Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho dự án Nhà máy viên nén gỗ xuất khẩu

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) cho dự án Nhà máy viên nén gỗ xuất khẩu với công suất 57.600 tấn/năm. Quy trình sản xuất sẽ thực hiện theo quy trình tiên tiến, ứng dụng các công nghệ và máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu cạnh tranh và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

Ngày đăng: 13-08-2024

76 lượt xem

MỤC LỤC...........................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................4

DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................5

DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................7

CHƯƠNG I .............................................................8

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................................8

1. Tên chủ dự án đầu tư...............................................................................8

2. Tên dự án đầu tư.............................................................................................8

2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.............................................................8

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến

môi trường của dự án đầu tư...................................................................15

2.3. Quy mô của dự án đầu tư........................................................................15

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư........................................21

3.1. Công suất của dự án................................................................21

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản

xuất của dự án đầu tư ..........................................................21

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư ........................................24

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

cấp điện, nước của dự án đầu tư............................................24

4.1. Giai đoạn thi công xây dựng..........................................24

4.2. Giai đoạn vận hành.................................................27

CHƯƠNG II...............................................................29

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.........................................................29

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch tỉnh, phân vùng môi trường................................................29

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường..............30

CHƯƠNG III.................................................................32

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 32

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật .......................32

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án..............................32

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực

hiện dự án...........................................................................36

CHƯƠNG IV....................................................................39

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...........39

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư....................................39

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................39

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................56

2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành ..........................................65

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.............................................65

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................83

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường .................110

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo........113

CHƯƠNG VI............................................................................115

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............115

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................115

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải....................................116

2.1. Nguồn phát sinh khí thải............................................................116

2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải...............................................116

3. Nội dung đề nghị cấp phép tiếng ồn, độ rung............................117

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn độ rung............................................117

3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn độ rung.....................................117

CHƯƠNG VII..........................................................................119

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.................119

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư .....119

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm....................................119

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết

bị xử lý chất thải......................................................................120

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định pháp luật....................121

CHƯƠNG VIII................................................................................123

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................123

PHỤ LỤC BÁO CÁO.............................................................124

 CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

-Chủ dự án đầu tư: Công ty cổ phần Năng lượng sinh học..

-Địa chỉ văn phòng: ........., xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

-Người đại diện theo pháp luật: ......... Chức vụ: Giám đốc.

-Điện thoại (Fax):.............

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số .............. do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp lần đầu ngày 03/11/2022, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 06/02/2023.

2. Tên dự án đầu tư

NHÀ MÁY SẢN XUẤT VIÊN NÉN GỖ XUẤT KHẨU (gọi tắt là dự án)

2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Vị trí thực hiện dự án tại .........., xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, với tổng diện tích 19.065,9m2. Có giới cận như sau:

-Phía Bắc giáp: Đường CCN và đất cây xanh;

-Phía Nam giáp: Đường trục chính CCN (DN1, lộ giới 30m);

-Phía Đông giáp: Đường quy hoạch CCN (DN3, lộ giới 16m);

-Phía Tây giáp Đường quy hoạch CCN (DN4, lộ giới 16m).

Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ vệ tinh Google earth

Hình 1.2. Vịtrí thực hiện dựán trong tổng thểquy hoạch cụm

Vị trí dự án thuộc một phần khoảnh 3, tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Theo Quyết định số 4860/QĐ-UBND ngày 27/12/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương án rà soát, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp theo cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Định, thì diện tích 1,9066 ha nêu trên nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Theo Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định, Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của UBND tỉnh về việc chuyển đất lâm nghiệp dự phòng, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng và diện tích đất nương rẫy phân bổ trên đất đồi núi dốc nay đã trồng rừng sang quy hoạch đất lâm nghiệp, thì diện tích 1,9066 ha nêu trên có quy hoạch cụ thể:

-Quy hoạch lâm nghiệp, chức năng rừng sản xuất: 0,5085 ha.

-Ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 1,3981 ha.

vĐịa hình, địa mạo

-Khu đất quy hoạch nằm trong khu vực có nền đất tương đối bằng phẳng, hướng dốc thấp dần từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc. Điểm có cao độ cao nhất là +31m, thấp nhất là +25,5m.

- Hiện nay, đường giao thông đến khu đất dự án là đường trục thuộc CCN Đại Thành.

- Phía Tây dự án là tuyến đường sắt Bắc – Nam.

Hình 1.3. Hình ảnh hiện trạng khu vực thực hiện dự án

vHiện trạng thoát nước mưa

- Khu vực dự án CCN chưa có hệ thống thoát nước; nước mưa, nước mặt chảy tràn trên bề mặt thoát về vùng trũng thấp. Khu đất quy hoạch nhà máy nước mưa tập trung chủ yếu thoát về vùng trũng, đồng ruộng phía Bắc khu quy hoạch. Hướng dốc tự nhiên chính trong khu quy hoạch từ Đông Nam qua Tây Bắc.

Hình 1.4. Hướng thoát nước tự nhiên của dự án

vHiện trạng thoát nước thải

Xử lý nước thải: khu vực thực hiện chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nước thải được xử lý bằng bể tự hoại và thấm đất.

vThủy văn

Khu vực thực hiện dự án là đất trồng cây lâu năm không chị tác động của các sông suối và khu vực này chưa ghi nhận ngập lụt.

vHiện trạng giao thông

-Hệ thống giao thông tiếp cận khu vực quy hoạch tương đối thuận lợi, có trục đường Quốc lộ 1A phía Đông tiếp giáp CCN Đại Thạnh. Trục đường chính CCN (DN1) có lộ giới 30m phía Nam giáp biên quy hoạch, đi giữa CCN theo hướng Đông Tây kết nố Quốc lộ 1A, kết cấu mặt đường bê tông xi măng.

-Giao thông đối ngoại nhà máy là các trục đường CCN đường DN1, DN4 lộ giới 16m ÷ 30m sát biên quy hoạch, kết nối với quốc lộ 1A.

vHệthống cấp nước

Xã Mỹ Hiệp đã có hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt, tuyến cấp chính chạy dọc trục đường Quốc lộ 1A cung cấp cho các hộ dân sinh sống trong khu vực. Hiện trạng CCN chưa có hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt chung, các doanh nghiệp nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm bằng hệ thống giếng khoan.

vHệthống cấp điện

CCN Đại Thạnh đã có mạng lưới điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động. Tuyến điện 22kV chạy dọc trục đường chính đường số DN1 của CCN và đã dẫn đến sát biên quy hoạch góc phía Đông Nam nhà máy.

Hiện trạng các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực dự án

-Phía Đông: tiếp giáp với dự án là nhà máy thuộc công ty TNHH thương mại Hiệp Phát,…..

-Phía Tây: giáp với đất trồng keo thuộc hành lang đường sắt Bắc - Nam.

-Phía Bắc: dự án giáp với đất trồng keo và cách khoảng 120m có khoảng 10 hộ dân đang sinh sống.

-Phía Nam: tiếp giáp vói lò gạch Hiệp Thành.

Cụ thể các đối tương tự nhiên xung quanh dự án được thể hiện trong bảng sau:

Hiện trạng môi trường

-Xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh được thu gom và có đơn vị thu gom có chức năng trên địa bàn đến thu gom dọc theo các tuyến đường.

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

-Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng.

-Cơ quan cấp giấy phép môi trường của dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

2.3. Quy mô của dự án đầu tư

-Dự án có tổng mức đầu tư: 63.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi ba tỷ đồng), trong đó:

+ Vốn góp của nhà đầu tư: 12.600.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười hai tỷ sáu trăm triệu đồng), chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư.

+ Vốn huy động: 50.400.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi tỷ bốn trăm triệu đồng), chiếm tỷ lệ 80% tổng vốn đầu tư.

-Dự án thuộc loại hình công trình dân dụng, công nghiệp; công trình cấp III. Dự án nhóm B theo Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

-Quy mô diện tích xây dựng dự án là 19.065,9 m2.

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp sử dụng đất

Quy mô đầu tư

Quy mô, danh mục máy móc thiết bị sản xuất của dự án

Trong giai đoạn vận hành, danh mục máy móc thiết bị sản xuất của nhà máy được thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 1.3. Danh mục máy móc thiết bị sản xuất viên nén

S phù hợp của công suất thiết bị (tính theo nguyên liệu) đến công suất của dự án: Nhà máy hoạt động chia làm 3 ca sản xuất, mỗi ca 8 tiếng.

· Máy băm dăm công suất 20 tấn/h, hoạt động 24 h/ngày, 312 ngày/năm, 1 máy thì công suất tối đa đạt được là 480 tấn/ngày, tương đương 149.760 tấn/năm.

· Hệ thống sấy công suất 8 tấn/h, 02 hệ thống, hoạt động 24h/ngày, 312 ngày/năm thì công suất tối đa đạt được là 119.808 tấn/năm.

· Hệ nghiền thô công suất 10 tấn/h, 01 hệ thống, hoạt động 24h/ngày, 312 ngày/năm thì công suất tối đa đạt được là 74.880 tấn/năm.

· Hệ nghiền tinh 5 tấn/h, 02 hệ thống, hoạt động 24h/ngày, 312 ngày/năm thì công suất tối đa đạt được là 74.880 tấn/năm.

· Hệ máy ép viên công suất 2 tấn/h, 06 hệ thống, hoạt động 24h/ngày, 312 ngày/năm thì công suất tối đa đạt được là 89.856 tấn/năm.

Với công suất các máy móc chính nêu trên và thời gian làm việc tương ứng thì công suất sản xuất viên nén hoàn toàn có thể đáp ứng được. Tuy nhiên hiện nay các Nhà máy của Công ty đều hoạt động 03 ca/ngày (có thể giảm 02 ca/ngày do mùa vụ). Và khu vực dự án thuộc CCN và xa khu dân cư, để đảm bảo hiệu quả sản xuất Công ty đề xuất hoạt động 03 ca/ngày, Công ty cam kết sẽ thực hiện đảm bảo công tác BVMT, trường hợp người dân có kiến nghị thì công ty sẽ tiếp thu, giảm tần suất, điều chỉnh quy trình (những công đoạn phát sinh tiếng ồn cao sẽ giảm công suất vào ban đêm).

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư dự án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định cấp ngày 27/04/2023 công suất Sản xuất viên né gỗ xuất khẩu với công suất 57.600 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a./ Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất viên nén gỗ là dây chuyền sản xuất tự động với quy trình như sau:

Hình 1.5. Sơ đồ sản xuất viên nén gỗ

Nguyên liệu đầu vào: Cây rừng trồng, bạch đàn, keo lai vào sau vụ thu hoạch của người dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Mùn cưa, dâm, củi khô là chất thải từ ngánh gỗ được thu hồi tận dụng làm viên nén.

Công đoạn băm dăm: Nguyên liệu gỗ đầu vào đưa tới nhà máy được chứa tại sân sau đó vào hệ băm. Dự án bố trí 01 hệ thống băm công suất 20 tấn/h. Dăm thành phẩm sau băm sẽ theo băng tải đưa về sân phơi để lưu chứa tạm và sử dụng xe xúc lật để vận chuyển vào dây chuyền sản xuất viên nén.

Công đoạn sấy: nguyên liệu sau băm và mùn cưa sẽ được đưa vào công đoạn sấy. Để có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và đạt được độ ẩm theo yêu cầu thì tốt nhất là sử dụng 02 hệ thống sấy với công suất sấy 8 tấn/h. Nguyên liệu đốt lò sử dụng là gỗ nguyên liệu, bụi gỗ phát sinh từ các công đoạn sản xuất, các nguyên liệu sẽ được nạp liệu tự động bằng băng tải.

Công đoạn nghiền thô: các nguyên liệu sau sấy được vận chuyển đưa về khu vực máy nghiền thô cồng suất 10 tấn/h để nghiền thành các hạt có kích thước nhỏ nhằm mục đích tạo ra viên nén đẹp và có tỷ trọng cao. Sau khi nghiền thô nguyên liệu được vận chuyển đến máy nghiền tinh.

Công đoạn nghiền tinh: Các nguyên liệu sẽ được nghiền để tạo thành một hỗn hợp thống nhất về thành phần và độ ẩm có kích thước nhỏ, độ ẩm 10-14%, trọng lượng cỡ 200 kg/m3, với lượng tạp chất thấp hơn 0,4%. Sau đó được vận chuyển đến máy ép viên.

Công đoạn tạo viên nén: Sau khi nguồn nguyên liệu đầu vào được nghiền và sấy đạt kích thước và độ ẩm thích hợp thì được đưa đến bộ phận ép viên. Nguyên liệu được đưa vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép viên bằng các hệ thống băng tải, vít tải, nhờ hệ thống này để cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép viên. Các phân tử trong vật liệu sẽ tự cọ sát sinh ra nhiệt tới trên 300oC. Giai đoạn này các vật liệu gỗ sẽ tự tiết ra chất kết dính, kết khối tạo thành các viên nén cứng khi đi qua các miệng khuôn. Viên nén sẽ chặt, cứng khi trở về nhiệt độ bình thường.

Công đoạn làm nguội: Viên nén sau khi được tạo ra có nhiệt độ khá cao sẽ được đưa qua băng tải để đưa vào hệ thống làm mát, tại đây sản phẩm viên nén sẽ được làm nguội nhằm giảm nhiệt độ của viên nén vì nếu đóng gói viên nén trong khi còn nóng thì sau khi được đóng bao nhiệt độ của viên nén sẽ làm hấp ẩm trong bao do vậy sẽ làm giảm chất lượng của viên nén.

Công đoạn sàng: Viên nén sau khi làm mát sẽ được sàng tuyển lần cuối trước khi đóng bao và nhập kho. Loại sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa về thùng chứa thông qua hệ thống vít tải và dùng làm chất đốt cho lò sấy nguyên liệu đầu vào. Sản phẩm đưa vào bin chứa và đóng bao.

Công đoạn đóng bao: Thành phẩm viên nén sau khi được làm mát sẽ được đưa vào phễu chứa của máy đóng bao và được đóng kín bằng bao PE. Các bao sau khi được nạp đầy viên nén, được đóng kín và chứa xếp trên pallets và đưa về kho chứa thành phẩm sẵn sàng để xuất xưởng.

b./ Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình sản xuất sẽ thực hiện theo quy trình tiên tiến, ứng dụng các công nghệ và máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu cạnh tranh và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

Theo thiết kế nhà máy sản xuất sử dụng dây chuyền sản xuất tự động. Ưu điểm của dây chuyền này là có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, cho ra các sản phẩm chặt, đẹp, chất lượng khi đốt cho nhiệt cao. Sản phẩm của dự án đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com