Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô 90.000 con/lứa. Tiêu chuẩn gà xuất trại: Gà thịt xuất trại đạt trọng lượng từ 2,2kg/con – 2,8kg/con (45 ngày), trước khi xuất trại gà được kiểm tra dịch bệnh, sau đó được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Ngày đăng: 14-08-2024
163 lượt xem
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................1
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN ............................1
II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.....2
1. Căn cứ Luật...................................................................2
2. Căn cứ Nghị định...............................................................3
3. Căn cứ Thông tư.......................................................................4
4. Các văn bản của địa phương.........................................................4
5. Quy chuẩn, tiêu chuẩn..................................................................4
III. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN.....................................5
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................7
1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: CHI NHÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THƯƠNG MẠI...................................7
2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM ................7
2.1. Địa điểm thực hiện dự án và mối tương quan của dự án.........................7
2.1.1. Địa điểm thực hiện dự án .............................................7
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến
môi trường của dự án đầu tư:..........................8
2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường; các giấy phép môi trường thành phần.......................................9
2.4. Quy mô của dự án đầu tư:.................................................9
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....9
3.1. Công suất của dự án đầu tư: ....................................................9
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:...............................................9
3.3. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.............................................9
3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư: Gà thịt................................................12
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA
CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...12
4.1. Nguyên vật liệu phục vụ của dự án đầu tư...................12
4.2. Nhu cầu sử dụng điện.........................................15
4.3. Nhu cầu sử dụng nước........................................15
5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............17
5.1. Các hạng mục công trình:.......................................................17
5.2. Danh mục thiết bị máy móc đầu tư tại dự án ........................19
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,.................21
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......................21
1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG...21
2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA
MÔI TRƯỜNG.......................................................................21
2.1. Đối với môi trường nước........................................................21
2.2. Đối với môi trường không khí........................................................22
2.3. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại............................23
CHƯƠNG III.........................................................................24
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP..............24
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................24
1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI .................................................................24
1.1. Thu gom, thoát nước mưa ..............................................24
1.2. Thu gom, thoát nước thải.......................................................25
Điểm xả nước thải sau xử lý: .........................................................25
Nước sau xử lý được lưu chứa tại mương sinh học, không thảira ngoài môi trường....25
1.3. Xử lý nước thải:.....................................................................25
2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI.........................29
2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu mùi......................................29
2.2. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác..................................31
3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG........33
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt.................................................33
3.2. Chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi........................33
4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ..35
5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG....38
5.1. Các biện pháp kỹ thuật âm học.............................................38
5.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn do máy phát điện dự phòng....39
5.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn do gà kêu ................................39
6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG
QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH DỰ ÁN. ...................................39
6.1. Phòng chống sự cố hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải............39
6.1.1. Sự cố rò rỉ, vỡ đường ống cấp thoát nước..................................39
6.1.2. Đối với hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải..................39
6.1.3. Phòng chống sự cố đối với khu chứa chất thải rắn thông thường và chất
thải nguy hại.....................................................40
6.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ...........................................41
6.3. Phòng ngừa dịch bệnh ..................................................................41
6.3.1. Yêu cầu về sát trùng.............................................................41
6.3.2. Vệ sinh phòng bệnh............................................................41
6.3.3. Vệ sinh nguồn nước..........................................................42
6.3.4. Vệ sinh thức ăn..................................................................42
6.3.5. Vệ sinh nhân lực..................................................................42
6.3.6. Vệ sinh dụng cụ, trang bị.............................................42
6.3.7. Phát hiện bệnh sớm .........................................................42
6.3.8. Điều trị bệnh sớm .........................................................43
6.3.9. Ứng phó dịch bệnh và khắc phục sự cố, rủi ro .......................43
6.4. Biện pháp an toàn lao động...................................................43
8. BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC CÔNG
TRÌNHTHỦYLỢI KHI CÓHOẠTĐỘNGXẢNƯỚC THẢI VÀOCÔNGTRÌNH
THỦY LỢI......................................................................44
9. KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO,
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH
HỌC.....................................................................44
10. CÁC NỘI DUNGTHAYĐỔI SOVỚI QUYẾT ĐỊNHPHÊ DUYỆT KẾT QUẢ
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..................44
CHƯƠNG IV..................................................................45
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG......................45
1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI.............................45
- Chất lượng nước thải khi xả vào nguồn nước tiếp nhận đối với dòng nước thải số
2 phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải chăn nuôi - QCVN 62-MT: 2016/BTNMT. .................................46
2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI..................................46
3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG............49
4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CHẤT
THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG VÀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI .................50
4.1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh ..................................50
4.2. Lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất
thải nguy hại............................................................51
4.2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt...................51
4.2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường (không
nguy hại)..........................................................................52
4.2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại...............53
CHƯƠNG V............................................................54
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ..........................54
2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI BỤI, KHÍ THẢI....54
2.1. Chỉ tiêu đo đạc và phân tích ............................................54
2.2. Vị trí lấy mẫu............................................................................54
2.3. Kết quả đo đạc, phân tích.............................................................54
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.....................55
1. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ......................55
2. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM..........55
CHƯƠNG VII .........................................................................57
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA...........................................57
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN.............................57
CHƯƠNG VIII.............................................................................58
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN..........................................................58
PHỤ LỤC ................................................................................60
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Dự án “Trang trại chăn nuôi gia cầm” tại ấp 1, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh do Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu Thương mại ... làm chủ dự án được UBND tỉnh Tây Ninh đồng ý chủ trương đầu tư dự án tại Công văn số 331/UBND-KTTC ngày 11/02/2010;
Dự án “Trang trại chăn nuôi gia cầm” do Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu Một thành viên Thương mại ........ làm chủ dự án được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 29/06/2010;
Ngày 20/7/2016, UBND tỉnh Tây Ninh đồng ý đề xuất điều chỉnh tên công ty trong hồ sơ môi trường đã phê duyệt từ Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại ........ thành Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ........ tại Công văn số 1994/UBND-KTN ngày 20/07/2016;
Quy mô, công suất dự án đầu tư:
- Công suất: 90.000 con/lứa.
- Diện tích đất sử dụng: 40.330 m2
- Tổng vốn đầu tư: 6.070.000.000 đồng.
Nay Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ......... lập báo cáo đề xuất cấp GPMT của trại chăn nuôi gà, trong đó đề xuất xây dựng các công trình bảo vệ môi trường có thay đổi, bổ sung so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cụ thể như sau:
- Thay đổi phương án xử lý nước thải: nước thải sinh hoạt sau xử lý tại bể tự hoại 3 ngăn chảy qua mương sinh học; nước thải chăn nuôi được thu gom, xử lý bằng bể lắng lọc 3 ngăn rồi chảy qua mương sinh học (nước thải sinh hoạt tách riêng với nước thải vệ sinh chuồng trại);
- Bổ sung phương án thu gom xử lý khí thải sau quạt hút mỗi chuồng nuôi. - Bổ sung kho chứa chất thải nguy hại.
Căn cứ lập báo cáo đề xuất cấp GPMT:
Căn cứ Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Quy mô dự án đầu tư thuộc nhóm C (dưới 45 tỷ đồng) theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
Căn cứ mục II số thứ tự 5.2.1 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Theo đó, dự án chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt với quy mô 90.000 con/lứa (05 lứa/năm), tương đương 450 đơn vị vật nuôi (90.000 con x 2,5 kg)/500).
Căn cứ số thứ tự 16, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môitrường, dựán“Trangtrạichănnuôigia cầm” của ChinhánhCôngtytráchnhiệm hữu Thương mại .........(05 lứa/năm), tương đương 450 đơn vị vật nuôi thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (cột 4, từ 100 – 1.000 đơn vị vật nuôi).
Căn cứ Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quyđịnh chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án được phân loại thuộc nhóm II dựa trên tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể: “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (cột 4), Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (mục I.1)”.
Căn cứkhoản1 Điều39Luật Bảovệ môitrườngnăm2020quyđịnhđốitượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải rả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.
Trên cơ sở các quy định trên, Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu Thương mại...........tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Trang trại chăn nuôi gia cầm” (05 lứa/năm) tại ấp 4, ấp 1, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninhtheo mẫu Báo cáo đề xuất tại Phụ lục X ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, cấp phép theo quy định.
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: ................
- Địa chỉ văn phòng: ..............., xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
- Người đại diện pháp luật của chủ dự án đầu tư: ...............
- Chứng minh nhân dân số ................., cấp ngày 1/11/2011; nơi cấp: Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: ...................
- Địa chỉ thường trú: ................., Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM
2.1. Địa điểm thực hiện dự án và mối tương quan của dự án
2.1.1. Địa điểm thực hiện dự án
Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín được bố trí trên..............., xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh được UBND huyện Châu Thành cấp ngày 22/08/2002. Khu đất có tọa độ, ranh giới như sau:
Khu đất xây dựng dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông: giáp kênh Phước Hoà.
- Phía Tây: giáp đất trồng cao su.
- Phía Nam: giáp đường đất.
- Phía Bắc: giáp đất trồng cao su.
2.1.2. Mối tương quan của dự án với đối tượng kinh tế - xã hội:
- Dự án Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín của Công ty trách nhiệm hữu Thương mại .............có tuyến đường giao thông nông thôn đi qua, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa của hoạt động dự án và đi lại của nhân dân trong vùng. Có hệ thống lưới điện quốc gia đi qua thuận lợi cho việc sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt của dự án.
- Dự án đảm bảo được các tiêu chí khoảng cách theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT như sau: cách xa khu dân cư bán kính 3km, có một vài hộ sống gần nương rẫy khoảng cách từ dự án đến nhà dân gần nhất là 600m. Dự án cách trại gà Phước Vinh 0,9 km về phía Đông, cách công ty khoai mì Bình Minh Tây Ninh 1 km về phía Đông Nam, cách chợ Hoà Hiệp 4,2 km về phía Bắc, cách UNBD xã Hoà Hiệp 5,4 km về phía Tây Bắc, cách đường ĐT788 3,6km về phía Tây, xung quanh khu vực dự án chủ yếu là đất trồng cây cao su. Theo quan sát xung quanh dự án không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển; nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng.
- Với khoảng cách và vị trị này của dự án phù hợp với Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20/02/2017, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi.
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
- Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về phân cấp quản lý và thực hiện dự án đầu tư công, dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh.
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường là UBND tỉnh Tây Ninh.
2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần
- Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 29/06/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Trang trại chăn nuôi gia cầm” do Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên thương mại ...........làm chủ đầu tư.
- Công văn số 1994/UBND-KTN ngày 20/07/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc điều chỉnh tên công ty trong hồ sơ môi trường đã được phê duyệt từ Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại ............ thành Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại.....
2.4. Quy mô của dự án đầu tư:
Căn cứ Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Quy mô dự án đầu tư thuộc nhóm C (dưới 45 tỷ đồng) theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
Công suất dự án là 90.000 con gà thịt/lứa (5 lứa/năm).
Thời gian giãn cách giữa 02 đợt nuôi (từ lứa nuôi trước đến lứa nuôi sau) là khoảng 70 – 72 ngày bao gồm:
- Thời gian nuôi, chăm sóc (từ lứa nuôi trước đến lứa nuôi sau) khoảng: 45 ngày.
- Vệ sinh trại và khử trùng các loại mầm bệnh để chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp theo khoảng 25-27 ngày.
Loại hình hoạt động: chăn nuôi gà theo mô hình trại lạnh khép kín.
Tổng diện tích chuồng nuôi: 8.820 m2, bao gồm 06 dãy chuồng nuôi, diện tích mỗi dãychuồng 1.470 m2 có sức chứa 15.000 con/chuồng, như vậy mật độ chăn nuôi khoảng 10 - 11 con/m2.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
3.3. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Công nghệ sản xuất của dự án là mô hình chuồng lạnh khép kín, cụ thể như sau:
Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất
* Thuyết minh công nghệ: Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động của trại là gà giống một ngày tuổi. Quy trình công nghệ chăn nuôi được trình bày như sau:
Rải trấu: Rải trấu lên toàn bộ nền trại dày 10 cm và được phun thuốc sát trùng, sau đó thả gà vào. Sau thời gian 7-10 ngày quan sát trên bề mặt trại khi nào thấy phân rải kín (nền trại dơ), ta cào sơ qua lớp mặt đệm lót (lưu ý: khi cào nên dồn gọn gà về từng phía một để tránh gây xáo trộn đàn gà). Sau khi cào lớp mặt xong thì phun đều chế phẩm sinh học để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân hủy nhanh hơn.
Gà giống: Gà giống một ngày tuổi được kiểm dịch, lựa chọn trước khi được đưa về chăn nuôi. Việc chọn lựa gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên, do Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam cung cấp. Chọn gà con mới nở có trọng lượng trung bình 35-40g (bằng 65% trọng lượng trứng khi đưa vào máy ấp), nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn.
Nhập trại:
- Gà con được chuyển từ máy ấp vào hộp giấy cứng có kích thước mỗi hộp là 40cmx60cmx18cm. Trong mỗi hộp chia làm 4 ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa 25 con gà.
- Trước khi nhập gà về, trại nuôi và các thiết bị sẽ được khử trùng kỹ trước khi nhập lứa mới vào nuôi. Gà sẽ được kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe đàn gà để khẳng định gà chuyển về đang khỏe mạnh.
- Gà sau khi được nhập về trang trại sẽ được nuôi trong điều kiện khép kín, đảm bảo nhiệt độ, nguồn nước và thức ăn. Đồng thời, trong mỗi dãy chuồng nuôi được trang bị các vách ngăn di động, các vách ngăn được điều chỉnh phù hợp với không gian cần thiết cho đàn gà theo từng giai đoạn. Sau đó, kéo rèm che kín trại, bật đèn sưởi ấm trong lồng úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh. Khi thả gà vào lồng úm phải kiểm tra lại số lượng con sống và con chết. Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi trại.
- Cho gà nghỉ ngơi 10-20 phút rồi cho gà uống nước có pha 50g glucose với 1g vitamin C/3 lít nước để chống stress cho gà. Nước uống phải đảm bảo sạch và có độ ấm của nước từ 16-200C. Nước uống cho gà 3-4 ngày đầu sẽ pha thêm kháng sinh Tetracyclin với tỷ lệ 0,5g/l hoặc Colistin tỷ lệ 0,1g/l và vitamin C tỷ lệ 100-150mg/l.
Trong giai đoạn gà từ 1 ngày đến 14 ngày tuổi do hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, gà con dễ bị nhiễm bệnh. Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện úm gà con. Kỹ thuật úm gà con như sau:
- Dùng chụp úm gà bằng điện để sưởi ấm cho gà, quay gà gần dưới chụp sưởi để giữ nhiệt và đảm bảo nhiệt độ (tuần đầu: 32 - 340C; tuần 2: 29 - 300C; tuần 3: 26 - 270C; tuần 4: 22 - 250C). Đồng thời, quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ điều chỉnh cho phù hợp. Nhiệt độ vừa phải: gà phân bố đều, đi lại, ăn uống bình thường. Nhiệt độ thấp: gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro, run rẩy. Nhiệt độ cao: gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, thở mạnh, uống nhiều nước.
- Gà nhập về được thả trên nền bê tông có lớp trấu dày khoảng 10 cm. Sau 5 - 7 ngày với gà nuôi úm, 2 - 3 ngày với gà nuôi thịt, tiến hành cào đảo nhẹ lớp mặt đệm lót sâu 1-3cm. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền trại. Gà giống sẽ được nhập về theo từng đợt cho mỗi trại, khoảng cách giữa các đợt nhập không quá một tuần.
Chăm sóc, nuôi dưỡng: Trong quá trình nuôi từ lúc mới thả gà đến lúc gà trưởng thành và xuất trại, nhân viên của Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam sẽ theo sát quá trình nuôi và có những hướng dẫn cụ thể cho chủ trang trại và những công nhân tham gia trực tiếp trong quá trình chăn nuôi. Mọi sự cố phát sinh sẽ do những nhân viên phụ trách này trực tiếp hướng dẫn khắc phục. Các bước chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện như sau:
- Gà được nuôi theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi trại lạnh khép kín với nhiệt độ trong nhà nuôi gà luôn được giữ ở mức từ 230C đến 300C, trung bình là khoảng 270C.
- Cung cấp thức ăn: Cám sẽ được phân phối đến các máng ăn. Khi nguồn thức ăn trong máng ăn bị giảm xuống thì tiếp tục thêm thức ăn vào. Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho gà sẽ được tính toán sao cho vừa đủ nhu cầu của gà trong từng giai đoạn phát triển để tránh tình trạng thức ăn dư thừa rơi vải xuống sàn gây mùi hôi thối. Gà cần được ăn liên tục, suốt ngày đêm để nhanh xuất trại. Mỗi ngày đổ và đảo thức ăn kích thích gà ăn ít nhất 4 lần gồm buổi sáng, trưa, chiều và 10 giờ đêm để gà được ăn suốt đêm. Trong quá trình nuôi nên chú ý phát hiện sớm gà bị què, bẹt chân, yếu để kịp thời tách ra nuôi riêng, chăm sóc tốt, để chúng lớn kịp theo đàn.
- Cung cấp nước uống: Nguồn nước cho gà uống cũng được cung cấp tự động, khi nguồn nước trong máng bị giảm xuống thì hệ thống sẽ tự động bơm thêm nước vào máng uống nhằm đảm bảo đủ nguồn nước uống cho gà. Các núm uống cảm ứng sẽ hạn chế được tình trạng nước đổ xuống sàn. Trong trường hợp cần cho gà uống vắc xin hoặc thuốc thú y thì sẽ được pha chung với nước.
- Sử dụng vắc xin cho gà: Loại và thời điểm sử dụng vắc xin được xem xét sao cho đảmbảo tuyệt đối an toàn cho đàn gà dựa trên lịch dùng chung và lịch điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực.
- Trong quá trình nuôi, nguồn phát sinh nhiệt thừa, mùi trong trại từ quá trình thông tản gió, ngoài ra lượng chất thải rắn từ bao bì đựng thực phẩm và cá thể gà không đạt yêu cầu phát sinh, do đó chủ trang trại sẽ thường xuyên phun thuốc khử trùng, khử mùi quanh các trại nuôi, các phương tiện ra vào khu vực nuôi cũng cần khử trùng khi ra vào khu vực nuôi. Riêng đối với công nhân trực tiếp nuôi khi vào trại phải mang giày và quần áo bảo hộ đúng quy định, tất cả phải được khử trùng khi vào trại nuôi.
Xuất trại: Gà được nuôi trong một lứa với khoảng thời gian 45 ngày đạt được trọng lượng 2,2 - 2,8kg thì sẽ xuất trại, mỗi năm trang trại nuôi 5 lứa gà thịt, mỗi lứa nuôi trang trại sẽ xuất gà trong 6 ngày (1 ngày xuất 1 trại). Trước khi gà xuất trại được kiểm dịch, sau đó được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Vệ sinh trang trại: Sau khi gà xuất trại, phân gà cùng trấu lót sẽ được xử lý các mầm bệnh bằng chế phẩm sinh học. Sau đó, được thu gom đóng bao loại 50kg và bán cho đơn vị có nhu cầu làm phân bón. Sau khi thu gom, phân gà còn sót trong trại nuôi sẽ được rửa sạch, 1 ngày xuất 1 trại, lượng nước vệ sinh của trại khoảng 1m2/chuồng/ngày (tương đương 6 m3/lứa nuôi). Do đó sau 01 dãy trại nuôi, chủ dự án sẽ xây dựng bể lắng lọc 3 ngăn để xử lý nước thải, nước thải sau đó sẽ dẫn vào mương sinh học để tiếp tục xử lý. Trại nuôi sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, nền trại được phun khử trùng toàn bộ khu vực nuôi bằng dung dịch formal 2%. Sau đó, trại nuôi sẽ được để trống khoảng 15 ngày để chờ nuôi đợt tiếp theo.
3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư: Gà thịt
Tiêu chuẩn gà xuất trại: Gà thịt xuất trại đạt trọng lượng từ 2,2kg/con – 2,8kg/con (45 ngày), trước khi xuất trại gà được kiểm tra dịch bệnh, sau đó được đưa ra thị trường tiêu thụ.
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
4.1. Nguyên vật liệu phục vụ của dự án đầu tư
a) Nhu cầu về con giống
Gà giống một ngày tuổi được kiểm dịch, lựa chọn trước khi được đưa về chăn nuôi. Việc chọn lựa gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên. Chọn gà con mới nở có trọng lượng trung bình 35-40g (bằng 65% trọng lượng trứng khi đưa vào máy ấp), nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn
Nhu cầu về con giống là 90.000 con/lứa.Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam là đơn vị cung cấp hoàn toàn con giống đầu vào cho dự án.
b) Nhu cầu về thức ăn
Tất cả nguồn thức ăn tại trang trại được Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam cung cấp định kỳ 5 ngày/lần. Nhu cầu về thức ăn cung cấp cho gà thịt theo từng giai đoạn phát triển của gà như sau:
Bảng 2: Khối lượng thức ăn cung cấp cho gà trong các giai đoạn phát triển tại trại nuôi
Như vậy, khối lượng thức ăn được cung cấp trong một lứa nuôi vào khoảng 344,79 tấn/lứa nuôi (45 ngày).
c) Nhu cầu sử dụng trấu và nhiên liệu tại trang trại:
- Nhu cầu sử dụng trấu tại trang trại:
+ Diện tích 6 dãy chuồng nuôi là 8.820 m2, lớp vỏ lót được thiết kế dày 10 cm (0,1m). Thể tích lớp trấu là 8.820 x 0,1 = 882 m3
+ Khối lượng riêng trung bình của trấu 130 kg/m3. Vậy nhu cầu trấu sử dụng cho trại chăn nuôi là: 130 kg/m3 x 882 m3 = 114.660 kg/lứa ~ 114,66 tấn/lứa. Như vậy lượng vỏ trấu được sử dụng cho trang trại là: 114,66 tấn trấu/lứa nuôi.
- Nhu cầu sử dụng gas: 18 bình gas loại lớn để úm gà cho mỗi lứa nuôi
- Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng, ước tính khoảng 120 lít/tháng.
d) Nhu cầu về hóa chất, vắc xin, thuốc thú y, vitamin:
- Nhu cầu vắc xin, thuốc thú y: Thuốc thú y, vắc xin trong chăn nuôi có một vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho con giống. Toàn bộ lượng thú y, vắc xin, vitamin,…cho con giống được Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam cung cấp. Định mức về nhu cầu sử dụng thuốc thú y tại trạng trại cụ thể như sau:
Bảng 3: Nhu cầu sử dụng thuốc thú y, vắc xin tại dự án
Bảng 4: Định mức về nhu cầu sử dụng thuốc thú y cho trang trại
- Nhu cầu bổ sung vitamin: Vitamin và khoáng chất vào nước uống, thức ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho gà để giảm thiết bệnh tật và giúp đàn gà phát triển nhanh. Định mức sử dụng vitamin cụ thể trong bảng sau:
Bảng 5: Định mức về nhu cầu sử dụng vitamin cho gà
- Nhu cầu về thuốc sát trùng: Thuốc sát trùng sử dụng do Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam cung cấp chủ yếu là Omicide và vôi bột. Thuốc sát trùng sau khi được cung cấp sẽ được pha loãng với nước và phun khử trùng thường xuyên tại khu vực cổng ra – vào của dự án, vệ sinh trại nuôi sau khi thu hoạch, phun xung quanh và bên trong trang trại để diệt khuẩn. Nhu cầu sử dụng thuốc sát trùng tại dự án ước tính như sau:
+ Omicide: 13 lít/lứa nuôi (tỷ lệ 1:300) + Vôi bột: 35 bao/lứa nuôi. (tỷ lệ 1/500)
+ Formol 2%: 2.415,3 lít/lứa nuôi (tỷ lệ 1:2)
+ Chế phẩm vi sinh khử mùi EM: 17,3 lít/lứa nuôi (tỷ lệ 1/1000)
+ Men vi sinh: 72 kg/lứa nuôi.
4.2. Nhu cầu sử dụng điện
Nhu cầu sử dụng điện tại dự án chủ yếu phục vụ cho các mục đích chiếu sáng trại nuôi,sinhhoạt,hoạt độngbơmnước,…Tổng nhu cầu sử dụng điện khoảng 12.000 KWh/tháng.
Nguồn cung cấp điện: Điện lưới quốc gia. Ngoài ra, chủ dự án lắp đặt 02 máy phát điện dự phòng công suất 75 KVA để đề phòng khi mất điện. Nhiên liệu cho 02 máy phát điện dự phòng: dầu DO tiêu thụ khoảng 240 lít/tháng.
4.3. Nhu cầu sử dụng nước
- Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt: Trại có tổng cộng 12 công nhân viên (căn cứ theo TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng năm 2006 về việc cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, nước dùng sinh hoạt cho nhân viên tại trang trại là 100 lít/người/ngày): 12 người x 100 lít/người/ngày = 1,2 m3/ngày.đêm.
- Nhu cầu cấp nước phục vụ hoạt động chăn nuôi: Nước sử dụng chủ yếu cho cung cấp nước uống cho gà, nước rửa trại nuôi.
+ Lượng nước cung cấp cho gà uống: Căn cứ nhu cầu thực tế, lượng nước gà uống trung bình: 0,19 lít/con (0,19 lít/ngày.đêm x 90.000 con gà = 17,1 m3/ngày.đêm).
+ Lượng nước dùng rửa chuồng nuôi: Trong quá trình chăn nuôi, trung bình mỗi đợt sẽ xuất 1 dãy trại, thời gian dọn dẹp vệ sinh và giãn cách là 15 ngày (thời gian dọn dẹp là 4 – 5 ngày và thời gian để thoáng trại trước khi nhập lứa mới là 6 – 7 ngày tiếp theo). Quá trình vệ sinh trại nuôi chủ yếu là việc rửa trại, dọn phân trấu lót trại và công tác chuẩn bị trước khi thả lứa mới. Chủ dự án lắp đặt các vòi xịt rửa cao áp tại khu vực chuồng nuôi, lượng nước vệ sinh trại nuôi mỗi lứa xuất trại là 6,0 m3/lứa nuôi (1m3/ngày/chuồng/lứa nuôi, 01 ngày xuất 01 chuồng nên 01 ngày chỉ vệ sinh 01 chuồng nuôi sau lứa nuôi).
+ Nước cấp hệ thống phun sương khử mùi sau quạt hút: 6 chuồng x 0,1 m3/ngày.đêm = 0,6 m3/ngày.đêm.
+ Lượng nước dùng làm mát: Lượng nước này chiếm khoảng 6m3/ngày.đêm (tương đương 1,0 m3/ngày.đêm/dãy chuồng) với mục đích làm mát cho tất cả các chuồng. Lượng này được sử dụng tuần hoàn, không thải ra ngoài.
+ Lượng nước dùng trong khâu vệ sinh: chủ yếu phục vụ trong khâu vệ sinh khử trùng xe ra vào trại, quần áo, tay chân, giày dép, dụng cụ máng ăn hàng ngày: 1,0 m3/ngày.đêm.
- Nước tưới cây xanh, đường nội bộ: 2,0 m3/ngày.
Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và chăn nuôi của dự án là 28,9 m3/ngày.đêm.
Bảng 6: Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của trang trại
- Nước dùng cho phòng cháy chữa cháy: Lượng nước dự trữ cấp cho một hoạt động chữa cháy được tính cho một đám cháy trong 02 giờ liên tục với lưu lượng 10 lít/giây/đám cháy.
Qcc = 10 lít/giây x 2 giờ x 3.600 giây/giờ = 72.000 lít ~ 72 m3.
- Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nước từ 02 giếng khoan để cung cấp nước sinh hoạt và chăn nuôi của dự án.
5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
5.1. Các hạng mục công trình:
Tổng diện tích khu đất là 40.330 m2, các hạng mục công trình được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Các hạng mục công trình
* Hạng mục công trình chính:
Khu trại nuôi gà: diện tích 8.820 m2, bao gồm 06 dãy chuồng, một dãy chuồng 1.470 m2 có sức chứa 15.000 con/chuồng nuôi, mật độ chăn nuôi khoảng 10 - 11 con/m2. Khoảng cách giữa 2 chuồng nuôi là 8,0 m. Bên ngoài, đầu mỗi dãy chuồng đặt 01 kho cám. Bên trong, mỗi chuồng bố trí 01 hệ thống máng ăn tự động, 01 máng uống tự động. Mặt bên bố trí 01 hệ thống làm mát. Chiều cao đến đỉnh mái là 5,0m. Mái lợp tole, hệ kèo là khung sắt, tường xây gạch đất nung bao che dày 20cm. Nền bê tông đá 1x2, M200, dày 150, nền trại tạo độ dốc 3%, rãnh thoát nước tạo độ dốc 2%. Cuối mỗi dãy chuồng bố trí 10 quạt hút, tổng cộng 60 quạt hút mùi cho 06 dãy chuồng.
* Các hạng mục công trình phụ trợ của trang trại:
- Nhà ở công nhân + nhà văn phòng + nhà để xe: diện tích 200 m2, nền lát gạch, cột kèo thép, tường gạch, mái tole.
- Nhà ăn: diện tích là 24 m2, kết cấu móng, nền lát gạch, cột kèo thép, tường gạch, mái tole.
- Nhà sát trùng: diện tích 32 m2 thực hiện công tác sát trùng xe và người ra vào trại chăn nuôi với kết cấu nền BTCT, cột kèo thép, tường gạch, quét vôi bên ngoài, mái tole.
- Nhà để máy phát điện: 02 nhà, diện tích 48 m2 với kết cấu bê tông, tường gạch, mái lợp tole.
- Ao thu nước mưa: tổng diện tích 02 ao là 3.784m2, thu gom toàn bộ nước mưa tại trang trại.
* Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:
- Kho chứa CTNH: diện tích 15 m2, nền lát gạch, tường gạch, kết cấu khung thép, mái lợp tôn, chứa chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động.
- Kho chứa chất thải thông thường: diện tích 15 m2, nền lát gạch, tường gạch, kết cấu khung thép, mái lợp tôn, lưu chứa tạm thời chất thải thông thường.
- Hố hủy xác gà chết không do dịch bệnh: số lượng 01 hố, diện tích 8 m2 được xây dựng dạng hầm chìm tường gạch đáy bê tông, có nắp đan đậy kín được đặt cách xa khu nhà ở công nhân, phía cuối trại.
- Công trình xử lý nước thải chăn nuôi: diện tích 34 m2 (bao gồm 06 bể lắng lọc 3 ngăn và 02 mương sinh học) xử lý lượng nước thải phát sinh tại trang trại.
- Công trình xử lý nước thải sinh hoạt: diện tích 14 m2 (bao gồm 01 bể tự hoại và 01 mương sinh học) xử lý lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân.
- Buồng xử lý khí thải: diện tích 252 m2 (bao gồm6 buồng), cấu tạo của buồng thu gom khí thải, mùi hôi được thiết kế khung sắt, các vách được phủ bằng lưới len bao quanh. Phía trên buồng được thiết kế hệ thống phun sương.
- Khu vực đất dự phòng chôn gà chết do dịch bệnh: diện tích đất dự phòng khoảng 1.000 m2 được bố trí phòng ngừa trường hợp dịch bệnh lây lan, tiêu hủy gà tại trang trại.
5.2. Danh mục thiết bị máy móc đầu tư tại dự án
Chủ dự án đầu tư một số máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của dự án, như sau:
Bảng 8: Danh mục máy móc thiết bị tại dự án
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy Bột cá xuất khẩu
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn