trường, Công ty TNHH Tập đoàn ........ Việt Nam nhận thấy ngành công nghiệp sản xuất vải dệt kim và hàng may mặc tại Việt Nam đã từng bước phát triển ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt với chính sách mở cửa nền kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại, ngành sản xuất sợi và may mặc sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Công ty TNHH Tập đoàn .......... Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) được thành lập theo Giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp .............. do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp đăng ký lần đầu ngày 20/05/2021.

Công ty thực hiện đầu tư “Dự án dệt kim và may mặc” và đã được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư với mã số dự án ............. chứng nhận lần đầu ngày 05/05/2021, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 1 ngày 13/03/2023. Dự án được thực hiện tại Lô số A7, A8-1 KCN TMTC thuộc KKTCK Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh với tổng diện tích đất sử dụng là 23.343 m2. Mục tiêu dự án là sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) quy mô 10.000 tấn/năm; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất trang phục dệt kim, đan móc quy mô 500.000 sản phẩm/năm. Dự án được chia thành 2 giai đoạn đầu tư, cụ thể:

Giai đoạn 1: Sản xuất vải dệt kim 5.000 tấn/năm; may mặc 250.000 sản phẩm/năm. FGiai đoạn 2: Sản xuất vải dệt kim 5.000 tấn/năm; may mặc 250.000 sản phẩm/năm.

Phạm vi xin cấp phép của Dự án: Công ty thực hiện đăng ký sản xuất cho Giai đoạn 1 của “Dự án dệt kim và may mặc” tại Lô số A7, A8-1 KCN TMTC thuộc KKTCK Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh với mục tiêu, quy mô: sản xuất vải dệt kim 5.000 tấn/năm tương đương 20.000.000 m2/năm (Căn cứ theo hoạt động sản xuất của dự án các nhà máy sản xuất vải và kinh nghiệm từ chủ đầu tư); may mặc 250.000 sản phẩm/năm.

Căn cứ vào loại hình sản xuất kinh doanh, mục tiêu quy mô và vốn đầu tư của Dự án, ta xét dự án theo các cơ sở pháp lý sau:

Căn cứ Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc mục số 5, cột 4 Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ ô nhiễm môi trường với công suất trung bình.

Căn cứ theo Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án thuộc nhóm II, mục số 1 “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại cột 4 Phụ lục II”.

Căn cứ Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Do đó, Công ty TNHH Tập đoàn .........Việt Nam tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho “Dự án dệt kim và may mặc ....... Việt Nam, giai đoạn 1” theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủquy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh để được thẩm định và cấp Giấy phép môi trường theo quy định.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN ........ VIỆT NAM

- Địa chỉ văn phòng: ............1 KCN TMTC thuộc KKTCK Mộc Bài, ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ..........- Chức vụ: Tổng giám đốc

- Điện thoại: ..........;      Fax: ;E-mail: ..............

- Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: .......... do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp đăng ký lần đầu ngày 20/05/2021.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án:.......... do Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp, chứng nhận lần đầu ngày 05/05/2021, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 1 ngày 13/03/2023.

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DỰ ÁN DỆT KIM VÀ MAY MẶC .... VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN I

1 1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ........... KCN TMTC thuộc KKTCK Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Với vị trí này, dự án có tứ cận tiếp giáp với các đối tượng như sau:

+ Phía Bắc giáp dự án của Công ty TNHH Sunjin Mộc Bài;

+ Phía Nam giáp lô đất trống;

+ Phía Đông giáp đường N4 trong KCN;

+ Phía Tây giáp dự án của Công ty TNHH Mihwa Vina Living.

- Với tọa độ địa lý khu đất dự án như sau:

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí dự án

Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án:

+ Giáp ranh với Công ty TNHH Mihwa Vina Living, ngành nghề sản xuất sản phẩm từ plastic.

+ Giáp ranh với Công ty TNHH SunJin Mộc Bài, ngành nghề sản xuất chỉ may. + Cách nhà máy xử lý nước cấp của KCN khoảng 200m về hướng Đông Bắc.

+ Cách nhà máy xử lý nước thải của KCN khoảng 500m về hướng Đông.

+ Cách kênh Đìa Xù (nguồn tiếp nhận nước thải của KCN) 560 mét về hướng Đông Bắc.

+ Cách văn phòng KCN TMTC khoảng 700 m về hướng Đông Nam.

Xung quanh dự án hiện là đất trống và một số Công ty đang hoạt động sản xuất tại KCN không có các đối tượng như chùa, nhà thờ, nghĩa trang, khu bảo tồn thiên nhiên.

1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có)

1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư

Quy mô của dự án đầu tư: Phân loại dự án nhóm B – Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và có vốn đầu tư là 139.200.000.000 đồng (Một trăm ba mươi chín tỷ, hai trăm triệu đồng).

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư

Mục tiêu dự án: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) quy mô 5.000 tấn/năm tương đương 20.000.000 m2/năm; May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất trang phục dệt kim, đan móc quy mô 250.000 sản phẩm/năm.

Bảng 2.2. Mục tiêu, quy mô dự án

1.3.2. Quy mô xây dựng của dự án đầu tư

Dự án được triển khai tại ......... KCN TMTC thuộc KKTCK Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Diện tích mặt đất sử dụng là 23.343 m2. Chi tiết các hạng mục công trình tại dự án như sau:

Bảng 3.3. Các hạng mục công trình của dự án

1.3.3. Giải pháp kiến trúc xây dựng các hạng mục công trình Các hạng mục công trình xây dựng chính

Nhà xưởng 01 (xưởng dệt vải và may) – Giai đoạn 1

+ Diện tích xây dựng: 5.100 m².

+ Tổng diện tích sàn nhà xưởng: 10.200 m².

+ Số tầng: 02 tầng.

+ Cấu trúc: Móng cọc BTCT. Nền, sàn BTCT. Khung kèo thép. Vách bao che nhà xưởng: tường xây gạch dày 200 mm, hoàn thiện sơn nước, vách bên trên ốp tôn mạ màu cao tới mái. Cửa thoát hiểm (được bố trí đảm bảo khoảng cách thoát hiểm) dùng cửa thép loại chuyên dụng.

Các hạng mục công trình phụ trợ

Nhà văn phòng

+ Diện tích xây dựng: 324 m².

+ Tổng diện tích sàn: 1.390,5 m².

+ Số tầng: 04 tầng+ tầng tum 94,5m2

+ Cấu trúc: Móng cọc BTCT. Nền, sàn lát gạch men. Khung kèo thép. Vách bao che: tường xây gạch dày 200/100 mm, hoàn thiện sơn nước.

Nhà căn tin, Nhà xe 2 bánh, Bể PCCC , Phòng bơm

+ Diện tích xây dựng: 600 m².

+ Tổng diện tích sàn: 600 m².

+ Số tầng: 02 tầng.

+ Cấu trúc: Móng cọc BTCT. Nền, sàn lát gạch men. Khung kèo thép. Vách bao che: tường xây gạch dày 200/100 mm, hoàn thiện sơn nước

Nhà bảo vệ

+ Diện tích xây dựng: 36 m². + Diện tích sàn: 36 m².

+ Số tầng: 01 tầng.

+ Cấu trúc: Móng cọc BTCT. Nền, sàn BTCT. Cột, dầm, mái lợp tôn mạ màu. Tường xây gạch dày 200 mm, hoàn thiện sơn nước.

Nhà lò hơi

+ Diện tích xây dựng: 255,5 m². + Diện tích sàn: 255,5 m².

+ Số tầng: 01 tầng.

+ Cấu trúc: Móng cọc BTCT. Nền BTCT. Khung kèo thép. Tường xây gạch dày 200 mm, hoàn thiện sơn nước. Mái lợp tôn mạ màu.

Nhà xe 4 bánh

+ Diện tích xây dựng: 120 m².

+ Diện tích sàn: 120 m².

+ Số tầng: 01 tầng.

+ Cấu trúc: Nền BTCT.

1.3.4. Phương án thiết kế tổng mặt bằng

Hệ thống đường giao thông nội bộ trong khu vực

Tổng thể được bố trí 1 cổng chính hướng ra đường N4. Trong đó cổng ra vào chính của công trình cho phép khách hàng và nhân viên văn phòng lưu thông ra vào và cho xe tải hàng hóa, nguyên vật liệu và công nhân lưu thông ra vào dự án cũng như được sử dụng cho trường hợp khẩn cấp như chữa cháy hoặc các trường hợp thu gom, vận chuyển chất thải rắn và chất thải nguy hại ra khỏi công trình.

Toàn bộ hệ thống giao thông nội bộ được kết nối trực tiếp với tuyến đường khu công nghiệp, tạo điều kiện giao thông thông suốt, thuận lợi giữa dự án với khu vực bên ngoài.

Hệ thống thoát nước mưa

Thiết kế hệ thống cống có kiểm soát về độ dốc để tập trung nước mưa vào hệ thống thu gom, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của Khu công nghiệp.

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải, khu vực sân bãi và khu hành lang được tráng bê tông tạo độ dốc cần thiết để nước mưa thoát nhanh.

Hệ thống thoát nước mưa gồm các mương rãnh thoát nước vây kín xung quanh các khu nhà xưởng, văn phòng, tập trung nước mưa từ trên mái đổ xuống và dẫn đến hệ thống cống thoát nước mưa đặt dọc theo đường nội bộ. Đường thoát nước mưa được thiết kế chắn rác trước khi chảy vào nguồn tiếp nhận. Nước mưa chảy tràn được thu gom vào các hố ga. Công ty sử dụng đường ống thu gom, thoát nước mưa là cống bê tông chịu tải trọng H30, với các đường cống BT D300, D400, D500, D600. Sau khi qua khu vực dự án, hệ thống thoát nước mưa của dự án được được đấu nối chung vào hệ thống thoát nước mưa của KCN TMTC qua tuyến cống tròn BTCT D800 tại 01 vị trí đấu nối N4.L-HG.7 trên tuyến đường N4 của KCN.

Hệ thống thu gom và thoát nước thải

Hệ thống thoát nước thải thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước mưa, bố trí mạng lưới thu gom nước mưa dọc các tuyến đường nội bộ.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh khu vực văn phòng, khu vực nhà bảo vệ và khu sản xuất được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó cùng với nước thải sản xuất đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.

Nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất phát sinh tại dự án được thu gom dẫn vào 04 bồn chứa nước thải bằng inox có thể tích 8m3/bồn tại dự án trước khi đấu nối vào hố ga thu gom nước thải của KCN.

Toàn bộ nước thải phát sinh tại Nhà máy sẽ được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN để tiếp tục xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A với Kq=0,9, Kf=0,9 trước khi cho thoát ra môi trường bên ngoài. Trong trường hợp nồng độ nước thải vượt mức cho phép so với quy chuẩn thì bên Công ty sẽ chịu trách nhiệm đóng phí vượt nồng độ cho bên Công ty TNHH Phát triển KCN TMTC. (Hợp đồng thuê lại đất số 001/01.07.2021//TMTCIZ ngày 01/07/2021 và Bản thoả thuận đấu nối ngày 14/06/2024, giữa Công ty TNHH Phát triển KCN TMTC và Công ty TNHH Tập đoàn ZT Việt Nam).

Dự án có 01 vị trí đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN TMTC tại 1 hố ga N4.L-HG.12 trên tuyến đường N4 của KCN có tọa độ X= 576 000; Y= 1227 088 (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30).

KCN TMTC đang hoạt động Nhà máy XLNTTT giai đoạn 1 với công suất 19.900 m3/ngày đêm (gồm 2 modul hoạt động song song và độc lập với nhau, modul 1 có công suất 9.900 m3/ngày đêm và modul 2 có công suất 10.000 m3/ngày đêm). Do đó, Nhà máy XLNT của KCN đủ khả năng tiếp nhận nước thải của Dự án, đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,9, Kf=0,9).

1.3.5. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.5.1. Quy trình công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Quy trình sản xuất vải dệt kim, quy mô 5.000 tấn/năm:

Hình 1.3: Quy trình sản xuất vải dệt kim

Thuyết minh quy trình hoạt động:

Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quy trình sản xuất vải dệt kim là sợi hoá học. Nguyên liệu sợi sử dụng tại dự án là loại sợi trắng chưa qua nhuộm. Nguyên liệu sợi được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. Quy trình sản xuất vải dệt kim tại dự án được đầu tư như sau:

Dệt vải: Đầu tiên, các cuộn sợi sẽ được mắc lên giàn chứa sợi của máy dệt. Kế đó, sợi từ các cuộn sợi được công nhân nối vào thiết bị dệt của máy. Quá trình dệt vải được thực hiện bằng máy dệt hoàn toàn tự động với chức năng tự kết hợp các sợi ngang và sợi dọc tạo thành tấm vải hoàn chỉnh. Công đoạn dệt chủ yếu phát sinh bụi và tiếng ồn.

Trải vải: những cuộn vải sẽ được máy trải vải sử dụng để mở tấm vải dệt và tấm vải tròn được căng thành tấm vải phẳng, quá trình sản xuất này chủ yếu tạo ra tiếng ồn.

Kiểm tra vải: Vải dệt hoàn chỉnh được công nhân tiến hành kiểm tra bề mặt vải và chi tiết về độ co giãn, kích thước khổ vải, độ co ngót,… trước khi đưa đến công đoạn nhuộm vải. Công đoạn này chủ yếu tạo ra chất thải rắn như vải vụn và tiếng ồn.

Đối với dây chuyền sản xuất vải dệt kim, vải có nhu cầu thực hiện công đoạn nhuộm (chiếm 10% sản phẩm) sẽ được chuyển đến công đoạn nhuộm, vải không có nhu cầu nhuộm (chiếm 90% sản phẩm) sẽ được chuyển đến công đoạn định hình để thực hiện các công đoạn sản xuất tiếp theo.

Quá trình nhuộm vải được thực hiện qua các bước sau:

Nhuộm vải: Tại công đoạn này, vải được nhuộm màu bởi thuốc nhuộm phân tán hoặc thuốc nhuộm hoạt tính cùng với các chất phụ trợ nhuộm khác. Toàn bộ thuốc nhuộm và các chất phụ trợ nhuộm sẽ được hệ thống bơm định lượng tự động bơm lần lượt từ các bồn chứa trung gian vào máy nhuộm theo thứ tự và tỉ lệ thích hợp. Máy nhuộm được cung cấp hơi nước nóng từ lò hơi theo áp lực phù hợp với máy, các thông số về nhiệt độ, thời gian nhuộm được cài đặt và lập trình sẵn bởi hệ thống tự động. Dưới tác dụng của hơi nước nóng được cấp từ lò hơi và chất trợ nhuộm sợi vải được hấp chín và bắt màu thuốc nhuộm đồng đều. Công đoạn nhuộm chỉ được thực hiện phục vụ quy trình sản xuất của Dự án, không thực hiện gia công nhuộm cho các nhà máy khác. Sau khi hoàn tất công đoạn nhuộm, vải được thực hiện tiếp công đoạn giặt và sấy sau nhuộm. Tại công đoạn này phát sinh chủ yếu là nước thải.

Giặt vải sau nhuộm: Sau khi xả bỏ dung dịch nhuộm trong bồn nhuộm, vải được giữ lại bên trong bồn nhuộm để tiếp tục thực hiện công đoạn giặt cho đến khi hoàn tất. Sau khi nhuộm, vải được tiếp tục giặt bằng hỗn hợp các chất natri clorit (NaClO2), chất làm mềm, chất tẩy nhờn, chất hỗ trợ hoàn thiện bề mặt,…nhằm loại bỏ màu thừa không thấm vào vải đồng thời hoàn thiện bề mặt cấu trúc vải sau nhuộm, tăng cường độ bền màu của vải bởi các tác động từ phía bên ngoài. Trong quá trình giặt, để đảm bảo vải được giặt sạch hoàn toàn, máy nhuộm được gia nhiệt bằng hơi nước nóng lấy từ lò hơi. Kết thúc quy trình nhuộm vải sẽ được chuyển sang công đoạn định hình.

Định hình hoàn thiện: Vải sẽ được công nhân vận chuyển bằng xe đẩy đến khu vực định hình nhằm xử lý kênh vải, khổ vải và độ co dãn nhằm ổn định kích thước vải. Tại công đoạn này, vải được đưa vào băng tải loại lưới di chuyển vào buồng sấy của máy định hình hoặc máy chống co vải. Bên trong buồng sấy, dòng khí nóng thổi từ các miệng thổi gió được bố trí ở phía trên và phía dưới xen kẽ lẫn nhau giúp tấm vải tạo thành một mô hình sóng khi không khí thổi vào nó qua đó làm bay hơi nước trong vải. Nguồn nhiệt cấp cho máy định hình là từ được lấy từ lò hơi của dự án với mức nhiệt độ cấp vào trung bình từ 120 – 200°C, nguồn nhiệt cấp cho máy chống co vải được lấy từ hệ thống cấp nhiệt của lò hơi. Một nhiệt kế được lắp ở đầu ra để theo dõi nhiệt độ vải nhằm đảm bảo không làm khô quá mức và năng lượng được sử dụng hiệu quả. Công đoạn này chủ yếu phát sinh bụi, khí thải.

Kiểm tra và đóng gói: Vải sau khi đã hoàn thiện được kiểm tra chất lượng thành phẩm với các chỉ tiêu như ngoại hình, kích thước, độ co dãn. Sau đó được đóng gói, lưu kho chờ xuất ra thị trường. Tại công đoạn này phát sinh chủ yếu là chất thải rắn từ quá trình kiểm tra, đóng gói.

b. Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc:

Hình 1.4: Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc

Nguyên liệu vải là vải sau khi nhập về dự án được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc tại dự án được đầu tư như sau:

May, ráp: Vải sau khi được kiểm tra sẽ đưa qua may và ráp để tạo hình dạng sản phẩm. Nhà máy sử dụng máy may móc xích đơn để nối các phần vải với nhau, vắt sổ, cuốn biên, viền cạnh,… Nhà máy có sử dụng máy may móc xích đơn do đó phát sinh tiếng ồn, và kèm theo bụi vải trong quá trình ráp nối. Tuy nhiên máy móc sử dụng tại Công ty vẫn đang hoạt động tốt, đáp ứng được tiêu chí về môi trường và tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, Công ty có phương án thu gom và xử lý theo đúng quy định.

Kiểm tra đường ráp: Kết thúc công đoạn may, ráp sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng về: đường may, ráp của sản phẩm để sửa chữa. Tại đây chủ yếu phát sinh chất thải rắn như vụn vải. Công ty có biện pháp thu gom và xử lý đúng theo quy định.

Ủi: sản phẩm đạt yêu cầu được đưa đến khu vực ủi. Tại đây công nhân sẽ sử dụng hơi nóng từ bàn là điện để là phẳng sản phẩm. Tại công đoạn này phát sinh nhiệt.

Sản phẩm sau khi hoàn thiện được kiểm tra, đóng gói và xuất bán ra thị trường. Trong quá trình dệt, may trang phục sử dụng máy móc tại nhà máy là máy móc hiện đại, tự động hóa đảm bảo đáp ứng tiêu chí môi trường.

Cân bằng vật chất tại dự án:

Bảng 4.4. Cân bằng vật chất tại dự án

1.3.6. Sản phẩm của dự án đầu tư

Bảng 5.5. Sản phẩm và công suất của dự án

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng a. Giai đoạn xây dựng

Các vật liệu xây dựng chính phục vụ cho quá trình thi công xây dựng bao gồm: Cát, sỏi, gạch, xi măng, bê tông, sắt thép,…sẽ được Chủ đầu tư thu mua tại các đơn vị gần Dự án nhất nhằm giảm thiểu các tác động ô nhiễm tới môi trường và cuộc sống của người dân trong khu vực.

Khối lượng vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình thi công được Chủ đầu tư ước tính theo bảng sau:

Bảng 6.6. Khối lượng nguyên vật liệu chính cần thiết thi công xây dựng Dự án

Toàn bộ vật liệu chính cần cho quá trình xây dựng đều được vận chuyển từ nơi cung cấp đến Dự án thông qua phương tiện vận tải đường bộ bằng ô tô tải có tải trọng 15-30 tấn.

>>> XEM THÊM: Danh mục các dự án đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com