Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Cảng cạn

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Cảng cạn. Sản phẩm chính của dự án là dịch vụ Logistics. Hàng hóa thông qua cảng cạn chủ yếu là hàng container xuất nhập từ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành lân cận, hàng hóa xuất nhập khẩu từ Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan ... qua cửa khẩu Mộc Bài.

Ngày đăng: 15-08-2024

62 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. v

DANH MỤC CÁC BẢNG.. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.. x

CHƯƠNG I. 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 1

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 1

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 1

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 3

3.1. Công suất của dự án đầu tư. 3

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư. 3

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư. 7

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG,

NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 7

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho giai đoạn xây dựng dự án. 7

4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất, điện năng, sử dụng cho giai đoạn vận hành dự án. 15

4.3. Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án. 16

4.3.1. Nguồn cấp điện. 16

4.3.2. Nguồn cấp nước. 16

5. TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 16

5.1.  Tiến độ thực hiện dự án. 16

5.1.1. Bước chuẩn bị đầu tư. 16

5.1.2. Bước thực hiện đầu tư. 17

5.1.3. Kết thúc đầu tư và đưa dự án vào sử dụng. 17

5.2. Tổng mức đầu tư. 17

5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 18

5.3.1. Hình thức quản lý dự án. 18

5.3.2. Tổ chức thực hiện dự án. 18

CHƯƠNG II. 20

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 20

1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA,

QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG (nếu có): 20

2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (nếu có): 20

CHƯƠNG III. 21

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 21

1. DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT.. 21

1.1. Hiện trạng môi trường. 21

1.2. Hiện trạng đa dạng sinh học. 21

2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN.. 22

3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 22

3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt 23

3.2. Hiện trạng môi trường không khí 24

3.3. Hiện trạng môi trường đất 25

CHƯƠNG IV.. 27

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 27

1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 27

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 27

1.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng. 27

B. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 40

1.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng dự án. 41

A. Nguồn ô nhiễm liên quan đến chất thải 42

B. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 56

1.1.3. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố trong quá trình chuẩn bị mặt bằng (san nền) và xây dựng dự án. 58

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 59

1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực khi chuẩn bị dự án. 59

1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn san nền và xây dựng. 60

1.2.3. Giảm thiểu các rủi ro, sự cố trong quá trình chuẩn bị mặt bằng (san nền) và xây dựng dự án  67

2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH.. 68

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 68

2.1.1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải 68

2.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 80

2.1.3. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố. 82

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 83

2.2.1. Giảm thiểu các nguồn tác động liên quan đến chất thải 83

2.2.2. Giảm thiểu các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 92

2.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành khai thác dự án. 93

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG   96

4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO.. 97

CHƯƠNG V.. 100

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 100

CHƯƠNG VI. 101

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 101

1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 101

2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 102

3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG.. 102

CHƯƠNG VII. 104

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 104

1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 104

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 104

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 104

2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ ĐỊNH KỲ) THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.. 104

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 105

2.1.1. Quan trắc giám sát môi trường nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu)  105

2.1.2. Quan trắc giám sát môi trường không khí xung quanh. 105

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 105

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định

của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án: Không có. 105

3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM... 105

CHƯƠNG VIII. 107

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 107

1. Kết luận. 107

2. Kiến nghị 108

3. Cam kết của chủ dự án đầu tư. 108

PHỤ LỤC BÁO CÁO.. 110

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Chủ Dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN........... - TÂY NINH

Địa chỉ văn phòng: ............, Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tây Ninh

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ...............

Điện thoại liên hệ: ......; Fax: ................; E-mail: .............

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần - Mã số doanh nghiệp ........ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 22/04/2016, và thay đổi lần thứ 3 ngày 07/06/2019.

Giấy chứng nhận đầu tư - Mã số dự án ........... do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 30/08/2016, và thay đổi lần thứ 4 ngày 06/01/2022, chứng nhận Công ty cổ phần ........ - Tây Ninh đăng ký thực hiện dự án đầu tư Cảng cạn ......

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dự án Cảng cạn

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:........., Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tây Ninh.

Tổng diện tích quy hoạch là 16,52ha, với các mặt giáp giới như sau:

Phía  Đông giáp : Khu thương mại dịch vụ Hiệp Thành; Nhà máy sản xuất giày của Công ty CP Việt Nam Mộc Bài.

Phía Nam giáp : Khu vực đất trống (cánh đồng lúa lớn).  Theo quy hoạch là sân golf rộng 120ha.

Phía Tây giáp : Đường biên giới Việt Nam – Campuchia.

Phía Bắc giáp : Đường Xuyên Á và Đồn biên phòng cửa khẩu Mộc Bài.

Hình 1.1. Vị trí khu đất thực hiện dự án

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

  • Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư “Dự án cảng cạn” theo Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 24/05/2021.
  • Sau đó, Công ty Cổ phần .........– Tây Ninh đã thuê Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Thiết kế Số Một triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án do Công ty Cổ phần ........... – Tây Ninh tự phê duyệt vào ngày 21/01/2022, dựa trên cơ sở đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh trước đó.
  • Tuân thủ nghiêm Luật Bảo vệ Môi trường, Công ty Cổ phần ........... Tây Ninh đã thuê Công ty Cổ phần Thương Mại Dịch vụ Khoa Học Mới tư vấn thực hiện Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Dự án.
  • Tại thời điểm này, Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh xin nộp Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Dự án đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh để được thẩm định thông qua, và đệ trình Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

  • Nhóm dự án: Nhóm B
  • Loại công trình: Công trình giao thông
  • Cấp công trình: Cấp III

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Từ Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt theo Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 24/05/2021, chủ đầu tư đã cho triển khai Thiết kế cơ sở và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, theo đó công suất thiết kế của dự án khi hoàn thiện là 79.200Teu/năm, trên quy mô diện tích 16,52ha.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Các chức năng chính của dự án Cản cạn:

  • Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container;
  • Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container;
  • Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại;
  • Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container;
  • Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container;
  • Sửa chữa và bảo dưỡng container.

Sơ đồ công nghệ xuất nhập, làm hàng container:

  • Nhập hàng: các xe container từ ngoài vào phải đi qua máy soi hải quan trước khi vào cảng; container rỗng sẽ được chuyển ngay đến bãi container rỗng để chờ chuyển đi; container có hàng sẽ được vào bãi tập kết container có hàng hoặc bãi chất rút container để thực hiện các thủ tục hải quan, nhận gửi, kiểm dịch, … trước khi chuyển đi hoặc lưu chứa trong kho hàng chờ chuyển đi sau.

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ nhập hàng container

  • Xuất hàng: các xe container từ trong ra phải đi qua máy soi hải quan trước khi ra khỏi cảng; container rỗng tại các bãi container rỗng cứ việc cẩu lên xe container và chuyển đi; container có hàng từ các bãi tập kết container có hàng hoặc bãi chất rút container hoặc trong kho hàng phải thực hiện các thủ tục hải quan, nhận gửi, kiểm dịch, … trước khi cẩu lên xe container và chuyển đi.

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ xuất hàng container

Dự án chủ yếu vận hành các dịch vụ kho ngoại quan cung cấp cho đối tượng hàng hóa:

  • Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu.
  • Hàng hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
  • Hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất khẩu.
  • Hàng chủ nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
  • Hàng của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
  • Hàng nước ngoài quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Những công việc được thực hiện tại dự án:

  • Lưu kho ngoại quan và các dịch vụ hải quan: thanh khoản tờ khai, thông quan…
  • Bốc xếp nâng hạ, chia nhỏ hoặc gọp hàng hóa;
  • Gia cố bao bì, phân loại, lấy mẫu hàng hoá, dán tem, nhãn;
  • Dịch vụ vận chuyển: từ sân bay, ga tàu, bến cảng đường thủy vào kho ngoại quan và ngược lại, từ cửa khẩu vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan ra cửa khẩu, từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác;
  • Dịch vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa; dịch vụ quản lý hàng hóa.

Sơ đồ vận hành của Dự án như sau:

Hình 1.4. Sơ đồ hoạt động của Dự án

Do đặc thù của dự án nên giai đoạn hoạt động, chất thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ hoạt động của nhân viên và khách hàng, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động đóng rút hàng hóa, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và quá trình bốc dỡ hàng chủ yếu là giấy hỏng, vật dụng đóng gói hư hỏng và thùng chứa hàng, và một lượng ít nước thải nhiễm dầu khi dội rửa kho bãi và xưởng sửa chữa (dầu nhớt rơi nhiểu từ các phương tiện vận tải và bốc xếp).

Công nghệ vận hành dự án được mô tả khái quát tại từng khu vực trong dự án như sau:

Tại bãi container có hàng: Xe nâng chụp Reachsteacker RSD: Sức nâng 45T, Năng suất thiết bị đạt 8 ÷ 10 moves/h, Số tầng chất xếp 4 tầng với container có hàng, số hàng ngang liên tiếp: 4 ÷ 8 hàng.

Hình 1.5. Xe nâng RSD bốc xếp Container

Tại bãi container rỗng: Nâng hạ container rỗng sử dụng xe nâng rỗng (RSH) có khả năng xếp container 5÷6 tầng container rỗng, khả năng nâng 7÷10T, trọng lượng khi hoạt động gồm trọng lượng bản thân và container rỗng là 32T.

Công tác vận chuyển container giữa các vị trí công nghệ trong bãi: Công tác vận chuyển container từ bãi chứa đến bãi đóng rút sử dụng đầu kéo và rơ moóc chuyên dụng loại 20¸45 feet; Công tác nâng hạ container từ xe xuống bãi và ngược lại sử dụng xe nâng hàng; Công tác đóng rút hàng sử dụng xe nâng loại 2¸3T kết hợp bằng chuyền, và cả lao động thủ công.

Công tác đóng/rút hàng container: Tại kho hàng tổng hợp được vận chuyển từ các ô tô vận tải đa năng vào container đối với hàng xuất và ngược lại đối với hàng nhập; hàng tổng hợp rút từ container vào kho đối với hàng nhập và chất đóng container đối với hàng xuất. Công tác đóng/rút hàng và vận chuyển trong kho chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T kết hợp lao động thủ công; Tại bãi chất rút, các container được xếp thành từng khối đảm bảo cho xe nâng thực hiện công tác đóng, rút hàng. Công tác đóng/rút hàng và vận chuyển hàng từ bãi vào kho và ngược lại chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T.

Hình 1.6. Xe nâng đóng rút hàng Container

Công tác kiểm hóa hải quan: Toàn bộ container tại bãi kiểm hóa hải quan được thực hiện kiểm tra trực tiếp gồm các công đoạn: soi chiếu, mở thùng hàng, bốc dỡ hàng để kiểm tra, xếp lại hàng vào container và đóng container. Sử dụng các thiết bị của cảng để nâng hạ. Các công tác bốc xếp hàng trong lúc kiểm tra được thực hiện thủ công.

Hình 1.7. Máy soi Hải quan

Dịch vụ sửa chữa vệ sinh container: Thông thường các thùng hàng container sau một quá trình luân chuyển đều phải làm công tác vệ sinh, bảo dưỡng hoặc sửa chữa từ nhỏ đến lớn. Công tác vệ sinh bảo dưỡng container được thực hiện tại khu bãi riêng. Theo số liệu thống kê của các cảng trong khu vực, số container cần phải sửa chữa theo tiêu chuẩn ISO ở mức khoảng 3 – 5% số lượng thùng luân chuyển và hầu hết các container đều có nhu cầu làm vệ sinh, bảo quản, tra bản lề, ổ khoá…Ngoài ra bố trí thêm các vị trí bãi đậu chờ xe (cắt moóc), …

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và cơ sở hạ tầng sẵn có, việc đầu tư xây dựng Cảng cạn Mộc Bài với công suất 79.200Teu/năm nhằm xây dựng một Cảng cạn hiện đại có đầy đủ các chức năng với công nghệ tiên tiến, hình thành một trung tâm đầu mối tại tỉnh Tây Ninh nhằm khai thác tốt nhất ngành nghề logicstics.

Các phương tiện bốc xếp container và đóng rút hàng container đều là các loại xe nâng chuyên dụng, là loại phương tiện hoạt động linh hoạt và nhanh chóng, nhằm đáp ứng được nhu cầu bốc xếp container và đóng rút hàng container với lưu lượng lớn khi Cảng hoạt động hết công suất.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm chính của dự án là dịch vụ Logistics.

Hàng hóa thông qua cảng cạn chủ yếu là hàng container xuất nhập từ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành lân cận, hàng hóa xuất nhập khẩu từ Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan ... qua cửa khẩu Mộc Bài.

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho giai đoạn xây dựng dự án

Quá trình xây dựng dự án Cảng cạn.... sẽ không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Tuy nhiên nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu là rất lớn. Nguyên liệu san lấp mặt bằng là đất san lấp. Vật liệu xây dựng gồm: sắt thép, bê tông, cát đá, gạch, tôn, sơn, ... Nhiên liệu chủ yếu là dầu DO để vận hành các phương tiện máy móc thiết bị thi công. Việc thu mua và vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng cho quá trình thi công dự án rất thuận lợi vì hầu hết đều có sẵn tại địa phương và khu vực lân cận.

a. Nguyên liệu đất san lấp

Nguồn đất san lấp: mua từ các hầm mỏ trong địa bàn huyện Bến Cầu và lân cận.

Kỹ thuật san lấp: Phạm vi 30cm trên cùng: sau khi san lấp, lu lèn đạt độ chặt K ≥ 0,98, mô đun đàn hồi trên mặt E ≥ 40Mpa, CBR ≥ 6; Phạm vi 50cm tiếp theo: lu lèn đạt độ chặt yêu cầu K ≥ 0,95; CBR ≥ 4; Phạm vi đắp từ cao độ sau đào bóc hữu cơ tới cao độ cách mặt san lấp hoàn thiện 80cm: Được chia thành từng lớp chiều dày ≤50cm lu lèn đạt độ chặt yêu cầu K ≥ 0,95; CBR ≥ 3. Cao độ mặt san lấp hoàn thiện: +2,43 m (hệ Hòn Dấu).

Cách thức tính khối lượng san lấp: Tính theo phương pháp chia ô nhỏ kết hợp mặt cắt có cạnh axb = 30x30m, diện tích ô là 900m2. Tính cao độ sau đào bóc đất hữu cơ trung bình, xong tính độ chênh so với cao độ thiết kế mặt san lấp hoàn thiện trung bình.

Khối lượng san lấp được tính bằng tích độ chênh nhân diện tích ô:

Trong đó: V là tổng khối lượng đất san lấp; Vi là khối lượng đất san lấp của từng ô; N là số lượng ô của phạm vi san lấp; Vi = Si x hi (với Si là diện tích của ô tính toán; hi là độ chênh cao giữa cao độ sau bóc hữu cơ và cao độ thiết kế mặt san lấp hoàn thiện). Ngoài ra nên dự trù khối lượng bù lún trong quá trình thi công 10cm. Tổng khối lượng đất san lấp: 218.875m3

Bảng 1.2. Bảng kết quả tính toán khối lượng đất san lấp của dự án

STT

Hạng mục

Khu san lấp

Khối lượng đất san lấp (m3)

1

San lấp

giai đoạn 1

(64.148m3)

Khu số 1

37.997,04

Khu số 2

21.183,5

Taluy khu số 1

2.995,06

Taluy khu số 2

1.971,64

2

San lấp

giai đoạn 2 (154.727m3)

Khu số 1

12.439,55

Khu số 2

134.034,29

Taluy khu số 1

301,60

Taluy khu số 2

7.951,58

Tổng

 

218.874,22

5.1.  Tiến độ thực hiện dự án

5.1.1. Bước chuẩn bị đầu tư

  • Công tác khảo sát địa hình, địa chất: Đã thực hiện xong;
  • Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình: Đã thực hiện xong;
  • Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án: tháng 3÷5 năm 2022.

5.1.2. Bước thực hiện đầu tư

  • Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết các hạng mục công trình, đồng thời thẩm tra thiết kế và tổng dự toán: tháng 3÷5 năm 2022;
  • Lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng và chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy: tháng 4÷6 năm 2022;
  • Lựa chọn nhà  thầu thi công xây dựng công trình giai đoạn 1: tháng 5 năm 2022;
  • Triển khai xây dựng giai đoạn 1: từ tháng 6 năm 2022 đến hết năm 2024;
  • Bắt đầu khai thác giai đoạn 1: từ tháng 1 năm 2025;
  • Triển khai xây dựng giai đoạn 2: từ tháng 7 năm 2026 đến hết năm 2027;
  • Bắt đầu khai thác giai đoạn 2: từ tháng 1 năm 2028.

5.1.3. Kết thúc đầu tư và đưa dự án vào sử dụng

  • Nghiệm thu, bàn giao, đưa công trình vào khai thác giai đoạn 1: quý 1 năm 2025;
  • Quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khối lượng giai đoạn 1: quý 2 năm 2025;
  • Nghiệm thu, bàn giao, đưa công trình vào khai thác giai đoạn 2: quý 1 năm 2028;
  • Quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khối lượng giai đoạn 2: quý 2 năm 2028;
  • Thực hiện Bảo hành công trình ở từng giai đoạn dự án theo quy định hiện hành.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Khu kho cảng

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com